BỪng sáng con đƯỜng giác ngộ Illuminating the Path to Enlightenment His Holiness the Dalai Lama



tải về 1.46 Mb.
trang31/33
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.46 Mb.
#37806
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33

THIỀN QUÁN TRÊN TÍNH KHÔNG


Khi chúng ta thật sự đi đến thiền quán trên tính không, thật tác động hơn để thiền quán trên sự trống không của tự ngã, hay cá nhân, trước khi thiền quán trên sự trống không của những hiện tượng. Trước nhất chúng ta nên khảo sát tự ngã trong điều mà chúng ta tin rằng, tại nơi ấy chúng ta dính mắc. Nơi nào nó cư trú? Có phải có một cái tự ngã ở trên và vượt tầm chúng ta kinh nghiệm? có phải có một cái tự ngã ngoài tầm của mọi trình độ xuất hiện? Khi chúng ta đưa ra sự hiện hữu vốn có về tự ngã của chính mình để phân tích bình luận và tìm tính chân thật tự nhiên của nó, chúng ta sẽ đi đến nhận ra rằng nó không thể tìm thấy được. Chúng ta không thể tìm thấy một cái tự ngã kiên cố.

Ở tại điểm này chúng ta có thể tự hỏi mình, có phải điều này có nghĩa rằng tự ngã hoàn toàn không hiện hữu? Nhưng điều đó không thể là một sự kết luận đúng đắn, bởi vì chúng ta biết từ kinh nghiệm bản thân rằng tự ngã làm nên những sự việc, bị ảnh hưởng bởi môi trường và v.v…, tất cả những điều ấy gợi ra rằng nó sở hữu một cấp độ tồn tại nào đấy. Tuy vậy, sự hiện hữu này của tự ngã có thể được hiểu chỉ trên hình thức của tính tự nhiên lệ thuộc của nó, đấy là, như một hiện tượng phát sinh một cách phụ thuộc.

Một khi chúng ta nhận ra điều này, chúng ta có thể dùng sự hiểu biết của mình về sự phát sinh lệ thuộc của tự ngã như một tiền đề để phản chiếu trên sự trống không của nó – rằng mặc dù tự ngã tồn tại, nó không sở hữu một thực tại của bản chất vốn có. Điều này là cách làm thế nào để xử dụng sự hiểu biết của chúng ta về sự phát sinh phụ thuộc (nhân duyên) để đi đến một sự thông hiểu về tính không.

Làm thế nào để quyết định rằng điều gì đấy là hiện hữu mà những gì khác là không tồn tại? Nếu chúng ta lấy thí dụ từ một người thực thụ và một người trong giấc mơ, chúng ta có thể thấy rằng họ bình đẳng trên sự thật rằng cả hai thiếu vắng sự hiện hữu vốn có và thực tại khách quan. Tuy vậy, nếu chúng ta tin rằng con người trong giấc mơ là thật, chúng ta có thể làm mất hiệu lực sự tin tưởng đó bởi kiến thức quy ước khác, chẳng hạn những kinh nghiệm quá khứ hay người nhân chứng thứ ba. Tin tưởng trong con người thật sự như là sự thật không thể bị làm mất hiệu lực bởi những ý nghĩa quy ước thế gian (tục đế). Đây là một phương pháp để phân biệt giữa những gì hiện hữu và những thứ không tồn tại. Một phương pháp thứ hai là để dựa vào sự tranh luận đặt cơ sở trên căn bản tự nhiên của thực tại. Thí dụ, với những nhận thức nào đấy coi như là đúng qua những tiến trình tư tưởng trừu tượng hay bởi những thành viên có quan hệ chặc chẽ với những trường phái trừu tượng nào đấy mà có thể là dễ mắc phải sự mất hiệu lực bởi những kiến thức quy ước thế gian.

Khi chúng ta suy tư theo những dòng kệ này, chúng ta có thể cảm phục những ý kiến của đạo sư Tông Khách Ba khi mà gần đến chỗ kết thúc về chủ đề tính không của Đại Diễn Giải, ngài nói rằng, “Ô, hởi những đồng sự của tôi, đã học trong Đại Luận Thuyết Trung Đạo. Mặc dù trong tâm thức quý vị rất là khó khăn để thừa nhận những quan điểm về nguyên nhân và kết quả trong một thế giới trống rỗng sự hiện hữu vốn có, tuy thế mà, nắm lấy và giữ gìn điều này bởi sự chào đón nó là cung cách của Trung Đạo.”

Điều này gợi ra rằng khi chúng ta thông hiểu sâu sắc hơn về tính không, chúng ta đi đến một điểm mà nơi ấy thực tại của mọi vật có khuynh hướng biến mất. Sự vật dường như tan rả và trở nên không có thực. Tuy vậy, điều này không là một sự biểu thị rằng chúng không hiện hữu nhưng đúng hơn là chúng là sự khách quan trống rỗng, thực tại có thật. Trong thí dụ này, mặc dù có thể khó khăn để duy trì một cách khái quát khái niệm về nguyên nhân và kết quả (nhân duyên) và thực tại quy ước của những hiện tượng, chúng ta phải bền bỉ và làm cho quen thuộc một cách liên tục ở chính mình với loại hiểu biết này.

Rồi thì, dần dần, bằng sự liên hệ lại với những kinh nghiệm bản thân một cách liên tục, chúng ta sẽ trở nên hòa hiệp hơn đến kinh nghiệm của tính không; ngày càng thoải mái hơn, khái quát hơn, và cảm xúc hơn, với khái niệm rằng mọi vật và mọi sự không sở hữu một sự tồn tại vốn có. Điều kết luận này không xuất hiện trong tâm thức chúng ta như một tia chớp; một sự hiểu biết về tính không chỉ nỡ ra như là kết quả của một tiến trình dài lâu của sự quán chiếu liên tục.

Ngọn Đèn Cho Con Đường: Đoạn 51 đến 54

51- 

Lý luận về Bảy Mươi Đoạn Kệ trên Tính Không 



Luận thuyết về Trung Đạo và những điều tiếp theo 

Giải thích rằng tính tự nhiên của mọi vật 

Được thiết lập là tính không 

52- 


Vì có nhiều lối đi to rộng, 

 Tôi không đề cập chúng ở đây, 

Nhưng chỉ giải thích những kết luận của chúng 

Vì mục tiêu của thiền quán. 

53- 

Vì thế, bất cứ thiền quán điều gì 



Trên tính vô ngã, trong ấy không quán chiếu 

Tính tự nhiên cố hữu trong những hiện tượng 

Là sự trau dồi tuệ trí.

---o0o---


SỰ THÔNG HIỂU VÔ PHÂN BIỆT CỦA TÍNH KHÔNG


54- 

Giống như tuệ trí không thấy được 

Tính tự nhiên vốn có trong những hiện tượng 

Phải phân tích bằng chính tự tuệ trí qua lý luận 

Thiền quán vô phân biệt trên điều ấy.

Điều liên hệ đến vô phân biệt của Đoạn thứ 54 biểu tỏ rằng những tầng bậc qua đấy chúng ta tiến triển và nâng cao sự nhận thức của chúng ta về tính không. Qua việc bước lên những tầng bậc khác nhau của con đường, chẳng hạn như con đường tích tập, và một cách đặc biệt là bốn trình độ của con đường chuẩn bị, [46] chúng ta cuối cùng đi đến tại một sự thông hiểu về tính không đấy là trực tiếp, trực giác và vô phân biệt.

Điều quan trong của thiền quán trên tính không là phổ biến trong bốn trường phái -của Phật giáo Tây Tạng. Trong trường phái Nyingma, sự thực tập về dzog-chen (đặc biệt là sự thực tập về “xuyên thấu” và “vượt lên”) bao gồm cả tiến trình sơ bộ mà nó diễn tả như tìm kiếm cho tính bản nguyên, bất động, và hòa tan của tâm bản nhiên. Sự thiền quán về tính không hình thành bức tranh trong bối cảnh của sự tìm kiếm này.

Tương tự như thế, giáo lý của trường phái Kagyü vể Đại thủ Ấn nói về “nhất tâm bất loạn,” “nhận thức vi tế siêu việt,” “nhất vị” và “thiền quán siêu việt.” Trong bối cảnh này nhất tâm bất loạn liên hệ đến sự trau dồi tịch tĩnh bất động (tĩnh trụ), trái lại phần đầu tiên về sự trau dồi siêu việt của nhận thức vi tế thì thật sự là thiền quán trên tính không.

Giáo huấn của trường phái Sakya về sel-tong sung-jug liên hệ đến tính bất nhị và sự liên kết của thâm sâu và trong sáng – sự thâm sâu liên hệ đến giáo lý tính không; trong sáng liên hệ đến tính bản nhiên của tâm. [47]

Trong trường phái Geluk, chúng ta cần trau dồi tuệ trí về tính không trong sự kết hợp với kinh nghiệm của an lạc trong bối cảnh của sự thực tập trau dồi tuệ trí mà nó là sự hợp nhất không thể tách rời của an lạc và tính không. Trong tất cả bốn trường phái, tính không được truyền dạy là điều mà Long Thọ trình bày trong tác phẩm Những Nền Tảng Của Trung Đạo. Sự trình bày của Long Thọ về tính không là thông dụng đến cả Ba La Mật Thừa và Kim Cương Thừa. Tuy thế, trong Kim Cương Thừa sự thực tập đặc thù đặt trọng tâm rõ ràng trên sự trau dồi kinh nghiệm chủ quan về tuệ trí của tính không; tính không là mục tiêu thông cả kinh điển hiển giáo lẫn mật điển tantra.

Ngọn Đèn Cho Con Đường : Đoạn thứ 55 đến 59

55- 


 Tính tự nhiên về sự hiện hữu của thế gian này 

Là điều đến từ tâm phân biêt (biến kế sở chấp) 

Là một cách khái quát theo quan niệm. Vì thế 

Sự khử trừ tâm phân biệt là trạng thái cao nhất của niết bàn. 

56- 

Vô minh vô cùng của tâm phân biệt 



Làm chúng ta rơi vào trong biển sinh tử luân hồi 

An tâm trong sự không phân biệt làm cho vững vàng 

Không gian không phân biệt rõ ràng trong sáng 

57- 


Khi những vị bồ tát quán chiếu không phân biệt 

Giáo huấn tuyệt diệu này, họ sẽ vượt lên 

Tâm phân biệt này, rất khó để vượt thắng. 

Và cuối cùng đạt đến tình trạng không phân biệt 

57- 

Có tìm hiểu chắc chắn qua kinh điển 



Và qua lý luận rằng những hiện thượng 

Là không sinh hay cũng không tồn tại cố hữu 

Thiền quán không phân biệt 

58- 


Có thiền quán trên điều như thế 

Cuối cùng, sau khi đạt đến “noãn” và lần lượt 

“Đại lạc” và những thứ khác được đạt đến 

 Và chẳng bao lâu nữa sẽ là tình trạng của Phật quả

---o0o---



tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương