Bảng ký hiệu các từ viết tắt 3 Danh mục bảng 4


Khảo sát ảnh hưởng của pH đến sự tạo phức



tải về 1.56 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.56 Mb.
#30292
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến sự tạo phức


3.1.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của pH

Giá trị pH của môi trường đóng vai trò quan trọng đến khả năng hình thành phức và độ bền của phức. Ảnh hưởng của pH đến độ hấp thụ quang của các phức được nghiên cứu trong khoảng 3,0 – 7,0. Ở các pH thấp (pH < 3) và pH > 7 không được nghiên cứu vì ở pH < 3 cấu trúc pyridyl của PAN bị proton hoá và ở pH > 7, các ion OH- cạnh tranh trong quá trình tương tác của PAN với các ion kim loại ảnh hưởng tới quá trình hình thành các phức màu. Kết quả khảo sát trong khoảng pH từ 3 đến 9 (pH 3-7: dùng đệm axetat, pH 7-9: dùng đệm borac, điều chỉnh bằng HCl hoặc NaOH theo máy đo pH) thu được ở bảng 4 và biểu diễn trên hình 3.

Bảng 4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến sự hình thành các phức

pH

4

5

6

7

8

9

A Cu – PAN

0,264

0,312

0,361

0,365

0,377

0,386

A Zn – PAN

0,521

0,581

0,646

0,682

0,706

0,724

A Co - PAN

0,359

0,354

0,353

0,351

0,323

0,315

Hình 3. Ảnh hưởng của pH đến độ hấp thụ quang của các phức màu

Từ hình trên, ta thấy khi pH trong khoảng 5- 7: phức của Cu(II) và Co(II) khá bền, không thay đổi nhiều, Zn(II) tăng lên rõ rệt. Đệm borac không ảnh hưởng đến phức, chọn pH = 6,5 cho các nghiên cứu tiếp theo. Khi đó, dùng đệm axetat (4.10-3 M) hoặc hỗn hợp axetat(4.10-3 M) + citrat(1.10-3 M).

Khi thêm đệm citrat vào dung dịch đệm axetat ở pH =6, độ hấp thụ quang của các phức thay đổi như bảng sau:

Bảng 5. Ảnh hưởng của nồng độ đệm citrat đến sự hình thành các phức

Nồng độ citrat (M)

10-4

5.10-4

10-3

2.10-3

10-2

5.10-2

A Cu – PAN

0,380

0,379

0,379

0,376

0,365

0,345

A Zn – PAN

0,646

0,645

0,646

0,644

0,621

0, 597

A Co - PAN

0,353

0,354

0,353

0,352

0,348

0,343

Dựa vào kết quả ta thấy nồng độ đệm citrat từ 1.10-4M đến 2.10-3M thì độ hấp thụ quang của các phức Cu(II)-PAN, Zn(II)-PAN, Co(II)-PAN ổn định, từ 2.10-2M đến 5.10-2M thì độ hấp thụ quang giảm. Vì vậy, lựa chọn nồng độ citrat 1.10-3M cho các khảo sát.

3.1.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của dung lượng đệm

Tiến hành đo quang khi thay đổi nồng độ đệm axetat, thu được kết quả ở bảng 6.

Bảng 6: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào nồng độ của đệm axetat

Nồng độ đệm axetat

8.10-3

1,6.10-2

2,4.10-2

3,2.10-2

4.10-2

4,8.10-2

A Cu – PAN

0,512

0,513

0,517

0,518

0,519

0,512

A Zn – PAN

0,646

0,645

0,646

0,644

0,641

0, 637

A Co - PAN

0,353

0,354

0,353

0,352

0,351

0,348

Từ kết quả thu được ta thấy nồng độ đệm axetat thay đổi từ 8.10-3M đến 4.10-2M thì độ hấp thụ quang tương đối ổn định, từ 4.10-2M đến 4,8.10-2M thì độ hấp thụ quang giảm. Do đó, chúng tôi chọn nồng độ đệm axetat là 4.10-2M để tiến hành tiếp.

Như vậy, chúng tôi sử dụng hỗn hợp đệm (axetat 4.10-2M và citrat 1.10-3M) có pH = 6,5 cho các khảo sát tiếp theo.


3.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Triton X-100 đến sự tạo phức


Bản chất của các mixen khác nhau dẫn đến sự hình thành phức khác nhau. Với loại mixen là Triton X-100, chúng tôi tiếp tục khảo sát ảnh hưởng của nồng độ mixen tới quá trình tạo phức. Kết quả khảo sát được chỉ ra trong bảng 7 và hình 4:

Bảng 7. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Triton X–100 đến sự hình thành phức



Nồng độ Triton X-100 (%)

0,5

1

2

3

4

A Cu – PAN

0,548

0,556

0,56

0,555

0,541

A Zn – PAN

0,493

0,503

0,51

0,496

0,482

A Co - PAN

0,365

0,367

0,368

0,363

0,357

Hình 4. Ảnh hưởng của nồng độ Triton X- 100 đến độ hấp thụ quang của các phức

Từ kết quả thu được ta thấy nồng độ Triton X –100 thay đổi từ 0,5% đến 1% thì độ hấp thụ quang của các phức tăng, từ 1% đến 3% thì độ hấp thụ quang hầu như không đổi và từ 3% đến 4% thì độ hấp thụ quang giảm. Chúng tôi lựa chọn Triton X-100 (2%) cho các khảo sát tiếp theo.

3.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của thuốc thử PAN


Nồng độ của PAN được thay đổi trong khoảng 0,16.10-4 – 2,4.10-4 M và tiến hành đo độ hấp thụ quang của các phức màu ở các bước sóng cực đại kể trên. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 8 và trên hình 5.

Bảng 8: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thuốc thử PAN



Nồng độ PAN (10-4M)

0,16

0,4

0,8

1,6

2

2,4

A Cu – PAN

0,295

0,435

0,539

0,573

0,577

0,574

A Zn – PAN

0,226

0,506

0,789

0,838

0,832

0,824

A Co - PAN

0,198

0,358

0,367

0,368

0,376

0,375

Hình 5: Ảnh hưởng của nồng độ thuốc thử đến độ hấp thụ quang của các phức

Từ kết quả thu được ở trên, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tạo phức Cu(II)- PAN, Zn(II)-PAN và Co(II) – PAN lần lượt là 1:2, 1:1, 1:1; khi nồng độ thuốc thử PAN tăng dần từ 0,16.10-4 M đến 0,4.10-4 M thì độ hấp thụ quang của các phức màu tăng dần và khi nồng độ PAN tăng từ 0,4.10-4 M đến 2.10-4 M thì độ hấp thụ quang của các phức đạt giá trị lớn nhất và ổn định. Vì vậy, chúng tôi chọn nồng độ PAN là 1,6.10-4 M cho các khảo sát tiếp theo.

3.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian


Ở pH = 6,5 và nhiệt độ phòng, tốc độ hình thành phức Cu – PAN và Zn – PAN khá nhanh, ngược lại Co – PAN tạo phức tương đối chậm. Kết quả khảo sát thời gian hình thành các phức màu thu được ở các hình 6, 7, 8:





Hình 6,7,8: Khảo sát độ bền của các phức màu theo thời gian

Từ các hình trên, chúng tôi nhận thấy trong khoảng thời gian khảo sát 60 phút, độ hấp thụ quang của các phức màu rất ổn định (phức bền). Vì vậy, chọn thời gian đo độ hấp thụ quang của các phức trong khoảng 10 phút - 30 phút.


3.1.6. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Cu(II), Zn(II), Co(II)


3.1.6.1. Ảnh hưởng của nồng độ Cu(II)

Khảo sát khoảng tuyến tính xây dựng đường chuẩn xác định Cu(II)

Lấy vào các bình định mức cỡ 25 ml để có những lượng biến đổi Cu(II) (0,021 -1,41 ppm) + dung dịch đệm (axetat 4.10-2M và citrat 1.10-3M) có pH = 6,5 + Triton X-100 2% + hỗn hợp PAN 1,6.10-4 M, định mức đến vạch. Đo độ hấp thụ quang ở bước sóng λmax = 558 nm, dung dịch so sánh là mẫu trắng. Kết quả thu được:

Bảng 9: Kết quả sự phụ thuộc của A vào nồng độ Cu(II)

STT

1

2

3

4

5

6

Cu (ppm)

0,06

0,13

0,26

0,38

0,51

0,64

A

0,021

0,069

0,184

0,266

0,370

0,455

STT

7

8

9

10

11

12

Cu (ppm)

0,77

0,90

1,03

1,15

1,28

1,41

A

0,563

0,635

0,758

0,832

0,916

1,030

Hình 9: Khảo sát khoảng tuyến tính xác định Cu(II)

Từ hình 9, ta thấy khi nồng độ Cu(II) tăng thì độ hấp thụ quang cũng tăng tuyến tính. Tuy nhiên, khi nồng độ Cu(II) là 1,41 ppm thì độ hấp thụ quang khá lớn nên sai số đáng kể. Do đó, chọn các nồng độ Cu(II) không quá 1,41 ppm để xây dựng đường chuẩn xác định hàm lượng Cu(II).

Bảng 10: Kết quả xây dựng đường chuẩn xác định

STT

1

2

3

4

5

CCu2+(ppm)

0,13

0,38

0,64

0,90

1,15

A

0,085

0,288

0,48

0,657

0,844

Hình 10: Đường chuẩn xác định Cu(II)

Phương trình hồi quy có dạng như sau: y = – 0,00088 + 0,737x. Trong đó x là nồng độ của Cu2+ (ppm) và y là độ hấp thụ quang A. Mặt khác, ta có độ lệch chuẩn Sa= 0,00905 và Sb = 0,0123, t(0,95; 3) = 2,353 nên phương trình hồi quy đầy đủ:

Y = (– 0,00088 ± 0,02129 ) + (0,737 ± 0,029)X

Phương trình hồi quy: y = – 0,00088 + 0,737x có S= 1,741.10-4

Nếu coi a = 0 ta có phương trình hồi quy: y = b’x với = 0,743 có S= 1,62.10-4

Sự sai khác phương sai của 2 phương trình này được so sánh theo chuẩn F:

Ftính =S/ S= 1,075

Tại P = 0,95, f1= n-2 = 3, f2 = n-3= 2 ta có: Fbảng = 2,1916. [8]

Ftính < Fbảng nên sự khác nhau giữa a và giá trị 0 không có ý nghĩa thống kê. Như vậy có thể coi như a = 0, phương pháp nghiên cứu không mắc sai số hệ thống.



Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng

Tiến hành đo 12 mẫu trắng ở các điều kiện tối ưu đã chọn tại bước sóng 558 nm.

Bảng 11: Kết quả đo độ hấp thụ quang của 12 mẫu trắng

STT

1

2

3

4

5

6

A Cu(II)– PAN

0,086

0,085

0,087

0,086

0,085

0,085

STT

7

8

9

10

11

12

A Cu(II) – PAN

0,088

0,087

0,085

0,84

0,87

0,86

Độ lệch chuẩn: SD== 0,0011461

Giới hạn phát hiện (LOD): LOD = 3SD/b = 0,0047 (ppm)

Giới hạn định lượng (LOQ): LOQ = 10SD/b = 0,0156 (ppm)

Độ lặp lại trong phép xác định Cu(II)

Đánh giá độ lặp lại, độ đúng và độ chính xác của đường chuẩn tại 3 mức nồng độ Cu(II): 0,13ppm, 0,38 ppm và 0,9 ppm, mỗi điểm làm lặp lại 8 lần, ta có bảng kết quả:



Bảng 12: Độ hấp thụ quang của phức Cu(II)-PAN ở 3 nồng độ khác nhau

Cu(II) ppm

A1

A2

A3

A4

A5

A6

A7

A8

0,13

0,087

0,085

0,086

0,086

0,086

0,087

0,087

0,086

0,38

0,277

0,277

0,278

0,277

0,279

0,279

0,278

0,278

0,9

0,639

0,639

0,640

0,640

0,639

0,638

0,638

0,639

Bảng 13:Kết quả đánh giá phương pháp xác định Cu(II)

Nồng độ Cu(II) (ppm)

0,13

0,38

0,90

Nồng độ trung bình

0,117

0,376

0,88

Độ lệch chuẩn SD

0,0012

0,00084

0,00076

Hệ số biến thiên (CV)

1,03 %

0,22%

0,09%

Từ kết quả trên nhận thấy phương pháp trắc quang xác định Cu(II) bằng thuốc thử PAN có độ lặp lại tốt (CV<3%) và độ chính xác cao trên toàn khoảng tuyến tính.

3.1.6.2. Ảnh hưởng của nồng độ Zn(II)

Khảo sát khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn xác định Zn(II)

Lấy vào các bình định mức cỡ 25 ml để có những lượng biến đổi Zn(II) (0,03 – 1,95 ppm ) + dung dịch đệm (axetat 4.10-2M và citrat 1.10-3M) có pH = 6,5 + Triton X-100 2% + hỗn hợp PAN 1,6.10-4 M, định mức đến vạch. Đo độ hấp thụ quang ở bước sóng λmax = 556 nm với dung dịch so sánh là mẫu trắng. Kết quả thu được:


Bảng 14: Kết quả sự phụ thuộc của A vào nồng độ Zn(II)


STT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Zn

ppm

0,03

0,06

0,13

0,26

0,39

0,52

0,65

0,78

0,91

A

0,027

0,037

0,073

0,156

0,22

0,29

0,34

0,398

0,482

STT

10

11

12

13

14

15

16

17




Zn

ppm

1,04

1,17

1,3

1,43

1,56

1,69

1,82

1,95




A

0,535

0,619

0,69

0,752

0,803

0,85

0,92

0,932





Hình 11: Khảo sát khoảng tuyến tính xác định Zn(II)

Từ hình 11, nhận thấy khi nồng độ Zn(II) tăng thì độ hấp thụ quang cũng tăng tuyến tính. Tuy nhiên, khi nồng độ Zn(II) là 1,56 ppm thì độ hấp thụ quang có xu hướng không còn tuyến tính nữa. Do đó, chọn các nồng độ Zn(II) không quá 1,56 ppm để xây dựng đường chuẩn.

Bảng 15: Kết quả xây dựng đường chuẩn xác định Zn(II)



STT

1

2

3

4

5

CZn2+(ppm)

1,3

5,19

9,09

12,99

16,88

A

0,081

0,281

0,457

0,641

0,838

Hình 12: Đường chuẩn xác định Zn(II)

Phương trình hồi quy có dạng như sau: y = 0,02237 + 0,481x. Trong đó x là nồng độ của Zn2+ và y là độ hấp thụ quang A. Mặt khác, ta có Sa= 0,0062 và Sb = 0,0006 , t(0,95; 3) = 2,353 nên phương trình hồi quy đầy đủ:

Y = (0,02237 ± 0,0062 ) + (0,0481 ± 0,0006)x

Phương trình hồi quy: y = 0,02237 + 0,481x có S= 9,152.10-5

Nếu coi a = 0 ta có phương trình hồi quy: y = b’x với = 0,478 có S= 1,028.10-4

Ftính =S/ S= 1,123

Tại P = 0,95, f1= n-2 = 3, f2 = n-3= 2 ta có: Fbảng = 2,1916.

Ftính < Fbảng nên sự khác nhau giữa a và giá trị 0 không có ý nghĩa thống kê. Như vậy có thể coi như a = 0, phương pháp nghiên cứu không mắc sai số hệ thống.

Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng

Tiến hành đo 12 mẫu trắng ở các điều kiện tối ưu đã chọn tại bước sóng 556 nm.

Bảng 16: Kết quả đo độ hấp thụ quang của 12 mẫu trắng

STT

1

2

3

4

5

6

A Zn – PAN

0,096

0,098

0,097

0,099

0,095

0,099

STT

7

8

9

10

11

12

A Zn – PAN

0,097

0,098

0,099

0,097

0,096

0,097

Độ lệch chuẩn: SD== 0,0011476

Giới hạn phát hiện (LOD): LOD = 3SD/b = 0,007 (ppm)

Giới hạn định lượng (LOQ): LOQ = 10SD/b = 0,0239 (ppm)

Độ lặp lại trong phép xác định Zn(II)

Đánh giá độ lặp lại, độ đúng và độ chính xác của đường chuẩn tại 3 mức nồng độ Zn(II): 0,13ppm, 0,39 ppm và 0,91 ppm, mỗi điểm làm lặp lại 8 lần, ta có bảng kết quả sau:



Bảng 17: Độ hấp thụ quang của phức Zn-PAN ở 3 nồng độ khác nhau

Zn(II)

ppm

A1

A2

A3

A4

A5

A6

A7

A8

0,13

0,081

0,078

0,078

0,079

0,079

0,079

0,080

0,081

0,39

0,234

0,234

0,235

0,235

0,233

0,235

0,236

0,236

0,91

0,522

0,523

0,523

0,524

0,521

0,522

0,523

0,522

Bảng 18: Kết quả đánh giá phương pháp xác định Zn(II)

Nồng độ Zn(II) (ppm)

0,13

0,39

0,91

Nồng độ trung bình

0,14

0,40

1,00

Độ lệch chuẩn SD

0,00119

0,00104

0,00093

Hệ số biến thiên (CV)

0,85 %

0,26%

0,09%

Từ kết quả trên nhận thấy phương pháp trắc quang xác định Zn(II) bằng thuốc thử PAN có độ lặp lại tốt (CV<3%) và độ chính xác cao trên toàn khoảng tuyến tính.

3.1.6.3. Ảnh hưởng của nồng độ Co(II)

Khảo sát khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn xác định Co(II)

Lấy vào các bình định mức cỡ 25 ml để có những lượng biến đổi Co(II) (0,06 – 2,59 ppm) + dung dịch đệm (axetat 4.10-2M và citrat 1.10-3M) có pH = 6,5 + Triton X-100 2% + hỗn hợp PAN 1,6.10-4 M, định mức đến vạch. Đo độ hấp thụ quang ở bước sóng λmax = 580 nm với dung dịch so sánh là mẫu trắng. Kết quả thu được như sau:

Bảng 19: Kết quả sự phụ thuộc của A vào nồng độ Co(II)

STT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Co (ppm)

0,06

0,12

0,24

0,35

0,47

0,59

0,71

0,94

1,18

A

0,018

0,040

0,074

0,113

0,154

0,190

0,232

0,303

0,376

STT

10

11

12

13

14

15

16

17




Co (ppm)

1,41

1,53

1,65

1,76

1,88

2,12

2,35

2,59




A

0,457

0,499

0,529

0,571

0,608

0,66

0,733

0,813





Hình 13: Khảo sát khoảng tuyến tính xác định Co(II)

Từ hình 13, ta thấy khi nồng độ Co(II) tăng thì độ hấp thụ quang cũng tăng tuyến tính. Tuy nhiên, khi nồng độ Co(II) là 2,12 ppm thì độ hấp thụ quang không còn tuyến tính nữa. Do đó, chọn các nồng độ Co(II) không quá 2,12 ppm để xây dựng đường chuẩn.

Bảng 20: Kết quả xây dựng đường chuẩn xác định Co(II)



STT

1

2

3

4

5

CCo2+(ppm)

0,12

0,47

0,94

1,41

1,76

A

0,04

0,156

0,303

0,458

0,572


Hình 14: Đường chuẩn xác định Co(II)

Phương trình hồi quy có dạng như sau: y = 0,0016 + 0,62362x. Trong đó x là nồng độ của Co2+ và y là độ hấp thụ quang A. Mặt khác, ta có Sa= 0,0018 và Sb = 0,00162, t(0,95; 3) = 2,353 nên phương trình hồi quy đầy đủ:

Y = 0,0016 + (0,62362± 0,0005)x

Để kiểm tra sai số hệ thống của phương pháp, so sánh hằng số a của phương trình hồi qui với giá trị 0:

Phương trình hồi quy: y = 0,0016 + 0,62362x có S= 1,235.10-4

Nếu coi a = 0 ta có phương trình hồi quy: y = b’x với = 0,6228 có S= 1,028.10-4

Sự sai khác phương sai của 2 phương trình này được so sánh theo chuẩn F:

Ftính =S/ S= 1,201

Tại P = 0,95, f1= n-2 = 3, f2 = n-3= 2 ta có: Fbảng = 2,1916.

Ftính < Fbảng nên sự khác nhau giữa a và giá trị 0 không có ý nghĩa thống kê. Như vậy có thể coi như a = 0, phương pháp nghiên cứu không mắc sai số hệ thống.

Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng

Tiến hành đo 12 mẫu trắng ở các điều kiện tối ưu đã chọn tại bước sóng 580 nm.

Bảng 21: Kết quả đo độ hấp thụ quang của 12 mẫu trắng

STT

1

2

3

4

5

6

A Co – PAN

0,026

0,028

0,028

0,027

0,029

0,028

STT

7

8

9

10

11

12

A Co – PAN

0,029

0,026

0,027

0,029

0,028

0,027

Độ lệch chuẩn: SD== 0,00196

Giới hạn phát hiện (LOD): LOD = 3SD/b = 0,0094 (ppm)

Giới hạn định lượng (LOQ): LOQ = 10SD/b = 0,0314 (ppm)

Độ lặp lại trong phép xác định Co(II)

Đánh giá độ lặp lại, độ đúng và độ chính xác của đường chuẩn tại 3 mức nồng độ Co(II): 0,12 ppm, 0,47 ppm và 1,41 ppm, mỗi điểm làm lặp lại 8 lần, ta có bảng kết quả sau:



Bảng 22: Độ hấp thụ quang của phức Co-PAN ở 3 nồng độ khác nhau

Co(II)

ppm

A1

A2

A3

A4

A5

A6

A7

A8

0,12

0,036

0,034

0,034

0,035

0,033

0,033

0,035

0,034

0,47

0,144

0,144

0,143

0,143

0,144

0,144

0,145

0,145

1,41

0,453

0,452

0,454

0,454

0,453

0,452

0,454

0,453

Bảng 23:Kết quả đánh giá phương pháp xác định Co(II)

Nồng độ Co(II) (ppm)

0,12

0,47

1,41

Nồng độ trung bình

0,106

0,464

1,409

Độ lệch chuẩn SD

0,00104

0,00076

0,00083

Hệ số biến thiên (CV)

0,98 %

0,16%

0,06%

Từ kết quả trên nhận thấy phương pháp trắc quang xác định Zn(II) bằng thuốc thử PAN có độ lặp lại tốt (CV<3%) và độ chính xác cao trên toàn khoảng tuyến tính.

3.1.7. Khảo sát ảnh hưởng của các ion lạ


Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là phân vi lượng có thành phần chủ yếu là N, P2O5, K2O, S, Cu, Zn, B, Mo, Ca, Mn, Fe......Kết quả khảo sát thu được B, Mo không ảnh hưởng đến các phức Cu(II) – PAN, Zn(II) – PAN và Co(II) – PAN. Mn(II), Fe(II) và Fe(III) là ba ion gây ảnh hưởng lớn đến phép đo.

3.1.7.1. Ảnh hưởng của Mn(II)

Lấy vào các bình định mức cỡ 25 ml để có những lượng Cu(II) 1 ppm hoặc Zn(II) 1 ppm hoặc Co(II) 1 ppm, + dung dịch Mn(II) (0 ppm – 32 ppm) dung dịch đệm (axetat 4.10-2M) có pH = 6,5 + Triton X-100 2% + hỗn hợp PAN 1,6.10-4 M, định mức đến vạch. Đo độ hấp thụ quang ở các bước sóng tương ứng.

Kết quả thu được :

Bảng 24 : Ảnh hưởng của Mn(II) đến độ hấp thụ quang trong đệm axetat



M(II) ppm

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

Mn(II) ppm

0

4,0

8,0

16,0

24,0

32,0

Cu- PAN

A

0,735

0,718

0,688

0,656

0,622

0,578

Sai số(%)




2,45

6,52

10,87

14,13

21,47

Zn- PAN

A

0,575

0,525

0,503

0,482

0,468

0,456

Sai số(%)




8,70

12,52

16,17

18,61

20,70

Co- PAN

A

0,388

0,391

0,398

0,405

0,416

0,425

Sai số(%)




0,77

2,58

4,38

7,22

9,54

Từ các bảng số liệu ta thấy, khi thêm Mn(II) với nồng độ tăng dần thì độ hấp thụ quang của Cu-PAN, Zn-PAN giảm dần và Co-PAN tăng nhẹ , và khi nồng độ Mn(II) gấp 24 lần nồng độ ion phân tích Cu(II), 16 lần nồng độ ion phân tích Zn(II) thì sai số lớn hơn 15%, vượt quá giới hạn sai số cho phép của phương pháp trắc quang. Vì vậy, chúng tôi chọn ngưỡng ảnh hưởng của Mn(II) là gấp 16 lần lượng Zn(II).

Lấy vào các bình định mức cỡ 25 ml để có những lượng Cu(II) 1 ppm hoặc Zn(II) 1 ppm hoặc Co(II) 1 ppm, + dung dịch Mn(II) (0 ppm – 32 ppm) + dung dịch đệm (axetat 4.10-2M và citrat 1.10-3M) có pH = 6,5 + Triton X-100 2% + hỗn hợp PAN 1,6.10-4 M, định mức đến vạch. Đo độ hấp thụ quang ở các bước sóng tương ứng.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 25 : Ảnh hưởng của Mn(II) đến độ hấp thụ quang trong hỗn hợp đệm



M(II) ppm

1,0

1,0

1,0

1,0

Mn(II) ppm

0

16,0

24,0

32,0

Cu- PAN

A

0,732

0,683

0,658

0,641

Sai số(%)




-6,67

-10,13

-12,47

Zn- PAN

A

0,569

0,5111

0,4859

0,4683

Sai số(%)




-10,17

-14,61

-17,7

Co- PAN

A

0,384

0,400

0,411

0,419

Sai số(%)




4,26

7,03

9,14

Từ bảng trên, nhận thấy khi dùng hỗn hợp đệm axetat 4.10-2M và citrat 1.10-3M sẽ loại trừ được ảnh hưởng của Mn(II).

3.1.7.2. Ảnh hưởng của Fe(II)

Khảo sát ảnh hưởng của Fe(II) tương tự như ảnh hưởng của Mn(II). Kết quả như sau :



Bảng 26 : Ảnh hưởng của Fe(II) đến độ hấp thụ quang trong đệm axetat

M(II) ppm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Fe(II) ppm

0

0,25

0,5

1,0

2,5

5

10

25

50

ACu-PAN

0,368

0,380

0,388

0,425

0,474

0,555

0,719

0,881

0,911

Sai số(%)




3,24

5,32

15,53

28,81

50,87

95,47

139,33

147,61

AZn-PAN

0,289

0,295

0,301

0,337

0,387

0,466

0,519

0,606

0,685

Sai số(%)




2,08

4,15

16,61

33,91

61,25

79,58

109,69

137,02

ACo-PAN

0,195

0,208

0,219

0,257

0,345

0,438

0,562

0,618

0,723

Sai số(%)




6,67

12,31

31,79

76,92

124,62

188,21

216,92

270,77

Từ kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy ion Fe(II) gây ảnh hưởng lớn đến phép đo xác định M(II) . Khi nồng độ Fe(II) vượt quá 2 lần nồng độ M(II) thì sai số lớn hơn 15%, vượt quá giới hạn sai số cho phép của phương pháp trắc quang. Vì vậy, chúng tôi chọn ngưỡng ảnh hưởng của Fe(II) là gấp 2 lần lượng M(II).

Khi tiến hành khảo sát trên nền hỗn hợp đệm axetat 4.10-2M và citrat 1.10-3M , thu được kết quả như sau:



Bảng 27 : Ảnh hưởng của Fe(II) đến độ hấp thụ quang trong hỗn hợp đệm

M(II) ppm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Fe(II) ppm

0

1,0

2,5

5

10

25

50

ACu-PAN

0,368

0,369

0,371

0,393

0,398

0,409

0,470

Sai số(%)




0,27

0,82

6,79

8,15

11,14

27,72

AZn-PAN

0,289

0.371

0.421

0.464

0.581

0.655

0.760

Sai số(%)




8,16

13,21

17,50

29,18

36,64

47,11

ACo-PAN

0,195

0,296

0,335

0,429

0,497

0,583

0,713

Sai số(%)




10,09

14,03

23,35

30,21

38,84

51,82

Từ bảng trên, nhận thấy khi dùng hỗn hợp đệm axetat 4.10-2M và citrat 1.10-3M sẽ loại trừ được ảnh hưởng của Fe(II).

3.1.7.2. Ảnh hưởng của Fe(III)

Khảo sát ảnh hưởng của Fe(III) tương tự như ảnh hưởng của Fe(II). Kết quả như sau :



Bảng 28 : Ảnh hưởng của Fe(III) đến độ hấp thụ quang trong đệm axetat

M(II) ppm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Fe(III) ppm

0

0,25

0,5

1,0

2,5

5

10

25

ACu-PAN

0,368

0,392

0,405

0,484

0,574

0,688

0,883

0,955

Sai số(%)




6,47

10,16

31,65

55,93

87,08

139,82

159,63

AZn-PAN

0,289

0,301

0,340

0,398

0,477

0,505

0,613

0,645

Sai số(%)




2,16

4,25

17,65

37,82

65,13

74,63

112,21

ACo-PAN

0,195

0,208

0,218

0,260

0,340

0,428

0,539

0,593

Sai số(%)




6,43

11,59

33,12

74,35

119,42

176,31

203,97

Từ kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy ion Fe(III) gây ảnh hưởng lớn đến phép đo xác định M(II). Khi nồng độ Fe(III) vượt quá 2 lần nồng độ M(II) thì sai số lớn hơn 15%, vượt quá giới hạn sai số cho phép của phương pháp trắc quang. Vì vậy, chúng tôi chọn ngưỡng ảnh hưởng của Fe(III) là gấp 2 lần lượng M(II).

Khi tiến hành khảo sát trên nền hỗn hợp đệm axetat 4.10-2M và citrat 1.10-3M , thu được kết quả như sau:



Bảng 29 : Ảnh hưởng của Fe(III) đến độ hấp thụ quang trong hỗn hợp đệm

Cu(II) ppm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Fe(III) ppm

0

1,0

2,5

5

10

25

50

ACu-PAN

0,367

0,368

0,370

0,395

0,399

0,422

0,477

Sai số(%)




0,37

0,93

7,68

8,65

15,04

29,92

AZn-PAN

0,289

0,363

0,403

0,454

0,560

0,633

0,740

Sai số(%)




7,36

11,41

16,51

27,13

34,42

34,42

ACo-PAN

0,195

0,286

0,315

0,408

0,487

0,553

0,701

Sai số(%)




9,08

12,02

21,34

29,15

35,84

50,64

Từ bảng trên, nhận thấy khi dùng hỗn hợp đệm axetat 4.10-2M và citrat 1.10-3M sẽ loại trừ được ảnh hưởng của Fe(III).


tải về 1.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương