BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama


Vui Mừng Nổ Lực Toàn Thiện (Tinh Tấn ba la mật)



tải về 1.46 Mb.
trang27/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   33

Vui Mừng Nổ Lực Toàn Thiện (Tinh Tấn ba la mật)


Thi Kệ Chứng Nghiệm: Đoạn 18

Một khi các con mặc áo giáp của vui mừng nổ lực kiên quyết không thể đảo ngược, sự tinh thông trong kinh điển và tuệ giác nội quán sẽ tăng trưởng như ánh trăng rằm. Các con sẽ lảm tất cả mọi hành động đầy đủ ý nghĩa (để đạt đến giác ngộ) và sẽ đem đến bất cứ điều gì các con định làm đến kết quả đã định của nó. Biết điều này, những vị bồ tát đã xử dụng hàng lớp sóng to lớn của vui mừng nổ lực, xóa tan đi tất cả những sự lười biếng. Ta, hành giả du già, đã thực tập như thế. Các con những người cũng tìm sự giải thoát, hãy vui thích tự trau dồi chính mình trong cùng cách như thế.

Dịch kệ:

18- 


Khoác được áo giáp 

Của hạnh tinh tấn 

Khi ấy sức học, 

Tu hành, chứng ngộ 

Sẽ tăng trưởng nhanh 

Như vầng trăng non 

Đang đến độ rằm 

Hành động nào cũng 

 Tràn đầy ý nghĩa 

Hướng về giải thoát 

Và đều mang lại 

Kết quả mong cầu. 

Vì biết điều này, 

Nên chư bồ tát 

Cuộn sóng tinh tấn 

Quét sạch hết thảy 

Giải đãi biếng lười. 

Thầy là hành giả 

Đã tu như vậy 

Các con ai người 

Đang cầu giải thoát 

Hãy tự thuần dưỡng 

Đúng theo lối này.

Sự thực hành về trau dồi sự toàn thiện về vui mừng nổ lực được chi tiết trong chương thứ bảy của Hướng Dẫn về Đời Sống của Bồ Tát của tôn giả Tịch Thiên.

---o0o---

Tập Trung Toàn Thiện (Thiền định ba la mật)


Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn 33 đến 38

Từ đoạn 33 trở đi, Ngọn đèn cho một giải thích chi tiết của những sự thực hành để trau dồi tịch tĩnh và tuệ giác nội quán.

33- 

Vì thế, qua nổ lực trong thệ nguyện đã phát 



Bởi những bồ tát vì sự giác ngộ tinh khiết toàn vẹn, 

Những sự tích tập vì sự giác ngộ hoàn toàn 

Sẽ được hoàn thành toàn hảo

34- 


Tất cả chư Phật nói nguyên nhân để hoàn thành 

Những sự tích tập, bản nhiên của những người là 

Công đức và tuệ trí cao thượng, 

Là sự phát triển nhận thức cao thượng.

Công đức và tuệ trí cao thượng đề cập ở đây liên hệ đến hai loại tích tập của công đức hay phước đức và tuệ trí và liên hệ đến hai loại thánh thân giác ngộ của sắc thân và pháp thân tương ứng. Những lời tuyên bố của luận giải rằng căn bản của sự hoàn toàn của hai loại tích tập là sự trau dồi của nhận thức cao thượng ([Tib: ngön-she]). Điều liên hệ này đến một sự tỉnh thức cao thượng nơi mà một người có khả năng hiểu biết qua trực giác của những khuynh hướng và ý định tinh thần của những chúng sinh khác và có thể hành động để giúp đở họ trong phương cách hiệu quả nhất.

35- 


Giống như một con chim đang phát triển 

Đôi cánh không thể bay trong bầu trời, 

Những ai không có năng lực của tỉnh thức cao thượng 

Không thể hành động cho sự tốt đẹp của những chúng sinh.

Điểm đề ra ở đây là nếu chúng ta thiếu sự tỉnh thức này về tâm thức của những chúng sinh khác, trong khi những khuynh hướng của chúng ta có thể là rất cao quý, chúng ta có thể biểu hiện những hành động của thân thể, lời nói, và tâm ý sau cùng kết thúc tổn hại trên những kẻ tiếp nhận.

36- 


Những công đức tiếp nhận trong một ngày đơn lẻ 

Bởi một người sở hữu một tỉnh thức cao thượng 

Không thể được tiếp nhận ngay cả trong một trăm đời sống 

Bởi một người không có nhận thức cao thượng như thế.

37- 

Những ai muốn nhanh chóng hoàn thành 



Những sự tích tập vì sự toàn giác 

Sẽ hoàn hảo nhận thức cao thượng 

Qua nổ lực, chứ không qua sự lười biếng.

38- 


Không đạt đến tịch tĩnh bất động 

Nhận thức cao thượng sẽ không xảy ra 

Vì thế hãy liên tục nổ lực 

Để hoàn hảo tịch tĩnh bất động

Tổ sư A Để Sa trình bày sự thực tập về tịch tĩnh bất động như một điều kiện để trau dồi nhận thức cao thượng này, hay tỉnh thức cao thượng. quan trọng hơn, sự đạt đến tịch tĩnh bất động là một tiền đề bắt buộc để đạt đến tuệ quán – tuệ giác nội quán sâu sắc vào trong bản nhiên của tính không. Mặc dù có thể phát triển tuệ trí thực chứng tính không nhưng nếu không có tịch tĩnh bất động, rõ ràng không thể phát triển tuệ trí mà nó là một sự hợp nhất của tịch tĩnh bất động và tuệ quán thâm sâu. Tuệ quán thâm sâu chân thực tập trung trên tính không đạt đến chỉ khi chúng ta trải qua sự nhuần nhuyễn của thân thể và tinh thần chuyển hóa từ tiến trình thẩm tra phân tích. Để đạt đến sự nhuần nhuyễn chuyển hóa qua phân tích, chúng ta phải có một sự nhuần nhuyễn của thân thể và tinh thần mà nó phát sinh qua nhất tâm bất loạn. Luận giải của Đạo sư Tông Khách Ba tiếp theo diễn tả những phẩm chất đặc biệt của tâm một khi người ấy đã đạt đến tịch tĩnh bất động (tĩnh trụ).

---o0o---



Thi Kệ Chứng Nghiệm: Đoạn thứ 19

Thiền định tập trung là vua vận dụng năng lực qua tâm. Nếu chúng ta xử dụng nó (trên một điểm), nó sẽ duy trì ở đấy, bất động như núi Tu di vĩ đại. Nếu chúng ta áp dụng nó, nó có thể phối hợp trọn vẹn với bất cứ đối tượng đạo đức nào. Nó đưa sự vui mừng hoan hỉ phấn khích nhất của thân và tâm hiện diện làm cho sự phụng sự tiện lợi. Biết điều này, những hành giả du già thông thạo đã tận lực liên tục nhất tâm bất loạn, là điều sẽ vượt thắng kẻ thù tán loạn tinh thần. Ta, hành giả du già, đã thực tập đúng như thế. Các con những người cũng tìm cầu sự giải thoát, hãy vui thích tự trau dồi trong cùng cách ấy.

Dịch kệ: 

19- 


Định là đại vương 

Ngự trị tâm thức 

Như núi Tu di 

Vững không lay động 

Khi mở tâm ra 

Tâm sẽ thâu nhiếp 

Toàn bộ thiệp pháp 

Định khiến thân tâm 

Nhu nhuyễn bén nhạy 

Hỉ lạc khinh an 

Vì biết điều này 

Nên các hành giả 

Ai người khéo tu 

Cũng đều dốc sức 

Miên mật thiền chỉ 

Cố gắng hàng phục 

Kẻ thù tán tâm 

Thầy là hành giả 

Đã tu như vậy 

Các con ai người 

Đang cầu giải thoát 

Hãy tự thuần dưỡng 

Đúng theo lối này

Trong hai dòng đầu, tác giả đã nói rằng khi chúng ta đạt được tịch tĩnh bất động, chúng ta cũng đạt được một sự hiểu biết thành thạo đối với tâm thức chính mình, bởi vì chúng ta có khả năng quyết định là có nên tiến hành (một hành động nào đấy) với một đối tượng hay không. Nếu chúng ta muốn đặt sự nhất tâm trên một đối tượng chọn lựa, nó sẽ duy trì ở đấy một cách hoàn toàn không dao động, như núi Tu di. Loại thiền định tập trung diễn tả trong đoạn này được đạt đến sau cấp độ thứ chín của tinh thần ổn cố, là điểm mà chúng ta kinh nghiệm một cảm giác hạnh phúc hoan hỉ vui mừng. [39] Niềm hạnh phúc này không nên lầm lẫn với đại hỉ lạc trong mật điển tantric; đúng hơn, nó là niềm hạnh phúc xuất phát từ sự nhuần nhuyễn thân thể và tinh thần phát sinh như một kết quả hợp nhất của sự nhất tâm của chúng ta với một đối tượng thiền quán lựa chọn.

---o0o---

Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ 39&40

39- 


Trong khi những điều kiện cho tịch tĩnh bất động 

Không hoàn toàn, (thì) sự ổn cố thiền định 

Sẽ không hoàn thành, thậm chí nếu một người thiền tập 

Một cách hăng hái tích cực hàng nghìn năm

40- 

Vì vậy hãy đặt trọng tâm vào những điều kiện được đề cập 



Trong chương Tích Tập cho Thiền Định Ổn Cố 

Đặt tâm thức trên bất cứ một 

Đối tượng đạo đức trọng điểm nào.

Như luận giải trình bày, nếu những điều kiện trau dồi nhất tâm bất loạn và tịch tĩnh bất động (nhất tâm và tĩnh trú) không hoàn toàn, tất cả những nổ lực của chúng ta để đạt đến thiền định ổn cố sẽ vô ích. Do thế, nếu chúng ta muốn tiến hành một sự thực hành tập trung trau dồi tịch tĩnh bất động, trước nhất chúng ta phải bảo đảm rằng năm điều kiện đòi hỏi phải hiện diện.

1- Căn bản đúng đắn về lối sống trên nguyên tắc đạo đức (giới luật). 

2- Ít ham muốn cá nhân hay những việc lặt vặt thế gian phải được hoàn tất. 

3- Có một sự thông hiểu về tất cả những nhân tố chìa khóa và những tầng bậc của việc thực hành. 

4- Có một sự kiêng khem thích hợp và tránh một sự ăn uống thừa thải. 

5- Càng ít sự xao lãng càng tốt, với một sự giới hạn về sự tiếp xúc với những người lạ hay những người khác.

Trong cách này, chúng ta có thể tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự thực hành nhất tâm tĩnh trú. Những hành giả Phật giáo xúc tiên nổ lực tập trung để trau dồi sự nhất tâm bất loạn này phải tiến hành sự thực tập này trong hai cách. Chúng ta phải biết những kỷ thuật cho cả sự nâng cao trình độ tâm thức và sự phát sinh những tư tưởng đúng đắn của chúng ta. Chúng ta có thể nghĩ rằng ngồi ngay thẳng sẽ nâng cao tâm thức ta và rướn người qua (cúi người) sẽ đưa đến những kết quả này , nhưng chẳng phải là trường hợp nào cả. Chúng ta phải học những tiến trình tâm thức và quán chiếu tư tưởng để mang đến những tác dụng này.

Ở đây, chúng ta đang nói về những hành giả thực tập con đường tiệm tiến (lam-rim), những người đã từng tiến hành trong những sự thực tập lên đến điểm này – những người ở giai đoạn bắt đầu và giai đoạn kế tiếp theo, kể cả Ba sự Rèn luyện Cao cấp (tam vô lậu học: giới-định-tuệ) – và đạt đến một trình độ kinh nghiệm nào đấy như một kết quả của sự áp dụng phối hợp về thiền quán phân tích và thiền định nhất tâm (liễu biệt thiền và tam muội thiền).

Như những bước thực tiễn tiến triển trong sự tiến hành việc trau dồi tịch tĩnh bất động, có nhiều phương pháp khác nhau được giải thích trong luận giải, chẳng hạn như trong Trung Biên Phân Biệt Luận Sớ của Di Lặc/Vô Trước(Maitreya/Asanga’s Madhyantavibhaga [Tib: U-tha-nam-che]), chúng ta có thể tìm thấy nhiều thảo luận về năm chướng ngại chính đến sự thành công của thiền tập và tám đối trị với những chướng ngại này. Đối với đối tượng mà chúng ta xử dụng cho thiền định nhất tâm, luận giải trình bày nhiều thứ lớp của đối tượng. Có những đối tượng thích hợp cho việc tịnh hòa những ác nghiệp hay khử trừ những phiền não, có những đối tượng thích hợp hơn để phân tích những tính khí, v.v… Có ba loại đối tượng chính được đề cập:

1- Một đối tượng bao quát, thông thường cho cả tịch tĩnh bất động và tuệ quán thâm sâu. 

2- Những đối tượng phối hợp với những tính khí hay thói quen quá khứ của chúng ta. 

3- Những đối tượng liên hệ hơn để vượt thắng những phiền não.

Cho dù chúng ta đem một đối tượng vật lý ngoại tại như đối tượng của sự thiền tập hay một thí dụ về một kinh nghiệm cá nhân của chính chúng ta, điều quan trọng là chọn chỉ một đối tượng và duy trì trên đối tượng ấy mà không thay đổi nó. Càng nhiều đối tượng mới mà chúng ta đem vào như một tiêu điểm của sự thiền tập, chúng ta càng thu thập ít tiến triển hơn. Chọn một đối tượng độc nhất và đem toàn bộ sự chú tâm của chúng ta vào đấy. Thí dụ, những hành giả Phật giáo có thể tập trung về hình tướng một Đức Phật. Tuy nhiên, nếu làm điều này không nên quán tưởng một vị Phật quá to hay quá nhỏ - khoảng ba hay bốn ngón tay chiều rộng và chiều cao là quá hữu dụng. Trong bất cứ trường hợp nào, sự quán tưởng của chúng ta phải nên rõ ràng và rực rở, như một kỷ thuật tạo ảnh ba chiều khi có ánh sáng thích hợp.

Khi chúng ta trau dồi thiền định nhất tâm trên một Đức Phật, mặc dù chúng ta có thể dùng một sự tiểu biểu vật lý, chẳng hạn như một bức tượng hay một bức họa, khi chúng ta mới bắt đầu, điều này không là thứ mà chúng ta dùng trong sự thiền tập thực sự của chúng ta. Ở đấy, chúng ta tập trung trên một hình tượng mà chúng ta tạo nên trong tâm thức chúng ta và trau dồi sự tập trung nhất tâm trong thứ ấy. Thí dụ cũng có những phương pháp để trau dồi tịch tĩnh bất động trên căn bản của bổn tôn du già (deity yoga), chúng ta sẽ quán tưởng chính chúng ta như một bổn tôn, hay năng lượng sinh lý của chúng ta, ở đấy chúng ta tập trung trên những tư tưởng vi tế của mình. Điều sau là sự thực tập Kim Cương thừa.

Chìa khóa để phát triển tịch tĩnh bất động (tĩnh trú) là chính niệm, điều này phối hợp nội quán tự tâm và chuyên cần. Đấy là sự tiếp tục áp dụng chính niệm duy trì sự chú tâm của chúng ta trên đối tượng mà chúng ta đã chọn lựa. Đây là trung tâm của thiền bố trí (thiền chỉ). Trước đây, chúng ta đã thấy, trên căn bản áp dụng chính niệm, chúng ta bảo đảm ngăn ngừa khỏi những hành động tiêu cực như thế nào. Do vậy, ngay cả nguyên tắc đạo đức (giới luật) cũng liên hệ đến sự thực tập chính niệm.

Cũng thế, những điều đầu tiên trong ba mươi bảy phương diện của con đường giác ngộ (37 phẩm trợ đạo) là bốn nền tảng của chính niệm (tứ niệm xứ) – tỉnh thức về thân thể, cảm thọ, tâm thức và những hiện tượng (niệm thân, thọ, tâm, pháp).

Trong phương sách của tập trung nhất tâm, then chốt là để phát triển chính niệm đến một trình độ mà chúng ta có thể duy trì nó mà không bị lôi cuốn bởi một đối tượng tức thời. Khi chúng ta tiến hành trong sự tập trung nhất tâm qua phát triển tịch tĩnh bất động, chúng ta phải cành giác với những lỗi lầm đa dạng mà chúng có thể ảnh hưởng đến sự thực tập của chúng ta. Thí dụ, ngay cả nếu chúng ta có thể duy trì sự chính niệm nhất tâm, việc thiền tập của chúng ta có thể thiếu sự trong sáng, hay có thể nó trong sáng và không bị mất tập trung trên đối tượng, nhưng tâm thức chúng ta lại thiếu khả năng tồn tại ổn định lâu dài.

Một cách tổng quát, những lỗi lầm của thiền tập là tán loạn và tinh thần hôn trầm. Có hai loại tán loạn:

1- Một là hoàn toàn mất chú tâm, không còn tiếp tục chính niệm trên đối tượng. 

2- Hai là quá vi tế, và xảy ra khi ngay vả mặc dù không mất tập trung trên đối tượng, một tư tưởng khác khởi lên đâu đấy nơi hóc hẻm của tâm thức chúng ta.Tán loạn là dấu hiệu mà tâm thức chúng ta quá trạo cử và chúng ta cần tiến hành trong một tiến trình tâm thức để đem nó xuống một trạng thái trầm tĩnh hơn.

Một cách khác mà chúng ta mất chính niệm với đối tượng là khi tâm thức chúng ta hôn trầm, hay giải đãi (lõng lẻo). Điều này đơn giản có nghĩa là chúng ta không thể tập trung trên đối tượng của thiền tập. Ở những thời điểm khác, mặc dù chúng ta có thể tập trung trên đối tượng, lại thiếu sự trong sáng, hay khả năng ổn định lâu dài. Đây là sự hôn trầm vi tế, hay giải đãi, và nó là một dấu hiệu cho biết rằng tâm thức chúng ta quá trì trệ. Ở đây, chúng ta cần tiến hành trong sự quán chiếu nâng cao tâm thức chúng ta bằng việc tạo nên một cảm giác vui mừng hoan hỉ.

Nếu chúng ta thấy rằng tâm thức chúng ta quá trạo cử và tán loạn xảy ra không bao lâu khi chúng ta tiến hành thiền định nhất tâm, chúng ta nên quán chiếu trên sự kiện rằng chúng ta vẫn đang bị khống chế dưới những tư tưởng và cảm xúc tiêu cực; rằng đây là những phiền não vẫn đang hoạt động trong chúng ta. Quán niệm sự kiện rằng chúng ta vẫn đang bị vướng mắc trong xiềng xích phiền trược của vòng luân hồi, và phản chiếu trên sự vô thường và sự chết. Điều này sẽ có một tác dụng tĩnh táo lập tức cùng giảm bớt những sự phấn khích trạo cử và tán loạn của tinh thần.

Mặt khác, nếu chúng ta thấy rằng tâm thức chúng ta trì trệ và thiếu khả năng ổn định lâu dài, chúng ta cần nâng cao nó. Ở đây, chúng ta có thể quán chiếu trên sự kiện rằng chúng ta sở hữu Phật tính – trung tâm của Phật quả - hay trên giá trị quý báu to lớn đối với sự tồn tại của con người và những cơ hội nó ban cho chúng ta. Chúng ta cũng có thể quán chiếu trên những phẩm chất của tam bảo: Phật, Pháp và Tăng, đặc biệt là những phẩm chất giác ngộ của Đức Phật, hay sự việc rằng chúng ta có thể đạt đến sự chấm dứt khổ đau. Những tư tưởng tích cực như thế này sẽ truyền cảm hứng hoan hỉ và tin tưởng trong chúng ta cùng củng cố sự can đảm của chúng ta.

Khi chúng ta bắt đầu trau dồi tịch tĩnh bất động (tĩnh trú) và tập trung nhất tâm, chúng ta phải học hỏi để làm thế nào những tiến trình liên hợp này phát huy, điều thiết yếu là chúng ta khám phá những kỷ thuật điềm tĩnh và nâng cao, những điều ấy sẽ hoạt động trong sự thực hành thiền tập của chính chúng ta và trình độ cân bằng đúng mức cho chúng ta, nhưng chỉ qua tiếp tục sự thực tập và kinh nghiệm cá nhân, chúng ta mới có thể khám phá những điều này là gì. Tuổi tác và thể trạng vật lý của chúng ta cũng có thể làm nên một sự khác biệt, đặc biệt là tình trạng sức khỏe của chúng ta.

Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp tục thực hành qua một thời gian dài, chúng ta sẽ tiến triển qua chín tầng bậc ổn cố của tinh thần. Cùng lúc chúng ta đạt đến tầng thứ chín, chúng ta sẽ đạt đến một trình độ cao cấp của tập trung nhất tâm, điều này rồi thì sẽ đưa chúng ta tới chỗ đạt đến hạnh phúc hỉ lạc mà nó đến từ sự nhuần nhuyễn của thân thể và tinh thần. Tại điểm này, chúng ta đã đạt đén tịch tĩnh bất động (tĩnh trú) và bậc thứ nhất của bốn trình độ tập trung (sơ thiền: định sinh hỉ lạc).

Nếu trên căn bản của tịch tĩnh bất động chúng ta tiếp tục tiến triển theo con đường bằng việc quán chiếu trên những sự không hoàn hảo của thế giới dục vọng, cuối cùng chúng ta sẽ trau dồi những tầng bậc cao hơn của tỉnh thức, chẳng hạn như ba trình độ cao hơn của tập trung (nhị, tam, tứ thiền). Khi chúng ta tiếp tục tiến lên xa hơn, chúng ta sẽ đạt đến những những định an chỉ vô sắc (tứ không định). Tại những tầng bậc cao hơn của tập trung (thiền định), tâm thức chúng ta sẽ rất vi tế mà chúng ta có thể tạm thời được tự do với nhiều khía cạnh của phiền não.

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương