BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama



tải về 1.46 Mb.
trang11/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   33

Sự Thực Tập Đáng Tin Cậy


Thi Kệ Chứng Nghiệm: Đoạn Thứ Chín

(Đã tiếp nhận sự nương tựa), Các con thấy rằng nguyên nhân gốc rể thuận lợi tuyệt vời vì có thể cho một sự cát tường lớn vô số cho điều này là một sự dâng hiến trong tư tưởng và hành động đến vị thầy cao cả của các con, người chỉ cho các con con đường (đến giác ngộ). Vì thế các con nên làm vui lòng vị thầy của các con bằng việc cung hiến sự thực tập của các con một cách chính xác những gì thầy đã nói, những điều các con sẽ không từ bỏ ngay cả phải trả giá bằng mạng sống của con. Ta, hành giả du già (A Để Sa), đã chỉ thực hành như thế đấy. Các con cũng tìm sự giải thoát, hãy vui thích tự trau dồi cùng cách ấy.



Dịch kệ:

9. (Sau khi phát tâm  



Qui y Tam Bảo)  

Các con phải thấy 

Gốc rễ điều lành 

Của kiếp hiện tiền 

Và mọi kiếp sau 

Đều nằm ở tâm 

Nương dựa đúng cách 

Nơi đấng đạo sư, 

Trong từng ý tưởng 

Trong từng hành động. 

Đạo sư là người 

Đưa các con vào 

Đường tu giác ngộ, 

Vì vậy các con 

Phải gắng làm cho 

Đạo sư hoan hỉ 

Bằng cách chăm chỉ 

Tinh tấn tu hành 

Theo đúng như lời 

Của đạo sư dạy; 

Dù mất mạng sống 

Cũng không từ bỏ 

Lời dạy của thầy, 

Lấy sự tu hành 

Dâng thành cúng phẩm. 

Thầy là hành giả 

Đã tu như vậy. 

Các con ai người 

Đang cầu giải thoát 

Hãy tự thuần dưỡng 

Đúng theo lối này.

Từ đoạn thứ chín trở đi, chủ đề chính là phương cách thực sự trong điều mà những đệ tử được hướng dẫn qua những tầng bậc của con đường. Điều này được phân chia rộng rãi thành hai mục. 

- Một là nương tựa như thế nào với vị thầy tâm linh, người là nền tảng của con dường.

- Và điều kia là, đã thực hiện việc ấy, xúc tiến thế nào việc thực hành thực tế những tầng bậc của con đường.

Trong sự liên hệ với điều trước, Đoạn thứ chín giải thích sự thực hành tin cậy chính đáng trên một vị thầy tâm linh (Skt: kalyanamitra; Tib: ge-wai she-nyen). Giống như có thể có những người bạn tiêu cực và những người bạn tâm linh, cũng có cả hai loại những vị thầy tiêu cực và những vị thầy tâm linh.

Với sự lưu tâm bình thường, kiến thức trên thế gian, mặc dù trong sự phân tích sau cùng là những gì chúng ta học thấy qua qua sự học hỏi và sự hiểu biết trưởng thành của chính chúng ta, tuy thế, lúc ban đầu, chúng ta cần ai đấy giới thiệu cho chúng ta nội dung chủ đề và hướng dẫn chúng ta xuyên suốt qua những điều ấy. Tương tự thế, khi thấy qua sự chuyển hóa tâm linh, mặc dù kinh nghiệm chân thật xảy đến qua sự phát triển kiến thức và sực thực hành của chính chúng ta, một lần nữa chúng ta cần một vị thầy kinh nghiệm chỉ cho chúng ta con đường.

Vì vị thầy tâm linh rất quan trọng thiết yếu cho sự thực hành của chúng ta, đạo sư Tông Khách Ba đi vào những diễn giải chi tiết rộng rãi trong Đại diễn giải về những Tầng bậc của Con đường, trình bày chủ đề trong ba đề mục lớn: Những phẩm chất của vị thầy tâm linh, những phẩm chất đòi hỏi cho người đệ tử, và mối quan hệ chính giữa vị thầy và đệ tử. 

---o0o---


Những Phẩm Chất Của Vị Thầy Tâm Linh


Trình độ chuyên môn của một vị thầy thích hợp có thể tim thấy trong những văn bản luật tạng của tất cả mọi truyền thống cho đến Kim Cương thừa. Vì ở đây chúng ta thảo luận về giáo huấn Đại thừa một cách tổng quát, chúng ta sẽ quant tâm đến mười khả năng của vị thầy như được trình bày trong Di Lặc Trang Nghiêm của kinh điển Đại thừa (Maitreya’s Ornament of the Mahayana Sutras): 

1- Một tâm nguyên tắc (liên hệ đến phẩm chất của việc làm chủ sự huấn luyện cao cấp trong nguyên tắc đạo đức).

2- Một tâm tĩnh lặng (liên hệ đến phẩm chất làm chủ việc huấn luyện cao cấp trong thiền quán và tập trung).

3- Một tâm tĩnh lặng thấu đáo triệt để (liên hệ đến phẩm chất làm chủ việc huấn luyện cao cấp trong tuệ trí, một cách đặc biệt về tuệ trí vô ngã [Skt: anatman; Tib: dag-med]).

4- Một kiến thức vượt trội đệ tử trong bất cứ chủ đề gì được giảng dạy.

5- Năng lượng và nhiệt tình giảng dạy đệ tử.

6- Học rộng để có những tiềm năng từ đấy vạch ra những thí dụ và trích dẫn.

7- Thực chứng tính không – nếu có thể, một sự thực chứng chân thật về tính không, nhưng tối thiểu là một chí nguyện thực tập tính không trên căn bản của sự ngưỡng mộ sâu xa cho sự giảng dạy về điều này.

8- Biện tài và thiện nghệ trong việc trình bày giáo pháp vì thế sự giảng dạy có kết quả.

9- Từ bi thâm thẩm và quan tâm sâu xa cho sự cát tường của đệ tử, người tiếp nhận giáo huấn (có lẻ phẩm chất quan trọng nhất trong tất cả).

10- Kiên cường để duy trì nhiệt tình và sự cống hiến đến đệ tử, không trở nên thối chí không kể lời giảng được lập đi lập lại nhiều lần.

Ba phẩm chất đầu liên hệ đến sự thực tập và kinh nghiệm của Ba sự Rèn luyện Cao cấp về đạo đức, tập trung, và tuệ trí (tam vô lậu học: giới, định, tuệ). Những phẩm chất quan trọng khác là có sự thực chứng về tính không như căn bản tự nhiên của thực tại và từ bi yêu thương cho đệ tử. Những ai đảm đương vai trò của vị thầy phải bảo đảm những phẩm chất này được hiện diện trong chính mình.

Khi luận giải về mười phẩm chất này trong Đại Diễn giải về những Tầng bậc của Con đường, đạo sư Tông Khách Ba (Tsong Khapa) đã trình bày một điểm rất quan trọng. Ngài nói rằng nếu tâm chúng ta không nguyên tắc, không đào luyện, thì không có cách nào chúng ta có thể huấn luyện tâm thức của kẻ khác. _19 Vì thế, nếu muốn là một vị thầy, trước hết chúng ta phải tìm cách rèn luyện tâm thức chính mình. Ngài tiếp tục nói rằng cung cách của những vị thầy tương lai phải nên rèn luyện tâm thức họ qua sự thực tập về Ba sự Rèn luyện Cao cấp (tam vô lậu học: giới, định, tuệ). 

Xa hơn nữa, những vị thầy không nên giới hạn sự giảng dạy chỉ một hay hai điểm của giáo Pháp mà nên trình bày những sự thực tập đặc thù với kiến thức tròn vẹn cùng vị trí của chúng trong khuôn khổ toàn bộ những lời dạy của Đức Phật.

Nếu khác đi, chúng ta có thể dùng những tiêu chuẩn sai để đánh giá sự thích hợp của một vị thầy. Điều này thường xảy ra ở Tây Tạng. Người Tây Tạng có một niềm tin vô hạn đối với giáo Pháp, nhưng trình độ kiến thức của họ không luôn luôn tương xứng với sự cung hiến của họ. Thay vì đánh giá những vị thầy tâm linh bằng những phẩm chất nội tại của họ, người ta lại căn cứ sự ước định của họ trên những sự biểu hiện bên ngoài, như số lượng ngựa trong đoàn tùy tùng của một lạt ma. Nếu một lạt ma đang du hành trong một đoàn hộ vệ to lớn đông đảo, người ta sẽ nói rằng, “Ô, ông ấy phải là một vị lạt ma rất cao cấp!” Người ta cũng thích hướng đến để xem vị lạt ma đang ăn mặc áo quần gì – một cái nón đặc trưng, áo dài thêu kim tuyến, v.v… - như một biểu hiện cho tâm linh cao quý của ông ta.

Chuyện kể rằng khi đạo sư A Để Sa (Atisha) lần đầu tiên đến Tây Tạng, người thông dịch của Ngài, Nagtso Lotsawa, và vua Ngari, Jangchub Ö, gởi một lá thư mời tất cả những lạt ma cao cấp Tây Tạng đến và tiếp đón vị đại sư Ấn Độ này. Một đoàn đông đảo những lạt ma đến để gặp A Để Sa, và khi họ cởi ngựa đến, họ có thể được thấy từ một khoảng cách thật xa. Tất cả họ đều ăn mặc rất nổi bật – áo quần tơm tất lộng lẫy với những chiếc nón chế tạo công phu, như những cái đầu của những con quạ. Khi A Để Sa thấy họ, Ngài trùm chiếc khăn choàng cổ lên đầu trong một sự sợ hải chế nhạo và la lớn lên, “Ối trời ơi! Những con yêu ma Tây Tạng đang tới kia kìa!” Khi các vị lạt ma xuống ngựa, họ cới những chiếc áo choàng và trang phục lộng lẩy cho đến khi họ chỉ còn mặc những y áo của tu viện, và bước tới A Để Sa, lúc ấy Ngài mới hài lòng.

Trên chủ đề này, chúng ta cũng có thể nhìn vào đời sống của Milarepa, người chói lọi như đỉnh cao trân bảo trong các thiền giả Tây Tạng. Một ngày nọ lạt ma Noro Bönchung từng nghe tiếng tăm vang dội của Milarepa, đến thăm ông. Tuy thế, khi ông gặp Milarepa mặt đối mặt, ông ta hoàn toàn ngạc nhiên, và sau này bình luận với người khác rằng, “Milarepa này rất là nổi tiếng, nhưng khi chúng ta thật sự gặp ông ấy, ông ta chỉ giống như một kẻ hành khất.”

Điều này nhắc chúng tôi về tính khiêm hạ của một đại lạt ma khác, đạo sư dòng Kadampa, Dromtönpa. Câu chuyện kể rằng, một lần khi Dromtönpa đang du hành từ nơi này đến nơi khác, ông gặp một tu sĩ Tây Tạng người đang đi bộ trong một thời gian nào đấy. Vị tu sĩ này rất mệt mỏi và đôi ủng của ông bắt đầu làm tổn thương đôi chân ông ta, vì thế ông cởi đôi ủng ra và vì Dromtönpa trông giống như một người cư sĩ tầm thường, nên vị tu sĩ yêu cầu ông mang giùm đôi ủng. Dromtönpa vác lấy đôi ủng nặng trên lưng mà không hỏi gì cả. Sau này, khi họ đến gần một tu viện, vị tu sĩ nhận thấy tất cả những tăng sĩ đang xếp hàng hai bên đường, rõ ràng đang chờ đợi đón tiếp ai đấy. Vị tu sĩ tự nghĩ, “Họ không biết mình đang đến, và cách nào đi nữa, sự đón tiếp này không thể là dành cho mình,” vì thể ông quay sang Dromtönpa và nói, “Sự chào đón này rõ ràng dành cho ai đấy quan trọng. Ông có ý kiến nó dành cho ai không?” Dromtönpa trả lời, “Có thể sự tiếp rước dành cho tôi.” Vị tu sĩ nhìn Dromtönpa hết sức ngạc nhiên và nhận ra điều gì ông ta đã làm, vị tu sĩ chạy đi, bỏ lại đôi ủng của ông ta phía sau.

Cũng có một thí dụ rất gần đây. Khoảng thời gian giao thời của thế kỷ, có một vị đại thiền sư và giáo tho tên là Dza Patrul Rinpoche, người đúng thực là một vị đại bồ tát và hiện thân những lời dạy của tôn giả Tịch Thiên trong tác phẩm, Hướng Dẫn Con Đường Bồ Tát Đạo trong Cuộc Sống. Dza Patrul Rinpoche có rất nhiều đệ tử nhưng thường hướng đời sống như một hành giả du phương. Bất cứ khi nào ông trụ tại một nơi, ông bắt đầu lôi cuốn những người đệ tử và những người bảo trợ đặc biệt. Sau một thời gian, ông thấy đã quá nhiều và đi nơi khác để tìm sự tĩnh lặng.

Một trong những thời gian ấy, Dza Patrul Rinpoche tìm một nơi trú ngụ trong nhà một bà lão, và bắt đầu làm những việc nhà trong khi theo đuổi sự thực hành tâm linh của mình. Một ngày nọ, khi ông đi ra ngoài để đổ cái bô trong phòng bà lão, một số lạt ma dừng lại bên căn nhà. Họ nói với bà lão rằng họ nghe thầy của họ có thể đang trú ngụ đâu đấy trong vùng này và hỏi bà lão có thấy ông không. Bà hỏi ông trông ra sao, và khi họ bắt đầu diễn tả hình dáng thông thường của ông, ông mặc áo quần như thế nào và v.v…bà lão chợt nhận ra người đang đổ bô bên ngoài là một đại lạt ma, Dza Patrul Rinpoche. Bà ta quá lúng túng về việc ấy, giống như vị tu sĩ kể trên, bà ta cũng chạy biến đi. Chúng tôi đã nghe câu chuyện ấy từ Khunu Lama Tenzin Gyaltsen.

Điểm trọng tâm của tất cả những điều này là một vị thầy chân chính Đại thừa nên là người vui thích với sự đơn giản, ao ước sống cuộc đời ẩn dật và như người Tây Tạng thường nói, lẫn tránh trong sự tĩnh mịch như một con vật bị thương. Truyền thống Tây Tạng nói rằng những vị thầy Đại thừa nên có ít nhất hai phẩm chất căn bản. 

- Thứ nhất, từ trong sâu thẩm của trái tim, chúng ta nên xem đời sống tương lai là quan trọng hơn đời sống này. Không có điều này, không một điều gì người ta làm trở thành Pháp bảo.

- Thứ hai, những vị thầy nên xem lợi ích của những người khác là quan trọng hơn lợi ích của chính mình. Không có điều này, không điều gì người ta làm trở thành Đại thừa.

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương