BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama


Nghi Lễ Thật Sự Cho Sự Phát Sinh Bồ Đề Tâm



tải về 1.46 Mb.
trang25/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   33

Nghi Lễ Thật Sự Cho Sự Phát Sinh Bồ Đề Tâm


Nghi lễ thật sự cho việc phát sinh tâm giác ngộ có thể được hướng dẫn trên căn bản của việc đọc ba đoạn kệ theo đây. Thứ nhất bày tỏ sự thực tập tiếp nhận quy y Ba Ngôi Tôn Quý (tam bảo); thứ hai là sự phát sinh thật sự khuynh hướng vị tha; thứ ba hổ trợ nâng cao tâm đã phát sinh, để duy trì nó mà không bị giảm sút.

Quỳ xuống trên một đầu gối, nếu điều ấy thuận tiện, không thì giữ tư thế ngồi. Trong khi đọc tụng ba đoạn kệ, suy tư nghĩa lý của chúng. Hãy nhớ rằng như những hành giả bồ tát, khi chúng ta tiếp nhận quy y tam bảo, chúng ta đang tiếp nhận quy y Đại thừa, dấn thân trong sự thực hành cho lợi ích của tất cả chúng sinh, và được thúc đẩy bởi tư tưởng đạt đến giác ngộ vì lợi ích của họ.

Đọc những đoạn kệ sau đây ba lần:

Với nguyện ước để giải thoát tất cả chúng sinh 

Con sẽ luôn luôn quy y 

Đến Phật, Pháp, và Tăng 

Cho đến khi đạt đến toàn giác

Cảm hứng bởi tuệ trí và từ bi 

Hôm nay, với sự hiện diện của Đức Phật 

Con phát sinh tâm tỉnh thức hoàn toàn 

Vì lợi ích của tất cả chúng sinh

Cho đến khi không gian còn tồn tại 

Cho đến khi chúng sinh còn hiện hữu 

Cho đến lúc ấy con cũng nguyện hiện diện 

Và xua tan khổ đau cho trần thế

Trong cách này, hãy phát sinh khuynh hướng vị tha của bồ đề tâm. Mặc dù, chúng ta chưa tiếp nhận một lời hứa nguyện chính thức, vì chúng ta đã phát sinh bồ đề tâm ở đây hôm nay, nó sẽ hổ trợ để bảo đảm rằng sự thực tập bồ đề tâm không bị thối thất. Vì thế, nó sẽ rất lợi ích cho chúng ta đọc tụng và suy nghĩ về ý nghĩa của ba đoạn kệ này trên cơ sở hàng ngày.

Illuminating the Path to Enlightenment 

Chapter Eight: The ceremony for generating Bodhicitta 

Hồng Nhu dịch kệ 

Tuệ Uyển chuyển ngữ 

24-07-2009

---o0o---


CHƯƠNG 09 - QUAN ĐIỀM VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA BỒ TÁT


Ngọn Đèn Cho Con Đường: đoạn thứ mười tám

Đã phát sinh nguyện vọng cho giác ngộ 

Tiếp tục nâng cao nó qua nổ lực phối hợp 

Hãy nhớ nó trong đời này và cũng trong những đời sống khác 

Giữ gìn những giới luật thích hợp như đã giảng giải.

Nếu chúng ta đã tiếp nhận chí nguyện bồ đề tâm, chúng ta phải kiêng cữ khỏi bốn nhân tố tiêu cực và trau dồi bốn nhân tố tích cực để bảo đảm rằng sự thực tập của chúng ta không bị thối thất trong đời này và những đời sau nữa.

Bốn nhân tố tiêu cực là:

1- Làm thất vọng vị thầy của mình và những chúng sinh đáng được tôn kính bởi nói lời dối trá. 

2- Nguyên nhân là những người khác cảm thấy ăn năn vì những hành vi đạo đức của họ. 

3- Nổi giận, nói lời thô ác đến những vị bồ tát. 

4- Với động cơ tiêu cực làm thất vọng những chúng sinh khác.

Bốn nhân tố tích cực là:

1- Không bao giờ nói dối vì lý do vị kỷ, ngay cả cái giá mạng sống của mình. 

2- Hướng dẫn những chúng sinh khác đến con đường của đạo đức. 

3- Trau dồi nhận thức về những vị bồ tát những người đã phát sinh bồ đề tâm như những vị thầy và làm hiển lộ những đạo đức của họ. 

4- Tiếp tục duy trì lòng từ bi và ý thức trách nhiệm đối với tất cả chúng sinh.

---o0o---

Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ mười chín

Không có thệ nguyện của mục tiêu dấn thân 

Nguyện vọng toàn thiện sẽ không thể lớn mạnh 

Nổ lực một cách xác định để tiếp nhận nó 

Vì con muốn ước nguyện cho sự giác ngộ lớn mạnh.

Ở đây, luận giải đang tuyên bố rằng mặc dù phát sinh nguyện vọng đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh có công đức vô lượng, nhưng lợi ích lớn hơn tùy thuộc vào sự tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát để sống cho lý tưởng của bồ đề tâm. Luận giải khuyến nghị tiến trình sau đây:

1- Phát sinh mục tiêu vị tha 

2- Tham gia trong một nghi thức và tiếp nhận một chí nguyện để tiếp tục duy trì nó. 

3- Trau dồi khao khát dấn thân vào những hành vi của Bồ tát. 

4- Tiếp nhận những thệ nguyện Bồ tát.

---o0o---

Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ hai mươi

Những ai duy trì bất cứ điều nào về bảy loại (thất chúng) 

Của thệ nguyện giải thoát cá nhân 

Có lý tưởng [cần trước hết] cho 

Thệ nguyện Bồ tát, chứ không phải những thứ khác

Ở đây, luận giải chỉ ra rằng những hành giả tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát một cách lý tưởng nên đặt nền tảng của những nguyên tắc đạo đức bằng quán chiếu bất cứ điều nào của bảy lớp của những thệ nguyện cho giải thoát cá nhân.

1- Thệ nguyện của nam cư sĩ (ưu bà tắc giới) 

2- Thệ nguyện của nữ cư sĩ (ưu bà di giới) 

3- Thệ nguyện của nam sa di 

4- Thệ nguyện của nữ sa di 

5- Thệ nguyện của thức xoa ma na ni 

6- Thệ nguyện của nam đại giới 

7- Thệ nguyện của nữ đại giới 

---o0o---



Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ hai mươi mốt

Đức Thế Tôn nói về bảy loại 

Của thệ nguyện giải thoát cá nhân 

Tốt nhất của những điều này là đạo hạnh tinh khiết huy hoàng 

Được nói là thệ nguyện của của một người cụ túc giới

Đoạn này nói rằng trong bảy đặc trưng của thệ nguyện biệt giải thoát, cao nhất là đại giới. Đức Phật tuyên bố rất rõ ràng rằng chúng ta có thể quyết định khả năng sống được, nẩy nở được, đứng vững được với giáo thuyết của Ngài trên căn bản của sự thực hành Luật tạng, những giới luật của nguyên tắc đạo đức. Bất cứ nơi đâu sự thực hành Luật tạng được thiết lập, đặc biệt ba hành vi chính của nó – nghi thức bố tát định kỳ (nghi thức sám hối bố tát), an cư kiết hạ (khóa tu mùa hè), và lễ tự tứ (kết thúc khóa tu mùa hạ) – giáo nghĩa của Đức Phật cũng tồn tại. Điều cũng được nói rằng bất cứ nơi đâu sự thực hành Luật tạng hưng thịnh, chính Đức Phật cũng cảm thấy một cảm giác khiêm cung. Bất cứ nơi đâu sự thực hành Luật tạng vắng bóng, giáo thuyết của Đức Phật không thể được nói là thật sự hiện hữu tại nơi đó.

Sự tán dương việc thực hành giới luật không chỉ tìm thấy trong tạng Luật mà cũng trong kinh điển Đại thừa, chẳng hạn như kinh điển Bồ tát và trong mật điển Tantra Yoga Tối thượng. Trong mật điển Kalachakra Tantra, thí dụ, có một lời tuyên bố rõ ràng rằng tất cả những đạo sư Kim cương của Kalachakra, đạo sư Kim cương có thệ nguyện cụ túc giới là tối cao.

---o0o---



Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ hai mươi hai

Căn cứ theo nghi thức diễn tả trong 

Chương về nguyên tắc trong những tầng bậc của Bồ tát 

Tiếp nhận thệ nguyện từ một vị thầy tâm linh 

Có phẩm chất rộng lượng và đức hạnh

Không giống như những thệ nguyện biệt giải thoát và mật pháp tantric, chúng ta có thể tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát trước sự hiện diện của một vị Phật mà không có sự hiện diện của một vị thầy. Tuy thế, đoạn thứ hai mươi hai nói rằng một cách lý tưởng, chúng ta nên tiếp nhận nó từ một vị thầy tâm linh đủ phẩm cách. Đoạn thứ hai mươi ba diễn tả những phẩm chất của một vị thầy như thế nên sở hữu:

---o0o---

Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ hai mươi ba

Hãy hiểu rằng một vị thầy tâm linh đạo đức 

Là một người thiện xảo trong nghi lễ phát nguyện 

Người sống bằng thệ nguyện và có 

Sự tin cậy và từ bi để ban bố nó

Luận bản sau đó nói rằng nếu chúng ta không thể tìm ra một vị thầy tâm linh như vậy, chúng ta vẫn có thể tiếp nhận thệ nguyện trong cách như sau:
---o0o---

Ngọn đèn cho con đường: đoạn 24:

Tuy nhiên nếu trong trường hợp con cố gắng nhưng không thể

Tìm ra một vị thầy tâm linh như vậy,

Tôi sẽ giải thích một tiến trình đúng đắn khác 

cho việc tiếp nhận thệ nguyện

Từ đoạn hai mươi lăm trở đi, luận giải trình bày diễn tiến cho việc tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát nếu một vị thầy không sẵn sàng. Điều này được trích từ Bản Trích Yếu Những Hành Vi của tôn giả Tịch Thiên (Shantideva)

---o0o---

Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ 25 đến 31

25

Tôi sẽ viết ở đây rất rõ ràng, như giải thích 

Trong kinh Văn Thù Sư Lợi Trang Nghiêm Phật Địa, 

Làm thế nào, từ xa xưa, khi Văn Thù Sư Lợi là Ambaraja 

Ngài đánh thức ý định trở nên giác ngộ

(Đoạn 26 trở về sau trích trực tiếp từ luận bản của tôn giả Tịch Thiên)



26

“Trong sự hiện diện của những đấng hộ vệ, 

Con đánh thức mục tiêu đạt đến toàn giác 

Con cung thỉnh tất cả chúng sinh như những khách quý của con 

Và sẽ giải thoát họ khỏi vòng luân hồi.

27

“Từ giờ phút này trở về sau 

Cho đến khi con đạt được giác ngộ, 

Con sẽ không nuôi dưỡng những tư tưởng tổn hại, 

Sân hận, tham lam, và đố kỵ

28

“Con sẽ trau dồi đạo đức tinh khiết, 

Từ bỏ hành động sai quấy và khát vọng 

Và với niềm vui trong thệ nguyện của giới luật 

Rèn luyện chính mình để theo chư Phật.

29

“Con sẽ không vị kỷ để đạt đến 

Giác ngộ trong phương pháp nhanh nhất, 

Nhưng sẽ ở lại phía sau cho đến ngay lúc cuối cùng 

Vì lợi ích của một chúng sinh đơn lẻ

30

“Con sẽ tịnh hóa vô lượng 

Bất khả tư nghì quốc độ 

Và ở lại trong mười phương cõi 

Vì tất cả những ai gọi đến tên con

31

“Con sẽ tịnh hóa tất cả thân tướng của con 

Và những hình thức hành động của lời nói 

Những hành động của tinh thần, con cũng sẽ tịnh hóa 

Và không làm điều gì phi đạo đức

Trong đoạn 32, luận giải trình bày những thực hành hay những giới điều mà hành giả phải dấn thân một khi chúng ta đã tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát. Đây là những điều thực hành chính yếu của sáu toàn thiện (lục ba la mật) – rộng lượng [bố thí], nguyên tắc đạo đức [trì giới], nhẫn nại [nhẫn nhục], vui thích nổ lực [tinh tấn], thiền quán tập trung [thiền định], và tuệ trí. Tất cả những điều toàn thiện của thực hành Bồ tát có thể được hiểu trong hình thức của ba nguyên lý đạo đức của Bồ tát:

1- Không làm những hành động tiêu cực 

2- Tích tập đạo đức 

3- Hành động vì lợi ích của những chúng sinh khác

---o0o---



Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ 32

Khi những ai đấy quán chiếu thệ nguyện 

Của mục tiêu hành động vị tha đã được rèn luyện thuần thục 

Trong ba hình thức của nguyên tắc, sự quan tâm của họ 

Cho ba hình thức này của nguyên tắc (đạo đức) lớn mạnh 

Những điều làm nhân để tịnh hóa thân thể, lời nói, và tâm ý

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương