BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama


CHƯƠNG 10 - TUỆ TRÍ TOÀN THIỆN (TRÍ TUỆ BA LA MẬT)



tải về 1.46 Mb.
trang28/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

CHƯƠNG 10 - TUỆ TRÍ TOÀN THIỆN (TRÍ TUỆ BA LA MẬT) 

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TUỆ TRÍ TOÀN THIỆN


Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ 41

Khi hành giả đạt đến tịch tĩnh bất động 

Nhận thức cao thượng cũng sẽ đạt được 

Nhưng nếu không có thực tập tuệ trí toàn thiện 

Những chướng ngại sẽ không đi đến chỗ chấm dứt

Theo Phật giáo Đại thừa, của tất cả những thuyết giáo của chư Phật, những giáo nghĩa căn bản là những gì trong Kinh Tuệ Trí Toàn Thiện (Kinh Đại Bát Nhã), mà đã được trình bày trong hai khía cạnh của con đường. Chủ đề của kinh nói thẳng rõ ràng là quan điểm thậm thâm về tính không; chủ đề hoàn toàn tuyệt đối của kinh, những tầng bậc của con đường, hay những trình độ thực chứng. Trong đoạn 41, tổ sư A Để Sa tuyên bố rằng ngay cả khi chúng ta đạt đến tịch tĩnh bất động, nếu chúng ta thiếu tuệ trí toàn thiện, chúng ta sẽ không thể trừ khử (tất cả) những chướng ngại.

---o0o---

Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ 42

Vì thế, để trừ khử tất cả những chướng ngại 

Để giải thoát và (đạt đến) toàn trí 

Hành giả nên tiếp tục trau dồi 

Tuệ trí toàn thiện với phương tiện thiện xảo

Trong đoạn này, luận giải trình bày tầm quan trọng của việc tiến hành trong con đường mà nó là một hợp nhất của phương pháp và tuệ trí. Những đoạn tiếp theo giải thích ý nghĩa của phương pháp và tuệ trí.

---o0o---

Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ 43 đến 46

43- 


Tuệ trí không thể thiếu phương tiện thiện xảo 

Và cũng thế, phương tiện thiện xảo không thể thiếu tuệ trí 

Được liên hệ như một loại ràng buộc 

Vì thế không thể thiếu một thứ nào cả 

44- 

Để trừ khử những nghi ngờ về 



Những gì được gọi là tuệ trí và phương tiện thiện xảo 

Tôi sẽ làm rõ sự khác biệt 

Giữa phương tiện thiện xảo và tuệ trí. 

45- 


Tách biệt khỏi tuệ trí toàn thiện 

Tất cả những thực hành đạo đức chẳng hạn 

 Bố thí toàn thiện (v.v…) được diễn tả 

Như phương tiện thiện xảo bởi những Bậc Chiến Thắng. 

46- 

Bất cứ những ai, dưới ảnh hưởng thân thiết 



Với phương tiện thiện xảo, trau dồi tuệ trí 

Sẽ đạt đến giác ngộ một cách nhanh chóng- 

Không chỉ bằng thiền tập trên lòng vị tha

---o0o---



Thi Kệ Chứng Nghiệm: Đoạn thứ 20

Tuệ trí thâm sâu là con mắt để quán sát tính không thậm thâm và là con đường nhờ đấy để nhổ gốc rể (của căn bản vô minh), cội nguồn của sinh tử luân hồi. Nó là kho tàng trân quý của người thông tuệ được ca ngợi như trong tất cả kinh điển tuyên bố và nổi tiếng như ngọn đèn siêu việt để trừ khử bóng tối của những tâm thức đóng kín. Biết điều này, người thông tuệ có nguyện ước giải thoát đã tự tiến tới trên con đường này với mọi nổ lực. Ta, hành giả du già, đã thực tập đúng như thế. Các con những người cũng tìm sự giải thoát, hãy vui thích tự trau dồi mình cùng cách như thế.

Dịch kệ:

20- 


Tuệ là đôi mắt 

Thâm chứng tánh không 

Và con đường 

Bứng sạch toàn bộ 

(Vô minh căn bản) 

Gốc rể luân hồi. 

Tuệ là tất cả 

Kho tàng nhiệm mầu 

Mà bao kinh luận 

Vẫn hằng tán dương, 

Là đèn tối thượng 

Phá tan bóng tối 

Cố chấp hẹp hòi. 

Vì biết điều này 

Nên người có trí 

Mong cầu giải thoát 

Đề dốc tâm sức 

Nổ lực bước theo 

Con đường tu Tuệ. 

Thầy là hành giả 

Đã tu như vậy. 

Các con ai ngưòi 

Đang cầu giải thoát 

Hãy tự thuần dưỡng 

Đúng theo lối này.

Câu đầu tiên đã chỉ rằng bởi vì tính không là căn bản tự nhiên của thực tại – vô minh là gốc rể của sinh tử luân hồi – tuệ trí thực chứng tính không là con mắt cho phép chúng nhận thấy tự nhiên chân thật của thực tại. Điều ấy không chỉ vượt quá viễn cảnh lừa dối của vô minh và phát sinh điều đối nghịch lại của nó, viễn tượng của tính không, mà nhờ đấy chúng ta có thể trừ khử nó (vô minh).

Lý do tại sao đạo sư Tông Khách Ba tiếp tục nói rằng tuệ trí toàn thiện là kho tàng trân quý của ngưởi thông tuệ được ca ngợi như trong tất cả kinh điển tuyên bố là bời vì để đạt đến toàn giác toàn trí của Phật là tối thượng trong tất cả nguyện vọng tâm linh. Mỗi lời kinh điển tuyên bố của Đức Phật được hướng đến hoặc là trực tiếp hoặc gián tiếp đến chỗ đạt đến tuệ trí này. Xa hơn thế, tuệ giác toàn trí của Đức Phật là tuệ trí toàn thiện tối thượng của tính không. Vì thế, Kinh Tuệ Trí Toàn Thiện (Kinh Đại Bát Nhã), giáo nghĩa cùa Đức Phật về tính không, có thể được nói là chứa đựng căn bản thiết yếu tận cùng của tất cả những lời dạy của Ngài.

Đạo sư Tông Khách Ba cũng diễn tả tuệ trí thực chứng tính không như ngọn đèn xua tan bóng tối của vô minh. Theo Long Thọ tổ sư và những đạo sư khác, vô minh ở đây phải được minh định như nhận thức sai lầm căn bản về thực tại – sự vướng mắc ở sự hiện hữu độc lập của những sự vật và những sự kiện. Thuật ngữ “thông tuệ” cũng là nổi bật. Mặc dù tất cả những bông hoa của Đức Phật thiết tha đến giải thoát, theo quan điểm của Trung Quán Luận, những hành giả của Tỳ Bà Sa (Vaibhashika) và Kinh Lượng Bộ (Tăng ca lan đa bộ - Sautrantika) có một sự hiểu biết không hoàn toàn về nguyên nhân của vòng luân hồi và tính tự nhiên của giác ngộ. Trong ý nghĩa này, họ không thông tuệ.

Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ 47

Thông hiểu tính không về sự tồn tại cố hữu 

Qua thực chứng rằng những tập hợp, những thành phần 

Và những cội nguồn không được sinh ra 

[hay không hình thành hiện hữu] – Tức là bất sinh 

Được diễn tả như tuệ trí.

Điều liên hệ này đến tính không về sự tồn tại cố hữu của tất cả mọi vật liên hệ đến tính bản nhiên của thực tại. Trong nhận thức thông thường của chúng ta về thế giới, chúng ta có khuynh hướng nhận thức những sự vật như thưởng thức một loại tình trạng nào đấy chắc chắn, như bê tông, đối tượng của thực tại. Tuy thế, nếu chúng ta đưa chúng ra để phân tích sâu hơn, chúng ta thấy rằng sự vật không tồn tại trong cách mà chúng xuất hiện đến chúng ta. Tất cả những sự vật và sự kiện thiếu vắng một tính tự nhiên cố hữu, và điều thiếu sót này của tính tự nhiên cố hữu là tính cơ bản thực tại của chúng, hay tính không.

Cho rằng sự vật thiếu tính tồn tại cố hữu, đặc tính của chúng, chẳng hạn hình thành sự hiện hữu, vĩnh cữu và tận diệt, cũng thiếu vắng sự tồn tại cố hữu.

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương