Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

Xuân Lộc
Trong khoảng thời gian cánh ông Võ Văn Kiệt tìm cách di chuyển vô nội thành, 
chính những chiếc tăng của Lữ đoàn 203, Quân đoàn II đã viết nốt những dòng cuối 
cùng của một trang sử. 
Kế hoạch “bao vây chiến lược Sài Gòn” bắt đầu từ ngày N. Lúc đầu, theo Tướng 
Trần Văn Trà, ở phía Tây, Đoàn 232 do Tướng Lê Đức Anh làm tư lệnh cũng gặp 
không ít khó khăn; phía Đông, đêm ngày 9 rạng sáng ngày 10-4, Quân đoàn IV 
gồm hai sư đoàn tấn công thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh. Cuộc tấn công đã chọc 
thủng tuyến phòng ngự thị xã bằng nhiều mũi, nhanh chóng phát triển vào trung 
tâm. Tuy nhiên, sau khi cắm cờ trên dinh tỉnh trưởng và làm chủ một loạt các căn 
cứ khác, ngày 10-4, một lữ đoàn dù của Việt Nam Cộng hòa được trực thăng vận 
đưa tới thị xã để chi viện gấp và “giữ tinh thần cho Sư đoàn 18”. 
Cho đến ngày 15-4, gần hết tăng thiết giáp của Quân đoàn III và một lực lượng 
tương đương một sư đoàn thuộc quân trù bị dù và thủy quân lục chiến của Sài Gòn 
đã được điều về. Trận Xuân Lộc được được coi là khốc liệt nhất trong toàn chiến 
dịch. Quân đội Sài Gòn đã ném xuống đây hai loại bom có khả năng sát thương 
hàng loạt: Daisy Cutler và CBU
7
. “Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”, mọi sức mạnh có 
thể đều được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sử dụng. 
Hãng UPI (Mỹ), ngày 12-4, cho rằng, Xuân Lộc được chọn làm nơi thí nghiệm 
khả năng chiến đấu của quân Nam Việt Nam. Khi quân Giải phóng gặp khó khăn, 
thương vong rất lớn ở Xuân Lộc, báo chí Sài Gòn đánh giá khả năng chiến đấu của 
Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hồi phục, và còn đủ mạnh để giữ vững chế độ. 
Theo Tướng Trần Văn Trà, tình hình đó khiến cho “các đồng chí Phạm Hùng, Văn 
Tiến Dũng và cả anh Lê ĐứcThọ rất lo lắng”. Tướng Trà viết: “Trận đánh quá ác liệt, 
e rằng các đơn vị ta bị thương vong nặng trong thời điểm này không lợi. Vì vậy các 
anh gợi ý có thể cho anh em rút ra khỏi thị xã… tôi đề nghị cho tôi đến tận nơi, nắm 
rõ tình hình cụ thể tại chỗ và cùng anh em nghiên cứu cách đánh. Các anh đều 
đồng ý”
8
. Chiều 11-4, Tướng Trà đến chỉ huy sở của Quân đoàn IV đóng trên bờ 
sông La Ngà. Sau khi nghe ý kiến của các tướng chỉ huy ở đây, Tướng Trà kết luận: 
“Xuân Lộc là điểm then chốt, hết sức quan trọng trong tuyến phòng ngự, nên địch 
đã tập trung nhiều lực lượng cố giữ. Hiện nay lực lượng chúng đã chiếm ưu thế so 
với ta. Ta cũng không còn giữ được yếu tố bất ngờ. Vì vậy tiếp tục đánh vào Xuân 


Lộc là không lợi… Nếu ta chiếm ngã ba Dầu Giây và giữ vững luôn… thì Xuân Lộc tự 
dưng mất hết tác dụng vì bị đặt ra ngoài tuyến phòng thủ. Biên Hòa thì sẽ lập tức bị 
uy hiếp”
9
. Tất cả nhất trí với phương án tác chiến này.
Để chuẩn bị cho chiến dịch được đặt tên là Hồ Chí Minh, Quân đoàn I được điều 
từ miền Bắc vào; Quân đoàn II thì vừa hành quân vừa tác chiến dọc theo bờ biển. 
Tướng Trà viết: “Có đơn vị vào tới, nhưng đạn dược chưa tới, có xe tăng đến nơi 
nhưng xăng dầu hết, đạn pháo chỉ còn một hai viên, cần phải bổ sung chấn chỉnh. 
Cán bộ tham mưu và hậu cần vùi đầu với công việc, mỗi ngày làm việc gấp mấy lần 
ngày thường. Nhưng tinh thần phơi phới”
10

Ngày 18-4, ông Lê Đức Thọ, đại diện Bộ Chính trị đã cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch 
duyệt lại kế hoạch lần cuối. Trước đó, trong Điện số 07, ông Lê Duẩn viết: “Tôi đã 
bàn với anh Văn (Võ Nguyên Giáp), nhận thấy cần chuẩn bị thêm mấy ngày nữa, 
đến khi phần lớn lực lượng của Quân đoàn III và Quân đoàn I (cả bộ binh và binh 
khí kỹ thuật) đến nơi sẽ bắt đầu cuộc tấn công lớn, chưa nên làm bây giờ”
11
. Rạng 
sáng ngày 21-4, các tuyến phòng thủ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn tại Xuân 
Lộc sụp đổ. Bốn tiểu đoàn còn sống sót của Sư đoàn 18 quân đội Việt Nam Cộng 
hòa với Tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo đã phải thoát khỏi thành phố đổ nát ấy bằng 
máy bay lên thẳng. 
Đầu tháng 4-1975, trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, khi các phóng viên 
đặt vấn đề loại bỏ Nguyễn Văn Thiệu mở đường cho một chính phủ “có thể nói 
chuyện với Hà Nội” lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Gerald Ford nói: “Tôi không tin 
là tôi có quyền ra lệnh cho một nguyên thủ quốc gia được dân bầu rời nhiệm sở”
12

Tuy nhiên, hơn hai tuần sau, vào ngày 20-4-1975, cả Tổng thống Gerald Ford và 
Ngoại trưởng Henry Kissinger đều đồng ý để đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin 
nói bóng gió với ông Thiệu về việc nên “cân nhắc từ chức”. 
Nhà Trắng hy vọng với việc từ chức của ông Thiệu, Liên Xô có thể giúp nói với 
miền Bắc đàm phán để có “thêm vài ngày sơ tán những người Việt Nam có liên hệ 
với Mỹ”. “Với một điệu bộ khá lạnh lùng, Thiệu trả lời rằng ông sẽ làm tất cả những 
gì tốt đẹp cho đất nước của ông”
13
. Tuy nhiên, vào buổi trưa hôm sau, ngày 21-4-
1975, khi không còn Xuân Lộc, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệu Thủ tướng Trần 
Thiện Khiêm và Phó Tổng thống Trần Văn Hương đến văn phòng, thông báo là ông 


từ chức. Chiều tối hôm đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên truyền hình công khai 
quyết định của mình và giao quyền cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương. 
Lúc 3 giờ 30 phút chiều ngày 22-4-1975, từ Hà Nội, một bức điện ký tên Bí thư 
Thứ nhất Lê Duẩn được chuyển vào chiến trường: “Các anh ra chỉ thị ngay cho các 
hướng hành động kịp thời, chú trọng kết hợp tấn công quân sự và nổi dậy của quần 
chúng, sự hợp đồng giữa các hướng cũng như giữa tiến công và nổi dậy sẽ thực 
hiện trong quá trình hành động. Nắm vững thời cơ lớn, chúng ta nhất định giành 
toàn thắng”
14
.
Ngày 26-4-75, Tướng Văn Tiến Dũng, tư lệnh Chiến dịch, và Tướng Trần Văn Trà 
di chuyển xuống Sở Chỉ huy tiền phương; hai ngày sau, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng 
tới. Đến lúc ấy thì tình hình đã ngã ngũ. Sài Gòn hoàn toàn bị vây hãm. Phía Tây, 
Sư đoàn 5 của Đoàn 232 bắt đầu tấn công vào Sư đoàn 22, từ Tân An lên đến Cầu 
Voi; Trung đoàn 16 đánh chiếm cầu Bình Điền và cầu An Lạc; hai Trung đoàn đặc 
công 115 và 117 chiếm Phú Lâm. Xa hơn về phía tây, Lộ 4 bị cắt ở Cai Lậy. 
Cũng từ ngày 26-4, Sư đoàn 8 Quân khu VIII đã cắt hoàn toàn Lộ 4 đoạn từ ngã 
ba Trung Lương lên giáp Tân An. Lực lượng Quân khu IX cũng khống chế được đoạn 
Cái Vồn-Ba Càng. Con đường chiến lược độc nhất xuyên suốt đồng bằng Cửu Long 
bị băm nát. Về phía Đông, Quân đoàn II ngày 26-4 cũng nổ súng tấn công căn cứ 
huấn luyện thiết giáp Nước Trong, đánh chi khu Long Thành; ngày 27-4 chiếm thị 
xã Bà Rịa. Đường 15 bị cắt đứt hoàn toàn. Cùng đêm 26-4, Trung đoàn đặc công 
116 bắt đầu đánh cầu xa lộ Đồng Nai; Trung đoàn 10 đặc công đánh từ Phước 
Khánh đến ngã ba Đồng Tranh, khóa chặt đường sông. Sân bay Biên Hòa bị bắn 
phá bằng pháo 130 ly. Ngày 23-4, sân bay Biên Hòa bị đóng cửa cùng lúc với tòa 
lãnh sự Mỹ ở thị xã Biên Hòa. Sài Gòn chỉ còn kiểm soát hai sân bay cuối cùng: Lộ 
Tẻ (Cần Thơ) và Tân Sơn Nhất”
15


tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương