BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama


Thiền Quán: Trau Dồi Tinh Thần Nguyên Tắc (kỷ cương giới hạnh)



tải về 1.46 Mb.
trang16/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   33

Thiền Quán: Trau Dồi Tinh Thần Nguyên Tắc (kỷ cương giới hạnh)


Phương pháp chúng ta phát triển những phẩm chất tích cực của tâm thức là qua sự thực hành thiền quán liên tục. Thiền quán là một nguyên tắc tuy thế chúng ta phát triển một cách mật thiết vói một đối tượng được lựa chọn. Khó khăn của chúng ta là trong đời sống hằng ngày, chúng ta cho phép chinh mình bị khống chế bởi những cảm xúc phiền não và tư tưởng lừa dối (si mê), tâm thức chúng ta bị tràn ngập bởi những tình trạng tiêu cực một cách hoàn toàn, thế rồi chúng tồn tại mãi một vòng luân hồi của những vấn nạn, rối rắm, và khổ đau.

Do vậy, những gì chúng ta tìm kiếm trong sự thực hành tâm linh là một phương cách đảo ngược vòng luân hồi này vì thế chúng ta cuối cùng có thể lãnh lấy trách nhiệm kiểm soát tâm thức chúng ta và ngăn ngừa nó khỏi ở dưới sự ảnh hưởng những thúc đẩy tiêu cực của ác nghiệp. Chúng ta làm điều này bằng việc dấn thân vào trong một nguyên tắc trau dồi liên tục mật thiết với một đối tượng được tuyển chọn, dĩ nhiên, đối tượng ấy phải là tích cực. Trong việc thực hành như thế, chúng ta đạt đến một tinh thần kiên cố ổn định và chính điều ấy cho phép chúng ta đặt tâm chúng ta nhất quán trên mục tiêu này (nhất tâm bất loạn). Đây thật sự là ý nghĩa và mục tiêu của thiền quán Phật giáo.

Tư tưởng và xúc tình, những thứ mà chúng ta quen thuộc hơn là những thứ đến với chúng ta một cách dễ dàng. Nếu chúng ta quen thuộc với những xúc tình và tư tưởng tiêu cực (ác niệm), đấy là những thứ sẽ khởi lên trong chúng ta một cách tự nhiên hơn, nhưng nếu chúng ta được thực tập cho quen với những tư tưởng và xúc tình tích cực (thiện niệm), những thứ ấy cũng sẽ phát khởi một cách tự nhiên.

Chúng ta có thể quán sát điều này trong kinh nghiệm cá nhân của chính chúng ta, đặc biệt khi chúng ta học hỏi những chủ đề mới. Lúc mới bắt đầu, chúng ta cảm thấy nó hoàn toàn khó khăn và vất vả để hiểu bất cứ điều gì, nhưng khi chúng ta kiên trì, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cuối cùng, chúng ta đạt đến mức độ mà sự hiểu biết phát khởi một cách đơn thuần trực tiếp qua tâm thức chúng ta đến đối tượng. Điều này không có nghĩa là chủ đề đã bổng nhiên trở nên dễ dàng. Tất cả những điều chúng ta đã hoàn tất là để nâng cao sự hiểu biết đề tài qua sự hành trì cần mẫn liên tục.

Thay đổi là một tiến trình từ từ. Do vậy, khi chúng ta cố gắng xua đuổi rắc rối với sự tôn trọng đến thực tại, ánh sáng bắt đầu chiếu soi theo từng cấp độ. Một lần nữa, chúng ta có thể quán sát điều này trong kinh nghiệm cá nhân của chúng ta. Lúc mới bắt đầu, chúng ta có thể có một nhận thức nhất quán về thực tại và nó đối lập một cách hoàn toàn đến phương cách mà mọi thứ thật sự hiện hữu, nhưng khi chúng ta khảo sát tính tự nhiên của thực tại với tâm thức phân tích của chúng ta, cuối cùng chúng ta đạt đến điểm mà quan niệm sai lầm bị làm cho suy yếu và chúng ta tiến vào một trạng thái không xác thực. Chúng ta vẫn còn hướng nhiều đến với những quan niệm sai lầm, nhưng sự chấp nhất, dính mắc của chúng ta vào chúng nó đã được nới lõng đi. Khi chúng ta tiếp tục đào sâu sự hiểu biết của chúng ta qua sự phân tích, tính do dự của chúng ta tiến triển đến một trạng thái thăng bằng (vô tư) một cách từ từ, nơi ấy chúng ta bắt đầu có khuynh hướng đối với sự thông hiểu đúng đắn về thực tại hơn.

Khi chúng ta đào sâu xa hơn sự thông hiểu của chúng ta qua khảo sát và tư duy phê phán (phân tích), chúng ta đạt đến điểm mà chúng ta có một sự thông hiểu trí óc rõ ràng về thực tại, thuyết phục chính mình rằng đây là phương cách mà mọi vật hiện hữu; rằng đây là tính bản nhiên chân thật của thực tại. Nếu chúng ta đào sâu sự phân tích thậm chí xa hơn, thậm chí chúng ta đạt đến một sự thuyết phục mạnh mẻ hơn; một sự chắc chắn bắt nguồn từ suy nghĩ phê phán (phân tích) của chính chúng ta. Điều này được gọi là “nhận thức hữu hiệu” (hay chánh kiến); một sự thấy biết chắc chắn về một trạng thái chắc chắn của những hiện tượng.

Nếu chúng ta theo đuổi tiến trình thực hành này một cách liên tục với đối tượng – trong trường hợp này là, tính bản nhiên của thực tại – chúng ta đạt đến điểm mà chúng ta có không chỉ kiến thức suy luận về đối tượng mà cũng là một loại kiến thức kinh nghiệm. Ở giai đoạn ban đầu này, kinh nghiệm vẫn lệ thuộc vào một phạm vi rộng rãi trên những tiến triển tư tưởng dựa vào lý trí và vì thế được gọi là tầng bậc “kiến thức kinh nghiệm mô phỏng”.

Nếu chúng ta tiếp tục đào sâu sự phân tích của chúng ta, chúng ta đạt đến điểm mà kinh nghiệm kiến thức của chúng ta trở nên tự nhiên thanh thoát không gò bó và chúng ta có thể gợi lại kinh nghiệm của sự thông hiểu sâu sắc một cách đơn giản bằng sự tập trung chú tâm của chúng ta trên đối tượng khảo sát. Tại điểm này, sự thông hiểu của chúng ta đã đạt đến trình độ “kiến thức kinh nghiệm tự phát, không mô phỏng”. Vì thế, thậm chí với một đặc điểm đơn lẻ của hiện tượng, những tiến triển tư duy của chúng ta đi vào những trình độ đào sâu với sự thông hiểu và kinh nghiệm.

Từ một quan điểm khác, chúng ta có thể nói rằng chúng ta đi qua ba tầng bậc của sự lĩnh hội: 

- Thứ nhất, có sự lĩnh hội, thí dụ, xuất phát từ sự học hỏi và nghiên cứu, từ lắng nghe những lời giáo huấn. 

- Thứ hai, có tầng bậc của lĩnh hội xuất phát không quá nhiều từ học hỏi và nghiên cứu, nhưng từ sự phản chiếu và tư duy. 

- Thứ ba, có một trình độ của lĩnh hội mà nó xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân; từ sự thiền quán.

Có hai sự tiếp cận chính từ tiến trình thật sự của thiền quán. Một được gọi là “thiền bố trí” hay “thiền định” hay “thiền hấp thu”, đôi khi gọi là “tĩnh trú” hay “tịch tĩnh bất biến” hay “chỉ” hay “tam muội thiền” hay shamatha. Điều kia là “thiền phân tích” hay “thiền quán” hay “tuệ minh sát”, “quán” hay “liễu biệt thiền” hay vipashyana. Hãy lấy thí dụ về thiền quán trên việc tu dưỡng niềm tin trong vị thầy tâm linh của mình và một đối tượng khác cao hơn, chẳng hạn như Đức Phật. 

Ban đầu, chúng ta có thể tu dưỡng một niềm tin vững chắc, căn bản, chân thành ở vị thầy bằng cách, thí dụ, liên tục quán chiếu trên những phẩm cách cao cả rộng lớn ở vị thầy từ những khía cạnh khác nhau. Càng nhiều nguồn quán chiếu chúng ta có thể biểu lộ trên sự thiền quán phân tích này, cảm giác với sự liên hệ đến vị thầy của mình sẽ càng mạnh mẻ hơn.

Một khi chúng ta đến tại điểm mà từ sâu thẩm trong trái tim chúng ta cảm thấy sự tôn kính, ngưỡng mộ, và gần gũi, hãy để tâm tư chúng ta bất biến trong trạng thái này. Đây là thiền bố trí. Khi chúng ta duy trì sự nhất tâm trong cảm giác này về sự ngưỡng mộ vị thầy của mình, cường độ và sinh khí của trạng thái này có thể bắt đầu hạ bớt một cách chậm rãi. Khi chúng ta quán sát điều này xảy ra, hãy nổ lực sự tỉnh thức của mình bằng việc tái áp dụng sự phân tích của mình về những phẩm cách tích cực hay đạo phong vị thầy của mình.

Khi chúng ta dấn thân vào trong sự thiền tập về vô thường hay tính bản nhiên vô ngã, chúng ta đem sự vô thường hay vô ngã như đối tượng của sự chú tâm của chúng ta và tập trung trên nó, cố gắng đào sâu sự thông hiểu của chúng ta về nó. Ở đây một lần nữa, chúng ta dấn thân trong sự thiền quán phân tích bằng sự liên tục phản chiếu trên những lý do khác nhau mà chúng hướng chúng ta đến kết luận rằng tất cả những hiện tượng là vô thường hay không tự tồn tại. Khi chúng ta đi đến sự kết luận rằng mọi thứ là vô thường một cách rõ ràng hay không có sự tồn tại một cách rõ ràng, hãy đặt tâm tư chúng ta tập trung nhất quán vào kết luận ấy (nhất tâm bất loạn). Bất biến hay tĩnh trú lâu dài nhất mà chúng ta có thể trong trạng thái ấy của thiền hấp thu (hay thiền bố trí – chỉ).

Những thí dụ này chỉ ra thiền phân tích (quán) và thiền tĩnh trú (chỉ) phối hợp như thế nào để làm nên sự thành công của giai đoạn thiền tập.

Nếu chúng ta nghĩ về những kinh nghiệm hằng ngày của chinh mình, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta dấn thân trong thiền phân tích hay thiền tĩnh trú trong mọi thời. Thí dụ, tư tưởng chúng ta liên tục ảnh hưởng bởi những cảm xúc mạnh mẻ, như là vướng mắc đến ai đấy mà chúng ta thích mến hay giận hờn đối với ai đấy mà chúng ta không ưa. Khi chúng ta vướng mắc đến ai đấy, chúng ta luôn luôn nghĩ người ấy đáng khát khao thế nào và trắc nghiệm sự chú tâm, tăng cường, và biện minh liên tục những phẩm chất hấp dẫn và tích cực của người ấy trên cảm giác vướng mắc hay quyến luyến của chúng ta. Tương tự thế, khi chúng ta cảm nhận một ác cảm mạnh mẻ đối với ai đấy, chúng ta liên tục gia tăng sự thù ghét của mình bằng sự suy tư trên một lý do này rồi lý do khác để biện hộ cho cảm giác của chúng ta – “người ấy làm điều này,” “người ấy không làm điều đó” và v.v… - và không thay đổi ở những cảm giác này. Vì thế, chúng ta đã quen thuộc với những sự thực tập tương tự để thiền quán phân tích và thiền định tĩnh trú (bố trí).

Như những hanh giả tâm linh, những gì chúng ta nên làm là áp dụng những kinh nghiệm với những điều mà chúng ta quen thuộc đến một lĩnh vực mà chúng ta chưa biết đến – của sự thực tập tâm linh. Qua sự áp dụng thiển quán phân tích và thiền định tĩnh trú (bố trí) chúng ta có thể thật sự mang đến những sự chuyển hóa mà chúng ta tìm kiếm. Tuy nhiên, có một điều kiện thứ ba mà chúng ta có thể phải lưu tâm tới.

Thí dụ, đem hai người thực tập dưới sự hướng dẫn của cùng một vị thầy, cả hai học tập và thực tập thiền quán cùng một thời gian như nhau. Một người cảm thấy dễ dàng để hiểu những lời dạy, rất thành công và đạt đến sự thực chứng, nhưng người kia cảm thấy nó khó khăn, mặc dù người ấy đã thực hành cùng khoảng thời gian, sự chú tâm và nổ lực.

Phật giáo giải thích điều này trong ý nghĩa của công đức hay sự thiếu vắng từ đấy – nghiệp quả một người và cấp độ bị làm cho mờ tối của nghiệp báo. Thí dụ, những người hổ trợ chính mình qua lối sống sai lạc (24) sẽ có nhiều sự che mở của nghiệp quả ở cấp độ nặng nể hơn hơn những người khác. Một số người đã tận tâm dâng hiến cả đời của họ đến sự thiền tập tĩnh mịch đơn độc đã nói với chúng tôi rằng khi họ xử dụng những sự cúng dường từ những người nào đấy, nó gây trở ngại tạm thời trong tiến trình của họ. Điều này gợi ý rằng do bởi sự trong sạch trong lối sống của họ, họ đã phát triển một sự nhạy cảm cực kỳ thiện xảo đến những nhân tố của môi trường và có thể lập tức nhận ra tác động của mọi thứ trên sự thực tập của họ.

Tóm lại, có ba nhân tố đóng góp đến sự thực tập thiền quán thành công:

1- Sự áp dụng thành công trong thiền phân tích (quán) và thiền bố trí (chỉ). 

2- Tích tập công đức và tịnh hóa những sự che mờ của ác nghiệp. 

3- Dấn thân trong những sự thực tập thiền quán đặc thù cho những mục tiêu riêng biệt.

Trong ba điều trên, dấn thân trong những thiền tập đặc thù là quan trọng nhất và nó được được hoàn thành trong giai đoạn thiền tập, trái lại những hành động đạo đức khác, như là đảnh lễ phủ phục (nằm cả người), đi nhiễu Phật, v.v…được hoàn thành trong những thời điểm bố trí khác.

Trong quá trình thực tế, khả năng của sự nội quán ( tự xem xét nội tâm) bảo đảm rằng chúng ta tiếp tục duy trì chính niệm và không bị phân tán vởi những nhân tố ngoại tại. Và trong khi sự nội quán và chính niệm là thiết yếu trong quá trình, chúng cũng rất quan trọng trong những thời điểm “trụ thiền”2 khi chúng bảo đảm rằng chúng ta xác chứng sinh khí và sự cần cù với những kinh nghiệm thiền tập của chúng ta. 

Chúng ta cũng phải bảo đảm rằng trong những thời điểm trụ thiền chúng ta tiếp tục những hoạt động bình thường, chẳng hạn như ăn uống, ngủ nghỉ, v.v…trong một phong thái thích ứng, đó là với chính niệm và nội quán. Nếu chúng ta làm thế, những sự thực tập mà chúng ta đã thực hiện trải qua quá trình sẽ tăng cường và nổi bật những thời điểm trụ thiền đấy và những thực tập mà chúng ta thực hiện trải qua những thời điểm trụ thiền sẽ tăng cường và làm nổi bật những quá trình ấy. Nếu chúng ta có thể duy trì sự thực tập tâm linh một cách tác động trong kiểu này, sự ảnh hưởng của chúng có thể mở rộng thậm chí trong giấc ngủ, và chính niệm cùng nội quán cũng sẽ hoạt động trong những giấc mơ của chúng ta. Thí dụ, chúng ta có thể kinh nghiệm sinh khởi đầy năng lực về sự ngưỡng mộ Đức Phật hay vị thầy tâm linh của mình trong những giấc mơ và có thể cảm thấy hiệu quả kéo dài của những kinh nghiệm như thế ngay cả sau khi chúng ta thức dậy.

Cuối cùng, để bảo đảm phẩm chất sự thiền tập của chúng ta, sẽ hiệu quả hơn để thực hiện nhiều quá trình ngắn hơn là một vài giai đoạn dài.

---o0o---




tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương