Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

Sài Gòn trong vòng vây
Theo Henry A. Kissinger, cuối tháng 4-1975, người Mỹ đã hoàn thành phần lớn 
việc di tản, kể cả hơn một trăm nghìn người Việt Nam có thể bị nguy hiểm do đã 
cộng tác với người Mỹ. Ngày 22-4-1975, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã “chấp thuận yêu 
cầu” của Tổng thống Gerald Ford, đồng ý gỡ bỏ những điều kiện hạn chế (extend 
parole) cho “khoảng 130,000 dân tị nạn đến từ Đông dương, trong đó có 50,000 
người thuộc diện nguy cơ cao”. Đây là lần thứ hai Bộ Tư pháp Hoa Kỳ “chấp thuận 
một trường hợp ngoại lệ” (lần đầu, năm 1960, được dành cho “dân tị nạn Cuba”). 
Từ ngày 21-4, các máy bay, C-141 vào ban ngày và C-130 vào ban đêm, liên 
tục cất cánh từ Sài Gòn, đưa “khoảng 50.000 người Việt nam” ra đi. Hơn 80.000 
người Việt Nam khác “với sự trợ giúp của Mỹ chạy thoát bằng các phương tiện 
khác”. 
Tuy nhiên, vào 4 giờ sáng ngày 29-4, khi quân Giải phóng tấn công bằng tên lửa 
vào sân bay Tân Sơn Nhất, 8.000 người Việt nam và 400 người Mỹ vẫn còn đang 
tập trung ở đó để chờ lên máy bay. Cuộc sơ tán đã phải tạm ngưng vì đám đông 
hoảng loạn. Trong ngày hôm ấy, Sài Gòn chứng kiến những đợt rút chạy cuối cùng 
của phái bộ Mỹ, trực thăng lên xuống ầm ĩ trên vùng trời Tân Sơn Nhất, binh sĩ dưới 
đất bắn lên, tức giận. 


Ba giờ chiều ngày 29-04-1975, tình hình quân sự được báo cáo về Bộ tổng tham 
mưu Sài Gòn: Hướng Củ Chi, Sư đoàn 25 của Chuẩn tướng Lý Tòng Bá thất thủ vào 
chiều 28-04-1975 sau khi căn cứ Đồng Dù bị mất. Ở Biên Hòa, Trung tướng Toàn 
cho biết: trong ngày 28-04-1975, lúc 18 giờ 10 phút, Việt Cộng dùng xe tăng đánh 
chiếm chi khu Long Thành; 18 giờ 50 phút mất tỉnh lị Bà Rịa; 19 giờ 30 phút Biên 
Hoà bị bao vây ba mặt. 
Tối 29-04-1975, Thiếu tướng Lê Minh Đảo nói với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh ông 
đang bị bọc hậu và xin rút về bên này sông Đồng Nai để cố thủ. Theo ông Hạnh thì 
giọng Tướng Lê Minh Đảo lạc đi. Cách đó mới hơn một tuần, Tướng Đảo tuyên bố 
“Cố thủ Xuân Lộc”, nhưng rồi Sư đoàn 18 đã phải rút chạy. Trong khi đó, ở Sư 22 
đóng tại Tân An, Chuẩn tướng Phan Đình Niệm đã bỏ trốn. Hướng Thủ Dầu Một do 
Sư 5 trấn giữ đã bị chọc thủng đêm 29-04-1975, liên lạc bị cắt đứt. 
Khi quân Giải phóng tràn đến Hố Nai, Sư đoàn 18 và Lữ đoàn 5 thiết giáp lập 
tuyến phòng thủ bên này sông Đồng Nai. Đêm 29-04-1975, nhiều đoàn xe của 
quân Giải phóng từ phía Hóc Môn đã tiến về Sài Gòn. Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cho 
biết đã lập xong kế hoạch phản công. Theo Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, muốn 
kéo dài sự phòng thủ thì cần chỉ thị sắp xếp quân lại. Tuy nhiên, ông đã không bàn 
với Tướng Vĩnh Lộc việc này. Theo chỉ thị của Tổng thống Dương Văn Minh, “không 
được di chuyển quân để chờ ông thương thuyết”. 
Trước khi về gặp tổng thống, ông Nguyễn Hữu Hạnh trình bày tình hình quân sự 
với Trung tướng Vĩnh Lộc và Trung tướng Nguyễn Hữu Có: “Phía Tân Sơn Nhất quân 
của Biệt khu Thủ đô đang chạm súng với Việt Cộng. Có thể họ sẽ giữ nổi nhưng 
phải chịu thiệt hại nhiều về người và vật chất. Tuy nhiên phía Biên Hòa và Thủ Dầu 
Một, Quân đoàn III không còn; chỉ huy các đơn vị của họ, Trung tướng Toàn đã bỏ 
chạy; Sư đoàn 18 và Lữ đoàn 5 thiết giáp kẹt ở tuyến sông Đồng Nai. Hướng Thủ 
Dầu Một bị bỏ ngỏ. Một đoàn chiến xa của Việt Cộng đang tiến về Sài Gòn. Mặt 
trận phía này chúng ta không có quân xung kích mà chỉ có lực lượng phòng thủ. Tôi 
e trong thời gian ngắn nữa chúng ta sẽ không thể gỡ nổi”. Theo ông Nguyễn Hữu 
Hạnh: “Nghe xong, Tướng Vĩnh Lộc biến đổi sắc mặt, vội cầm lấy điện thoại báo cáo 
với ông Dương Văn Minh. Sau đó Vĩnh Lộc bắt tay tôi, đó là cái bắt tay cuối cùng”. 
Tám giờ sáng 30-04-1975, viên tướng dòng dõi hoàng tộc này đã cùng gia đình “di 
tản” bằng đường thủy. 


Ông Nguyễn Hữu Hạnh nhớ lại: “Tôi và Tướng Nguyễn Hữu Có chạy đi tìm xe, tài 
xế đã bỏ đi mất. Tướng Có phải gọi điện thoại về nhà đưa chiếc xe riêng đón chúng 
tôi đến nhà ông Dương Văn Minh lúc 6 giờ sáng. Gặp ông Minh, Tướng Có trình bày 
lại toàn bộ tình hình quân sự như tôi đã nói. Ông Minh trầm ngâm. Tôi nói thêm: 
‘Tình hình rất nguy ngập, xin Đại tướng quyết định gấp’. Ông Minh quay lại hỏi: 
‘Bây giờ toa muốn gì?’ Tôi nói: ‘Thưa Đại tướng quyền chính trị là ở Đại tướng, riêng 
về quân sự thì Đại tướng phải giải quyết, tình hình quá nguy ngập không cho phép 
chúng ta chần chừ nữa’. Ông Minh suy nghĩ trầm ngâm một hồi rồi nói: ‘Thôi để tôi 
đi bàn với ông Huyền và ông Mẫu, các toa ngồi đây đợi’. Tôi đề nghị được đi theo, 
ông Minh đồng ý”.
Ông Minh và ông Hạnh tới Phủ Thủ tướng, số 7 đường Thống Nhất (nay là đường 
Lê Duẩn). Trên đường đi họ chứng kiến sự hốt hoảng của dân chúng, tại tòa đại sứ 
Mỹ có nhiều kẻ đang hôi của. Đại sứ Mỹ Martin rời khỏi Sài Gòn vào lúc 4 giờ 58 
phút sáng 30-4-1975. Tuy nhiên, chuyến trực thăng cuối cùng rời khỏi tòa Đại sứ 
Mỹ, theo Ngoại trưởng Kissinger, là vào lúc 8 giờ 53 phút sáng 30-4, để sơ tán 129 
lính thủy đánh bộ bảo vệ cuộc di tản ở tòa Đại sứ.
Ông Dương Văn Minh yêu cầu cho xe đón ông Huyền và ông Mẫu. Xe riêng của 
tổng thống đã đón ông Nguyễn Đình Đầu trước khi qua nhà ông Nguyễn Văn Huyền. 
Ông Đầu thuật lại, trên đường đi đến số 7 Thống Nhất, ông Huyền có nói với ông 
Đầu một câu bằng tiếng Pháp “Il faut se rendre”(phải đầu hàng). 
Tình hình chiến sự mỗi phút càng nguy ngập. Lúc 8 giờ sáng 30-4, ba ông 
Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền và Vũ Văn Mẫu không còn lựa chọn nào hơn là 
đơn phương tuyên bố “bàn giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời 
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”. Ông Vũ Văn Mẫu soạn lời tuyên bố mất khoảng một 
tiếng đồng hồ; 9 giờ ông Minh đọc vào máy ghi âm, và lúc 9 giờ 30 phút lời tuyên 
bố này được phát đi trên sóng. Những người như ông Võ Văn Kiệt như trút được 
gánh nặng khi nghe được tuyên bố này phát trên đài Sài Gòn. 
Vào khoảnh khắc Bản Tuyên bố bàn giao chính quyền sắp được đọc vào máy ghi 
âm, trước 9 giờ ngày 30-04-1975, Tướng Vannuxem đến Phủ Thủ tướng gặp ông 
Nguyễn Hữu Hạnh nhờ ông Hạnh đưa vào gặp ông Minh, khi đó đang ngồi trong 
phòng khách với ông Nguyễn Văn Huyền và ông Vũ Văn Mẫu. Vannuxem là thiếu 
tướng người Pháp đã hồi hưu, thân Mỹ và thân cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và 


Tướng Cao Văn Viên. Vannuxem đi ngay vào câu chuyện: “Tôi ở Paris mới đến, 
trước khi đi có gặp nhiều nhân vật, kể cả đại sứ Trung Cộng”. Rồi Vannuxem yêu 
cầu ông Minh kéo dài cuộc chiến ít nhất hai mươi bốn tiếng đồng hồ, tuyên bố bỏ 
Mỹ đi với Bắc Kinh. Theo ông Vannuxem, làm như vậy Bắc Kinh sẽ gây áp lực với 
Hà Nội để ngưng chiến tại miền Nam. Ông Minh không đồng ý. Khi Vannuxem về 
rồi, ông Dương Văn Minh nói: “Mình đã lỡ đi với Mỹ, bây giờ lại bán nước cho Trung 
Cộng sao”.
Theo kế hoạch thì chính phủ của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sẽ “ra mắt” vào lúc 10 
giờ sáng 30-4-1975, nhưng khi các nhân vật của chính phủ cũ và mới đến số 7 
Thống Nhất thì họ nghe được Tuyên bố Bàn giao Chính quyền. Nhiều người trong số 
họ đã di chuyển sang Dinh Độc Lập không phải để tuyên thệ mà để chờ đợi. 
Trong thời gian ấy, Tướng Nguyễn Hữu Hạnh mang Tuyên bố Bàn giao Chính 
quyền của Tống thống Dương Văn Minh và Chỉ thị buông súng của Phụ tá Tổng 
Tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh sang phát trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Khi 
Tướng Hạnh trở lại Phủ Thủ tướng thì nơi đây đã hoàn toàn vắng lặng. Ông Hạnh 
chạy đến nhà ông Dương Văn Minh ở số 3 Trần Quý Cáp thì được biết ông Minh và 
gia đình đã vào Dinh Độc Lập. Ông Hạnh đến Dinh Độc Lập. Ngoài đường lúc ấy im 
phắc. Ông Nguyễn Hữu Hạnh vào Dinh bằng cổng chính, cổng Dinh mở, không lính 
gác. 
Trước thềm Dinh, ông Hạnh thấy một xe Jeep và một xe GMC đầy lính vũ trang. 
Tướng Hạnh hỏi một sỹ quan đeo lon trung úy mới biết Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng 
Tiểu đoàn Lôi Hổ phòng thủ Tân Sơn Nhất đang gặp ông Minh ở tầng một Dinh Độc 
Lập. Tướng Nguyễn Hữu Hạnh định về Bộ Tổng tham mưu, nhưng ông Minh giữ lại. 
Vừa lúc, điện thoại tại phòng làm việc của Chánh văn phòng Tổng thống reng. Một 
thiếu tá xin gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Đó là Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng 
Tiểu đoàn Lôi Hổ phụ trách phòng thủ Bộ Tổng tham mưu. 
Viên thiếu tá hỏi: “Chuẩn tướng bảo chúng tôi buông súng là làm sao? Tôi không 
đầu hàng đâu, tôi đã bắn cháy ba xe tăng”. Tướng Nguyễn Hữu Hạnh giải thích và 
khuyên: “Thiếu tá không nên để cho máu đổ ở giờ thứ 25”. Viên thiếu tá yêu cầu 
nói chuyện với Tổng thống, Tướng Hạnh mời ông Minh đến, nhưng câu chuyện chưa 
xong thì chiếc tăng 843 xuất hiện. Ông Minh nói: “Quân Giải phóng đã vào tới Dinh 
rồi, thôi cúp”.



tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương