BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama



tải về 1.46 Mb.
trang17/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   33

Chết và tái sinh


Những loại thiền tập đặc thù nào mà chúng ta nên tiến hành, hãy chọn đề mục vô thường như một thí dụ. Ý nghĩa quan trọng về thiền tập trên đề mục vô thường và sự chết không phải là để làm chúng ta sợ hãi; hoàn toàn không có điểm nào là làm cho chinh mình sợ hải cái chết. Mục tiêu của thiền quán trên vô thường và sự chết là để nhắc nhở chúng ta về sự quý giá của những cơ hội hiện hữu cho chúng ta trong cuộc sống như một con người. Nhắc nhở chính mình rằng chết là không tránh khỏi, thời điểm của nó là không thể đoán trước và khi nó xảy ra chỉ có sự thực tập tâm linh là ích lợi,nó cho chúng ta một ý nghĩa của sự khẩn cấp và có thể cho chúng ta một sự cảm kích chân thành giá trị sự tồn tại của nhân loại và khả năng của chúng ta để hoàn thành những nguyện vọng tâm linh cao nhất. Nếu chúng ta có thể phát triển sự đánh giá rõ ràng sâu sắc này, chúng ta sẽ xem mỗi một ngày trong đời mình như những gì quý báu nhất.

Như những hành giả tâm linh, rất quan trọng cho chúng ta làm cho quen một cách liên tục tư tưởng và những cảm xúc với ý niệm của cái chết vì thế nó không đến như những gì hoàn toàn ngoài dự kiến. Chúng ta cần chấp nhận chết như một phần của đời sống chúng ta. Loại thái độ này lành mạnh hơn là tuyệt đối cố gắng không nghĩ hay nói về cái chết. Khi chúng ta thẩm xét lời dạy của Đức Phật, chúng ta thấy rằng trong bài thuyết pháp công cộng đầu tiên Ngài liệt kê 16 đặc điểm của Bốn Chân Lý Cao Quý, trong ấy bốn điều là đặc điểm của khổ đau. Trong bốn đặc điểm về khổ, thứ nhất là vô thường. Rồi thì, khi Đức Phật thị tịch, tại ngưỡng cửa cuối cùng của niết bàn, lời dạy sau rốt mà Ngài đã ban cho là trên sự quan trọng của tư duy vô thường. Nói cách khác, ngay lúc đầu và lúc cuối cùng những lời dạy của Đức Phật là về vô thường.

Một sự thảo luận về cái chết, một cách tự nhiên đem đến câu hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, đấy là vấn đề tái sinh. Từ quan điểm của Phật giáo, tái sinh được hiểu trong hình thức một sự tiếp tục của tâm thức. Vì thế, một trong những điều Đức Phật dạy về tái sinh là sự tiếp tục của tâm thức. Trong Thích Lượng Luận (Pramanavarttika), Pháp Xứng nói rằng điều gì ấy không ở trong tự nhiên của tâm thức không thể được chuyển thành tâm thức. Trọng điểm của ngài là trong sự giải thích cho tính tự nhiên và tồn tại của tâm thức, chúng ta có hai sự lựa chọn. Hoặc là chúng ta thừa nhận rằng môi trường tiếp tục của tâm thức không có bắt đầu hay là nó có (bắt đầu). Nếu chúng ta thừa nhận một sự bắt đầu đến môi trường tiếp tục của tâm thức, một câu hỏi sẽ phát sinh, giai đoạn đầu tiên của tâm thức đến vào lúc nào và nó đã đến từ đâu? Thế rồi sự lựa chọn của chúng ta là thời khắc đầu tiên của tâm thức đã đến từ không nơi nào, hay không từ nơi nào mà đến – từ không nguyên nhân – hay nó được tạo nên bởi một nguyên nhân là thường còn và vĩnh cửu.

Từ quan điểm của Phật giáo, câu trả lời nào cũng làm phát sinh nhiều sự mâu thuẫn. Nếu điều gì đến không có nguyên nhân, nó phải tồn tại hoặc là mãi mãi hoặc là hoàn toàn không tồn tại. Cả hai sự lựa chọn đều không đứng vững. Mặt khác, nếu điều gì đến từ một nguyên nhân thì tự nó là thường còn, vĩnh cửu, không thay đổi và nhất thể, điều này phủ nhận quan điểm căn bản của Phật giáo về tính nhân quả phổ quát. Do thế, từ quan điểm của Phật giáo, khái niệm về sự sáng tạo thần linh là hoàn toàn không thể chấp nhận. Nếu ai đấy chấp nhận rằng một vài năng lực thần linh nào đấy đã tạo nên toàn thể vũ trụ, thế thì tính tự nhiên của năng lực thần linh này phải là độc lập, nhất thể, sẵn có và đầu tiên, tất cả những điều ấy là không đứng vững trong một quan điểm triết lý mà trong ấy thuyết nhân quả phổ quát là nguyên lý cơ bản.

Trên những nguyên cớ này, Phật giáo không thừa nhận một sự bắt đầu đến môi trường tiếp tục của tâm thức và giải thích tính tự nhiên và tồn tại một cách tinh khiết của nó trong hình thức của nguyên lý nhân duyên. Từ quan điểm của Phật giáo, thậm chí sự hiện hữu của những thiên hà và chính vũ trụ phải được giải thích từ quan điểm của nhân duyên (nguyên nhân và điều kiện). Trong trường hợp của vũ trụ, phải là mối quan hệ giữa những chúng sinh sống trong trạng thái vật chất và sự hiện hữu cùng tiến triển của thế giới vật chất.

Những Phật tử giải thích nó theo cách thế này. Như chúng tôi đã đề cập phía trước, ở trình độ vi tế nhất của thế giới vật chất, có một môi trường tiếp diễn thường hiện hữu vật chất của những hạt không gian. Khi môi trường tiếp diễn vật chất vi tế này tác động với nghiệp thức của những chúng sinh, nghiệp báo hành động như một điều kiện cho phép sự sinh khởi những sự hoán vị khác nhau của thực tại vật lý. Cuối cùng ở đấy hình thành sự sống một thế giới vĩ mô mà có thể thật sự có một tác động trực tiếp trên kinh nghiệm của chúng sinh về đớn đau, vui sướng, khổ não và hạnh phúc. Cùng với những dòng này những Phật tử giải thích toàn thể sự tiến triển và tàn hoại của vũ trụ. Điều này được trình bày rất rõ ràng trong truyền thống giáo lý Phật giáo của mười hai khâu xích (nhân duyên) tương duyên khởi thủy_25.

---o0o---

Mười Hai Khâu Xích (Thập Nhị Nhân Duyên )


Vòng xích mười hai khâu hay thập nhị nhân duyên chứng minh toàn bộ tiến trình phát triển và giải thích sự tồn tại của cá nhân trong vòng luân hồi. Không có nhận thức về sự hiện hữu của loại nào đấy về một đấng tạo hóa trung tâm, hợp nhất chung quanh điều mà mọi thứ tiến hóa.

Trong khi chúng ta đang kinh nghiệm những hậu quả của một khâu trong mười hai nhân duyên, những khâu của vô minh và hành nghiệp của một vòng tuần hoàn khác đã được chuẩn bị để chuyển động. Vì thế, có những vòng xoay luân phiên nhau mãi mãi của mười hai khâu nhân duyên của sự tương duyên khởi thủy một cách liên tục kềm hãm chúng ta trong bánh xe lưu chuyển của đời sống, đấy là sự tiến hóa của chúng ta qua vòng tuần hoàn luân hồi như thế nào được giải thích.

Đức Phật thật sự đã dạy mười hai nhân duyên trong hai cách. Một là minh họa sự tiến hóa của chúng ta qua vòng luân hồi từ vô minh đến những hành hoạt tự động (hành động bản năng) của hành nghiệp đến ý thức và tiếp tục đi theo thứ lớp tiếp theo cuả vòng xích, trong khi chiều khác trình bày tiến trình giống như thế trong chiều ngược lại, giải thích làm thế nào chúng ta thoát khỏi vòng luân hồi và đạt đến giác ngộ. Bằng việc đem đến sự chấm dứt của vô minh, những hành động do ý muốn (hành động bản năng) được ngăn ngừa; bằng việc ngăn ngừa những hành hoạt tự động (hành động bản năng), ý thức được ngăn ngừa, và tiếp tục, v.v…

Bình luận về những giáo lý này, đạo sư Ấn Độ Vô Trước (Asanga) đã xác chứng ba đặc trưng chủ yếu:

1- Mọi thứ có nguyên nhân của nó. Trong giáo lý nhân duyên của đạo Phật, khái niệm thần linh tạo hóa bị bác bỏ, bởi vì mọi thứ hình thành sự hiện hữu như một kết quả của nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên).

2- Những nguyên nhân này là vô thường. Ngay cả những nguyên nhân kết thành toàn bộ vòng tuần hoàn trong sự chuyển vận thì tự chính chúng là chủ thể của những nguyên nhân và điều kiện và vì thế là vô thường.

3- Chỉ những nguyên nhân tương hợp, tương ứng cho sinh khởi những hiệu quả hay tác dụng. Nhân quả không phải là một tiến trình ngẫu nhiên hay bừa bãi; không phải mọi thứ có thể sản sinh ra mọi thứ. Những nguyên nhân và những kết quả phải tương hợp; chỉ những nguyên nhân tương xứng mới đưa đến những kết quả tương ứng.

Vô Trước đã định rõ những nhân tố này bằng bình luận trên một đoạn kinh, nơi mà Đức Phật tuyên bố, “vì điều này có, nên điều kia có; vì điều này hình thành nên điều kia sinh ra; vì có căn bản vô minh, nên những hành vi tự động sẽ tiếp theo.”_26


Illuminating the Path to Enlightenment 

Chapter Four: Becoming inspired to practice Dharma 

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=398&chid=1010 

Hồng Nhu dịch kệ 

Tuệ Uyển chuyển ngữ. 

27-06-2009

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương