Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang22/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

Đổi tiền
Sau “Chiến dịch X-2”, Thành uỷ nhận định: “Bọn tư sản mại bản bị cô lập rất 
cao, chúng đã mất hết chỗ dựa về mặt quân sự và chính trị. Lực lượng kinh tế của 
chúng đã bị sứt mẻ và đang bị tan vỡ dưới sự tiến công của ta”
122
. Nhằm “giáng tiếp 
những đòn mới vào giai cấp tư sản”, ngày 22 và 23-9-75, đồng tiền cũ của chế độ 
Sài Gòn đã được thay thế bởi đồng tiền mới. 


Đổi tiền cũng được coi là “chiến dịch” với mật danh “X-3”. Ba yêu cầu mà Trung 
ương Cục đưa ra cho Chiến dịch X-3 gồm: “Thiết lập một chế độ tiền tệ mới; ngăn 
chặn giai cấp tư sản sử dụng tiền mặt để thao túng thị trường, đồng thời tước đoạt 
bớt phương tiện hoạt động của bọn gián điệp, tình báo; đẩy lùi lạm phát”
123
. Với 
nhận thức tiền còn là “phương tiện hoạt động của bọn gián điệp, tình báo”, Chính 
phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam chỉ cho đổi một số tiền hạn 
chế. 
Mỗi hộ gia đình được đổi tối đa 100.000 đồng tiền “Chánh quyền Sài Gòn cũ”- 
500 đồng tiền “Chánh quyền Sài Gòn cũ” đổi được một đồng tiền mới Ngân hàng 
Việt Nam. Cán bộ công nhân viên chức trong các tổ chức tập thể được đổi mỗi 
người 15.000; hộ kinh doanh tiểu công nghệ, thương nghiệp, vận tải được đổi 
100.000 đồng; tổ chức kinh doanh lớn được đổi từ 100.000 đến 500.000 đồng; 
khách vãng lai, mỗi người được đổi 20.000, số còn lại nộp cho ban đổi tiền, lấy biên 
lai về địa phương giải quyết. Các hộ kinh doanh và hộ gia đình nếu có nhiều tiền 
hơn mức được đổi ngay thì phần còn lại sẽ quy đổi thành tiền mới, ghi vào sổ tiết 
kiệm, hoặc sổ tiền gửi tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. 
Chập tối ngày 21-9-1975, ngành ngân hàng huy động 10.000 cán bộ. Bộ Tư 
lệnh thành huy động 17.921 bộ đội; các quận huy động 35.000 người. Tất cả được 
đưa đến các quận, các khu vực, mà không biết trước sẽ được giao nhiệm vụ gì. Họ 
phải kê khai tất cả tiền bạc, tư trang mang theo người và từ đó, “nội bất xuất, 
ngoại bất nhập”. Trong đêm 21-9, họ được tập huấn công tác thu đổi tiền. Đúng 2 
giờ sáng ngày 22-9-1975, họ được triển khai xuống các “bàn đổi tiền”. 
Theo kế hoạch, đúng 5 giờ sáng, mọi công tác chuẩn bị phải hoàn tất. Tuy 
nhiên, “do điều động một số lượng người khổng lồ và phải chuyển tài liệu xuống tận 
các ‘bàn’, nhân sự lại chỉ được tập huấn vội, trong khi lại phải kê khai và xét duyệt 
mất nhiều thời gian, nên công tác kê khai, đăng ký cho đến 11 giờ ngày 22-9-1975 
vẫn chưa xong. Trước tình đó, Ban thu đổi Thành phố quyết định kéo dài thời gian 
đăng ký kê khai tới 21 giờ ngày 22-9-1975 và chỉ thị cho các quận coi đây là khâu 
quan trọng nhất, là khâu quyết định của chiến dịch đổi tiền. Đến ngày 23-9-1975, 
các nơi bắt đầu thu tiền cũ, đổi tiền mới cho đồng bào nhưng do tình hình phức tạp, 
đồng bào vẫn kéo tới đăng ký kê khai với nhiều lý do: hai ba hộ, trong một nhà [hộ 
ghép] chỉ mới hưởng được tiêu chuẩn của một hộ; đến trễ hoặc đến mà nhân viên 


đổi tiền làm không kịp… Trong tình hình đó, Ban thu đổi tiền phát hiện được âm 
mưu phân tán tiền của tư sản nên quyết định chấm dứt việc đăng ký kê khai tại 
bàn”
124
.
Có những sỹ quan đang ngồi trong trại tập trung cải tạo khi nghe thông báo đổi 
tiền mới giật mình vì không ai ở nhà biết nơi giấu tiền. Năm ngày sau, Chính phủ đã 
phải lập “hội đồng cứu xét từng trường hợp” và có sỹ quan từ trại cải tạo đã được 
đưa về tận nhà để chỉ cho gia đình nơi giấu tiền. 
Quyết định đổi tiền được báo Sài Gòn Giải Phóng coi là để kết thúc “30 năm 
sống dơ và chết nhục của đồng bạc Sài Gòn”
125
. Đồng tiền Sài Gòn bắt đầu được 
phát hành ngày 1-1-1955, được Chính quyền mới gắn cho nhiều tội lỗi
126
. Ba ngày 
sau đổi tiền, báo Đảng ở Sài Gòn viết: “Miền Nam đã có một nền tiền tệ mới, khai 
sinh từ sự độc lập toàn vẹn của xứ sở, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã nâng niu 
từng tờ bạc của Ngân hàng Việt Nam với một niềm hãnh diện chưa từng thấy sau 
bao nhiêu thế kỷ mất nước, phải ép mình sống với đồng bạc của ngoại bang”
127

Không biết “tủi nhục” đã mất đi bao nhiêu sau Chiến dịch X-3, nhưng rất nhiều tiền 
bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn.
Kể từ sáng 23-9-1975, những ai còn đồng bạc của chính quyền Sài Gòn cũ mà 
chưa đăng ký thì coi như hết giá trị. Sáng sớm ngày 23-9-1975, ông Phạm Văn Tư 
chở vợ, bà Võ Thị Mai, từ thị trấn Sông Mao, Hải Ninh, Bình Thuận vô Phan Thiết 
sinh. Vừa rạng sáng thì xe ông bị chặn lại. Du kích cho biết là có lệnh không cho bất 
cứ ai ra ngoại tỉnh nhưng khi thấy một bà bầu đang ôm bụng, họ hội ý rồi cho đi. 
Đưa vợ vào nhà bảo sanh xong, để cô con gái Phạm Thị Mai Hoa
128
, năm ấy lên tám 
tuổi ở lại, ông Tư nhanh chóng quay về nhà. 
Do thường xuyên cần tiền cho trại cưa hoạt động nên khi ấy nhà ông có tới ba 
bao tải tiền mặt trị giá gần 7.000 lượng vàng. Đến nhà, ông Tư phân tán tiền định 
nhờ bà con mỗi người đổi giùm một ít nhưng kế hoạch bị bại lộ. Du kích bao vây 
nhà ông, bắc loa tuyên bố: “Nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Hôm sau, những bao 
tiền đó bị ném tung ra, bay trắng cả vườn.
Ông Phạm Văn Tư chỉ là một chủ trại cưa, nhưng khá “có tiếng” ở thị trấn Sông 
Mao, nên khi ở Sài Gòn, “tư sản mại bản” bị đánh, địa phương bắt đầu quản lý trại 
cưa của ông. Ông Tư cùng một người Hoa, ông Kim Ký, mua lại trại cưa này năm 
1964, khi “Việt Cộng” bắt đầu nắm giữ các khu rừng, dân kinh doanh liên quan đến 


gỗ phải đi dây để không làm mất lòng hai phía. Chiến tranh càng lan rộng, thị trấn 
Sông Mao trở nên nhộn nhịp khi trở thành căn cứ của Sư đoàn 23 Quân lực Việt 
Nam Cộng hòa, công việc làm ăn của ông Tư càng thêm phát đạt. 
Vào những ngày cuối tháng 3-1975, ông Kim Ký ,người đã chạy khỏi Trung Quốc 
năm 1949, khuyên ông Tư nên di tản. Nhưng ông Tư không dễ gì từ bỏ một sản 
nghiệp đã gây dựng cả cuộc đời, không dễ gì ra đi không biết nơi đến thế nào với 
bảy người con đang tuổi ăn học. Trong khi đó, những Việt Cộng mà ông Tư gặp 
trong rừng cũng khá dễ thương. Khi ông cung cấp đèn pin, đá lửa, thuốc ký ninh, 
họ đã trấn an ông rằng ông vẫn được tiếp tục làm ăn như cũ. Khi những người có 
máu mặt trong vùng lặng lẽ tới Phan Rí xuống tàu, vợ chồng ông Tư vẫn ở lại. 
Ngày 10-9-1975, Chính quyền ập vào nhà kiểm kê từng lưỡi cưa, vòng bi trong 
nhà ông và tuyên bố quản lý xưởng cưa. Ông Tư hôm ấy vẫn chưa ý thức được là 
tài sản của ông đang bị tước đoạt. Sáng hôm sau, như thường lệ, ông vẫn mang 
xuống xưởng một ấm nước chè cho anh em thợ. Vừa tới xưởng, ông bị một người 
thợ chặn lại: “Trại cưa này không còn là của ông, từ giờ nó là của công nhân, ông 
không được đến đây nữa”
129
. Ông Tư sững lại nụ cười trên gương mặt ông từ từ méo 
đi. Hơn mười ngày sau thì xảy ra vụ đổi tiền. Ông Tư gần như phát điên. Cô em vợ 
nghe, chạy qua bị du kích chặn lại. Đứng ngoài bìa ruộng, nhìn thấy anh rể mình cứ 
cười sằng sặc. Thương anh, cô chỉ biết một mình lặng lẽ khóc.
Ở Huế, chiều ngày 21-9-1975, Hiệu phó kiêm Bí thư Đoàn trường Nguyễn Tri 
Phương Trần Kiêm Đoàn
130
được Thành đoàn Huế giao phối hợp với Đoàn trường 
Đồng Khánh, dẫn 200 đoàn viên theo cửa Thượng Tứ vào Đại Nội. Trước khi đi, 
Thành đoàn ra lệnh: “Chuẩn bị khăn gói, thức ăn ba ngày, sẵn sàng chiến đấu”. 
Ông Đoàn kể: “Tụi tôi hồi hộp: Mỹ quay lại hay binh lính Sài Gòn nổi dậy? Tới 3 giờ 
sáng thì mới hay tin sáng mai đổi tiền. Khi ấy tôi còn trẻ, hào hứng với những cái 
mới nên nghe nói một đồng tiền mới giá trị bằng 500 đồng tiền cũ cũng có cái gì đó 
tự hào. Sáng ra vẫn tả xung hữu đột đôn đốc đoàn viên hoàn thành nhiệm vụ”.
Nhưng, tới trưa, theo ông Trần Kiêm Đoàn: “Đi đâu cũng thấy dân kêu gào thất 
vọng. Ba giờ chiều, tôi tranh thủ về nhà, thấy vợ ngồi thẫn thờ, nước mắt lưng 
tròng: Anh! Mình trắng tay rồi!”. Mỗi gia đình chỉ được đổi tối đa 100 nghìn tiền Sài 
Gòn trong khi tiền mặt trong nhà vẫn còn tới gần mười triệu. Không chỉ nhà ông 


Đoàn, nhiều gia đình buôn bán ở cửa Đông Ba, hàng xóm của ông, cũng đang kêu 
khóc. 
Những người càng tin tưởng vào chế độ mới càng mất mát lớn hơn, vì khi chiến 
tranh kết thúc, họ đã đào vàng lên bán, lấy vốn kinh doanh. Ông Đoàn kể: “Tôi trở 
về Đại Nội. Một vị chỉ huy lực lượng đổi tiền biết chuyện kêu lại nói: ‘Muốn đổi bao 
nhiêu cũng được nhưng phải chia 5:5. Về xóm coi có ai thì kêu họ đổi luôn’. Tôi về 
lấy tiền và móc nối với mấy người trong xóm. Đúng là đổi bao nhiêu cũng được 
thật”.
Gần một tháng trước đó, ngày 28-8-1975, Chủ tịch Hội Đồng Chính phủ Lâm 
thời Cộng hòa Miền Nam Huỳnh Tấn Phát đã ký Nghị định “Đình chỉ vĩnh viễn 16 
ngân hàng tư nhân”. Ngày 3-9-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng thông báo việc “rút 
tiền tiết kiệm”, theo đó, “những người có trương mục dưới một triệu có thể rút dần 
tiền về, số trung bình mỗi nhân khẩu có thể rút là 10 nghìn đồng/tháng”, còn 
những trương mục trên hai triệu “sẽ được ngân hàng quốc gia cứu xét riêng rẽ”. 
Trên thực tế, không mấy ai rút được đồng tiết kiệm nào trước ngày đổi tiền, 22-9-
1975.
Cũng trong ngày 3-9-1975, Ngân hàng Quốc gia tuyên bố “Công khố phiếu 
không còn giá trị”, Chính quyền giải thích: “Các loại công khố phiếu dù của các 
ngân hàng hay của tư nhân là những giấy nợ của Nguyễn Văn Thiệu vay để thêm 
ngân sách cho guồng máy chiến tranh, nay Nguyễn Văn Thiệu và bè lũ đã mang 
tiền của tháo chạy, Chánh quyền Cách mạng hiện đang quản lý tài sản của toàn 
dân, không lý gì và không có quyền lấy tiền nhân dân trả nợ thế cho Nguyễn Văn 
Thiệu”
131

Người dân miền Nam từng nghe những “luận điệu” như Việt Cộng về thì sẽ lấy 
kìm rút móng những ai sơn móng tay, bắt đàn bà con gái lấy thương binh. Ít ai 
lường được sẽ có những mũi kìm êm ái hơn như... đổi tiền. Nếu như “đánh tư sản 
mại bản” chỉ liên quan đến mấy trăm gia đình, thì đổi tiền và chính sách mới về số 
tiền gửi cũ trong các ngân hàng liên quan đến mọi người. Tiền bạc cũng giúp những 
người như ông Đoàn hiểu thêm về con người trong chế độ mới.

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương