Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

Tướng Big Minh
Đầu tháng 4-1975, có những thông tin cho thấy người Mỹ quan tâm tới “phương 
án Big Minh”. Tài liệu của CIA nói là ngày 2-4-1975, trùm CIA tại Sài Gòn Thomas 
Polgar gửi một bức điện về Tổng Hành dinh đề xuất lật Thiệu để đưa Dương Văn 
Minh lên thay, hy vọng thành lập được một chính phủ liên hiệp “có khả năng làm 
chậm lại cuộc xâm lược của Bắc Việt”
16
. Theo Polgar, trưởng đoàn Hungary trong Ủy 
ban Kiểm soát Bốn bên nói Hà Nội cho biết nếu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bị 


loại thì Bắc Việt sẵn sàng thương thuyết. Tại Dinh Hoa Lan (vốn là một dinh thự của 
Đức Từ Cung ở số 3 Trần Quý Cáp, nay là Võ Văn Tần, được Tổng thống Ngô Đình 
Diệm ban tặng cho Tướng Minh), nhóm ông Minh bắt đầu thảo luận về khả năng 
chấp chính. 
Đại tướng Dương Văn Minh
17
sinh năm 1916 tại Mỹ Tho. Cha ông, Đốc phủ sứ 
Dương Văn Huề, có bảy người con. Em kế ông Minh, Dương Thanh Nhựt, “tập kết” 
ra Bắc năm 1954. Ông Minh, vốn là một sỹ quan trong quân đội Pháp, sau Cách 
mạng tháng Tám đã từng tham gia kháng Pháp. Từ năm 1960, Xứ ủy Nam Bộ, khi 
ấy được lãnh đạo bởi ông Mười Cúc Nguyễn Văn Linh, đã yêu cầu Cục trưởng Cục 
Địch vận Võ Văn Thời giao nhiệm vụ cho Dương Thanh Nhựt về Nam để tiếp cận với 
Dương Văn Minh. Tháng 3-1961, Dương Thanh Nhựt, bấy giờ mang bí danh Mười 
Ty, về đến miền Nam, và tới tháng 8-1962 thì móc nối được với cậu ruột và vợ là 
Sử Thị Hương. 
Ngày 1-11-1963, Dương Văn Minh, người hùng của Ngô Đình Diệm, đã nhân 
danh chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng phát lệnh đảo chính tổng thống. 
Năm 1967, khi Dương Văn Minh đi Pháp, ông Mười Cúc cũng đã cử Mười Ty qua 
Paris; trước đó, Mười Ty cũng được đưa qua Hồng Kông tìm Dương Văn Minh, nhưng 
cả hai lần đều không gặp
18

Giữa tháng 4-1975, tại một nhà hàng đặc sản của Tướng Mai Hữu Xuân nằm 
trong rừng cao su trên xa lộ Đại Hàn có tên là Đường Sơn Quán, ông Dương Văn 
Minh tổ chức họp mặt với đông đủ báo giới trong và ngoài nước, tuyên bố “sẵn sàng 
thay Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu như một giải pháp tình huống để tìm cơ hội hòa 
bình cho miền Nam”. Sau cuộc họp báo, ngày 17-4, Đại sứ Pháp Jean Marie Mérillon 
đã đến Dinh Hoa Lan bằng xe có cắm quốc kỳ Pháp. Hành động của ông Đại sứ 
được báo chí Sài Gòn bình luận là cố tình vi phạm nguyên tắc ngoại giao nhằm công 
khai lập trường của Pháp đối với tình hình chính trị miền Nam. 
Sau khi từ chức, ngày 21-4-1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và gia đình vẫn 
sống trong Dinh Độc Lập. Phe đối lập và Đài Hà Nội liền gọi Sài Gòn là “Chính phủ 
Thiệu mà không có Thiệu”. Cả Tổng thống tạm quyền Trần Văn Hương và Tướng Big 
Minh đều đánh tiếng để Đại sứ Martin thu xếp đưa ông Thiệu đi. Về mặt công khai, 
chuyến đi của ông Nguyễn Văn Thiệu và Đại tướng Trần Thiện Khiêm là “công cán”. 


Buổi chiều ngày 25-4-1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu với sự tháp tùng của 
một sỹ quan tùy viên, Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu, đi một vòng “hậu dinh”, nơi ở 
của gia đình ông, và chỉ ra yêu cầu chuẩn bị đồ đạc cá nhân để đưa về tư gia. Sau 
đó, ông đến văn phòng tổng thống. Sỹ quan tùy viên của ông Hương nói “Tổng 
thống đang họp”. Ông Thiệu đưa cho viên sỹ quan một phong thư, dặn khi nào 
Tổng thống họp xong thì trình. 
Theo ông Nguyễn Đức Từ, một trợ tá và là em rể họ của ông Thiệu, bức thư viết: 
“Thưa cụ, theo chỉ thị của cụ, tôi và Đại tướng Trần Thiện Khiêm đi giải độc tại các 
quốc gia bạn, cùng với đoàn tùy tùng gồm: Đại tá Đức, Đại tá Thiết, Đại tá Diên, 
Trung tá Chiêu…”. Sau đó, ông Nguyễn Văn Thiệu cùng tùy tùng đến nhà Tướng 
Khiêm ở Bộ Tổng Tham mưu; tại đây, một tiệc nhẹ đã dọn sẵn. Ăn xong, Tướng 
Nguyễn Văn Thiệu cùng Trung tá Chiêu đi bộ về nhà, cũng trong khuôn viên Bộ 
Tổng. Khi họ quay lại thì bàn ăn nhà Tướng Khiêm đã được dùng làm bàn thủ tục 
cho chuyến bay. 
Khoảng 9 giờ tối, ông Nguyễn Văn Thiệu cùng tùy tùng được đưa ra phi trường 
bằng ba chiếc xe do hai sỹ quan CIA lái. Đoàn xe ra khỏi cổng Bộ Tổng Tham mưu, 
thay vì rẽ phải vào phi trường, đã rẽ trái đi ngược ra Sài Gòn, vào Chợ Lớn, qua 
trường đua Phú Thọ, Lăng Cha Cả… qua cổng Phi Long, Bộ Tư lệnh Không quân, 
theo đường ngược chiều chạy vào sân bay. Tại “cổng nhà kính” của Không quân, 
đèn tắt, không có nhân viên Việt Nam nào làm việc, chỉ có thủy quân lục chiến và 
quân cảnh Mỹ. Sau khi nhận tín hiệu bằng đèn pin, đoàn xe đi qua, chạy thẳng tới 
cầu thang một chiếc máy bay C-118. Ở đó, Đại sứ Mỹ Martin đã đứng chờ đưa tiễn. 
Đêm ấy, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bay đi Đài Loan
19
.
Những ngày ấy, trong Dinh Hoa Lan, theo mô tả của một người kề vai sát cánh 
với ông Dương Văn Minh, Dân biểu đối lập Hồ Ngọc Nhuận, là “những ngày dài như 
vô tận”. Tổng thống tạm quyền Trần Văn Hương, người trước đó được Tướng 
Nguyễn Văn Thiệu phong hàm “hạ sỹ danh dự” đã “quyết tử thủ dù Sài Gòn có phải 
tắm máu”. Tướng Big Minh nói với Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận: “Toa (anh) làm thế 
nào đó thì làm, nếu ông Hương cứ kéo dài hoài thì moa (tôi) không nhận đâu!”. 
Ông Hồ Ngọc Nhuận hiểu đại từ tiếng Pháp “toi” mà ông Tướng nói là nhằm chỉ 
ông Nhuận và nhóm dân biểu đối lập đang “quậy” ở Quốc hội để ông Hương từ 
chức. Nghe ông Tướng nói “moa không nhận”, Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận nghĩ tới cái 


ghế tổng thống mà tới giờ đó “ai cũng thấy là không còn cái chân nào”, ông Nhuận 
xót xa nghĩ: “Ông Tướng đã từng muốn xua đi chén đắng để cuối cùng chấp nhận 
uống chén đắng cho tới cặn sao”
20
.
Sau đó, trong một cuộc họp ở Dinh Hoa Lan, Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận khuyên 
Tướng Big Minh “thôi”. Ông Dương Văn Minh ngạc nhiên: “Giờ này mà toa còn nói 
đâm bang!”. Ông Hồ Ngọc Nhuận bỏ phòng họp lên sân thượng. Dân biểu Dương 
Văn Ba sau đó theo lên nói: “Anh đừng buồn”. Ông Hồ Ngọc Nhuận nói: “Nếu ông 
Tướng nhận, người ta sẽ làm nhục, giờ này thì chỉ có đầu hàng thôi. Cho dù lâu nay 
hoạt động của chúng ta có gián tiếp tiếp tay cho họ (phía Cách mạng), nhưng tôi 
không muốn đứng trong hàng ngũ những người sẽ bị họ bắt quỳ gối, đầu hàng”. Kể 
từ đó, ông Nhuận không tham gia các cuộc họp bàn thành lập “nội các” nữa, cho dù 
nhiều người muốn ông Nhuận, người đã từng là quận trưởng Quận 8 và đang là một 
dân biểu đối lập hàng đầu, ra tay “giúp ông Tướng” mà nhận lãnh vai trò “đô 
trưởng”.
Ngày 27-4-1975, Quốc hội Sài Gòn nhóm họp. Chỉ còn 136 nghị sỹ trên tổng số 
219 của lưỡng viện có mặt, phần đông trong số họ đã di tản ra nước ngoài. Bộ 
trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn và Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên đã đến 
để thuyết trình tình hình chiến sự. Mãi tới 8 giờ 54 phút tối hôm ấy, các nghị sỹ mới 
biểu quyết thông qua nghị quyết: “Yêu cầu ông Trần Văn Hương trao quyền cho 
Tướng Dương Văn Minh để mưu cầu hòa bình cho dân tộc”. 
Ngày 28-4, Tướng Dương Văn Minh chính thức công bố thành phần chính phủ: 
Luật sư Nguyễn Văn Huyền, cựu chủ tịch Thượng viện, giữ chức phó tổng thống; 
luật sư Vũ Văn Mẫu giữ chức thủ tướng. Nội các còn có thêm một thành viên chính 
thức nữa là Tổng trưởng Thông tin Lý Quý Chung. 
Quyết định đầu tiên của Đại tướng Dương Văn Minh là ký Văn thư số 33/TT/VT 
“mật - hỏa tốc” với nội dung: "Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Kính gửi ông Đại sứ 
Hoa kỳ tại Việt Nam. Thưa ông Đại sứ. Tôi trân trọng yêu cầu ông Đại sứ vui lòng ra 
chỉ thị cho các nhân viên của cơ quan tùy viên quân sự DAO rời khỏi Việt Nam trong 
vòng hai mươi bốn giờ đồng hồ kể từ ngày 29-4-1975 để vấn đề hòa bình Việt Nam 
sớm được giải quyết. Trân trọng kính chào ông Đại sứ. Sài Gòn ngày 28-4-1975. Ký 
tên: Đại tướng Dương Văn Minh”. 



tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương