BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama


Khảo Sát Tính Tự Nhiên của Thực Tại



tải về 1.46 Mb.
trang4/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

Khảo Sát Tính Tự Nhiên của Thực Tại


Tất cả những gợi ý này về tầm quan trọng của việc có một tri thức sâu sắc hơn về tính tự nhiên của tâm thức và những khía cạnh và chức năng khác nhau một cách thông thường, và tính tự nhiên và phức tạp của cảm xúc trong chi tiết. Cũng thế, vì chúng ta nhận thức rằng nhiều vấn đề của chúng ta khởi lên từ một cung cách khiếm khuyết một cách căn bản về nhận thức và liên hệ với thế giới, nó trở nên quan trọng cho chúng ta để có thể thử nghiệm cho dù nhận thức chúng ta có hòa hiệp với tính bản nhiên thật sự của thực tại hay không. Hiểu biết tính bản nhiên của thực tại là thiết yếu, giống như là nhận thức của thực tại nằm trên trái tim của vấn để chúng ta liên hệ với thế giới như thế nào. Tuy nhiên, thực tại ở đây có nghĩa không chỉ là những sự kiện ngay lập tức của kinh nghiệm và môi trường chúng ta nhưng là sự mở rộng toàn bộ của thực tại, bởi vì nhiều tư tưởng và cảm xúc của chúng ta khởi lên không chỉ như một kết quả của môi trường vật lý tức thời nhưng cũng phát sinh ra từ những ý tưởng trừu tượng.

Vì thế, trong giáo huấn của Đức Phật, chúng ta tìm thấy một khối lượng lớn luận bàn trên tính bản nhiên của thực tại trong hình thức lập thành của mười tám giới, mười hai nhân duyên, năm uẩn, v.v… và nó liên hệ thế nào đển yêu cầu của những hành giả để giác ngộ. Nếu con đường Phật Giáo là một vấn đề tín ngưỡng và trau dồi lòng ngưỡng một sâu sắc đến Đức Phật một cách đơn giản, sẽ không có một sự cần thiết để Ngài giảng giải tình bản nhiên của thực tại trong hình thức kỷ thuật phức tạp như thế. Từ nhận thức này, thế rồi, những lời giáo huấn của Đức Phật có thể diễn tả như một sự khám phá tính bản nhiên của thực tại.

Giống như những nguyên tắc khoa học đặt sự nhấn mạnh vô cùng trên sự cần thiết của tính khách quan trên lĩnh vực khoa học, Phật Giáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thể nghiệm tính bản nhiên của thực tại từ lập trường khách quan. Chúng ta không thể duy trì một quan điểm một cách đơn giản bởi vì chúng ta thích nó hay bời vì nó hợp với lý thuyết siêu hình hay lý thuyết suông định kiến hay những phán đoán cảm xúc của chúng ta. Nếu quan điểm của chúng ta về thực tại được đặt trên căn bản của sự tưởng tượng hay phỏng đoán một cách đơn giản, sẽ không có khả năng để chúng ta có thể phát triển quan điểm ấy đến một trình độ vô cùng tận.

Khi chúng ta được tham gia vào con đường của Phật Giáo để khám phá tính bản nhiên của thực tại, có hai khả năng chính yếu hoạt động trong tâm thức chúng ta. 

1- Một là khả năng của khảo sát, điều đưa thực tại ra để phân tích. Trong ngôn ngữ Phật Giáo điều này được diễn tả như là tuệ trí, hay sự thấu hiểu sâu sắc.

2- Khả năng của phương pháp hay ý nghĩa thiện xảo, điều này là khả năng cho phép chúng ta đào sâu sự can đảm cùng kiên nhẫn và phát sinh năng lực mạnh mẽ của động cơ mà nó hổ trợ chúng ta trong sự tìm kiếm của tâm linh.

---o0o---

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

HỎI: kính bạch Ngài, Ngài nói rằng tất cả những hiện tượng là đối tượng vô thường. Có phải tính tinh khiết, không chướng ngại của tâm thức cũng là đối tượng vô thường? Có phải tính bản nhiên của tâm thức là sinh và tử không?

ĐÁP:  Khi chúng ta nói về tính bản nhiên của tâm thức trong phạm trù Phật Giáo, chúng ta phải hiểu rằng nó có thể được hiểu trên hai trình độ khác nhau:

1- Trình độ căn bản của thực tại, nơi tính bản nhiên của tâm được hiểu trong dạng thức của tính không của nó của tính tồn tại vốn có, và 

2- Sự liên hệ hay trình độ quy ước, điều liên hệ đến chỉ là phẩm chất của độ sáng, tri thức và kinh nghiệm.

Nếu câu hỏi ấy liên hệ đến tính tự nhiên quy ước của tâm thức, thế thì giống như tâm thức chính nó đi qua một tiến trình của đổi thay liên tục, tính tự nhiên của tâm cũng là như thế. Điều này đã chỉ rằng tính bản nhiên của tâm thức là một hiện tượng vô thường. Tuy vậy, nếu chúng ta hỏi về tính không của tâm, thế thì chúng ta cần quan tâm mặc rằng mặc dù tính không của tâm không là một hiện tượng tạm thời - điều ấy không là chủ thể của nguyên nhân và điều kiện - nó không thể được đặt ở vị trí của một đối tượng được đặt ra. Nói cách khác, tính không của tâm không thể tồn tại một cách độc lập của tự tâm chinh nó. Tính không của tâm không gì hơn là sự hoàn toàn thiếu vắng của bản chất bên trong, hay sự tồn tại cố hữu. Vì thế, như những tình trạng khác nhau của tâm thức đến và đi, những ví dụ mới của tính không của tâm cũng xuất hiện.



Illuminating the Path to Enlightenment 

Chapter One: General Introduction 

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=398&chid=1007 

Tuệ Uyển chuyển ngữ 

04-04-2009

---o0o---

CHƯƠNG 02 - NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA GIÁO NGHĨA  VỀ CON ĐƯỜNG TIỆM THỨ

Ngọn Đèn Cho Con Đường Giác Ngộ


Trong nghi thức truyền thừa của giáo thuyết về hai tài liệu mà chúng ta sẽ theo dõi trong khóa tu này, chúng tôi lần đầu tiên tiếp nhận sự truyền thừa luận giải của Tổ Sư Tông Khách Ba, Thi Kệ Chứng Nghiệm, từ Tathag Rinpoche vào lúc rất trẻ, và sau này từ Cố Trưởng Lão Giáo Thọ Kyabje Ling Rinpoche, người cũng là vị thầy truyền thọ Đại Giới cho chúng tôi như một tu sĩ, và Cố Kyabje Trijang Rinpoche.

Sự truyền thừa Luận Giải, Ngọn Đèn cho Con Đường, rất khó khăn tại thời điểm ấy, nhưng chúng tôi đã tiếp nhận nó từ Cố Ân Sư của chúng tôi, Rigzin Tenpa, người có thể tiếp nhận sự truyền thừa từ Khangsar Dorje Chang. Sau này chúng tôi tiếp nhận giáo huấn này từ Cố Serkong Tsenshab Rinoche, người đã truyền thọ trong sự kết hợp với luận giải của Panchen Loáng Chogyen, điều mà người có thể trình bày hầu như một cách riêng biệt từ trái tim của người.



Ngọn Đèn Cho Con Đường: Thi Kệ 1

Kính lễ Đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử 

Chúng con bày tỏ lòng kính ngưỡng và tôn sùng rộng lớn 

Đến những bậc điều ngự của ba thời (quá, hiện, vị lai) 

Đến những lời giáo huấn của các ngài và đến những ai khát khao tìm cầu đạo đức 

Khuyến thỉnh bởi người đệ tử thuần lương Jangchub O 

Chúng con sẽ thắp sáng ngọn đèn 

Cho con đường giác ngộ.

Dòng, “Kính lễ Đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử” , là một sự kính lễ được viết bởi người chuyển dịch từ nguyên bản thi kệ này từ Phạn ngữ sang Tạng ngữ. Ở cuối thi kệ 1, tác giả tuyên bố mục tiêu của Ngài khi viết thi kệ này.

Ngọn Đèn của Con Đường được viết ở Tây Tạng bởi đạo sư Ấn Độ Atisha Dipamkara Shrijnana (Tổ Sư A Để Sa). Trong triều đại Ngari dưới các vị vua Lhalama Yeshe Ö và người cháu cuả ông là Jangchub Ö , những nổ lực to lớn được tiến hành để cung thỉnh Tổ Sư A Để Sa từ Ấn Độ sang Tây Tạng. Như một kết quả của những nổ lực này, vua Lhalama Yeshe Ö đã bị cầm tù bởi một vị vua láng giềng chống đối Phật Giáo và thật sự mất đi cuộc đời của ông, nhưng Jangchub Ö đã kiên nhẫn và cuối cùng thành công. Khi Tổ Sư A Để Sa đến Tây Tạng, Jangchub Ö đã mời Ngài giảng thuyết và điều ấy đã mang lại lợi ích cho toàn thể nhân quần Tây Tạng. Vì thế, để đáp lại, Tổ Sư A Để Sa đã viết Ngọn Đèn Cho Con Đường, một thi kệ đặc thù, bởi vì mặc dù nó được viết bởi một vị Đạo Sư Ấn Độ, nhưng nó đã được viết ở Tây Tạng một cách đặc biệt cho người Tây Tạng.

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương