BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama


CHƯƠNG 04 - NÊN THA THIẾT VÀ HẾT LÒNG THỰC TẬP GIÁO PHÁP



tải về 1.46 Mb.
trang14/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   33

CHƯƠNG 04 - NÊN THA THIẾT VÀ HẾT LÒNG THỰC TẬP GIÁO PHÁP

Những Trình Độ Rèn Luyện Tâm Linh


Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn thứ hai

Hiểu rằng có ba loại ngưòi 

Do bởi những khả năng nhỏ, vừa, và lớn của họ 

Tôi sẽ viết phân biệt một cách rõ ràng 

Những đặc trưng cá nhân của họ

Đã giải thích nương tựa với vị thầy tâm linh như thế nào, trong Đại Diễn Giải, đạo sư Tông Khách Ba (Tsong Khapa) đi vào thảo luận tiến trinh để tiến hành thực tập với con đường. Điều này chia thành hai phần: làm thế nào tạo cảm hứng cho chính mình với nhiệt tình cho thực tập và làm thế nào để thực sự dấn thân vào trong ấy. Để thực tập giáo Pháp một cách thành công, chúng ta cần sự quả quyết và can đảm. Chúng ta có thể hưng khởi những phầm chất này trong chính chúng ta bằng việc phản chiếu trên sự quý giá của sự tồn tại của nhân loại trong ba cách:

1- Nhận thức những cơ hội mà sự tồn tại của loài người ảnh hưởng đến chúng ta. 

2- Cảm kích sự hiếm có của những cơ hội này. 

3- Cảm kích sự ý nghĩa vĩ đại của những cơ hội này.

Một khi chúng ta được cảm hứng và đã phát triển một quyết định để dấn thân vào thực tập giáo Pháp, có ba đối tượng mà chúng ta theo đuổi:

1- Đạt đến một sự tái sinh cao hơn trong những kiếp sống tương lai. 

2- Đạt đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi. 

3- Đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn.

Có ba loại con đường đưa đến ba loại mục tiêu tâm linh và, như chúng ta đã thấy, giáo huấn con đường tiệm tiến (lam-rim) trình bày chúng trong khuôn khổ của ba giai đoạn. 

Sự thực tập chính hoàn thành nguyện vọng của giai đoạn đầu (mục tiêu tiên khởi) – tránh ba cõi thấp (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) và đạt đến một sự tái sinh cao hơn – là duy trì nguyên tắc đạo đức kiềm chế mười bất thiện nghiệp: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lưỡi đôi chiều, nói lời thô ác, nói lời vô ích, tham lam, xu hướng tổn hại, và những quan điểm sai lầm. Sự thực tập này được bảo đảm trên căn bản của sự nhận thức rõ ràng luật nhân quả nghiệp báo.

Mười hành động này bao gồm tất cả những biểu hiện khác nhau của thân thể, lời nói, và tâm ý. Sự thực hành của mười hành động đạo đức (thập thiện nghiệp) là để duy trì một nguyên tắc đạo đức và tránh mười bất thiện nghiệp một cách có chủ tâm và thẳng thắng. Nếu chúng ta dấn thân vào nguyên tắc đạo đức như thế, chúng ta sẽ phát sinh những điều kiện để đạt đến sự sống thuận lợi trong kiếp sống tới.

Sự thực tập chính hoàn thành nguyện vọng của giai đoạn giữa (mục tiêu trung cấp) – giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi – là Ba sự Rèn luyện Cao cấp (tam vô lậu học: giới, định, tuệ).

Sự thực tập hoàn thành nguyện vọng của giai đoạn lớn hay cao nhất (mục tiêu tối thượng) – sự giác ngộ hoàn toàn của Phật quả - là sáu sự toàn thiện (lục ba la mật), điều này được bảo đảm trên căn bản sự phát sinh tâm vị tha mà chính tâm ấy thiết tha mong mỏi cho sự giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh – chính là tâm giác ngộ hay tâm từ bi hay tâm bồ đề (bodhicitta) điều mà chúng ta đã thảo luận ngắn gọn phía trước.

Giống như có ba phương pháp khác nhau cần được trau dồi trong mỗi giai đoạn (mục tiêu) của con đường, cũng có những nhân tố khác nhau cần phải vượt thắng và loại trừ. Thí dụ, trong phạm vi của mục tiêu tâm linh đầu tiên để đạt đến sự tái sinh cao hơn, những nhân tố chính cần được vượt thắng là những biểu hiện tiêu cực của phiền não, như những hành động bất thiện của thân, khẩu, và ý. Trong phạm vi của mục tiêu tâm linh thứ hai, đạt đến giải thoát, những nhân tố cần phải vượt thắng là những phiền não tinh thần và cảm xúc chúng là nguyên nhân gốc rể khổ đau của chúng ta. Trong phạm vi của mục tiêu tâm linh thứ ba, đạt đến sự giác ngộ, những nhân tố chính cần phải vượt thắng là những dấu vết vi tế còn lưu trên tâm thức chúng ta bởi những phiền não, những điều ngăn trở chúng ta đạt đến kiến thức toàn hảo, tâm thông suốt mọi sự, tâm nhất thiết chủng trí của Phật quả.

---o0o---



Ngọn Đèn cho Con Đường: Đoạn thứ ba

Biết rằng những ai bằng bất cứ ý nghĩa nào 

Chẳng tìm kiếm cho chính họ những gì 

Hơn là những khoái lạc của cõi luân hồi 

Là những người có khả năng tối thiểu.

“Ý nghĩa” trong dòng đầu liên hệ đên sự thực tập về quy y Tam Bảo, bao gồm việc phản chiếu về sự chết cùng tính chắc chắn xảy ra và tuân theo luật nghiệp báo của nó. Đoạn này đi vào định nghĩa những đặc tính của giai đoạn đầu (gọi nó “khả năng tối thiều [kém cõi nhất]”), liên hệ đến những hành giả thiết tha đến mục tiêu tâm linh thứ nhất để đạt đến những sự tái sinh cao hơn trong vòng luân hồi và vì thể hướng đến những đời sống nguyên tắc đạo đức, tránh mười bất thiện nghiệp căn cứ trên việc tin chắc sâu sắc sự thật của luật nghiệp báo.

---o0o---

Phát triển niềm tin về nghiệp báo


Theo truyền thống Phật giáo, những hành hoạt vi tế của nghiệp báo chỉ rõ rệt ở những tâm toàn trí của những Đức Phật; những chúng sinh thông thường không có cách nào để hiểu nghiệp báo ở trình độ vi tế của chúng. Vì thế, để đoan chắc sự thật của luật nghiệp báo, chúng ta cần phải tin chắc giá trị và hiệu lực của Ba sự Quy Y; căn bản sự thực hành tâm linh phải là niềm tin mạnh mẻ trong Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo.

Niềm tin này không phải được phát triển đơn thuần nơi những lời dạy của Đức Phật, như chúng ta đã thấy, nhưng trên căn bản sự phân tich phê bình của chính chúng ta. Nếu chúng ta nhìn vào những lời dạy của Đức Phật, chúng ta có thể thấy rõ hai mục tiêu căn bản: mục tiêu tạm thời, thứ yếu, là để giúp chúng sinh đạt đến sự tái sinh cao hơn, nhưng mục tiêu căn bản, chính yếu, là để hướng dẫn họ hoàn toàn giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. 

Khi chúng ta thẩm sát lời dạy của Đức Phật trên vấn đề phức tạp của những xúc tình tiêu cực và làm thế nào để đối trị chúng, chúng ta có thể thấy rằng những vấn đề này rõ ràng đến tất cả. Tất cả chúng ta quen thuộc với những xúc tình, vì thế khi chúng ta liên hệ đến những lời dạy của Đức Phật với chúng trên những kinh nghiệm cá nhân của chúng ta, chúng ta có thể dần dần nhận ra chân lý của những lời Phật dạy. Tương tự như thế, tất cả những lời Phật dạy đối phó với mục tiêu căn bản của sự giải thoát – vô thường, Bốn Chân Lý Cao Quý (tứ diệu đế), tính không, v.v… - cũng có thể được hiểu qua phân tích đầy nghị lực và sinh lực. Sự phân tích ấy rồi thì có thể được mở rộng đến kinh điển và đối diện với những hoạt động vi tế của nghiệp quả. Do vậy, chúng ta có thể kết luận rằng nếu Đức Phật không làm chúng ta thất vọng ở lĩnh vực quan trọng nhất, việc đạt đến giải thoát, tại sao Ngài không đáp ứng chúng ta trong những lời dạy của Ngài trên nhân quả? Trong cách này chúng ta có thể bắt đầu phát triển niêm tin sâu chắc trên luật nhân quả nghiệp báo. Chúng ta cũng có thể quả quyết rằng Đức Phật không có lý do gì để đưa ra luận điểm sai lạc về nghiệp quả và làm thế nào không có những sự mâu thuẫn trong những kinh điển thảo luận về nó.

Tóm lại, một khi chúng ta phát triển một nhận thức sâu xa về giá trị những lời Phật dạy, chúng ta có được một sự ngưỡng mộ và niềm tin nơi chính Đức Phật. Căn cứ trên những sự quyết đoán này, chúng ta có thể nhận thức giá trị những lời dạy của Đức Phật về nghiệp quả. Trên cơ sở này rồi thì chúng ta đưa mình vào trong sự thực tập về nguyên tắc đạo đức, tránh xa những hành động của mười bất thiện nghiệp.

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương