Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

“Ngụy Quyền”
Theo ông Nguyễn Văn Trân, Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục: “Khi tiếp quản 
miền Bắc, cụ Hồ cho lưu dụng hầu hết các viên chức trong bộ máy hành chánh cũ 
và bảo lưu mức lương cũ còn cao hơn cả lương chúng tôi. Cụ Hồ còn đảm bảo tính 
kế thừa nhà nước bằng cách công nhận hiệu lực tiếp tục của một số sắc luật có từ 
thời Pháp. Công việc xây dựng chính quyền mới, vì thế không nặng như khi chúng 
tôi làm ở Sài Gòn”.
Hệ thống hành chánh của Sài Gòn bắt đầu được thiết lập quy củ từ thời Tổng 
thống Ngô Đình Diệm. Ông Diệm vốn là một quan Thượng thư Triều Nguyễn, nhưng 
khi nắm quyền đã thay đổi phương thức tuyển chọn quan lại thông qua các kỳ thi 
Hương, thi Hội, thi Đình, bằng việc thành lập trường Quốc Gia Hành Chánh. Trường 
Quốc Gia Hành Chánh đào tạo: tham sự, hệ hai năm cho các chức vụ như trưởng 
ban, trưởng phòng của các ty; đốc sự, hệ bốn năm cho các chức vụ phó quận, 
trưởng ty; và bậc cao học cho các viên chức hành chánh cấp bộ. Cho đến năm 
1960, chức tỉnh trưởng thời ông Diệm vẫn là một viên chức chính trị. 


Khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra đời, đường lối Cách mạng miền 
Nam được xác định là phải bằng “con đường bạo lực”, ông Diệm đáp lại bằng cách 
“quân sự hoá bộ máy”, bổ nhiệm các quân nhân đứng đầu cơ quan hành pháp cấp 
tỉnh, cấp huyện. Một viên chức từ trường Quốc Gia Hành Chánh ra, đương là quận 
trưởng, nếu muốn tiếp tục, phải ra Nha Trang học một khóa quân sự sáu tháng. 
Ngược lại, một thiếu tá tiểu đoàn trưởng có năng lực có thể được bổ nhiệm quận 
trưởng sau khi trải qua một lớp về bộ binh cao cấp và một lớp sáu tháng về khoa 
học hành chánh, và sau đó về thực tập sáu tháng dưới quyền một viên phó quận 
trước khi được bổ nhiệm làm quận trưởng. 
Tuy nhiên, hành chánh vẫn được coi là một vấn đề cực kỳ chuyên môn, nên dưới 
thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đã có những trì trệ trong việc xử lý nhu cầu 
hành chánh cho dân, bởi các vị quận trưởng quan tâm đến quân sự hơn. Thủ tướng 
đã cùng với Bộ Nội vụ ký một hướng dẫn, theo đó, các tỉnh trưởng, quận trưởng 
phải ủy quyền bắt buộc cho cấp phó. Dưới chế độ Sài Gòn, cấp tỉnh, cấp quận chỉ 
có một cấp phó và người này phải là đốc sự tốt nghiệp từ Quốc Gia Hành Chánh ra. 
Ở cấp phường xã, tuy không đòi hỏi phải tốt nghiệp từ trường này, nhưng một 
xã trưởng, ấp trưởng sau khi được bầu hay một trưởng phường sau khi được bổ 
nhiệm đều phải đi học sáu tháng ở Trường Đào tạo Cán bộ Xã Ấp. Tổng Thống 
Nguyễn Văn Thiệu đánh giá cao vai trò của cán bộ phường xã tới mức ông thường 
xuyên có mặt trong lễ khai giảng và bế giảng các lớp học này và nói với các học 
viên: “Tôi là tổng thống trung ương, các anh là tổng thống địa phương”.
Tuy nhiên, “Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà từ Trung ương tới địa phương” 
trước khi có tuyên bố của Đại tướng Dương Văn Minh đã bắt đầu “tan rã”. Khoảng 
gần 200 nghìn người có quan hệ với người Mỹ hoặc đang làm việc trong bộ máy 
chính quyền cũ đã kịp thời “di tản” trong vài tuần lễ trước “30-4”. Số còn lại gần 
như cũng đã ý thức được tình thế của mình, tự động “bỏ trống nhiệm sở”. Nhưng 
cho dù họ có ở lại, thì với mục tiêu của cuộc chiến tranh kể từ sau Hiệp định Paris là 
“đập tan bộ máy của chính quyền tay sai”, việc những người chiến thắng sử dụng 
chuyên môn của những viên chức có trình độ cao trong bộ máy Sài Gòn là điều khó 
xảy ra.
Công Điện ngày 18-4-1975 của Ban Bí thư xác định đối tượng làm việc trong 
chính quyền cũ được lưu dụng: “Ta cần có chính sách mạnh dạn sử dụng những 


người thật thà phục vụ cách mạng, nhất là công nhân, lao động, cán bộ kỹ thuật, 
trừ những phần tử thù địch, bọn mật vụ, bọn phá hoại hiện hành…”. Theo Chỉ thị 
ngày 19-4-1975, cũng của Ban Bí thư, với cấp nhân viên, sau khi “được giáo dục” 
tại phường, xã: “a, Đối với những tên thật thà hối cải thì tạo điều kiện cho họ tiến 
bộ, lập công chuộc tội; b, Đối với số cảnh sát, cứu hoả thì có thể sử dụng, trừ bọn 
ác ôn phản động và ta phải đưa cán bộ cốt cán vào để quản lý giáo dục…”. Từ cấp 
quận phó trở lên, và hầu hết các chỉ huy cảnh sát từ cấp đội trở lên… đều thuộc 
diện đưa đi tập trung cải tạo dài hạn. 
Một “đồng chí” được giới thiệu là “trưởng Ban Tuyên huấn An ninh Miền” đã từng 
công khai tuyên bố: “Việc học tập cải tạo đối với công chức, nhân viên nguỵ quyền 
sẽ phải công phu và gian khổ về tinh thần hơn so với nguỵ quân vì công chức cao 
cấp nguỵ quyền là những người trực tiếp hoặc tham gia tích cực vào bộ máy kềm 
kẹp nhân dân. Họ được huấn luyện kỹ càng do đó, ảnh hưởng chế độ cũ về mặt 
nhận thức và tư tưởng khá sâu”
46

Sau ngày “giải phóng”, các chủ trương của nhà nước cũng chủ yếu được vận 
hành thông qua các phong trào chính trị, cho dù có sử dụng “ngụy quyền” lưu dụng 
thì kiến thức chuyên môn của họ cũng không biết để làm gì. Chưa kể, trong con 
mắt của chính quyền, theo “đồng chí Trưởng Ban Tuyên huấn An ninh Miền”: “Họ 
được huấn luyện kỹ càng để tham gia tích cực vào bộ máy kìm kẹp nhân dân”
47


tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương