BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama


SỰ HIỆP NHẤT CỦA TỊCH TĨNH BẤT ĐỘNG (CHỈ) VÀ TUỆ GIÁC NỘI QUÁN THÂM SÂU (QUÁN)



tải về 1.46 Mb.
trang32/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

SỰ HIỆP NHẤT CỦA TỊCH TĨNH BẤT ĐỘNG (CHỈ) VÀ TUỆ GIÁC NỘI QUÁN THÂM SÂU (QUÁN)


Thi Kệ Chứng Nghiệm: Đoạn thứ 21

Trong (tình trạng của) thiền quán tập trung nhất tâm bất loạn đơn thuần ( thiền chỉ), chúng ta không có tuệ giác nội quán (cho phép chúng ta) là khả năng để cắt đứt gốc rể vòng sinh tử luân hồi. Hơn thế nữa, sự trống rỗng của con đường tịch tĩnh bất động, tuệ giác (tự nó) không thể đi ngược trở lại vọng tưởng, cho dù chúng ta phân tích chúng nhiều thế nào đi nữa. Do thế, trên yên cương của sự tịch tĩnh bất động không sóng gió, (những đạo sư) đã tiến lên tuệ giác liễu biệt (thiền quán) mà nó hoàn toàn quả quyết vể việc làm thế nào những sự vật hiện hữu [hay, tuệ giác thâm nhập vào chiều sâu căn bản của cách thức hiện hữu]. Rồi thì với vũ khí sắc bén của lý luận Trung Đạo, sự cực kỳ trống rỗng, họ dùng tuệ giác phân biệt rộng rãi để phân tích chính xác và tiêu trừ tất cả những nền tảng hổ trợ cho những nhận thức của họ đã hướng đến sự dính mắc ở mức độ cùng cực. Trong cách này, họ đã mở rộng sự thông tuệ của họ mà thực chứng tính không. Ta, hành giả du già, đã thực tập như thế. Các con những người cũng tìm sự giải thoát, hãy vui thích tự trau dồi mính cùng cách như thế.

Dịch kệ: 

21. Có Định thiếu Tuệ 

Sẽ không thể nào 

Đạt được chứng ngộ, 

Không đủ khả năng 

Chặt đứt gốc rễ 

Ràng buộc luân hồi. 

Có Tuệ thiếu Định 

Thì dù quán sát 

Miên mật đến đâu 

Cũng không thể nào 

Tách lìa vọng cảnh. 

Vì vậy các bậc 

Đạo sư luôn lấy 

Mắt Tuệ thâm nhập 

Chân tướng thực tại 

Mà trụ vững vàng 

Trên lưng ngựa Định, 

Rồi dùng vũ khí 

Cực kỳ bén nhọn 

Của luận Trung Đạo, 

Không chút cực đoan, 

Vận dụng rộng rãi 

Trí tuệ quán sát, 

Phá hủy trọn vẹn 

Nền tảng vọng tâm 

Chấp bám cực đoan, 

Nhờ vậy Không tuệ 

Dần dần khai mở. 

Thầy là hành giả 

Đã tu như vậy. 

Các con ai người 

Đang cầu giải thoát 

Hãy tự thuần dưỡng 

Đúng theo lối này

Đoạn kệ này trình bày tầm quan trọng của việc trau dồi sự phối hợp của nhất tâm bất loạn (chỉ) và tuệ giác liễu biệt (quán) tập trung trên tính không

Thi Kệ Chứng Nghiệm: Đoạn 22

Một khi các con đạt đến nhất tâm bất loạn qua việc tập luyện thuần thục chính mình sự nhất niệm của tâm, rồi thì sự thể nghiệm của chúng ta về những hiện tượng riêng biệt với những sự phân tích thích đáng mà tự nó làm nâng cao sự tập trung tâm nhất niệm, ổn định cực kỳ vững chắc, không có bất cứ một sự dao động nào, một cách chân thật trong điểu mà tất cả mọi vật hiện hữu. Thấy điều này, lòng nhiệt huyết kỳ diệu đã ở tại chỗ đạt đến sự hợp nhất của nhất tâm bất loạn và tuệ giác nội quán liễu biệt. Có cần thiết để đề cập rằng các con có nên nguyện cầu (để đạt đến hay không)? Ta hành giả du già, đã thực tập đúng như thế. Các là những người cũng tìm cầu giải thoát, hãy vui thích trau dồi chính mình như thế.

Dịch kệ: 

22. Thiền Chỉ đến khi 

Đạt Xa-ma-tha. 

Bấy giờ các con 

Quán chiếu các pháp. 

Hễ càng quán chiếu 

Tâm càng an định, 

Không chút mảy may 

Lay động xao lãng, 

Thấy rõ chân tướng 

Tất cả các pháp. 

Vì thấy điều này 

Ai người tinh tấn 

Đạt được kết hợp 

Giữa Định và Tuệ 

Đều thấy nhiệm mầu, 

Huống gì các con. 

Rất nên mong cầu 

Được sự như vậy. 

Thầy là hành giả 

Đã tu như vậy. 

Các con ai người 

Đang cầu giải thoát 

Hãy tự thuần dưỡng 

Đúng theo lối này.

Đoạn kệ này chỉ đến khả năng thật sự tăng cường nhất niệm của tâm chúng ta vững vàng qua tiến trình của phân tích. Những đoạn kệ tiếp theo trình bày sự khác nhau giữa giai đoạn trụ thiền và con đường trong thời gian của giai đoạn thiền tập thật sự.

---o0o---

Thi Kệ Chứng Nghiệm: Đoạn 23

(Qua việc đạt đến sự hợp nhất như thế) các con nên thiền tập cả không gian tựa tính không trong khi hoàn toàn sự hấp thu (trong giai đoạn thiền tập của chúng ta) và trên ảo giác tựa tính không khi các con sinh khởi tiếp theo sau đấy. Bằng việc làm này, qua phương pháp hợp nhất của phương pháp và tỉnh thức, các con sẽ trở nên được tán dương như ai đấy hoàn thiện hạnh kiểm của Bồ Tát. Thực chứng điều này, những ai đấy với đại hảo vận (đã đạt đến giác ngộ) đã thành đạt nó phong thái của họ chẳng bao giờ chứa đựng với những con đường đơn thuần cục bộ. Ta hành giả du già đã thực tập đúng như thế. Các con những người cũng tìm cầu sự giải thoát, hãy vui thích tự trau dồi chính mình trong cùng cách như thế.

Dịch kệ: 

23.(Đến khi Định Tuệ 

Kết hợp được rồi) 

Hãy nên quán chiếu 

Hai loại tánh Không: 

Không - tựa không gian - 

Thu nhiếp tất cả 

Khi nhập vào định; 

Không - tựa huyễn cảnh - 

Hiện ra như mộng 

Khi từ trong định 

Mà bước trở ra. 

Nhờ tu như vậy 

Phương tiện, trí tuệ 

Thuần nhất bất nhị 

Nên được tán dương 

Là người viên toàn 

Các hạnh bồ tát. 

Vì ngộ điều này 

Mà bậc thiện duyên 

Không bao giờ nhận 

Đường tu phân chia. 

Thầy là hành giả 

Đã tu như vậy. 

Các con ai người 

Đang cầu giải thoát 

Hãy tự thuần dưỡng 

Đúng theo lối này.

Trong thời gian của giai đoạn thiền tập, chúng ta tập trung chủ yếu trên tính tự nhiên tựa như không gian của thực tại, điều này một cách đơn giản là sự vắng bóng tính hiện hữu vốn có của tất cả mọi vật. Khi chúng ta phát khởi từ giai đoạn tu tập và dấn thân vào thế giới, kinh nghiệm thiền tập của chúng ta nên thẩm thấu kinh nghiệm quá trình trụ thiền chẳng hạn nhận thức của chúng ta như huyền ảo mọi thứ mà chúng ta tiếp xúc. Mặc dù chúng ta có thể nhận thức đối tượng như có điều gì ấy thực sự cụ thể, nhưng chúng ta ngộ ra rằng trong căn bản chúng thiếu vắng một thực tại như thế.

Chúng ta bây giờ trở lại với Ngọn Đèn Cho Con Đường của Tổ Sư A Để Sa. Trong luận giải về Toàn Thiện Thừa (của hiển giáo), mặc dù phương pháp và khía cạnh tuệ trí của con đường thúc đẩy hổ tương và bổ xung cho nhau, nhưng chúng được trình bày như hai tâm thức tiếp diễn khác nhau. Đặc trưng vững chắc của con đường Kim Cương Thừa là sự phối hợp của phương pháp và tuệ trí không là một câu hỏi cả hai nhân tố độc lập bổ xung cho nhau mà đúng hơn là một của cả hai nhân tố hiện diện được trình bày và hoàn thành trong một trạng thái đơn thuần của tâm thức. Điều này được đạt đến qua sự thực hành bổn tôn du già.

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương