Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

Tuẫn tiết
Với năm cánh quân Giải phóng áp sát Sài Gòn trong sáng 30-4, không ai có thể 
đủ sức cưỡng lại chiến thắng của quân đội miền Bắc. Tuy nhiên, ‘Việt cộng” chỉ thực 
sự nắm được miền Tây vào chiều tối 30-4-1975.
Vào thời điểm ấy, không chỉ có sỹ quan chỉ huy hai tiểu đoàn Lôi Hổ xộc vào 
Dinh Độc Lập chất vấn tổng thống về quyết định buông súng. Từ mấy ngày trước, 
các sư đoàn không quân còn lại của Việt Nam Cộng hòa đã di chuyển xuống Trà Nóc 
và các sân bay lân cận. Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng bay xuống, nhóm họp với các 
tướng lãnh, các tỉnh trưởng của Vùng IV với sự tham gia của Phó đề đốc Hải quân 
Hoàng Cơ Minh, người khi ấy đang làm tư lệnh Lực lượng Thủy bộ 211. 
Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh bố trí Đoàn 232 của Tướng Lê Đức Anh ở 
hướng Long An nhằm phòng ngừa khả năng lực lượng của Tướng Nguyễn Khoa Nam 
từ Cần Thơ lên ứng cứu là có cơ sở. Tuy nhiên, ngay trong đêm 29-4-1975, gần như 
tất cả lực lượng hải quân đều bỏ trốn. 
Theo Thiếu úy Dương Đức Dũng, phóng viên mặt trận của Sư 21 không quân: 
“Tướng Nguyễn Khoa Nam ra lệnh oanh tạc những kẻ đào ngũ nhưng anh em không 
quân không chấp hành”. Sáng 30-4-1975 vẫn còn lệnh bay. Máy bay bắt đầu trút 
hết bom vào đồng trống. Một số phi công nói với Thiếu úy Dũng: “Tụi tao được lệnh 
di tản sang U-Tapao (Thái Lan), mày có đi thì lên”. Dũng đã ở lại. Bầu trời Cần Thơ 
từ lúc ấy không một phút yên tĩnh. Đầu tiên là các khu trục A1E, A1H, sau đó là 
A37 rồi C123. Trực thăng túa lên trời như châu chấu.
Bảy giờ sáng ngày 30-4-1975, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân 
đoàn IV báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu bằng điện thoại: “Tôi bị tấn công mạnh ở 
ba nơi: Vĩnh Bình, Bạc Liêu và một nơi cách sân bay Trà Nóc ba cây số. Nhưng tôi 


đã đẩy lùi được cuộc tấn công của Việt Cộng. Tôi sẽ giữ các vị trí còn lại. Các lực 
lượng Quân đoàn và Quân khu IV, mặc dầu có bị tấn công vài nơi, nhưng vẫn còn 
nguyên vẹn”
36
. Phó tướng của Nguyễn Khoa Nam khi đó là Chuẩn tướng Lê Văn 
Hưng, người mà năm 1972 đã từng tử thủ ở An Lộc. Từ Bộ Tổng Tham mưu, Chuẩn 
tướng Nguyễn Hữu Hạnh nhắc Tướng Nam: “Anh cố gắng thi hành lệnh của Tổng 
thống”. 
Năm giờ 30 phút chiều 30-4-1975, Tướng Lê Văn Hưng rời Bộ Tư lệnh Quân 
đoàn IV, về Bộ Chỉ huy phụ. Khi đại diện bộ đội miền Bắc vào Bộ Tư lệnh Quân 
đoàn IV gặp Tướng Nguyễn Khoa Nam yêu cầu “đầu hàng”, Tướng Nam và Tướng 
Hưng chỉ chấp nhận “bàn giao”. Khi vị đại diện miền Bắc này qua khỏi cầu Cái 
Răng, Tướng Hưng liên hệ với Tướng Mạch Văn Trường và ra lệnh điều động hai chi 
đội thiết giáp ra án ngữ cầu Cái Răng và chiếm lại đài phát thanh rồi cho mời Mạch 
Văn Trường và chỉ huy các đơn vị đóng xung quanh vành đai thị xã Cần Thơ về họp. 
Sáu giờ 30 phút chiều, khi các vị sĩ quan về tới cổng Bộ Chỉ huy của Tướng Hưng, 
một nhóm nhân sĩ Cần Thơ đến gặp Tướng Hưng, xin ông đừng phản công để tránh 
bị “Việt Cộng pháo kích vào thị xã”.
Tại Vĩnh Long, các lực lượng của miền Nam vẫn không thôi kháng cự. Theo ông 
Phạm Văn Trà
37
: “Chiều ngày 30-4, sau khi bộ phận trinh sát kỹ thuật của Bộ Tư 
lệnh tiền phương quân khu bắt được sóng đài của địch, anh Ba Trung đã sử dụng 
điện đài tuyên bố với viên tỉnh trưởng Vĩnh Long rằng tính mạng của y đã nằm 
trong tay quân Giải phóng. Nếu đầu hàng, cách mạng sẽ khoan hồng, tha thứ lỗi 
lầm trước đây, tính mạng, tài sản của bản thân và gia đình, vợ con được bảo toàn; 
bằng không, y sẽ phải đền tội và vợ con, gia đình cũng khó bề bảo toàn tính mạng, 
mặc dù Cách mạng không muốn điều đó. Sau 30 phút suy tính, vào lúc 17 giờ ngày 
30-4, tỉnh trưởng Vĩnh Long chấp nhận đầu hàng và xin anh Ba Trung giữ lời hứa 
bảo toàn tính mạng”
38

Chiều 30-4-1975, tại căn cứ Đồng Tâm, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, tư lệnh Sư 
đoàn 7 tự tử bằng thuốc độc
39
.
Sáu giờ 45 phút chiều, hai vị tướng chỉ huy lực lượng Quân lực Việt Nam Cộng 
hòa ở miền Tây vẫn trao đổi điện thoại với nhau. Tướng Nam cho đến lúc ấy vẫn 
định phát lời kêu gọi dân chúng Cần Thơ, nhưng cả hai đều biết là quá trễ. Theo Đại 
tướng Văn Tiến Dũng: “Do sức ép của ta ngày càng mạnh, các Trung đoàn 31, 32, 


33 ngụy cùng phần lớn các cơ quan chỉ huy sư đoàn ngụy đã tự động vứt bỏ vũ khí, 
cởi bỏ áo lính trở về nhà. Chỉ còn một số sĩ quan ngụy cao cấp ở lại để xin đầu hàng 
ta vào lúc 20 giờ cùng ngày”
40

Bảy giờ 30 phút tối 30-4-1975, Tướng Lê Văn Hưng về phòng nói lời từ biệt với 
thuộc cấp và vợ con. Tám giờ 45 phút, từ dưới nhà, vợ ông, bà Phạm Thị Kim 
Hoàng, nghe tiếng súng, chạy lên. Khi cùng người nhà cạy cửa phòng, bà Hoàng 
thấy Tướng Hưng đã chết với một phát súng tự bắn vào đầu. Mười một giờ đêm 
hôm đó, Tướng Nguyễn Khoa Nam gọi điện thoại cho bà Hoàng chia buồn. Sáng 
hôm sau, khoảng 7 giờ 30 phút ngày 1-5-1975, Tư lệnh Quân đoàn IV, Quân đoàn 
cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, Tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát. 
Trước đó, như một hành động nhận lãnh trách nhiệm của mình, ngày 29-4-
1975, Tư lệnh Quân đoàn II, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, người đảm trách cuộc 
triệt thoái thất bại khỏi ba tỉnh Cao Nguyên, đã tự tử bằng một liều thuốc độc; gia 
đình đã đưa vào bệnh viện Grall, nhưng đến trưa 30-4-1975, khi Dương Văn Minh 
tuyên bố đầu hàng, thì tắt thở. 
Cũng trưa 30-4, tại Lai Khê, Tướng Lê Nguyên Vỹ tự sát tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn 
5 sau khi cho binh lính rã ngũ. Vào lúc 2 giờ chiều ngày 30-04-1975, Ðại tá Đặng Sĩ 
Vinh cùng gia đình gồm vợ và bảy người con đã tự tử bằng súng lục. 
Nhưng đấy vẫn chưa phải là những phát súng cuối cùng của cuộc chiến tranh. 
Nhiều quân nhân vô danh vẫn tìm đến cái chết trong những ngày sau đó.



tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương