Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang16/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

“Đoàn tụ”
Có lẽ không mấy gia đình ở miền Nam không đồng thời có người thân vừa ở phía 
bên này vừa ở phía bên kia. Và có lẽ không có ở đâu, ý thức hệ lại chia cách tình 
thân đến thế. Ông Tư Bôn, giám đốc Việt Nam Tổng Phát hành, có cậu ruột là một 
cán bộ cộng sản nổi tiếng, ông Mai Văn Bộ, nhưng vẫn không thoát vòng lao lý. Ở 
đề lao Gia Định, ông Bộ có vào thăm nhưng người cháu đang bị liệt vẫn tiếp tục bị 
giam cầm. 
Nhà văn Doãn Quốc Sĩ là con rể của nhà thơ Tú Mỡ - người có tác phẩm được 
miền Bắc đưa vào sách giáo khoa phổ thông - nhưng vẫn phải đi tù. Doãn Quốc Sĩ 
bị tù tổng cộng mười bốn năm, trong thời gian đó ông không được gặp mặt bố mẹ 


đang sống ở Hà Nội, thậm chí không được gặp cả người anh ruột Doãn Nho là một 
nhạc sĩ con cưng chế độ. 
Trung tá Phan Lạc Phúc
62
 cũng có cùng hoàn cảnh như nhà văn Doãn Quốc Sĩ. 
Ông Phúc có một người em ruột là sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, năm 1962 tham gia 
đảo chính bất thành, đi theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Nhưng sau 
năm 1975, ông Phan Lạc Phúc vẫn phải chịu hơn mười năm cải tạo.
Đại úy Dù Phan Nhật Nam
63
 có cha là ông Phan Văn Trình, vốn là một sỹ quan 
tình báo được Việt Minh đánh vào Sở Mật thám Liên bang Đông Pháp. Ngày 2-9-
1950, ông Trình đã lập công bằng cách lấy hồ sơ của Sở Mật thám mang ra Việt 
Bắc. Nhưng, như số phận của nhiều nhà tình báo khác, ông Phan Văn Trình đã 
không được tin dùng. Ông chỉ là một cán bộ nhỏ công tác ở Hải Phòng và sau năm 
1975 về Nam chỉ nhận được chức phó chủ tịch một phường ở Sài Gòn. Đại úy Phan 
Nhật Nam biết trước là không thể nhờ vả được gì vào bố mình. Bởi chính ông, năm 
1973, đã từng gây khó khăn cho bố
64

Theo ông Phan Nhật Nam: “Năm 1981, ở Mỹ, khi Mặt trận Hoàng Cơ Minh trao 
giải cho cuốn sách của tôi, Tù binh và Hòa bình, ở trại Lam Sơn, Thanh Hóa, từ 
ngày 7-9-1981, tôi bắt đầu bị cùm trong phòng biệt giam. Trong hoàn cảnh đó, 
ngày 8-5-1985, khi ba tôi lên thăm, ông vất vả ra Hà Nội chờ xin giấy thăm nuôi tôi 
ở Cục Quản lý trại giam, thay vì có thể xin ở trại như các tù nhân khác. Cuộc thăm 
nuôi lại chỉ được diễn ra trong vòng mười lăm phút. Cho dù đó là lần đầu tiên gặp 
nhau sau hơn ba mươi năm, tôi vẫn nói với ông: Ba vất vả quá, thôi đừng thăm 
nuôi nữa, đợi khi ra tù, con về”
65

Cũng có không ít quan chức Cách mạng thay vì bảo lãnh, đã vận động ngay 
chính những người trong gia đình mình đi “học tập”. Có người muốn chứng minh với 
Đảng sự “chí công vô tư”. Có người tin là cần thiết đối với người thân của họ. 
Thiếu úy Việt Nam Cộng Hòa Lưu Đình Triều có ba mẹ là cán bộ cao cấp của 
Cách mạng. Năm 1954, lúc Lưu Đình Triều một tuổi, chị gái Triều ba tuổi, anh đã 
được ba mẹ để lại cho bà ngoại để đi tập kết. Trong suốt hơn hai mươi năm, hai chị 
em Lưu Đình Triều đã lớn lên như những đứa trẻ mồ côi trong khi ba mẹ mình sống 
ở Hà Nội trong một phần căn biệt thự trên đường Điện Biên Phủ với sổ mua hàng 
“Tôn Đản”. Ba anh là ông Lưu Quý Kỳ, vụ trưởng Báo chí Ban Tuyên huấn Trung 
ương kiêm tổng thư ký Hội Nhà báo. Còn anh, năm 1972, khi Chính quyền Sài Gòn 


tạm đóng cửa các trường đại học và hạ bớt tuổi hoãn quân dịch của sinh viên, như 
nhiều sinh viên khác, Lưu Đình Triều bị động viên vào lính. 
Năm 1975, ông Lưu Quý Kỳ trở về, Lưu Đình Triều nhớ lại: “Bao lần tôi đã nằm 
tưởng tượng ra cảnh hội ngộ này và nghĩ rằng lúc ấy tôi sẽ hét vang cái tiếng gọi 
mà tôi đã thèm khát hàng chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày 
gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”. 
Lúc đó, do tình hình đi lại khó khăn, ông Lưu Quý Kỳ về Nam trước, vợ và con 
ông, những người sinh ra ở Hà Nội, đã gửi gắm tình cảm vào chiếc máy ghi âm mà 
ông Kỳ mang theo. Cô em gái Triều sau khi thăm hỏi anh chị, hồn nhiên hỏi: “Từ 
hôm giải phóng tới giờ anh chị biết bài hát nào mới chưa. Em và con Thảo, con chú 
Tân, hay hát lắm. Để bọn em hát cho anh chị nghe nhé”. Rồi hai cô gái Hà Nội cất 
giọng lanh lảnh hát trong máy ghi âm: Sài Gòn đó, quê ta ơi / Trong biển lửa vẫn 
ngời ngời / Ta đi như sóng căm hờn dâng trào / Xô lên trên xác quân thù hung 
bạo / Giành một mùa xuân tươi sáng khắp miền Nam… 
Lưu Đình Triều viết: “Khi nghe tới đó, tim tôi như thắt lại. Một ‘quân thù’ đang 
đứng cạnh ba đây. Ba có biết không? Có căm hờn nó không? Từ giờ phút đó, niềm 
vui hội ngộ trong tôi giảm hẳn. Chỉ có nỗi lo âu, thắc thỏm là mới dâng trào”. 
Vài tháng sau, Lưu Đình Triều vẫn phải đi cải tạo. Trong thời gian ở trại, Lưu 
Đình Triều kể: “Ban ngày chúng tôi phải học lý luận, ban đêm học hát những bài 
như Bão Nổi Lên Rồi, Rầm Rập bước Chân Ta Đi Trên Đường Phố Sài Gòn… Sau khi 
được “lên lớp” về Truyền thống Chống Ngoại xâm, Đường lối Sáng suốt của Đảng 
Ta, Cuộc Chiến tranh Chính nghĩa, Chính sách Khoan hồng của Chính phủ Cách 
mạng…, các trại viên phải tập trung thảo luận, theo hướng: phải phân tích được âm 
mưu của Mỹ - Ngụy; phải nhận ra Ngụy quyền không chính nghĩa, chỉ có Cách 
mạng mới chính nghĩa. Học xong lại phải “soi rọi bản thân”, kể ra những tội lỗi của 
mình, mỗi người phải nghĩ cho ra một điều phi nghĩa của Quân đội Việt Nam Cộng 
hòa”. 
Lưu Đình Triều nói: “Tôi dẫn chuyện lính Sư 7 hành quân bắt gà, bắt heo của 
dân. Có người là lính tài vụ, cả đời chỉ đi phát lương, với mong muốn được Chính 
phủ khoan hồng, đã nhận phát lương cũng coi như tạo điều kiện cho lính đi càn 
quấy. Có người than, tao nghĩ không ra tội, chúng mày ạ”. 


Từ tháng thứ ba, Triều kể: “Mỗi tháng, trại viên được thăm nuôi một lần. Trong 
số những người thăm nuôi có người quê Biên Hòa, tôi nhắn chị tôi đi thăm. Hóa ra, 
khi ấy chị tôi đang đi Hà Nội. Khi chị tôi về, lên trại đúng lúc trại cấm thăm nuôi vì 
một sự cố do trại viên gây ra. Tôi nhìn thấy chị tôi, khoát tay bảo về nhưng chị tôi 
cứ đứng bên kia đường không chịu. Một người quản giáo tốt bụng tới vỗ vai, nói: ‘Đi 
theo tôi’. Đi ra, vệ binh chặn lại; nhưng người quản giáo can thiệp. Hai chị em nhìn 
nhau khóc, khiến người quản giáo cũng khóc”. 
Chỉ huy trại khi ấy cũng biết Lưu Đình Triều là con cán bộ cao cấp nên chủ động 
gửi thư cho ông Lưu Quý Kỳ, nói: “Chúng tôi biết anh, nếu được, anh lên trại chúng 
ta nói chuyện về cháu”. Ông Lưu Quý Kỳ có lên nhưng thay vì gặp con và bảo lãnh, 
ông chỉ viết thư khuyên “con cố gắng học tập tốt”. Lưu Đình Triều nhớ lại: “Tôi vừa 
đọc thư ba tôi vừa xé và vừa cay đắng khóc”. 
Có những quan chức Cách mạng không bảo lãnh cho con cháu của mình bởi họ 
tin rằng những đứa con, đứa cháu lầm đường của họ cần có thời gian cải tạo. Có 
những quan chức cẩn trọng biết rằng tờ bảo lãnh đôi khi sẽ là một trong những cái 
cớ để khi cần, các đồng chí của mình đem ra “xử lý”. Ông Trần Quốc Hương nguyên 
là một nhà chỉ huy tình báo, từng là cấp trên của “ông cố vấn” Vũ Ngọc Nhạ và 
“trưởng văn phòng báo Time” Phạm Xuân Ẩn. Năm 1950, ông Hương “đánh” từ Hà 
Nội vào Nam một cán bộ tình báo có tên là Từ Câu. Vì hoạt động trong lòng chế độ 
Sài Gòn nên con cái của ông Từ Câu cũng phải đi lính như những gia đình khác. Sau 
1975, họ cũng phải đi “học tập”. Khi ông Từ Câu mất, các con ông - thiếu úy Từ 
Dũng và thiếu úy Từ Tuấn - đang bị cải tạo ở Minh Hải, gia đình có đơn xin cho con 
về để tang cha. Ông Mười Hương phê đơn, chuyển Giám đốc Công an, xin cho họ 
“được về để tang rồi vào trại lại”. Trước Đại hội V, ông Trần Quốc Hương
66
 bị tố cáo 
“bốn vấn đề”, trong đó, “một đồng chí trong tiểu ban bảo vệ Đảng” tố ông đã can 
thiệp cho “hai thiếu úy Ngụy ra khỏi trại giam”. 

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương