Bảng ký hiệu các từ viết tắt 3 Danh mục bảng 4


Một số phương pháp quang xác định Cu(II), Zn(II), Co(II)



tải về 1.56 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.56 Mb.
#30292
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

1.2. Một số phương pháp quang xác định Cu(II), Zn(II), Co(II)


Để xác định Cu(II), Zn(II), Co(II), có không ít những phương pháp phân tích:

Các phương pháp hoá học như phương pháp phân tích thể tích, phương pháp oxi hoá - khử, phương pháp chuẩn độ complexon



Các phương pháp phân tích công cụ như các phương pháp phân tích điện hóa ( phương pháp cực phổ, phương pháp Von – ampe hoà tan, phương pháp Von – ampe hoà tan hấp phụ) và các phương pháp quang (phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử AES, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS, phương pháp ICP – AES, phương pháp trắc quang).

Các phương pháp xác định các nguyên tố vi lượng như điện hoá, phương pháp quang phổ phổ phát xạ AES, ICP AES, phương pháp huỳnh quang...có độ chọn lọc, độ nhạy cao, cho kết quả phân tích tốt nhưng đòi hỏi trang thiết bị giá thành lớn và kỹ thuật phân tích cao. Bên cạnh đó, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS và trắc quang dễ tiến hành hơn với những trang thiết bị thông thường và cho kết quả có độ chính xác khá cao, đó là các phương pháp phổ biến để xác định lượng vết. [14].



1.2.1. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS


Nguyên tắc chung của phương pháp này là dựa vào khả năng hấp thụ bức xạ đặc trưng của các nguyên tử ở trạng thái hơi tự do. Đây là phương pháp có độ nhạy và độ chọn lọc rất cao, được dùng rất rộng rãi để xác định lượng vết các kim loại.

Đồng, kẽm, coban được xác định bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử trong ngọn lửa không khí– C2H2 ở bước sóng hấp thụ lần lượt là 324,7nm; 219,3 nm và 240,7 nm.

Một số nghiên cứu cụ thể xác định Cu(II), Zn(II), Co(II) như sau:

Người ta sử dụng phương pháp hấp thụ nguyên tử để xác định đồng trong nước sau khi đã làm giàu đồng bằng cách chiết hoặc dùng nhựa trao đổi ion. Có thể chiết đồng bằng 5 – cloxalixyl – aldoxim. Xác định đồng trong ngọn lửa không khí - axetilen.

Phương pháp AAS kết hợp với phương pháp chiết có thể xác định vi lượng Cu và Zn trong dầu và mỡ ăn. Vết kim loại trong dầu mỡ với nồng độ thấp cũng có thể làm hỏng hương vị và màu sắc. Công trình nghiên cứu thu hồi được tiến hành với dầu đậu nành có hàm lượng kim loại thấp. Mẫu xử lý với dịch chiết (HCl 18% và EDTA 0,01%) axit HNO đậm đặc. Qua các bước xử lý có thể thu hồi tới 96% Cu.

Đo kẽm ở vạch 219,3 nm; độ nhạy 0,01 µg/ml. Để nâng cao độ nhạy, cần làm giàu kẽm trước khi đo phổ hấp thụ nguyên tử bằng cách chiết hoặc dung nhựa trao đổi ion. Kẽm được chiết bằng dung dịch 1, 2 naphtoquinon thiosemicabazon trong metylisobutylxeton. Từ pha hữu cơ ngoài, người ta xác định kẽm trong ngọn lửa C2H2 – không khí. Giới hạn phát hiện trong pha hữu cơ là 8.10-7M. Để chiết cũng có thể dùng pycolyandehit – salixyloyl hydrazon trong metylisobutylxeton và phun phần chiết vào ngọn lửa C2H2 – không khí.

Bằng phương pháp F-AAS, các tác giả Sibel Saracoglu, Umit Divrikli, Mustafa Soylak và Latif Elci đã xây dựng một quy trình hoàn chỉnh để xác định các kim loại Cu, Fe, Pb, Cd, Co, Ni trong các mẫu sữa và soda với hiệu suất hơn 95%. Ngoài ra các tác giả Serife Tokalioglu, Senol Kartal và Latif Elci xác định lượng vết ion kim loại trong nước sau khi làm giàu với độ lệch chuẩn trong vùng 0,8-2,9% và giới hạn phát hiện 0,006-0,277ppm.

Các tác giả cũng đã ứng dụng phương pháp này để xác định đồng thời coban, sắt và niken trong dung dịch chất điện ly của mangan. Bước sóng hấp thụ của coban, sắt và niken tương ứng là 240,7; 248,3; và 232,0 nm. Ảnh hưởng của nền Mn2+ và lượng thích hợp MnSO4 và (NH4)2SO4. Sai số tương đối của coban là 3,1%, hiệu suất thu hồi đạt 97,6%. [3],[6].



1.2.2. Phương pháp phân tích trắc quang


1.2.2.1. Phương pháp phân tích trắc quang với các loại thuốc thử hữu cơ

Nguyên tắc chung của phương pháp này là dựa vào khả năng tạo phức màu của các nguyên tố cần xác định với thuốc thử thích hợp và đo độ hấp thụ quang của phức đó. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong các phương pháp phân tích hoá lý. Bằng phương pháp này có thể định lượng nhanh chóng, đơn giản với độ nhạy và độ chính xác khá cao, đáng tin cậy. [4].



Phương pháp trắc quang dùng thuốc thử dithizon: Dithizon phản ứng với Cu(II) trong dung dịch axit vô cơ tạo thành phức màu đỏ tím. Trong axit HCl 1N hoặc H2SO4, dithizon phản ứng với Cu2+, Au2+, Hg2+, Pd2+, Ag+. Bạc có thể bị loại trừ bởi kết tủa với HCl. Bi3+ phản ứng với dithizon ở pH = 2, còn Te(III) phản ứng khoảng pH = 3 - 4, ion gây cản sẽ không gây cản trở trong axit đặc trừ khi chúng có lượng lớn. Phương pháp này rất nhạy, có thể xác định khoảng 5μg Cu với dung môi chiết là CCl4. Đo độ hấp thụ ánh sáng cuả dung dịch ở bước sóng λ = 535nm. [30]

Narinder Kumar Agnihotri, Vinay Kumar Singh, Har Bhajan Singh đã nghiên cứu và tổng hợp tư liệu về sự hình thành phức của Cu(II) trong các loại thuốc thử hữu cơ khác nhau và kết quả được tổng kết như sau:

Bảng 1. Sự hình thành phức Cu(II) trong một số thuốc thử hữu cơ


STT

Thuốc thử

Môi trường/dung môi

max (nm)

(l/mol.cm)

Khoảng tuyến tính g/ml

1

Dithizone

CCl4

550

4,52

0,4 – 2,0

2

Natri đietyl đithio cacbamat

Axit axetic

430

1,89

--

3

Cuproine

H2O - DMF

546

0,64

<10

4

Cuprizone




600

1,6

< 0,4

5

Bathocuperione

n – hexanol

479

1,42

0,1 – 40

6

Neocuproine

Isoamyl alcol/

n – hexanol



454

0,79

0,1 - 10

7

Zincon

Zephiramine/CHCl3

625

-

0,2 – 1,6

8

Đithiocacbamat

CCl4

436

1,49




9

4-(2-pyridylazo)- resorcinol (PAR)




535

1,18

0,5 – 3,0

10

1-(2-pyridylazo )-2- naphtol (PAN)


Etanol – nước

595

-

0,5 – 3,0

11

1-(2-pyridylazo )-2- naphtol (PAN)


Triton X-100

555

5,21

0,08 –4,00

Các phức chất của Cu(II) thông thường được chiết nhờ các dung môi hữu cơ (CCl4, CHCl3, isopentanol...). Những dung môi này không những độc mà còn gây ô nhiễm môi trường. Dithizone là một trong số những tác nhân nhạy nhất không chỉ có độ chọn lọc kém mà còn kém bền. Cuprizone được coi là tác nhân có độ nhạy quang học cao hơn đối với Cu(II) nhưng có độ chọn lọc kém hơn tác nhân cuproine....đòi hỏi phương pháp trao đổi ion. Sự lựa chọn dung môi phù hợp là rất quan trọng đối với việc chiết tách phức kim loại với PAN. Cloroform được sử dụng rộng rãi. Việc chiết thường không hoàn toàn với CCl4 cũng như ete và benzen. Trong nghiên cứu này, phản ứng tạo phức giữa PAN và Cu(II) với sự có mặt của chất hoạt động bề mặt trung tính là Triton X-100 đã được khảo sát. Các điều kiện tối ưu đã được phát triển để xác định lượng vết Cu(II). Độ nhạy và khoảng tuyến tính của phương pháp cải tiến này đã được so sánh với các phương pháp đo quang thông thường. Đồng thời đối chiếu, đánh giá tính phù hợp với phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS. [40]

Một số nghiên cứu khác cũng xác định Cu(II) bằng các loại thuốc thử hữu cơ như dithizon natridiethyl dithiocacbamat, Alizarin đỏ S, dithizon, axit rubeanic, natridiethyldithiocacbomat, 2,2’-biquinoline, cupferon...

Với thuốc thử Natridiethyl dithiocacbamat (NaDDC), phản ứng tạo phức trong môi truờng axit loãng pH= 4  11, phức Cu (II) với NaDDC, khó tan trong nước, tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ như tetrecloruacacbon, rượu amylic, clorofom. Để xác định Cu bằng thuốc thử này, người ta tiến hành chiết trắc quang. Độ hấp thụ ánh sáng phức CuDDC tại bước sóng 430nm. Trong phép đo này, Cu có thể bị ảnh hưởng bởi Fe3+, Ni2+, Mn2+, Co2+,…. Do cũng tạo phức màu với thuốc thử NaDDC. Có thể loại trừ ảnh hưởng của các ion này bằng cách thêm vào một lượng chất che như amonixitrat, axit xitric, EDTA, kali natri tactrat…Dùng dimethylglyoxim để khắc phục ảnh hưởng của Ni2+ và Co2+. Loại trừ ảnh hưởng gay nên bởi lượng lớn Fe3+ và Mn2+ bằng cách xử lý phần chiết tetraclorua cacbon với amoni loãng, cupfferon, 2,2 - biquinolin phản ứng với Cu(I) tạo thành một phức dễ chiết bằng rượu amylic. Đo độ hấp thụ quang ở bước sóng λ = 545nm. Thuốc thử này để phân tích Cu trong khoáng vật hoặc quặng có chứa 0,001 đến 10% đã thu được kết quả tốt và không bị ảnh hưởng.[29]

Ngoài ra, người ta cũng có thể xác định Cu2+ bằng thuốc thử 2,9 – dimity - 4,7 – diphenyl - 1,10 - phenantronlin disufonat, hiện nay được coi là một trong các phương pháp tiêu chuẩn để xác định đồng trong nước. Phức của đồng với thuốc thử này có màu da cam, tan trong nước. Phản ứng tạo phức vòng càng ở pH = 3,5 đến 11, tốt nhất là ở pH = 4 - 5. Để đưa pH về 4,3 có thể dùng HCl và đệm citrat. Độ hấp thụ quang của phức tại λ = 484nm. Xyanua, thiocyanat, pesunfat và EDTA là những ion có thể gây ảnh hưởng đến phương pháp xác định. Phương pháp này cho phép phát hiện nồng độ đồng tới 20 μg/l. [26]

Xác định kẽm bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử PAR ở pH = 8 trong môi trường mixen trung tính là chất hoạt động bề mặt Triton X-100. Phức vòng càng này cho cực đại hấp thụ ở 493 nm, hệ số hấp thụ mol phân tử của phức ε = 77728 l/mol.cm và độ nhạy Sandell tương ứng S = 0,84 ng/cm2. Khoảng tuyến tính của Zn(II) là 0,18 – 2,0 µg/µl. Phương pháp này đã được ứng dụng thành công để xác định Zn(II) trong mẫu thuốc nhỏ mắt và mẫu insulin với kết quả tốt. [41]

Shigeya Sato, Toshie Sato và Sumio Uchikaoa đã tổng hợp 2-(3,5 diclo-2 pyridylazo)-5-dimetylaminophenol (3,5-diCl-DMPAP) để xác định coban. Thuốc thử 3,5-diCl-DMPAP phản ứng với coban trong môi trường pH= 2,2 → 6,0, ở nhiệt độ phòng tạo thành phức ML2 tan trong nước, độ hấp thụ quang đạt cực đại ở bước sóng λmax = 590 nm, hệ số hấp thụ phân tử gam của phức ε = 8,4.104 (l/mol.cm). Ảnh hưởng của các ion kim loại chuyển tiếp khác được loại trừ bằng phương pháp chiết với dung môi 8- hidroxylquinolin. Phương pháp này được ứng dụng thành công xác định coban trong các mẫu thép. [9]

Phương pháp trắc quang tuy kỹ thuật và phương tiện máy móc không quá phức tạp, độ lặp lại của phép đo cao nhưng độ chính xác và độ nhạy không cao nên chỉ được sử dụng khi hàm lượng đồng trong nước khá lớn hoặc được làm giàu trước khi phân tích.

1.2.2.2. Phương pháp phân tích trắc quang với thuốc thử PAN

Diniz Maria Celeste Teixeira, Filho Orlando Fatibello và Rohwedder Jarbas [14] đã làm giàu và xác định Cu bằng thuốc thử PAN như sau: dung môi được sử dụng ở đây là MIBK, Cu(II) tạo phức với PAN và được chiết bằng MIBK. Nếu tỉ lệ thể tích pha nước:pha hữu cơ = 2:1 thì khoảng tuyến tính của Cu là 100 – 1600ppb với SD=2% (200ppb, n=5) và giới hạn phát hiện là 20ppb.(R=0,9995). Nếu tỉ lệ thể tích là 10:1 thì khoảng tuyến tính của Cu là 25 – 500ppb (R=0,9994), giới hạn phát hiện là 5,0ppb và SD=6% (50ppb, n=5)

Narinder Kumar Agnihotri, Vinay Kumar Singh, Har Bhajan Singh đã tiến hành nghiên cứu xác định lượng vết Cu2+ bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử PAN trong sự có mặt của chất hoạt động bề mặt trung tính là Triton X-100, hệ số hấp thụ mol phân tử và độ nhạy ( S) của phức Cu2+- PAN ở bước sóng 555nm tương ứng là 5,21.104l.mol-1cm-1 và 1,22 ng.cm-2. Giới hạn phát hiện của Cu2+ là 4,0 ng .ml-1 và khoảng tuyến tính tuân theo định luật beer là 0,08 – 4,00 µg.ml-1 Cu2+ hàm lượng đồng trong một số mẫu sinh học và các mẫu hợp kim tiêu chuẩn đã được tiến hành xác định kết quả đạt được là rất phù hợp so với phương pháp AAS. [40]

Thanasarakhan Wish, Liawruangrath Saisunee, Wangkam Sunanta và Liawruangrath Boonsom đã xác định Zn bằng phương pháp đo quang sử dụng thuốc thử PAN để tạo phức với sự có mặt của Triton X-100. Phức Zn-PAN có màu hồng tại pH=9,5 với bước sóng cực đại λmax = 553 nm. Khoảng tuyến tính là 0,1 – 1,0 ppb. Giới hạn phát hiện LOD = 0,02 ppb, giới hạn định lượng LOQ = 0,06 ppb.

G.A.Shar and G.A.Soomro đã xác định Co(II), Ni(II), Cu(II) bằng 1-(2 pyridylazo)-2 naphthol trong môi trường mixen với chất hoạt động bề mặt Tween 80 (5%). Khoảng tuyến tính: Co(II) 0,5 – 4 (ppb), Ni(II) 0,5– 4 (ppb), Cu(II) 0,5 – 3 (ppb). Giới hạn phát hiện: Co(II) 6,7 (ppb), Ni(II) 3,2 (ppb), Cu(II) 3,9 (ppb). Cực đại hấp thụ: Co(II) 580 (nm), Ni(II) 570 (nm), Cu(II) 555 (nm). pH xác định Co(II), Ni(II), Cu(II) lần lượt là 5; 5,5 và 6,5. So sánh với phương pháp AAS: thấy không khác biệt giữa 2 phương pháp (độ tin cậy 95%). Phương pháp được ứng dụng để xác định Co, Ni, Cu trong nước thải công nghiệp, dược phẩm. [27], [33], [35], [36].

1.2.2.3. Phương pháp phân tích trắc quang trong môi trường mixen

Mixen là chất hoạt động bề mặt, tập hợp các phân tử (cỡ 100 – 1000 phân tử) được sắp xếp trật tự, có độ nhạy cao với nhiều phép phân tích như phương pháp đo quang UV-Vis, sắc kí lỏng bản mỏng, quang phổ hấp thụ nguyên tử. Mixen có tác dụng làm tăng quá trình hòa tan của các chất và thường làm tăng độ hấp thụ phân tử mol. [42], [45].

Các chất hoạt động bề mặt có thể được phân thành bốn loại dựa vào bản chất của nhóm chức ưa nước và ion phân ly trong môi trường nước.


  • Chất hoạt động bề mặt anion, mang điện tích âm.

  • Chất hoạt động bề mặt cation, mang điện tích dương.

  • Chất hoạt động bề mặt không ion.

  • Chất hoạt động bề mặt lưỡng ion, có điện tích âm hoặc dương, tuỳ theo pH của môi trường. [10].

Các chất hoạt động bề mặt Tween 80 và Triton X-100

Tween và Triton X-100 là các chất hoạt động bề mặt không ion và có công thức cấu tạo như sau: [47], [48], [49]

Tween 80

Triton X-100





Một số nghiên cứu đo quang trong môi trường Tween 80

G.A.Shar and G.A.Soomro đã xác định Co(II), Ni(II), Cu(II) bằng 1-(2 pyridylazo)-2 naphthol trong môi trường chất hoạt động bề mặt Tween 80 . Khoảng tuyến tính: Co(II) 0,5 – 4 (ppb), Ni(II) 0,5– 4 (ppb), Cu(II) 0,5 – 3 (ppb). Giới hạn phát hiện: Co(II) 6,7 (ppb), Ni(II) 3,2 (ppb), Cu(II) 3,9 (ppb). Cực đại hấp thụ: Co(II) 580 (nm), Ni(II) 570 (nm), Cu(II) 555 (nm). pH xác định Co(II), Ni(II), Cu(II) lần lượt là 5; 5,5 và 6,5. Nghiên cứu đã khảo sát được tỉ lệ tạo phức của kim loại với phối tử M:L = 1:4 và nồng độ Tween tối ưu là 5%. So sánh với phương pháp AAS: thấy không khác biệt giữa 2 phương pháp (độ tin cậy 95%). Phương pháp được ứng dụng để xác định Co, Ni, Cu trong nước thải công nghiệp, dược phẩm. [27]

M.Arab Chamjangali đã xác định đồng thời coban, niken và paladi trong môi trường chất hoạt động bề mặt Tween 80. Cơ sở của phương pháp dựa trên sự tạo phức của Co(II), Ni(II) và Pd(II) với thuốc thử PAN trong môi trường tween – 80. Nghiên cứu đã khảo sát các cực đại hấp thụ của Co(II): 575 và 615 nm, của Ni(II): 569 và 530 nm, của Pd(II): 615 và 660 nm tại pH = 5, nồng độ Tween tối ưu là 0,3%. Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy của phương pháp đều được tối ưu hoá và xác định được vùng tuyến tính của Co(II), Ni(II) và Pd(II). Ma trận được chuẩn thực nghiệm được xây dựng bằng cách đo độ hấp thụ quang của 21 mẫu với hàm lượng Co(II),Ni(II) và Pd(II) tương ứng thuộc khoảng 0,1 – 1,0; 0,05 – 0,5 và 0,05 – 4,0 mg/l, trong vùng bước sóng 520 – 700 mm. Sử dụng mô hình bình phương tối thiểu từng phần (PLS), bình phương tối thiểu nghịch đảo (ILS), bình phương tối thiểu thông thường (CLS) và hồi quy cấu tử chính (PCR) để xây dựng đường chuẩn đa biến từ đó xác định hàm lượng các kim loại có trong mẫu thực tế (nước hoặc hợp kim). [38]

G.Bagherian đã xác định đồng thời Co(II) và Pd(II) với thuốc thử được sử dụng là PAR trong sự có mặt của các loại chất hoạt động bề mặt SDS, Tween 80 và Triton X-100. Kết quả khảo sát trong ba loại chất hoạt động bề mặt khác nhau được chỉ ra trong bảng sau:



Chất hoạt động bề mặt

max

(l.cm-1 mol-1)

Độ bền phức

SDS

558

1,31.104

< 5 giờ

572

1,26.104

> 2 ngày

Tween 80

569

1,22.104

> 2 ngày

Triton X-100

571

1,29.104

> 2 ngày

Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy của phương pháp đều được tối ưu hoá và xác định được vùng tuyến tính của Co(II) và Pd(II) lần lượt là 0,2 – 2 g/ml và 0,4 – 4 g/ml. Kết quả nghiên cứu được ứng dụng để phân tích các mẫu thực tế là hợp kim. [28]

Một số nghiên cứu đo quang trong môi trường Triton X- 100

Abbas Afkhami đã xác định Co(II) và Ni(II) dựa trên cơ sở sự tạo phức của chúng với thuốc thử PAN trong môi trường Triton X-100. Qua khảo sát nhận thấy pH tối ưu cho phép đo là 5,8 (đệm citrat), nồng độ của Triton X-100 và PAN lần lượt là 1,4% và 10-3 M. [19]

Trong một nghiên cứu khác, ông đã xác định Zn(II), Co(II) và Ni(II) trong Triton X-100 nồng độ 0,8 – 1,2%, nền pH = 9,2 (đệm amoni). Các bước sóng hấp thụ cực đại tương ứng với Zn(II), Co(II) và Ni(II) là 564 nm, 584 nm và 552 nm. [18], [20]

Narinder Kumar Agnihotri đã dùng phương pháp trắc quang phân tích lượng vết Cu(II) với thuốc thử PAN, chất hoạt động bề mặt Triton X-100, cực đại hấp thụ: max = 555 nm, giới hạn phát hiện LOD = 4 ppb, khoảng tuyến tính: 0,08 – 4 ppm. Đối chiếu với phương pháp AAS cho kết quả tốt. [40]

Olga Ch.Manouri và cộng sự đã nghiên cứu phân tích hàm lượng Zn(II) trong dược phẩm bằng một số phương pháp. Phương pháp thứ nhất là phương pháp đo quang dựa trên cơ sở sự tạo phức của Zn(II) với thuốc thử 4-(2-pyridylazo)- resorcinol (PAR) tại pH = 8,07 và trong môi trường chất hoạt động bề mặt trung tính Triton X-100, bước sóng hấp thụ cực đại max = 493 nm, khoảng tuyến tính 0,18 – 2,0 g/ml. Phương pháp thứ hai dựa trên cơ sở sự tạo phức của Zn(II) với 8-hydroxyquinon, qua khảo sát điều kiện tối ưu thu được khoảng tuyến tính 0,26-1,05 g/ml. Phương pháp thứ ba là phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS với thông số kỹ thuật  = 213,9 nm, đèn catot rỗng HCL, nhiệt ngọn lửa 27000 K, khoảng tuyến tính 0,2 – 2 g/ml. So sánh độ đúng và độ chính xác của ba phương pháp trên.[41]



tải về 1.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương