Bảng ký hiệu các từ viết tắt 3 Danh mục bảng 4


Thuật toán phân tích hồi qui tuyến tính đa biến



tải về 1.56 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.56 Mb.
#30292
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2.4. Thuật toán phân tích hồi qui tuyến tính đa biến


[5], [11]

2.4.1. Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (CLS)


Nhập ma trận nồng độ C (27x3) của 27 dung dịch chuẩn chứa ba chất phân tích là Cu(II), Zn(II) và Co(II).

Nhập ma trận độ hấp thụ quang A (27x100) cuả 27 mẫu tại 100 thời điểm đo.

Tính ma trận hệ số hồi qui theo công thức: K = inv(C’*C)*C’*A

Nhập ma trận giá trị Ax(kx100) của k mẫu cần định phân ở 100 thời điểm.

Tính nồng độ Cu(II), Zn(II) và Co(II) theo công thức: Cx = Ax*K’*inv(K*K’)

2.4.2. Phương pháp bình phương tối thiểu nghịch đảo (ILS)


Nhập ma trận nồng độ C (27x3) của 27 dung dịch chuẩn chứa ba chất phân tích là Cu(II), Zn(II) và Co(II).

Nhập ma trận độ hấp thụ quang A (27x20) của 27 mẫu tại 20 thời điểm đo.

Tính ma trận hệ số hồi qui: P = inv(A’*A)*A’*C

Nhập ma trận giá trị: Ax(kx20) của k mẫu tại 20 thời điểm.

Tính nồng độ Cu(II), Zn(II) và Co(II) theo công thức: Cx = Ax*P

2.4.3. Phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (PLS)


Nhập ma trận nồng độ C (27x3) và ma trận độ hấp thụ quang A (27x100) của 27 dung dịch chuẩn chứa ba chất phân tích là Cu(II), Zn(II) và Co(II) tại 100 thời điểm đo.

Tính vectơ trọng số: w = (A’*C)* inv(C’*C)

Tính trị số và trọng số:

t = A*w

p = (A’*t)*inv(t’*t)

q = (C’*t)*inv(t’*t)

b = w*inv(P’*w)*q

a = mean(C) -mean( A)*b

a0 = [ones(27,1)*a(1) ones(27,1)*a(2)ones(27,1)*a(3)]

27: Số dung dịch chuẩn.

a(1), a(2), a(3): Cấu tử thứ 1, thứ 2 và thứ 3.

Nhập ma trận độ hấp thụ quang Ax(kx100) của k mẫu cần định phân

Nồng độ Cu(II), Zn(II) và Co(II) có trong mẫu được tính theo công thức:

C0 = a0 + Ax*b

2.4.4. Phương pháp hồi qui cấu tử chính (PCR)


Nhập ma trận nồng độ C (27x2) và ma trận độ hấp thụ quang A (27x20) của 27 dung dịch chuẩn chứa hai chất phân tích tại 20 thời điểm.

Bình phương tập số liệu chứa biến phụ thuộc: D = A’*A

Xác định các PC (sử dụng hàm SVD): [V S] = svd(D)

Tính ma trận phần trăm phương sai của các PC:



d = diag(S)/sum(diag(S))*100

Chọn số PC làm cơ sở cho không gian mới của tập số liệu n: f = V(:,1:n)

Chuyển đổi tập số liệu ban đầu và tính ma trận hệ số hồi qui:

Aj =A*f

F = inv(Aj’*Aj)*Aj’*C

Fj = f*F

Nhập ma trận độ hấp thụ quang Ax(kx20) của k mẫu cần định phân và tính nồng độ Cu(II), Zn(II) và Co(II) theo công thức: Cx = Ax*Fj

Ngoài ra, câu lệnh tính sai số: ss = (Ctính - C)*100./C

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khảo sát điều kiện tối ưu xác định Cu(II), Zn(II), Co(II)

3.1.1. Nét đặc trưng phổ của các phức Cu(II)-PAN, Zn(II) -PAN, Co(II) – PAN


Thuốc thử PAN phản ứng với các cation kim loại như Cu(II), Zn(II), Co(II) , Ni(II)...tạo thành các phức màu không tan trong nước, thường phải chiết trong dung môi hữu cơ. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong môi trường mixen – chất hoạt động bề mặt trung tính, các phức này tan được trong nước và có độ hấp thụ cao trong vùng ánh sáng khả kiến. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát phổ hấp thụ quang các phức màu Cu(II) - PAN, Zn(II) - PAN và Co(II) - PAN trong môi trường mixen (Tween - 80 hoặc Triton X-100).

Hình 1. Đặc trưng của phổ hấp thụ các phức màu trong môi trường Tween 80

Lấy vào các bình định mức cỡ 25 ml để có một trong ba ion Cu(II) 0,6 ppm, Zn(II) 1 ppm, Co(II) 1ppm + dung dịch đệm axetat 4.10-2M (pH = 6,5)+ chất hoạt động bề mặt (Tween 80 0,24% hoặc Triton X-100 2%)+ hỗn hợp PAN 1,6.10-4M, định mức đến vạch, sau 10 phút ghi phổ trong khoảng 500 – 700 nm với dung dịch so sánh là mẫu trắng tương ứng. Kết quả được chỉ ra ở hình 1,2.


Hình 2. Đặc trưng của phổ hấp thụ các phức trong môi trường Triton X-100

Từ các hình trên và đối chiếu với phương pháp dùng dung môi chiết [23], [41], ta có bảng kết quả trong bảng 3.

Bảng kết quả trên cho thấy số cực đại hấp thụ của các phức màu Cu(II) - PAN, Zn(II) - PAN và Co(II) - PAN trong cả ba môi trường đều lần lượt là 1, 2, 2. Trong mixen (Tween – 80 hoặc Triton X-100), các cực đại hấp thụ đều chuyển dịch về phía sóng ngắn, giá trị bước sóng hấp thụ cực đại của phức màu Cu – PAN: 558 nm, Zn – PAN: 522 nm và 556 nm, Co – PAN: 580 nm và 620 nm. Từ nghiên cứu này, chúng tôi chọn là λmax = 558nm, 556 nm và 580 nm tương ứng từng phức của Cu(II), Zn(II) và Co(II) trong môi trường Triton X-100 cho các khảo sát tiếp theo.

Bảng 3. Đặc trưng phổ hấp thụ Cu(II) - PAN, Zn(II) – PAN, Co(II) – PAN




max (nm)

Tween 80

Triton X-100

Dung môi chiết

Cu

555

558


564/CHCl3

595/ Et-OH, H2O

Zn

522

522

530/Axeton, H2O

556

556

555/iso – C5H11OH

Co

580

580

590/CHCl3

620

620

640/CHCl3



tải về 1.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương