Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang10/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

Xe tăng 390 
Lúc đó là 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975. Trước đó ít phút, khi Tiểu đoàn trưởng 
Lôi Hổ phòng thủ Tân Sơn Nhất bỏ đi, một dân biểu thuộc lực lượng thứ ba, Trung 
tá Nguyễn Văn Binh, đã cẩn thận đóng cổng Dinh Độc Lập. Hành động này của 
Trung tá Nguyễn Văn Binh đã điều chỉnh một chi tiết trong lịch sử: Chiếc tăng 843 
đi theo đường Thống Nhất từ Sở Thú tới trước rồi dừng lại trước cổng phụ trong khi 
xe tăng 390 tới sau, nhưng hùng dũng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, cánh cửa 
cuối cùng của cuộc chiến.
Vào lúc 9 giờ 30 phút sáng 30-4, khi ở phía Tây Sài Gòn, ông Võ Văn Kiệt ra 
lệnh “giản chính đồ đạc”, ở phía Đông, Trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn 
tăng 203, cũng nghe được tuyên bố của Tướng Dương Văn Minh qua chiếc radio mà 
ông luôn đeo bên người. Phía sau ông, Tư lệnh Quân đoàn II, Tướng Nguyễn Hữu 
An, luôn theo sát đốc chiến. Họ như những người lính xung trận linh cảm được 
chiến thắng, càng nóng lòng hơn khi có thể “sờ” thấy ở phía trước mục tiêu cuối 
cùng. 
Đêm 29-4, Tướng Nguyễn Hữu An gửi thư cho Lữ đoàn 203. Bức thư được Trung 
tá Bùi Tùng ghi chú “Nhận lúc 24 giờ ngày 29-4-1975” viết: “Anh Tài và Tùng. Bảy 
chiếc tăng và một bộ phận bộ binh đã đến cầu xa lộ Biên Hòa gặp bộ phận đặc công 
của 116 giữ đã hai ngày nay. Tình hình như vậy là thuận lợi do đó phải mạnh dạn 
tiến lên, đừng để bọn tàn binh lẻ tẻ nó cản trở. Cố gắng đưa toàn bộ đội hình của 
các anh qua bên Tây cầu đêm nay và độ 3-4 giờ sáng 30-4 là ta xốc được tới Sài 
Gòn chiếm xong cầu Rạch Chiếc và Tân Cảng đến cầu Sài Gòn. Tôi đã nói anh Ân 
cho 2d (tiểu đoàn) của E9 tràn về phía cầu xa lộ Biên Hòa. Các anh thi hành khẩn 
trương và giữ liên lạc với tôi thường xuyên. Mục tiêu vào Sài Gòn là Dinh Tổng 
thống - Đài Phát thanh, BTL (Bộ Tư lệnh) Hải quân, ngân hàng, phủ đặc ủy trung 
ương tình báo./An”. 
Trước đó, vào lúc 10 giờ ngày 29-4-1975, ngay sau khi Tổng thống Dương Văn 
Minh ra lệnh cho quân đội Sài Gòn ngừng di quân, Bộ Chính trị điện: “Gửi anh Sáu, 
anh Bảy, anh Tư, / Đồng điện anh Tấn,/Bộ Chính trị và Quân uỷ đang họp thì được 
tin Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chỉ thị: 
Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch; tiến 
quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước 


vũ khí toàn bộ quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để 
mọi sự chống cự của chúng. Công bố đặt thành phố Sài Gòn-Gia Định dưới quyền 
của Uỷ Ban Quân Quản do tướng Trần Văn Trà làm chủ tịch. Sẽ có điện tiếp, nhận 
được điện trả lời ngay. Ba”
25
.
Rạng sáng ngày 30-4-1975, những chiếc tăng đầu tiên của Lữ đoàn 203 chạy 
đến căn cứ Nước Trong, Long Khánh. Lúc bấy giờ, Thiếu úy Lê Văn Phượng, trưởng 
xe 390, vẫn chưa biết chiếc tăng T59 của mình sẽ đi vào lịch sử. Sống chết vẫn còn 
gang tấc. Khi cho xe dừng lại định nấu cơm bên một bìa rừng cao su, pháo thủ số 
hai của tăng 390, Đỗ Cao Trường, bị một toán thủy quân lục chiến núp trong vườn 
cao su bắn bị thương. Thiếu úy Phượng ra lệnh quay nòng pháo vào vườn cao su, 
bắn cho tới khi toán thủy quân lục chiến rút hết. Họ để Đỗ Cao Trường ở lại cho du 
kích rồi bốn anh em lên xe tiến về Sài Gòn. Tới ngã tư Hàng Xanh, những chiếc 
tăng phải chạy lòng vòng để tìm đường. 
Trước đó không lâu, trong một cánh rừng cao su, Trung tướng Lê Trọng Tấn giao 
nhiệm vụ cho Quân đoàn IV: “đánh chiếm mục tiêu quan trọng nhất”. Tướng 
Nguyễn Hữu An, tư lệnh Quân đoàn II, hỏi: “Nếu Quân đoàn II vào trước có được 
đánh chiếm mục tiêu quan trọng nhất không?”. Tướng Lê Trọng Tấn gật đầu. Ngày 
24-4, cũng tại một vườn cao su ở Long Thành, Tướng Nguyễn Hữu An đặt vấn đề 
với Lữ đoàn 203: “Cậu Tài (Trung tá Nguyễn Tất Tài, lữ trưởng 203) tốt nghiệp ở 
Liên Xô, cậu Tùng tốt nghiệp Học viện Thiết giáp Trung Quốc, các cậu biết rõ Liên 
Xô khi kết thúc Thế chiến thứ II đã dùng một sư đoàn tăng để tấn công vào sào 
huyệt cuối cùng. Tại sao mình có một lữ tăng, mình không vào Dinh Độc Lập?”. 
Ngay sau đó, trong khi “mũi thọc sâu” của Quân đoàn IV là bộ binh thì Tướng 
Nguyễn Hữu An đã đưa Lữ tăng lên tiên phong. Xe 390 đi trước nhưng chạy thẳng 
theo đường Hồng Thập Tự, thay vì đi hướng từ Sở Thú lên như 843, nên khi vào đến 
Dinh Độc lập lúc 10 giờ 45 phút, đã thấy xe 843 của trung úy Bùi Quang Thận tấp 
qua bên trái, dừng lại trước cổng phụ. Bùi Quang Thận phất tay ra hiệu cho xe của 
Lê Văn Phượng tiến lên. 
Thiếu úy Lê Văn Phượng ngồi thụp xuống, đậy nắp tháp pháo và lệnh cho xe ủi 
vào cổng chính. Anh nghe tiếng “rầm” và tiếp đó là âm thanh bánh xích nghiền nát 
cánh cổng sắt. Biết cổng không có mìn, Lê Văn Phượng mở nắp tháp pháo, đứng 
nhô lên nửa người, từ xa anh thấy một nữ phóng viên “Tây” ngồi trên thảm cỏ. 


Nhưng khi xe anh cán lên bãi cỏ thì không thấy chị phóng viên đâu nữa. Hai mươi 
năm sau, Lê Quang Phượng sẽ gặp lại người phụ nữ ấy, còn lúc bấy giờ thì anh 
không có thời gian để tìm xem chị ở đâu. 
Đến thềm Dinh, anh quay lại, thấy xe 843 vẫn đậu chỗ cũ, nhưng Trung úy Bùi 
Quang Thận thì đã nhảy xuống, chạy núp theo sau xe 390, tay cầm lá cờ khổ nhỏ, 
loại cờ được để sẵn rất nhiều ở trên mỗi xe để cứ chiếm được mục tiêu quan trọng 
nào lại cắm lên. Pháo thủ số 1 của xe 390 cũng cầm cờ định nhảy xuống, nhưng Lê 
Văn Phượng ra lệnh: “Anh Thận cầm cờ rồi, hãy nạp pháo, chuẩn bị!”. Rồi Lê Văn 
Phượng giữ lấy khẩu đại liên, yểm trợ. Nhưng từ lúc ấy, họ không còn phải bắn một 
phát đạn nào
26

Khi chiếc tăng 390 đỗ lại, chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn xách AK nhảy 
xuống, chờ đại đội trưởng Bùi Quang Thận cầm cờ tiến vào. Cả hai chạy lên thềm 
Dinh trong tư thế được mô tả là sẵn sàng chiến đấu. Bùi Quang Thận nhớ lại là anh 
đã hơi lo khi thấy bên trong có người mặc quân phục. Có thể vì quá căng thẳng và 
có thể vì là một người lính nông dân lần đầu đứng trước một tấm kính khổng lồ, Bùi 
Quang Thận lao vào cửa kính mạnh đến nỗi anh ngã bật ra phía sau trong khi tay 
vẫn không rời lá cờ. Từ trong Dinh, một người bận đồ dân sự chạy ra, mời vào. 
Bùi Quang Thận đứng trước một “Nội các” có lẽ cũng bối rối không kém. Không 
biết phải làm gì hơn, Bùi Quang Thận đề nghị Vũ Đăng Toàn ở lại “canh chừng”, chờ 
cấp chỉ huy đến còn mình thì làm nốt “vai trò lịch sử”, cắm cờ trên nóc Dinh Độc 
Lập. Chỉ huy lực lượng Phòng vệ Phủ Tổng thống, Đại tá Chiêm, được lệnh hướng 
dẫn Bùi Quang Thận đi thang máy lên nóc Dinh. Cùng đi theo hỗ trợ có sinh viên 
Nguyễn Hữu Thái (cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn) và Tiến sỹ Huỳnh Văn 
Tòng
27

Khi ấy, thang bộ của Dinh chưa sử dụng được vì ngày 8-4-1975 đã bị phi công 
Nguyễn Thành Trung, một người được Cách Mạng cài vào quân đội Sài Gòn, ném 
bom làm hỏng. Đại tá Chiêm dẫn ba người đến trước thang máy, loại phương tiện 
mà đối với Bùi Quang Thận còn lạ hơn những tấm kính khổ rộng rất nhiều. Bùi 
Quang Thận nhất quyết không vào; về sau anh kể lại: “Lúc đó tôi thấy thang máy 
giống như... cái hòm, vào đó nhỡ nó nhốt mình luôn, biết bao giờ mới ra được!”. 
Sau khi nghe Đại tá Chiêm giải thích, Bùi Quang Thận mới chịu dùng thang máy. 


Phải mất khá lâu, ba người đi cùng mới giúp Bùi Quang Thận hạ lá cờ ba sọc 
vàng xuống bởi nó khá lớn và được buộc giây chắc chắn. Bùi Quang Thận kéo lá cờ 
của Mặt trận Dân tộc Giải phóng nửa xanh nửa đỏ có sao vàng ở giữa lên, sau khi 
viết và ký tên vào: “11g30 ngày 30-4. Thận
28
.

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương