BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama


Sự Hiểu Biết Trí Thức và Sự Hiểu Biết Kinh Nghiệm



tải về 1.46 Mb.
trang3/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

Sự Hiểu Biết Trí Thức và Sự Hiểu Biết Kinh Nghiệm


Thật quan trọng để có thể phân biệt giữa hai trình độ của sự hiểu biết. Một là sự hiểu biết nông cạn, trình độ hiểu biết, đấy là sự đặt căn bản trên vấn đề đọc kinh luận, học hỏi hay nghe giảng, chúng ta phân biệt giữa những phẩm chất tiêu cực cùng tích cực của tâm thức và nhận ra tính bản nhiên và nguyên ủy của chúng. Trình độ khác sâu sắc hơn, trình độ kinh nghiệm, đấy là chúng ta thực sự phát triển và phát sinh những phẩm chất tích cực trong chính mình.

Mặc dù có thể được thử thách để phát triển sự hiểu biết trí thức về những đề tài nào đấy, thông thường dễ dàng hơn bởi vì nó có thể trau dồi đơn thuần chỉ qua đọc kinh luận hay nghe giảng những giáo lý. Sự thông suốt kinh nghiệm thì phát triển khó hơn nhiều, vì nó xảy đến như kết quả của một sự thực tập qua một thời gian cần thiết. Ở trình độ kinh nghiệm, sự hiểu biết thông suốt của chúng ta cũng đi cùng với một sự hợp thành của cảm giác, sự hiểu biết căn bản là một kinh nghiệm cảm nhận.

Bởi vì sự hiểu biết kinh nghiệm là chúng đi cùng với những cảm xúc mạnh mẽ, chúng ta có thấy rằng mặc dù nhiều cảm xúc là tàn phá, cũng có những tình trạng cảm nhận tích cực. Thực tế, con người không thể tồn tại mà không có cảm xúc. Cảm xúc là một phần nguyên tính của con người, không có nó, sẽ không có căn bản của đời sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng có nhiều vấn đề và xung đột của chúng ta bị phức tạp vì những cảm xúc mạnh mẻ. Khi những cảm xúc nào đấy khởi lên trong cõi lòng hay trong tâm thức chúng ta, chúng tạo nên một sự quấy nhiễu lập tức, điều không chỉ tạm thời nhưng có thể đưa đến những hậu quả tiêu cực lâu dài, đặc biệt khi chúng ta phối hợp hành động với những người khác. Những cảm xúc tiêu cực này cũng có thể làm tổn hại đến sức khỏe của thân thể vật lý.

Tuy vậy, khi những cảm xúc khác nổi lên, chúng lập tức gây ra một cảm giác của sức mạnh và can đảm, tạo nên một không khí tích cực bao quát hơn và đưa đến những kết quả tích cực lâu dài, bao gồm cả sức khỏe. Đặt qua một bên vấn đề của sự thực tập tâm linh vì tầm quan trọng trong chốc lát, chúng ta có thể thấy là ngay cả từ những viễn cảnh của đời sống thế tục hằng ngày, có những cảm xúc tàn phá và những cảm xúc xây dựng.

Dharma là pháp, nghĩa rộng là “thay đổi”, hay “đem đến sự chuyển hóa”. Khi chúng ta nói về sự chuyển hóa tâm thức, chúng ta đang liên hệ đến nhiệm vụ vô hiệu hóa năng lực của những tư tưởng cảm xúc tàn phá trong khi phát triển những năng lực của những điều xây dựng và ích lợi. Trong cách này, qua sự thực hành Giáo Pháp, chúng ta chuyển hóa những tâm thức vô trật tự thành những tâm thức nề nếp kỷ luật.

---o0o---


Căn Bản cho Sự Chuyển Hóa


Làm thế nào chúng ta biết rằng có thể chuyển hóa tâm thức chúng ta? Có hai căn cứ cho điều này. Một là những định luật nền tảng của vô thường; đấy là tất cả mọi vật, mọi sự kiện là đối tượng để chuyển hóa và đổi thay. Nếu chúng ta thể nghiệm điều này sâu sắc hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng tại mỗi thời điểm, mọi thứ tồn tại là đang qua một tiến trình của đổi thay. Mặc dù, thí dụ, chúng nói về một người của hôm qua như đang hiện diện không thay đổi ngày hôm nay, tất cả chúng ta tỉnh thức trong một tổng thể, trình độ kinh nghiệm của luật vô thường; rằng, thí dụ, ngay cả trái đất mà chúng ta sống một ngày nào đó sẽ đến lúc tận diệt.

Nếu mọi vật và mọi sự kiện không có tính tự nhiên của đổi thay từng thời khắc, chúng ta không thể giải thích làm thế nào sự chuyển hóa xảy ra liên tục. Khi chúng ta thu hẹp khoảng thời gian bao la xuống thành những phần rất chi li, chúng ta có thể nhận thấy rằng mọi thứ thật sự đổi thay từng thời khắc này đến thời khắc kia. Kỷ thuật hiện đại giúp chúng ta thấy một số những sự thay đổi này; sự phát triển của một vi sinh vật, thí dụ, có thể được quán sát qua một kính hiển vi. Cũng thế, tại một trình độ lý thuyết vi tế, những sự quán sát cho biết tính tự nhiên cực kỳ sôi nổi của thực tại vật lý. Đây cũng là định luật căn bản của tự nhiên – vô thường – điều ấy tạo nên khả năng cho sự thay đổi của chúng ta, sự phát triển và tiến trình.

Tính tự nhiên ngắn ngủi và vô thường của thực tại không được hiểu trong dạng thức của những gì được hình thành, duy trì trong một chốc lát và rồi thì ngừng tồn tại. Điều ấy không phải là ý nghĩa của vô thường ở trình độ vi tế. Tính vô thường vi tế liên hệ đến một sự kiện mà khoảnh khắc những sự vật và những sự kiện hình thành, chúng đã vô thường rồi trong tự nhiên; khoảnh khắc chúng xuất hiện, tiến trình của sự tàn hoại đã bắt đầu rồi. Khi vật gì đấy hình thành từ những nguyên nhân và những điều kiện của nó, hạt giống sự chấm dứt của nó thì cũng sinh ra cùng với nó. Nó không là những gì được hình thành và rồi thì một nhân tố thứ ba hay điều kiện làm nguyên nhân cho sự hủy hoại của nó. Đấy không phải là làm thế nào để hiểu vô thường. Vô thường có nghĩa là ngay khi vật gì ấy được hình thành, nó đã bắt đầu tàn hoại.

Nếu chúng ta giới hạn sự hiểu biết của vô thường đến sự tiếp diễn của điều gì đấy, cuối cùng chúng ta sẽ nhận thức thấu đáo tổng thể của vô thường. Chúng ta sẽ thấy rằng khi những nguyên nhân và điều kiện nào đấy đem đến sự xuất hiện của điều gì ấy, nó duy trì không thay đổi cho đến khi nào những nhân tố hổ trợ cho sự tồn tại của nó duy trì không đổi thay, và bắt đầu hoại diệt chi khi nó chạm trán với những tình trạng đối nghịch lại. Đây là tổng thể của vô thường.

Tuy nhiên, hếu chúng ta thâm nhập sâu hơn vào sự thấu hiểu về vô thường bằng sự tiếp cận ở trình độ vi tế - khoảnh khắc đến từng khoảnh khắc thay đổi trải qua của tất cả mọi hiện tượng – chúng ta sẽ nhận thức làm thế nào ngay khi vật gì được hình thành, thì sự ngừng dứt của nó cũng đã bắt đầu.

Trước nhất, chúng ta có thể nghĩ rằng hình thành và đi đến ngừng hiện hữu là những tiến trình đối nghịch, nhưng khi chúng ta thẩm thấu sự hiểu biết của mình về vô thường, chúng ta sẽ nhận thức rằng được hình thành (sinh) và ngừng dứt (chết) là đồng thời, trong một ý nghĩa. Vì thế, định luật nền tảng của vô thường (tính tự nhiên nhất thời của tất cả mọi hiện tượng) cho chúng ta một căn bản khả dĩ của sự chuyển hóa tâm thức chúng ta.

Tiền đề thứ hai cho sự khả dĩ của sự chuyển hóa tâm thức chúng ta lần nữa là một điều chúng ta có thể nhận thức về thực tại của thế giới vật lý ngoại tại, nơi mà chúng ta thấy rằng những sự vật nào đấy là trong sự xung đột với những thứ khác. Chúng ta có thể gọi điều này là định luật về mâu thuẩn. Thí dụ, nóng và lạnh, tối và sáng, v.v… là những năng lực đối kháng với nhau - nổi bật thứ này là tự động hạ bớt thứ kia – trong một vài trường hợp điều này là một tiến trình từ từ, trong những trường hợp khác, nó xảy ra ngay lập tức. Thí dụ, khi chúng ta mở đèn, bóng tối trong phòng lập tức biến mất.

Nếu chúng ta nhìn vào thế giới tinh thần của tư tưởng và cảm xúc trong cùng một cách, chúng ta một lần nữa tim thấy nhiều năng lực đối kháng, như khi chúng ta mạnh dạn phát triển một loại cảm xúc nào đấy, những cảm xúc đối lập với chúng liền tự động giảm bớt cường độ. Sự kiện tự nhiên này của nhận thức chúng ta, nơi mà những năng lực mâu thuẫn đối kháng với những thứ khác, cung cấp một tiền đề khác cho sự khả dĩ của đổi thay và chuyển hóa.

Khi chúng ta mang hai loại tư tưởng hay cảm xúc đối kháng trực tiếp với một thứ khác, câu hỏi khởi lên là, điều nào phản ánh tình trạng đúng đắn của những vấn đề và điều nào là cách sai lầm của sự liên hệ với thế giới? Câu trả lời là những tư tưởng và cảm xúc mà đặt nền tảng một cách mạnh mẽ trong kinh nghiệm và lý trí là những thứ đúng đắn với phía của chúng, trái lại những thứ mâu thuẫn với những cách hiện hữu, không kể là chúng mạnh thế nào đi nữa mà chúng có thể là tại thời điểm ấy, thì không ổn một cách thật sự. Vì chúng thiếu giá trị nền tảng vững vàng trong kinh nghiệm và lý trí, chúng không có một cơ sở vững chắc.

Cũng thế, nếu chúng ta lấy hai loại cảm xúc trực tiếp đối kháng với nhau và thể nghiệm chúng để thấy điều gì phân biệt thứ này với thứ kia, một đặc điểm khác mà chúng ta chú ý là chúng khác nhau trong những ảnh hưởng lâu dài của chúng.

Có những loại cảm xúc nào đấy cho chúng ta những thoải mái hay thõa mãn tạm thời, nhưng khi chúng ta thử nghiệm chúng với khả năng thông minh của mình – sự sáng suốt làm cho chúng ta có khả năng phán đoán giữa những lợi ích ngắn hạn hay dài lâu và những khuyết điểm – chúng ta thấy rằng về lâu về dài chúng là phá hoại và tổn hại, chúng không thể được hổ trợ bởi lý trí hay tuệ trí. Thời điểm ánh sáng của thông tuệ chiếu soi trên những cảm xúc tàn phá,chúng không còn bất cứ sự hổ trợ nào nữa.

Tuy thế, có những loại cảm xúc khác nữa, chúng có thể dường như quấy nhiễu một chút tại một thời điểm nhưng có những lợi ích lâu dài một cách thật sự, và vì thế được tăng cường củng cố bởi lý trí và hiểu biết sâu sắc hổ trợ bởi sự thông tuệ.

Vì thế, những cảm xúc tích cực căn bản mạnh mẻ hơn những thứ tiêu cực bởi vì khả năng của chúng cho sự phát triển là to lớn hơn.

Hai tiền đề này – những định luật về vô thường và mâu thuẫn – cho phép chúng ta thấy sự khả dĩ và đem đến sự chuyển hóa trong chính chúng ta.

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương