Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang11/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

Đầu hàng
Khi Bùi Quang Thận được Đại tá Chiêm dẫn lên nóc Dinh, Trung úy Vũ Đăng 
Toàn ở lại tầng hai. Trung úy Toàn viết: "Tôi dồn toàn bộ nội các Dương Văn Minh 
vào một chỗ. Dồn xong thì ông Nguyễn Hữu Hạnh mời ông Dương Văn Minh ra 
chào. Khi ông Minh vừa ra thì anh Phạm Xuân Thệ cùng hai trợ lý đến. Anh Thệ nói: 
'Tôi là đại úy Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó Trung đoàn 66'”. 
Borries Gallasch, phóng viên tạp chí Tấm Gương của Cộng hòa Liên bang Đức, 
người châu Âu duy nhất có mặt trong Dinh Độc Lập vào thời điểm đó, tường thuật: 
“Tay Thệ cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga, Thệ rất phấn khích la 
lớn yêu cầu ông Minh ra đài phát thanh. Nhưng tướng Minh không muốn đi. Ông ta 
đề nghị rằng bài nói của ông phải được thu âm vào máy thu ở trong Dinh. Họ tranh 
luận việc đó. Càng lúc càng nhiều người lính Giải phóng chạy vào. Rồi họ bắt đầu 
tìm máy thu nhưng không có kết quả. Không có một cái máy ghi âm nào trong Dinh 
cả. Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của quân Giải phóng, Chính ủy Bùi 
Văn Tùng, xuất hiện”
29

Ở cửa Dinh, Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 đã nghe báo 
cáo: “Có Tổng thống Ngụy”. Ông Tùng quá mừng: “Vớ được cả tổng thống cơ à!”. 
Tổng thống Dương Văn Minh thấy ông Tùng, một người cao lớn, bước vào, thì lịch 
sự chào: “Thưa ông, chúng tôi đợi các ông vào đã lâu rồi để bàn giao chính quyền”. 
Ông Bùi Văn Tùng nói: “Các ông là người bại trận. Các ông không có gì để bàn giao 
cả mà chỉ có đầu hàng vô điều kiện”. Ông Tùng hỏi Chuẩn tướng Nguyễn Hữu 
Hạnh: “Đường giây liên lạc từ đây qua đài thế nào?”. Ông Hạnh nói: “Hư hết rồi”. 
Ông Tùng quyết định cho đưa vị tổng thống bị bắt giữ đến đài phát thanh. 
Khi xe tăng 390 dừng lại, mọi người xuống hết, Trung sỹ Nguyễn Văn Tập, lái xe 
390, cũng định đi vào trong Dinh, nhưng khi nhảy lên bậc thềm ngoảnh lại thấy 
vắng quá. Anh nghĩ, “nhỡ địch quay lại chiếm mất xe mình thì sao?”, bèn quay lại 
nhảy vào ghế lái ngồi thò đầu ra ngoài. Chỉ một lúc sau, Trung sỹ Tập thấy “Nội các 
Ngụy” ra, đi rất hiên ngang. Cùng đi có cả Phạm Xuân Thệ nhưng khi ấy anh Tập 


chỉ nhận ra thủ trưởng của mình là Chính ủy Bùi Văn Tùng. Trung sỹ Tập có lẽ liên 
hệ đến bức ảnh của Phan Thoan và lời đề nổi tiếng của Tố Hữu: “O du kích nhỏ 
dương cao súng / Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu”, nên kêu lên: “Thủ trưởng ơi, 
thủ trưởng bắt nó phải cúi đầu xuống chứ!” Trung tá Bùi Văn Tùng nói: “Việc ấy là 
của tớ”.
Chiếc xe Jeep mang biển số 15770 mà Trung đoàn 66 thu được từ chiến trường 
Đại Lộc, Quảng Nam, do chiến sỹ Đào Ngọc Vận lái, được trưng dụng để chở Tổng 
thống Dương Văn Minh đi từ Dinh Độc Lập qua đài. Đào Ngọc Vận
30
 kể: “Tôi thấy 
Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ dẫn theo hai người đàn ông tiến lại chiếc xe Jeep 
15770 mà tôi cầm lái. Trung đoàn phó cùng một người ngồi hàng ghế phía trên, 
người kia ngồi phía dưới, cùng Trung úy Phùng Bá Đam, Trung úy Nguyễn Khắc 
Nhu. Hai chiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng và Bàng Nguyên Thất ngồi hai bên thành xe. 
Mãi sau này tôi mới biết người to béo, đeo kính trắng, đi giày đen ngồi ngay bên 
cạnh mình là Tổng thống Dương Văn Minh, và vị quan chức mặc bộ complet, sơ mi 
trắng ngồi phía sau là Thủ tướng Vũ Văn Mẫu”. 
Nhà báo Borries Gallasch viết tiếp: “Chỉ có hai chiếc xe của chúng tôi chạy giữa 
thành phố lúc ấy - một thành phố đã từng sôi sục mà nay sự sợ hãi bỗng nhiên 
được làm dịu đi - qua Tòa đại sứ Mỹ trống hoác, đến Đài Phát thanh nằm trên 
đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chúng tôi đi vào phòng thu nhỏ trên lầu một. Những kỹ 
thuật viên đã lấy chân dung của Thiệu từ trên tường xuống và ném qua cửa sổ ra 
sân. Chúng tôi ngồi bất động một lát. Ông Mẫu quạt mặt mình bằng một quyển 
sách. Tổng thống Dương Văn Minh và Chính ủy xe tăng Bùi Văn Tùng ngồi trên hai 
chiếc ghế và tôi ngồi giữa họ tại một chiếc bàn nhỏ. Ông Tùng thảo văn kiện đầu 
hàng trên một mảnh giấy màu xanh”
31
.
Trung tá Bùi Văn Tùng nhớ lại: "Tôi với ông Dương Văn Minh ngồi cùng một 
băng ghế dài. Khi ấy, sau 8-9 đêm mất ngủ, tôi có cảm giác mệt rã người. Nhưng 
một ý nghĩ chợt thoáng qua, “ổng mà nói linh tinh thì chết”. Mồ hôi tự nhiên toát ra 
như tắm, người tỉnh hẳn, tôi nói: “Ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện”. Tổng 
thống Dương Văn Minh nói: “Ông muốn gì hãy ghi ra”. 
Trung tá Bùi Văn Tùng viết ngắn gọn: “Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống chính 
quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không 
điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố Chính quyền Sài Gòn 


từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa 
phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam”. 
Tướng Dương Văn Minh đọc xong, Trung tá Bùi Văn Tùng nói tiếp vào máy ghi 
âm: “Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam long trọng 
tuyên bố thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng 
không điều kiện của tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn”
32

Thủ tướng Vũ Văn Mẫu cũng được dành cho ít phút để phát biểu và đây, có lẽ, 
mới là “chính kiến” của nhóm ông: “Trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôi 
- giáo sư Vũ Văn Mẫu, Thủ tướng - kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào vui vẻ chào 
mừng ngày hòa bình của dân tộc và trở lại sinh hoạt bình thường. Các nhân viên 
của các cơ quan hành chánh quay trở về vị trí cũ theo sự hướng dẫn của chính 
quyền cách mạng”
33
.
Ông Võ Văn Kiệt đến Dinh khi nơi này đã được tiếp quản bởi một lực lượng của 
Quân đoàn IV. Ông là vị trung ương uỷ viên Đảng Lao động Việt Nam đầu tiên đến 
Dinh Độc Lập. Ông Kiệt nắm thêm tình hình quân sự và nhắc nhở chỉ huy các đơn vị 
chiếm đóng đối xử tốt với những người trong chính phủ ông Dương Văn Minh, chờ 
lệnh. 
Ông Kiệt là bí thư Đảng ủy Đặc biệt Ủy ban Quân quản, là vị trí thực sự “đứng 
đầu” ở Thành phố lúc bấy giờ. Tuy nhiên, người công khai xuất hiện trong vai trò 
đứng đầu tại thời điểm ấy lại là Trần Văn Trà.
Ngày 1-5-1975, khi đang ở Sở chỉ 
huy tiền phương, Thượng tướng Trần Văn Trà được ông Lê Đức Thọ và ông Phạm 
Hùng thông báo: “Điện anh Ba Lê Duẩn nói Bộ Chính trị quyết định cậu làm chủ tịch 
Uỷ Ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định. Đi ngay cho kịp”. 
Ông Võ Văn Kiệt cho rằng đây là một thay đổi hợp lý. Sài Gòn mới tiếp quản cần 
một quân nhân đồng thời phải là một quân nhân không quá xa lạ với dân chúng. 
Tướng Trà từng là trưởng Phái đoàn Quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng 
hoà Miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hợp Quân sự Bốn bên thực thi Hiệp định 
Paris. Năm 1973, ông đã có một thời gian khá lâu ở Sài Gòn, và đã từng được báo 
chí Sài Gòn nhắc đến. 
Ngày 2-5, Tướng Trần Văn Trà mới về đến Dinh Độc Lập. Ông kể
34
: “Theo chỉ thị 
của Bộ Chính trị, tôi cho thả tất cả những nhân vật trọng yếu của ngụy quyền mà 
từ hôm giải phóng Sài Gòn, bộ đội ta đã giam giữ họ tại một phòng ở đây. Tôi chỉ 


gặp những người đứng đầu: Dương Văn Minh, tổng thống, Nguyễn Văn Huyền, phó 
tổng thống và Vũ Văn Mẫu, thủ tướng ngụy quyền, giải thích cho họ chính sách của 
cách mạng là quang minh, chính đại, độ lượng, khoan hồng. Tôi đã nhấn mạnh: Tất 
cả những việc làm đã qua chúng tôi xếp nó vào quá khứ, chúng tôi căn cứ vào thái 
độ và hành động từ ngày nay trở đi. Tôi mong họ quan niệm được sự thắng lợi vĩ 
đại của dân tộc vừa rồi mà tự hào rằng mình cũng là người Việt Nam. Có vẻ họ tỏ 
ra xúc động. Dương Văn Minh đã phát biểu: Tôi vui mừng được là công dân của một 
nước Việt Nam độc lập”
35
.

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương