Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

Chương II: Cải tạo
Sau hai mươi năm chia cắt, lịch sử đã đặt nhiều gia đình miền Nam vào những 
tình huống vô cùng nghiệt ngã. Có những gia đình trong khi vui mừng đón đứa con 
“nhảy núi” trở về thì đứa con “nguỵ” đang phấp phỏng nằm chờ trên gác; có những 
cán bộ cao cấp từ Hà Nội vô mới biết đứa con mà khi tập kết mình để lại đã trở 
thành “lính nguỵ”. Dù 175 nghìn khẩu súng các loại đã được giao nộp ngay trong 
mấy ngày đầu tiên sau 30-4, nhưng hơn nửa triệu sỹ quan, binh lính Việt Nam Cộng 
Hòa tan rã thì vẫn đang nhà ai nấy ở. Tất cả đều căng ra chờ đợi.
Những ngày đầu
Lữ đoàn 203 được lệnh rút về Long Bình lúc 5 giờ chiều ngày 30-4, nhường công 
việc chiếm đóng Dinh và bảo vệ Sài Gòn cho Quân đoàn IV. Nhưng, theo ông Bùi 
Văn Tùng, gần một trăm chiếc tăng của ông đã không thể di chuyển, vì giờ đó 
người dân Sài Gòn bắt đầu đổ ra đường. Sau những giờ phút căng thẳng nhất, như 
sợi dây căng hết cỡ đã đứt tung ra, mọi người Việt Nam, kể cả những người lính, 
cho dù ở phía nào, đều cảm thấy chiến tranh kết thúc! 
Chiến tranh kết thúc. Cái cảm giác ấy, thoạt tiên cũng im ắng như thành phố lúc 
vừa thôi tiếng súng, đột nhiên vỡ tung. Dòng người òa ra, tràn ngập đường phố. 
Một vài thanh niên, học sinh mạnh dạn tiến vào vườn hoa trước Dinh Độc Lập, sờ 
vào những chiếc tăng T54, những chiến xa bấy giờ đã không còn phải bắn, đang 
nằm lặng lẽ. 
“Việt Cộng” trên những chiếc xe tăng vừa húc đổ cánh cổng cuối cùng, giờ đây, 
vừa có cái cảm giác viên mãn của những người chiến thắng, vừa có cái nhẹ nhõm 
của những người lính đã bước qua ngưỡng của sự khốc liệt, trở nên độ lượng, hiền 
lành. Thái độ này của các “chú bộ đội” đã kéo đoàn người đến với những chiếc T54 
đông dần lên. Họ bắt đầu tìm hiểu những khái niệm về “Việt Cộng”, nhiều người 
“tiến lên”, hỏi thêm về “miền Bắc”. Chưa ai thực sự biết điều gì sẽ xảy ra cho thành 
phố, cho mình, nhưng vẫn thấy nhẹ nhõm và có không ít người còn cảm thấy 
mừng.


Đêm 30-4, ở khu vực trường Petrus Ký mất điện một lúc. Một vài chiếc tăng của 
Quân Giải phóng được lệnh chạy ra đường để “thị uy”. Sáng 1-5, mới khoảng 7 giờ, 
công chức, giáo viên Petrus Ký thấy “Cách mạng” đóng trong trường, lục tục ra 
“trình diện”. “Quân quản” lúc bấy giờ ai nấy vẫn còn bận đồ bà ba đen, tỏ ra rất 
lúng túng. Ông Kiệt giao cho ông Dương Minh Hồ, cán bộ Văn phòng Thành ủy, đi 
kiếm bộ đồ “coi được” ra tiếp các thầy cô giáo. 
Ngay trong đêm 30-4, những cán bộ của Đài Phát thanh Giải Phóng từ trên R về 
đã tiếp quản Đài Phát thanh Sài Gòn và phát sóng những mệnh lệnh đầu tiên của 
Ủy ban Quân quản về trật tự, an ninh, về thu nạp vũ khí chất nổ. Đa số các “lệnh” 
đã được ông Hà Phú Thuận, chánh Văn phòng Trung ương Cục, “soạn thảo” theo chỉ 
đạo của Đảng Uỷ Đặc biệt từ khi còn ở trên R.
Không chỉ có niềm vui của những người đi từ trong rừng ra. Trong những ngày 
đầu, một số quan chức của Chính quyền Sài Gòn cũng nuôi hy vọng. Tiến sỹ 
Nguyễn Văn Hảo là một trong số đó. Trưa ngày 30-4-1975, ông Hảo có mặt ở Dinh 
Độc Lập vì cho đến khi chiếc tăng 390 cán lên thềm Dinh, Chính phủ của Tổng 
thống Dương Văn Minh vẫn chưa kịp nhận bàn giao. Khi ấy, Thủ tướng Nguyễn Bá 
Cẩn đã di tản. Ông Hảo, Phó thủ tướng, trở thành người còn lại có cương vị cao 
nhất trong Chính quyền Trần Văn Hương. 
Trước đó ít hôm, ông Hảo có kêu ông Hồ Ngọc Nhuận. Khi ông Nhuận tới nhà, 
ông Hảo bỏ bữa cơm tối, đưa ông Nhuận lên lầu và nói: “Tôi có việc muốn nhờ ông 
truyền đạt đến Cách mạng. Một là về mười sáu tấn vàng, người ta nói ông Nguyễn 
Văn Thiệu mang đi, nhưng thật sự là tôi đã giữ lại được
41
. Hai là về nạn thất thoát 
chất xám. Tôi đã thuyết phục được một số anh em chuyên viên, trí thức ở lại, 
nhưng không xuể. Cách mạng phải làm gì đó, phải nói cái gì đó càng sớm càng tốt”. 
Sáng 3-5-1975, Ủy ban Quân quản ra thông báo: “Cuộc tổng tiến công nổi dậy 
của quân dân miền Nam ta nhằm đập tan ngụy quyền tay sai Mỹ đã giành được 
thắng lợi hoàn toàn. Thành phố Sài Gòn, thành phố được vinh dự mang tên Chủ tịch 
Hồ Chí Minh vĩ đại, đã hoàn toàn giải phóng. Để nhanh chóng ổn định trật tự an 
ninh trong thành phố, xây dựng trật tự cách mạng mới, củng cố và phát huy quyền 
làm chủ của nhân dân. Để nhanh chóng khôi phục và ổn định đời sống bình thường 
của các giới đồng bào trong thành phố Sài Gòn - Gia Định. Căn cứ quyết định của 


Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, chúng tôi xin thông 
báo danh sách Uỷ ban Quân Quản thành phố Sài Gòn - Gia Định”. 
Ủy ban Quân quản lúc ấy gồm chủ tịch - Thượng tướng Trần Văn Trà, và các 
phó chủ tịch - Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Thiếu tướng Hoàng Cầm, Thiếu tướng Trần 
Văn Danh và ông Cao Đăng Chiếm.
Khi chiến dịch bắt đầu, Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam đã tuyên truyền 
về việc sẽ lập ở miền Nam một “chính phủ ba thành phần”. Tuy nhiên, khi cờ đã 
được cắm trên Dinh Độc Lập, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn quyết định dẹp bỏ ý tưởng 
này. Ngày 1-5-1975, Tố Hữu đã chuyển “lệnh” tới Trung ương Cục: 
“Gửi anh Tám, anh Bảy [Nhờ Trung ương Cục chuyển anh Tám]. Xin báo để các 
anh biết: Theo ý kiến anh Ba
42
, về Chính phủ, không còn vấn đề ba thành phần. 
Cấu tạo Chính phủ không thể có bọn tay sai Mỹ, không để cho Mỹ có chỗ dựa và 
phải làm cho quần chúng thấy rõ sức mạnh, thế mạnh của cách mạng; ta vừa phát 
động quần chúng lại vừa buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược. Chính phủ thể hiện tinh 
thần đó phải gồm ta và những người yêu nước, thật sự tán thành lập trường hoà 
bình độc lập, dân chủ, hoà hợp dân tộc, thống nhất Tổ quốc của ta. Bộ Chính trị chủ 
trương đối với những người đã đầu hàng ta như Dương Văn Minh chẳng hạn thì 
không bắt, nhưng cần có cách quản lý, giám sát, ta chỉ trừng trị bọn phá hoại hiện 
hành… trong khi phát động phong trào quần chúng hành động cách mạng, chú ý 
chọn lọc, bồi dưỡng cốt cán trong quần chúng. Để có đủ cán bộ kịp tung ra phát 
động quần chúng, nên chọn một số cán bộ của Đảng, đoàn thể và cán bộ quân đội, 
huấn luyện ngắn ngày về chính sách, về phương pháp công tác, về kỷ luật. Khi tổ 
chức lễ mừng trong cả nước, theo ý kiến Bộ Chính trị, nên có đoàn đại biểu miền 
Nam ra dự mít tin ở Hà Nội và có đoàn Miền Bắc vào dự ở Sài Gòn. LÀNH
43
”.
Ngày 6-5-1975, ông Võ Văn Kiệt đi cắt tóc chuẩn bị lễ ra mắt Ủy Ban Quân 
quản. Người thợ cắt tóc thấy một ông đứng tuổi đi xe U-oát tới, trong khi cắt tóc có 
bộ đội đứng chờ, tuy không biết rõ ông là ai, nhưng cắt tóc cho ông xong, đã lễ 
phép cúi chào, ông trả tiền thế nào cũng không chịu lấy. Xe U-oát của ông Kiệt đi 
tới đâu, người dân tránh ra nhường chỗ rộng rãi cho đi. Những xe khác của “Quân 
Giải Phóng” cũng được cư xử như vậy. 
Nhiều tuần sau đó, “các chú bộ đội” đi xe buýt không phải trả tiền và người dân 
bắt đầu làm quen với những chiếc xe quân sự chạy vô đường cấm. Ông Võ Văn Kiệt 


nhớ lại: “Lúc đó, uy thế của cách mạng trùm lên tất cả”. Ngay cả những “tên ác 
ôn”, kẻ cướp giật, các băng nhóm cũng chỉ lo giữ thân hoặc xem xét, theo dõi. 
Nhưng cũng có những người quá hăng hái. Hầu hết đàn ông trong cư xá Ngân 
hàng tại An Phú, Thủ Đức nơi ông Huỳnh Bửu Sơn cư ngụ giờ đó đã di tản hoặc bị 
đưa đi cải tạo. Một người gác-dan, lâu nay vẫn được gọi là “thằng Vàng”, bỗng dưng 
xưng một cái danh rất kêu, nhảy ra nắm lấy chức Trưởng ban Quản trị Cư xá. 
Những phụ nữ còn lại trong Cư xá, vốn lâu nay được coi như là các mệnh phụ phu 
nhân, không chịu. Họ họp lại và bầu ông Huỳnh Bửu Sơn lên thay. Ông Sơn nhanh 
nhảu gửi lên xã báo cáo kết quả ông được bầu chọn là Trưởng Ban. Báo cáo được 
đóng dấu từ con dấu mà Cư xá vẫn dùng từ trước. 
Lập tức, ông Huỳnh Bửu Sơn bị triệu tập. Ông vừa ngồi xuống ghế, đã có hai bộ 
đội xách AK ra hỏi: “Anh biết tội gì không?”. “Dạ không”. “Cách mạng đã giải phóng 
rồi mà anh vẫn còn sử dụng con dấu của Ngụy. Tội anh đáng bắn. Nhưng thôi, từ 
nay, ông này là Trưởng Ban”. Người bộ đội nói rồi chỉ tay qua ông Vàng, hình như 
đã có mặt ở đấy từ trước. 
Câu chuyện của ông Huỳnh Bửu Sơn không phải là hy hữu. Ngày 29-6-1975, 
một cuộc “đấu tố” với hơn “2000 dân” đã được nhóm họp trước chợ Thanh Đa: 
“Đồng bào đã sôi nổi tố cáo những tên Lô trưởng Cư xá, điển hình là Lê Văn Minh, 
Trưởng Lô 9, nguyên là một viên chức Ngụy quyền, nay tự xưng là người của Cách 
mạng… Phát huy tinh thần làm chủ Cư xá, đồng bào đã yêu cầu chánh quyền loại 
bỏ 24 tên lô trưởng phản động do Ngụy quyền để lại”
44
.
Cuộc cướp chính quyền sớm nhất ở Sài Gòn được nói là đã diễn ra vào lúc 7 giờ 
sáng ngày 30-4-1975 tại phường Trần Quang Khải, quận Một. Chi bộ Đảng bí mật ở 
đây đã cho vây bót Tân Định, tước vũ khí của những cảnh sát vào giờ ấy chỉ mong 
sớm được về với gia đình. Ngay sau khi Đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố Bàn 
giao chính quyền, ở Quận 11, cờ cũng được cắm trong Dinh Quận trưởng. 
Tiến trình “cướp chính quyền” và xây dựng chính quyền thường được bắt đầu 
như trường hợp ở phường Cây Bàng: “Khi tiếng súng của quân Giải phóng bắn tới 
tấp vào các căn cứ quân sự của địch, nhân dân Phường Cây Bàng đồng lòng nổi dậy 
phá kềm, truy quét kẻ địch, giành quyền làm chủ về tay mình và tràn ra đường đón 
chờ quân giải phóng. Khi các chiến sĩ ta tiến vào, đồng bào mừng reo, hoan hô 
nhiệt liệt. Ngay sau khi dẹp xong giặc, uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tự 


quản được thành lập. Các tổ chức nhân dân cách mạng cũng được khẩn trương xây 
dựng. Đến nay, 2-5, Phường Cây bàng đã thành lập xong Tổ An ninh, Hội Mẹ giải 
phóng, Tổ Thông tin Tuyên truyền, Tổ Y tế và Uỷ ban tự quản. Đang xúc tiến thành 
lập Tổ Cứu đói và Phòng chống Hoả hoạn”
45
.
Trước 30-4-1975, tại Sài Gòn có 735 đảng viên tại chỗ. Trung ương Cục bổ sung 
thêm 2.820 cán bộ đảng viên từ trong các cơ quan của R về. Nhưng đến cuối tháng 
5-1975, số đảng viên đã nhanh chóng tăng lên đến 6.553 người. Những chiến sỹ 
cách mạng nằm vùng, những người từ trong các căn cứ kháng chiến ra và các “cán 
bộ 30-4”, nhanh chóng nắm giữ các vị trí then chốt của thành phố, kiểm soát Đài 
Phát thanh, thành lập báo Sài Gòn Giải Phóng và điều hành một hệ thống đoàn thể 
xuyên suốt từ Thành phố cho đến các thôn ấp. 
Không chỉ có “Cách mạng 30-4”, ông Võ Văn Kiệt thừa nhận, không ai trong số 
những người tiếp quản Sài Gòn năm 1975 có kiến thức về quản lý nhà nước. Mục 
tiêu lớn nhất đặt ra trong những ngày đầu là nhanh chóng ổn định trật tự xã hội, ổn 
định chủ yếu bằng các giải pháp chính trị. Riêng các cơ sở kinh tế, giáo dục, y tế… 
thì dự định từ trong R là sẽ để cho các ngành, chủ yếu từ miền Bắc vào, tiếp quản 
những cơ sở có liên quan đến ngành mình.

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương