BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama



tải về 1.46 Mb.
trang2/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

CHƯƠNG 01 - GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT


Học hỏi giáo lý này có một chút tương tự như tiến hành xây dựng trên tâm thức chúng ta. Hành động này không phải luôn luôn dễ dàng, nhưng một số khía cạnh của nó làm cho nó ít khó khăn hơn. Thí dụ, chúng ta không cần tiền bạc, phòng thí nghiệm, kỷ thuật hay chuyên viên kỷ thuật. Mọi thứ đòi hỏi đã sẵn sàng ở đấy trong tâm thức chúng ta. Vì thế, với một nổ lực và tỉnh thức đúng đắn, sự phát triển tinh thần có thể dễ dàng.

Đôi khi chúng tôi cảm thấy có hơi một chút do dự về việc thuyết giảng giáo nghĩa Đạo Phật ở phương Tây, bởi vì chúng tôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn và an toàn hơn cho mọi người ở đấy giữ những truyền thống tôn giáo của chính họ. Những trong hàng triệu người sống ở phương Tây, một cách tự nhiên sẽ có một số ai đấy tìm thấy sự tiếp cận với Đạo Phật tác động hiệu quả hơn, và thích hợp hơn. Ngay cả trong những người Tây Tạng, cũng có một số theo Đạo Hồi thay vì Đạo Phật. Tuy thế, nếu quý vị tiếp nhận Đạo Phật như tôn giáo của quý vị thì quý vị phải tiếp tục duy trì một lòng tôn trọng và biết ơn đến những truyền thống tôn giáo khác. Ngay cả nếu những điều ấy không còn có tác dụng với quý vị, hàng triệu người khác đã tiếp nhận những lợi lạc vô biên từ chúng trong quá khứ và tiếp tục như thế. Vì vậy, thật quan trọng để quý vị tôn trọng những điều ấy.

Giáo thuyết chúng ta đang học nơi đây căn cứ trên hai tác phẩm: NGỌN ĐÈN CHO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ của Đạo Sư Ấn Độ, Atisha Dipamkara Shrihjnana (Tổ Sư A Để Sa) và THI KỆ CHỨNG NGHIỆM của Đạo Sư Tsong Khapa (Tổ Sư Tông Khách Ba).

Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni từ bi và thiện xảo đã giảng dạy nhiều loại Phật Pháp được tập họp trong 84.000 giáo điển cho những tinh thần giải thoát và những khuynh hướng tâm linh khác nhau của thính chúng. Cốt tủy của tất cả những lời giảng dạy này được hiện diện trong luận thuyết tuyệt diệu NGỌN ĐÈN CHO CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ của Tổ Sư A Để Sa, một phương pháp hệ thống, hay một lối vào của một cá nhân trên con đường giác ngộ.

Với điều này như một căn bản, Tổ Sư Tông Khách Ba đã trước tác đề mục về con đường tiệm tiến ba quyển: trường thuật rộng rãi được biết như Đại Diễn Giải của Con Đường Giác Ngộ, trường thuật tầm vừa phải hay là Trung Diễn Giải về những Tầng Bậc của Con Đường Giác Ngộ, và tác phẩm mà chúng ta đang học đây, Lược Giải về Những Tầng Bậc của Con Đường Giác Ngộ, cũng được gọi là THI KỆ CHỨNG NGHIỆM hay Những Bài Ca Chứng Nghiệm Tâm Linh hay Chứng Đạo Ca.

Mặc dù chúng tôi là người diễn giảng tài liệu mà chúng ta sẽ học ở đây, quý vị không cần phải xem chúng tôi như vị thầy tinh thần của quý vị. Thay vì thế, quý vị có thể đem những lời diễn giảng của chúng tôi vào trong tâm hồn bằng sự liên hệ với chúng tôi như một thiện hữu tri thức hay một người đồng sự. Xa hơn thế, đừng tin tưởng những gì chúng tôi nói một cách đơn giản mà không có thắc mắc, nhưng hãy xử dụng những điều ấy như một căn bản cho sự quán chiếu cá nhân và phát triển sự hiểu biết của quý vị về Giáo Pháp trong cách ấy.

Bất cứ chúng ta tham dự vào việc giảng thuyết , học hỏi hay lắng nghe Phật Pháp, thật là quan trọng để đoan chắc rằng chúng ta bày tỏ bằng một động cơ và thái độ đúng đắn trong trái tim và khối óc hay bằng cả tình cảm và lý trí của chúng ta. Chúng ta thể hiện điều này bằng việc quy y Tam Bảo hay quay về nương tựa ba ngôi tôn quý (Phật, Pháp và Tăng) và tuyên đọc sự phát sinh của chúng ta về tâm tính giác ngộ (khuynh hướng vị tha) qua việc lập lại những dòng sau đây ba lần:

Chúng con nguyện quy y cho đến khi chúng con giác ngộ 

Trong Phật Pháp và Tăng 

Bằng khả năng tích cực mà chúng con phát sinh 

Qua sự học hỏi những giáo huấn này, 

Nguyện cho chúng con đạt đến Phật quả vì lợi ích của tất cả chúng sinh

Nó cũng là truyền thống tại một cuộc giảng thuyết để lập lại những dòng kệ kính lễ đến Phật Đà, như trong tài liệu của Long Thọ Tổ Sư, Nền Tảng của Trung Đạo. Tại phần kết luận của tài liệu này, có một dòng tuyên ngôn, “Chúng con kính lễ Đức Phật người đã khai mở con đường làm lắng dịu khổ đau của tất cả chúng sinh”. Đức Phật đã diễn bày con đường làm lắng dịu mọi khổ đau của tất cả chúng sinh đi theo con đường này.

Vì khổ đau mà tất cả chúng ta muốn thoát khỏi là kết quả từ những quan điểm sai lầm một cách căn bản về thế giới, phương pháp mà chúng ta gột sạch chứng là bằng việc phát triển một sự hiểu biết đúng đắn về tự nhiên của thực tại. Vì thế, trong những dòng này, Long Thọ Tổ Sư đã kính lễ Đức Phật vì đã khai mở con đường chỉ cho chúng ta làm thế nào để phát triển một sự hiểu biết đúng đắn về thực tại của tự nhiên.

---o0o---


Mục Tiêu Của Việc Thực Hành Giáo Pháp


Mục tiêu của việc thực hành Giáo Pháp là gì? Giống như những truyền thống tâm linh khác, Phật Pháp là một công cụ để rèn luyện tâm thức - những gì chúng ta xử dụng để cố gắng giải quyết những vấn nạn mà tất cả chúng ta đã trải qua; những vấn nạn mà nguyên khởi một cách chính yếu từ những trình độ tinh thần. Những năng lực tình cảm tiêu cực làm cho tinh thần không thể thảnh thơi, như là bức rức, sợ hải, nghi ngờ, chán nản, v.v…; rồi thì những tình trạng tinh thần tiêu cực này là nguyên nhân làm cho chúng ta vướng mắc vào những hành động tiêu cực, những điều mà lại đem đến cho chúng ta nhiều vấn nạn và khổ đau hơn. Thực hành Giáo Pháp là một phương pháp để giải quyết những vấn nạn này, lâu dài hay ngay lập tức. Nói cách khác, Giáo Pháp hộ trợ chúng ta tránh những khổ đau mà chúng ta không muốn.

Phật Pháp có nghĩa là mang đến những nguyên tắc và sự tĩnh lặng nội tại vào trong tâm thức chúng ta. Vì vậy, khi chúng ta nói về chuyển hóa tâm thức và phát triển những phẩm chất nội tại của chúng ta, phương pháp duy nhất mà chúng ta có thể làm điều này là xử dụng tự chính tâm thức. Không có điều gì khác mà chúng ta có thể dùng để mang đến một sự thay đổi như thế.

Vì vậy, chúng ta nên nhận thức về những thứ mà chúng ta không khao khát – những sự kiện không mong muốn, sự bất hạnh và khổ đau – thật sự chúng xảy ra như một kết quả của những quan niệm sai lầm về thế giới và những tư duy và cảm xúc tàn phá của chúng ta. Những tâm thức tiêu cực này cũng tạo nên cả những sự bất hạnh hiện thời và những khổ đau trong tương lai.

Dưới tất cả những điều này là nền tảng của vô minh, một lối mòn khiếm khuyết một cách nền tảng của sự hiểu biết về thực tại. Trong Phật Giáo, điều này gọi là chấp trước hay sự dính mắc tự tồn tại. Vì đây là trường hợp, phương pháp để hóa giải những phương diện tiêu cực của tâm thức và khổ đau mà chúng tạo nên là để thấy xuyên qua vọng tưởng lừa dối của những tiến trình tinh thần này và phát triển sự đối trị - tuệ trí mà có sự hiểu biết thẩm thấu vào trong tự nhiên căn bản của thực tại. Qua sự trau dồi sự hiểu biết này và áp dụng như một loại thuốc giải độc, chúng ta sẽ có thể xua tan khổ đau và những sự kiện không mong muốn trong đời sống của chúng ta.

Để thành công trong điều này, chúng ta trước hết phải nhận ra những khía cạnh nào là tích cực và tiêu cực trong tâm thức và có thể phân biệt giữa chúng. Một khi chúng ta phát triển một sự hiểu biết trong sáng về những khía cạnh tiêu cực của tâm thức và khả năng tàn phá của chúng, nguyện ước lìa xa chúng sẽ khởi sinh một cách tự nhiên trong chúng ta. Giống như thế, khi chúng ta nhận ra những khía cạnh tích cực trong tâm thức và khả năng lợi lạc của chúng, chúng ta sẽ thiết tha đạt được và làm nổi bật những phẩm chất tinh thần này một cách tự nhiên. Sự chuyển hóa tâm thức như thế không thể áp đặt với chúng ta từ bên ngoài nhưng chỉ xảy ra trên căn bản của sự tự nguyện chấp nhận và sự nhiệt tình to lớn truyền cảm bởi một sự tỉnh thức trong sáng về những lợi lạc sẽ đạt được.

Thời gian trôi chảy không ngùng, từng giây từng phút. Khi thời gian trôi đi, cuộc sống chúng ta cũng trôi qua như thế. Không ai có thể dừng lại thời điểm này. Tuy thế, một điều là nằm trong tay chúng ta, và đấy là chúng ta có lãng phí thời gian chúng ta hay không, chúng ta xử dụng chúng trong một đường lối xây dựng hay trong một cung cách tiêu cực. Lối mà thời gian đi qua đời sống của chúng ta là giống nhau cho tất cả chúng ta và cũng có một căn bản bình đẳng giữa những ai là một phần của thời gian này. Sự khác nhau nằm trên tình trạng của tâm thức và động cơ của chúng ta.

Hành động chính đáng xảy đến dễ dàng bằng tình trạng tỉnh thức về một loại động cơ nào đó là sai và điều kia là đúng. Tỉnh thức đơn thuần không thể thay đổi động cơ. Nó cần nổ lực. Nếu chúng ta làm nổ lực này một cách thông tuệ, chúng ta sẽ đạt được một kết quả tích cực và hấp dẫn đang khao khát nhưng một cố gắng thiều thông minh là đồng nghĩa với sự tự tra tấn. Vì thế, chúng ta cần biết phải hành động như thế nào.

Vấn đề xử dụng một nổ lực thông tuệ rất quan trọng. Thí dụ, ngay cả sự phát triển ngoại tại, như sự xây dựng một tòa nhà, đòi hỏi một sự cần mẫn và cẩn thận vô cùng to lớn. Chúng ta cần lưu tâm đến tầm quan trọng về sự chính xác vị trí, sự thích nghi của môi trường, và thời tiết của nó v.v…Có mang tất cả những nhân tố ấy vào trong sự quan tâm, rồi thì chúng ta mới có thể xây dựng một kiến trúc vững vàng và thích đáng.

Tương tự như thế, khi chúng ta tiến hành một nổ lực trong thế giới của kinh nghiệm tinh thần, trước nhất thật quan trọng để có một sự hiểu biết cơ bản về tính bản nhiên của tâm thức, tư tưởng, cùng cảm xúc, và cũng lưu tâm đến tầm quan trọng về sự phức tạp của điều kiện cơ thể con người và làm thế nào nó đối diện với môi trường chung quanh.

Vì vậy, thật quan trọng để chúng ta có một kiến thức rộng rãi toàn diện về mọi thứ vì thế chúng ta không xử dụng tất cả những năng lực của mình một cách mù quáng để theo đuổi mục tiêu của mình trên một căn bản của một mục đích đơn điệu. Đấy không phải là phương cách của thông minh, cũng không phải con đường của thông thái. Cung cách của thông tuệ là xử dụng nổ lực đặt trên căn bản của một kiến thức rộng lớn hơn nhiều.

Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, có hơn hai trăm tập trong Tạng Kinh Kangyur (Cam Thủ) do Đức Phật diễn thuyết – và hơn một trăm tập trong Tạng Luận Tengyur – bộ sưu tập những luận giải có căn cứ chính xác được trước tác bởi những đạo sư Ấn Độ như Long Thọ và Vô Trước. Nếu chúng ta rút ra ý nghĩa của tất cả những kinh điển này cùng những lời bình luận và phối hợp chúng vào trong sự thực tập, chúng ta sẽ tiến những bước dài trong con đường của nhận thức và tiến trình tâm linh, nhưng nếu chúng ta chỉ xem tất cả những kinh luận vĩ đại này đơn giản nhau một đối tượng của sự tôn kính và tìm kiếm đáng lẻ là một số tài liệu giản dị hơn trên những điều căn bản mà chúng ta thực tập, thế thì mặc dù chúng ta sẽ tiếp nhận một số lợi ích, tiến trình tâm linh của chúng ta sẽ không thể rộng lớn hơn như thế.

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương