Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

“Ngụy Quân”
Một tuần sau, ngày 5-5-1975, Ủy Ban Quân quản Sài Gòn ban bố: “Mệnh lệnh 
số 1 về việc ra trình diện, đăng ký và nộp vũ khí của sĩ quan, binh lính, cảnh sát, và 
nhân viên ngụy quyền: Điều I: Tất cả các sĩ quan, binh lính, cảnh sát, tình báo mật 
vụ, nhân viên ngụy quyền trong thành phố Sài Gòn và tỉnh Gia Định đều phải ra 
trình diện và đăng ký. Thời hạn bắt đầu từ ngày 8-5-1975 cho đến ngày 31-5-1975 
là ngày cuối cùng. Điều II: Cấp tướng và tá trình diện và đăng ký tại số nhà 213 
Đại lộ Hồng Bàng, cấp uý trình diện và đăng ký tại uỷ ban nhân dân cách mạng 
quận, cấp hạ sĩ và binh lính trình diện và đăng ký tại uỷ ban nhân dân cách mạng 
phường. Cảnh sát, công an tình báo mật vụ trình diện và đăng ký tại trụ sở Ban an 
ninh nội chính thuộc Ủy ban Quân Qủan thành phố Sài Gòn. Nhân viên công chức 
làm việc tại nhiệm sở nào trình diện và đăng ký tại nhiệm sở nấy. Điều III: Khi ra 
trình diện và đăng ký nhất thiết phải mang nộp chứng minh thư, các loại giấy tờ cá 


nhân, tất cả vũ khí, trang bị, hồ sơ tài liệu, phương tiện, ngân quỹ… Điều IV: Người 
nào, nhà nào, tập thể nào, cơ sở nào có giữ vũ ,khí chất nổ và các phương tiện, khí 
tài thông tin đều phải tới khai và nộp tất cả. Điều V: Mệnh lệnh này phải được triệt 
để chấp hành đến 24 giờ ngày 31 (ba mươi mốt) tháng 5 (năm) năm 1975, những 
người không ra trình diện cố tình lẩn trốn sẽ bị nghiêm trị, những người đã ra trình 
diện, đăng ký nhưng còn khai gian, giấu diếm võ khí tài liệu, phương tiện nghĩa là 
chưa thành thật, sau này phát hiện ra thì xem như chưa tuân lệnh, người nào đăng 
nạp vũ khí, tài liệu, khí tài vật tư quý giá và phát hiện nhiều vấn đề có giá trị khác 
sẽ được xem xét khen thưởng xứng đáng. Tất cả những người đã ra trình diện đăng 
ký tạm thời trước khi có lịch này đều phải làm đăng ký chánh thức lại theo mệnh 
lệnh này. Sài Gòn, ngày 5-5-1975/Thay mặt Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn-
Gia Định/Chủ tịch/Thượng tướng TRẦN VĂN TRÀ.”
Việc ra trình diện không kéo quá dài như dự kiến. Chỉ trong vòng năm ngày, đã 
có 23 viên tướng có mặt tại Sài Gòn tự động đến Trung tâm Dự bị Viện Đại học Sài 
Gòn: Tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh Sư đoàn 3; Tướng trẻ Trần Quốc Lịch, 40 tuổi, tư 
lệnh Sư 5; Tướng Phan Duy Tất, chỉ huy trưởng Biệt động Quân khu II; Tướng Hồ 
Trung Hậu, nguyên phó tư lệnh Sư Đoàn Dù… Nhưng chủ yếu là những viên tướng 
đã nghỉ hưu từ trước: Trung tướng Nguyễn Hữu Có, Thiếu tướng Nguyễn Thanh 
Sằng, Trung tướng Lê Văn Nghiêm… Cũng có những người đã thôi chức từ rất lâu 
như Trung tướng Lê Văn Kim, về hưu từ năm 1964; Trung tướng Nguyễn Văn Vĩ, 
nguyên Tổng trưởng Quốc phòng, về hưu từ năm 1972; Thiếu tướng Lâm Văn Phát, 
người từng bị Sài Gòn kết án tử hình vắng mặt từ năm 1965… 
Trong thời điểm khắc nghiệt nhất của chế độ Sài Gòn, những người “ngoan cố” 
đã ra đi hoặc đã tuẫn tiết như Tướng Lê Văn Hưng, phó tư lệnh; Tướng Nguyễn 
Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV và một số tỉnh trưởng Miền Tây khác. Những 
người còn lại ở lại và chấp nhận những gì sẽ đến với mình
48

Ở Sài Gòn, 443.360 người ra trình diện, trong đó có hai mươi tám viên tướng, 
362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sỹ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 
1.932 nhân viên tình báo các loại, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, 
9.306 người trong các đảng phái được cách mạng coi là “phản động”. Chỉ 4.162 
người phải truy bắt trong đó có một viên tướng và 281 sỹ quan cấp tá.


Gần một tháng sau sau Lệnh Trình diện, ngày 10-6-1975, Uỷ Ban Quân quản ra 
thông cáo “Về việc Học tập Cải tạo Sỹ quan, Hạ sỹ quan, Binh lính và Nhân viên 
Quân đội Ngụy, Tình báo, Cảnh sát và Ngụy quyền đã trình diện đăng ký”. Theo đó: 
Tất cả hạ sỹ quan binh lính và nhân viên quân đội Nguỵ thuộc các quân binh chủng 
tại Sài Gòn-Gia Định, tình báo cảnh sát và nhân viên Nguỵ quyền quận, phường, 
khóm, xã, ấp đã trình diện đăng ký phải đi học tập cải tạo trong ba ngày kể từ ngày 
11-6-1975 đến ngày 13-6-1975. Nhân viên Nguỵ quyền từ trưởng phó phòng trở 
xuống thuộc các phủ, bộ, vụ, viện, nha, sở, ty… đã đăng ký đi học tập từ ngày 18 
đến ngày 20-6-1975. Thời gian học tập liên tục từ 7 giờ đến 16 giờ [giờ Đông 
Dương] trưa nghỉ một giờ. Người đi học tự mang thức ăn trưa và chiều, sau khi học, 
về nhà nghỉ. Lệnh học tập này phải được tuyệt đối chấp hành ai không đi học tập 
cải tạo đúng thời hạn coi như phạm pháp.
Cũng trong ngày hôm ấy, lệnh học tập cải tạo được thông báo đến các sỹ quan 
theo đó, “sỹ quan quân đội Nguỵ, cảnh sát, tình báo biệt phái từ thiếu uý đến đại 
uý” được hướng dẫn: “Phải mang giấy bút, quần áo, mùng màn, các vật dụng cá 
nhân, lương thực, thực phẩm [bằng tiền hoặc hiện vật] đủ dùng trong mười ngày kể 
từ ngày đến tập trung”. “Sỹ quan cấp tướng, tá”, được hướng dẫn mang theo “thực 
phẩm, lương thực đủ dùng trong một tháng”.
Từ ngày 11-6, tất cả hạ sỹ quan binh lính đã đến các địa điểm trong Thành phố 
học tập và họ cảm thấy yên tâm khi thời gian học tập chỉ có ba ngày, đúng như 
thông báo và cách tiến hành thì mang tính “học tập” nhiều hơn là “cải tạo”. Báo chí 
bắt đầu được sử dụng để trấn an những sỹ quan còn có chút băn khoăn lo lắng 
trong lòng.
Bài xã luận “Tiếp tục cải tạo để trở thành người công dân chân chính” đăng trên 
báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 17-6-1975 viết: “Đợt học tập cải tạo của binh lính, hạ 
sỹ quan nguỵ quân và nhân viên nguỵ quyền mở ra đã được mấy ngày. Trong các 
thu hoạch của các học viên, có một điểm chung làm mọi người chú ý: hầu hết đều 
phát biểu thừa nhận mình trước kia dù làm bất cứ việc gì trong bộ máy nguỵ quân, 
nguỵ quyền, đều là những người có tội với nhân dân, với cách mạng. Họ đều hứa sẽ 
tự cải tạo mình thành những con người tốt. Cuộc học tập này đã làm cho phần lớn 
binh sỹ nguỵ biết phân biệt ai là địch, ai là ta. Sự phân biệt này rất quan trọng. So 
với trước khi học đây là một bước tiến bộ đầu tiên của binh lính nguỵ quân và nhân 


viên nguỵ quyền. Nhưng cũng chỉ là một bước tiến đầu tiên mà thôi. Phân biệt được 
địch, ta, hứa phấn đấu để trở thành người tốt, mới chỉ là tiến bộ về mặt nhận thức, 
mới chỉ là sự bày tỏ thái độ. Họ có thật sự tiến bộ hay không? Thái độ của họ có 
thành thật hay không? Hay giả vờ tiến bộ, giả vờ hứa hẹn cốt cho qua cửa ải này, 
rồi trà trộn vào cộng đồng dân tộc với những tư tưởng thù địch với dân tộc? Đối với 
những con người đã từng bị giặc Mỹ nhồi nhét những tư tưởng xấu xa, ý thức chống 
nhân dân, chống cách mạng trong suốt hai mươi năm qua thì làm sao họ có thể gột 
rửa hết trong ba ngày học tập? Vì vậy, cách mạng tạo cho họ điều kiện để chứng 
minh sự tiến bộ của mình bằng hành động. Nhân dân ta đã có kinh nghiệm: đánh 
giá một con người phải căn cứ trên hành động của họ. Ta giáo dục họ những tư 
tưởng đúng, là cốt để họ làm đúng chứ không chỉ để nói đúng mà thôi”.
Một bài báo khác dẫn lời anh Trần Văn Lành, một trung sỹ quân nhu, nói: “Trước 
khi đi học tập, tôi đã tưởng là sẽ bị ngược đãi, bị hạ nhục và có thể bị đánh đập 
nữa”
49
. Nhưng, “điều đó đã không xảy ra” và sau học tập, anh Lành đã được cấp 
“Giấy công nhận hoàn thành học tập cải tạo” - tờ giấy có giá trị công nhận những 
người “lính Ngụy” bắt đầu được “trở lại làm người” trong chế độ mới. Một người 
khác, được giới thiệu là “Binh nhất Lê Công Đắc”, thì cho rằng: “Qua cuộc học tập 
này, chính quyền cách mạng đã dắt chúng tôi ra khỏi nơi tối tăm, đưa chúng tôi về 
với nẻo chính nghĩa”
50
. Những phát biểu này được các sỹ quan theo dõi sát và khi 
thấy sau “ba ngày học tập” binh lính được trở về nhà, thấy “cách mạng đã làm 
những gì cách mạng nói”, các sỹ quan đã yên tâm hơn. 
Không ai biết rằng, từ ngày 18-4-1975, Chỉ thị 218/CT-TW của Ban Bí thư đã 
quy định: “Đối với sỹ quan, tất cả đều phải tập trung giam giữ quản lý, giáo dục và 
lao động; sau này tùy sự tiến bộ của từng tên sẽ phân loại và sẽ có chính sách giải 
quyết cụ thể. Những người có chuyên môn kỹ thuật [kể cả lính và sỹ quan] mà ta 
cần thì có thể dùng vào từng việc trong một thời gian nhất định, nhưng phải cảnh 
giác và phải quản lý chặt chẽ, sau này tuỳ theo yêu cầu của ta và tuỳ theo sự tiến 
bộ của từng người mà có thể tuyển dụng vào làm ở các ngành ngoài quân đội. Đối 
với những phần tử ác ôn, tình báo an ninh quân đội, sỹ quan tâm lý, bình định 
chiêu hồi, đầu sỏ đảng phái phản động trong quân đội, thì bất kể là lính, hạ sỹ quan 
hay sỹ quan đều phải tập trung cải tạo dài hạn, giam giữ riêng ở nơi an toàn và 
quản lý chặt chẽ”
51
.


Ở nhiều địa phương, một số “tên ác ôn đầu sỏ” đã được “xử lý” ngay và chỉ vài 
ngày sau 30-4, các sỹ quan gần như đã được đưa đi cải tạo. Tuy nhiên, Sài Gòn, nơi 
tập trung gần nửa triệu sỹ quan và binh lính chế độ cũ, nơi tập trung sự chú ý của 
dư luận trong và ngoài nước, nên mọi quyết định đều được Trung ương Cục và 
Đảng ủy Đặc biệt bàn bạc lên kế hoạch. 
Ngay trong phòng làm việc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Trung ương Cục 
đã bàn cách đưa các sỹ quan của ông đi “cải tạo lâu dài”. Kế hoạch được gọi là 
Chiến dịch X-1. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: Việc công bố ba mức thời gian học tập 
- hạ sỹ quan binh lính, ba ngày; cấp úy, mười ngày; tướng, tá, một tháng - là có ý 
để cho các đội tượng ngầm hiểu rằng, thời gian học tập tối đa của các sỹ quan chỉ 
là một tháng. 
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường, năm ấy là một sỹ quan biệt phái với quân hàm 
đại úy, thuộc diện “học tập mười ngày” viết: “Hầu hết đều bình thản đến cổng, xin 
vào. Có người cưng con gái đi theo đỡ đần con rể. Có người thuộc diện “ba ngày” 
tiễn đưa bạn, ngồi quán nhậu ngà ngà cũng theo bạn vào cổng cho vui. Có người 
giải ngũ nằn nì xin ‘đi học để có cái giấy về dễ làm ăn’. Nhưng, qua con ngựa sắt là 
dòng sông không trở lại”
52

Nơi tập trung của ông Tạ Chí Đại Trường là một trường học, ông viết: “Sáng 23-
6-1975, tôi đi vòng giã từ phố phường rồi cầm khúc bánh mì đến công trường 
Taberd. Mười giờ 30 sáng. Hai viên sỹ quan cầm súng lặng lẽ chỉ lối vào. Ngoài 
đường vắng, cổng trường kín chỉ chừa chỗ lách, không thể biết bên trong có gì”
53

Những “sỹ quan cấp úy” ấy đã bình thản đến guichet (quầy) nộp “tiền ăn mười 
ngày”, lấy biên lai… cho đến khi vào hành lang, cán bộ tới ra lệnh bỏ đồ kim khí ra, 
mới thấy có “cái gì nặng nề lảng vảng”, rồi khi “trời càng về khuya, mưa tầm tã” thì 
“bắt đầu mới rùng mình”. 
Đại úy Tạ Chí Đại Trường viết: “Tôi mang mùng giăng trên tầng gác hội trường 
nhưng không ngủ được. Từ trên gác nhìn ra bóng tối nhiều hơn ánh sáng… Ánh đèn 
pha trải dài trên sân nước. Một vài người lính đi lại mang B40 lắp đầu đạn khiến cái 
bóng càng dài ra”
54
. Tối 25-6, Đại úy Trường cùng các chiến hữu nhận được lệnh di 
chuyển, “Có người dẫn ra đường. Vắng ngắt. Xe đậu dài ngút”. Rồi, thay vì “học tập 
mười ngày”, ông thầy dạy sử Tạ Chí Đại Trường đã phải trải qua các trại từ hôm ấy 
cho đến tháng 6-1981. 


Mười ngày, một tháng qua nhanh. Không ai nhận được bất cứ tin tức gì liên quan 
đến những người thân bị đưa đi học tập. Rồi đột nhiên, một sỹ quan được tha về, 
người đó là Cựu Tổng trưởng Quốc phòng, tướng Nguyễn Văn Vỹ. 
Vừa ra khỏi trại, Tướng Vỹ phát biểu: “Chúng tôi ăn còn ngon hơn bộ đội. Tôi 
mong những người có thân nhân đi học tập cải tạo hãy yên lòng và tin tưởng Cách 
mạng, đừng tin ở những lời đồn vô căn cứ”
55
. Tướng Nguyễn Văn Vỹ là người mà 
ngay hôm đầu ra trình diện đã phát biểu: “Tôi hiểu rõ quân đội trong này lắm, tệ 
lắm, xấu lắm; và mấy ngày hôm nay thấy rõ bộ đội Cách mạng rất kỷ luật, chững 
chạc, đàng hoàng. Anh em vào nhà tôi ở cầu Thị Nghè không hề bị mất mát gì hết. 
Cách mạng vào yên ổn, thanh bình ngay, ai cũng yên tâm và sung sướng”
56
.
Ở thời điểm Tướng Vỹ phát ngôn trên báo, dân chúng không cần phải nghe tin 
đồn, chồng con họ bặt vô âm tín đã hơn ba tháng cho dù “Cách mạng nói” sĩ quan 
cấp úy chỉ đi học tập “mười ngày”, cấp tá chỉ đi “một tháng”. Tuy nhiên, đấy cũng 
chưa phải là thời điểm mà những người ở nhà hay ở bên trong hàng rào dây kẽm 
gai tuyệt vọng. Chính quyền biết điều đó và Tướng Vỹ được tha để nói những lời có 
giá trị trấn an. Đồng thời, “các sỹ quan và nhân viên ngụy quyền” bắt đầu được 
phép và được động viên viết thư về nhà. 
Đầu tháng Bảy, báo Giải Phóng, tờ báo trong R của Mặt trận Dân tộc Giải phóng 
Miền Nam, cho đăng lá thư của ông Trần Văn Tức “nguyên là đại úy cảnh sát ở Côn 
Sơn”, gửi vợ là bà “Nguyễn Bích Thủy, ở số 52-54 Nguyễn Khắc, Sài Gòn 2”. Khi 
cho đăng lá thư, tờ Giải Phóng nói rõ là “để bạn đọc hiểu thêm cuộc sống hiện nay 
của các sĩ quan (trong quân đội ngụy trước đây) đang học tập cải tạo”
57
. Thông điệp 
mà Chính quyền muốn gửi qua bức thư này được lồng vào một cách vụng về: “À, ở 
thư trước anh quên dặn em là đừng tin lời đồn nhảm của bọn phản động của bọn 
ngụy tuyên truyền làm cho em và ba má ở nhà hoang mang lo sợ. Nếu người nào 
nói xuyên tạc đó là bọn lưu manh thừa dịp để làm tiền hoặc bọn ngụy phản cách 
mạng, em nên đến chánh quyền cách mạng tố cáo họ. Anh cố gắng học tập cải tạo 
tốt để chánh phủ cách mạng khoan hồng cho những đứa con lạc lối được thành 
người công dân chân chính và sớm về đoàn tụ với gia đình tăng gia sản xuất”
58
.
Hơn một tháng sau, tờ Tin Sáng có bài phỏng vấn bà “LQL”, người vừa trở lại Sài 
Gòn sau chuyến thăm chồng là “Thiếu tá Tiểu Đoàn phó Tiểu Đoàn 7, Thủy Quân 
Lục Chiến Ngụy”. Tờ Tin Sáng không nói rõ chị L thăm chồng ở trại nào và chồng 


chị là ai, chỉ giới thiệu: “Thiếu tá và cả Tiểu đoàn 7 của ông đã bị tên tướng ngụy 
Bùi Thế Lân bỏ kẹt tại cửa Thuận An và đã cùng toàn bộ binh lính trong Tiểu đoàn 7 
đầu hàng quân đội giải phóng ngày 27-3 vừa qua”. Câu chuyện ở trại cải tạo được 
tờ Tin Sáng dẫn dắt cho thấy không khí trong các trại cải tạo từa tựa như một trại 

59
. Bài phỏng vấn kết thúc bằng lời dặn dò của người chồng: “Em yên trí về lo 
làm ăn, ở đây em khỏi lo hai thứ rượu và gái, đã làm hai đứa thường mất hạnh 
phúc như trước kia. Cuộc sống ở đây rất điều hòa và lành mạnh như em đã thấy, 
chắc chắn bọn anh sẽ khá hơn trước”. 
Người phỏng vấn, phóng viên Phan Bảo An, sử dụng những ngôn từ như “tên 
tướng ngụy…”, khiến người đọc có cảm giác nó được viết bởi một cán bộ tuyên huấn 
từ “R” về hoặc từ Bắc vào. Nhưng Phan Bảo An là bút danh của ông Phan Xuân Huy, 
một cựu dân biểu Sài Gòn. Ông Phan Xuân Huy nói rằng cuộc phỏng vấn ông thực 
hiện được là tình cờ chứ không phải do Chính quyền sắp xếp
60
; tuy nhiên, về sau 
ông mới phát hiện ra “người vợ” là con của một gia đình Cách mạng. 
Cho đến tháng 9-1975, chỉ những người có nhân thân rất đặc biệt mới có thể 
vào trại thăm thân nhân. Lá thư của “ông Trần Văn Tức gửi vợ là bà Nguyễn Bích 
Thủy” trùng hợp với thời gian mà ở các trại cải tạo, “ngụy quân, ngụy quyền” được 
yêu cầu viết thư về nhà. Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường, thời gian này đang cải tạo ở 
Trảng Lớn, Tây Ninh, kể: “Thư hàng tháng được coi như là một ân huệ của Nhà 
nước ban cho người có tội phải cải tạo,‘dựa trên ý thức truyền thống thông cảm với 
tình gia đình đậm đà của người dân Việt Nam’… Thư gửi được quản giáo kiểm duyệt. 
Nội dung thư cứ phải nói ‘học tập tốt, lao động tốt’ và phải động viên gia đình”
61
.

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương