Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI


Cấu trúc tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cấp quận, huyện



tải về 5.01 Mb.
trang38/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   48

2. Cấu trúc tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cấp quận, huyện.

a) Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp quận/huyện (gọi chung là cấp huyện)

Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em cấp huyện được hình thành và hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, do Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện làm trưởng ban. Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là phó ban (có thể có một hoặc hai phó ban). Các thành viên bao gồm đại diện của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chức khác.

Giúp việc cho Ban điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện có nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp huyện. Nhóm công tác liên ngành BVTE được hình thành để hỗ trợ Ban Điều hành BVTE cấp huyện. Thành viên của Nhóm công tác liên ngành bao gồm các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ trẻ em của các phòng, ban và các tổ chức liên quan như Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội, Công an, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chức khác.

Nhiệm vụ của Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho công tác BVTE;

- Chỉ đạo và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách và các Chương trình về bảo vệ trẻ em tại cấp huyện;

- Hỗ trợ kỹ thuật và giám sát ban BVTE cấp xã thực hiện các chương trình và công tác bảo vệ trẻ em;

- Chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện cung cấp dịch vụ BVTE theo quy trình thống nhất;

- Tham mưu cho UBND cấp huyện và hỗ trợ các ban ngành lập kế hoạch BVTE cấp huyện;

- Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh/thành phố về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn huyện;

Nhiệm vụ của nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em:

- Tham mưu và thực hiện cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành, tổ chức;

- Phối hợp thực hiện chuyển tuyến để đáp ứng nhu cầu bảo vệ của trẻ em và gia đình;

- Tham mưu và phối hợp xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em cấp huyện;

- Báo cáo cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện về kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em theo quy dịnh.

Nhiệm vụ các ngành là thành viên Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện

- Nhiệm vụ của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Phòng Lao động– Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối trong hệ thống các cơ quan cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trên địa bàn huyện; tham mưu cho Ban điều hành BVTE điều phối hoạt động BVTE trên địa bàn;

+ Chịu trách nhiệm tiếp nhận, hỗ trợ điều tra và phối hợp can thiệp theo quy trình quản lý trường hợp đối với các trường hợp bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em (theo Thông tư số 23/TT-LĐTBXH ngày 16/8/2010);

+ Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan để xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em hàng năm, 5 năm trên địa bàn huyện;

+ Tổng hợp những khuyến nghị liên quan đến thủ tục và chính sách bảo vệ trẻ em; phối hợp nghiên cứu, đánh giá các vấn đề liên quan đến BVTE, đề xuất các giải pháp trình các cấp có thẩm quyền ban hành;

+ Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, hướng dẫn và hỗ trợ xây dựng kế hoạch BVTE cho Ban bảo vệ trẻ em xã;

+ Tổng hợp số liệu, phân tích và báo cáo về kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em theo quy định.

- Nhiệm vụ của Công an huyện:

+ Cung cấp các dịch vụ BVTE theo chức năng của ngành, bao gồm: Điều tra và xử lý các vụ xâm hại trẻ em, tham vấn và hỗ trợ cho các nạn nhân và nhân chứng là trẻ em. Cảm hoá, giáo dục thực hiện các biện pháp phục hồi và hòa nhập cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật;

+ Phối hợp bảo vệ cán bộ BVTE, cán bộ xã hội và cộng tác viên trong trường hợp gặp nguy hiểm khi đang thực hiện nhiệm vụ BVTE;

+ Phối hợp với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội và các ban ngành khác để thực hiện các hoạt động phòng ngừa xâm hại, bạo lực đối với trẻ em và loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật ;

+ Tham gia lập kế hoạch Bảo vệ trẻ em tại cấp huyện và hỗ trợ Công an cấp xã xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch bảo vệ trẻ em;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện về tình hình trẻ em và việc thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.



- Nhiệm vụ của Phòng Y tế huyện

+ Cung cấp dịch vụ BVTE theo chức năng của ngành, bao gồm: chăm sóc sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phục hồi chức năng cho trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột;

+ Phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và các ban ngành khác để thực hiện các hoạt động phòng ngừa xâm hại trẻ em và loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ em bị tổn hại;

+ Phối hợp với công an thu thập thông tin, giám định sức khoẻ trẻ em để cung cấp chứng cứ tố giác tội phạm xâm hại trẻ em; phối hợp với các ban ngành khác để thực hiện chuyển tuyến phù hợp cho trẻ em trong trường hợp bị xâm hại;

+ Tham gia lập kế hoạch Bảo vệ trẻ em tại cấp huyện; hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát y tế cấp xã xây dựng và thực hiện kế hoạch BVTE;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện về tình hình trẻ em và việc thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan dến chức năng, nhiệm vụ được giao.



- Nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo:

+ Cung cấp dịch vụ BVTE theo chức năng của ngành, bao gồm: Tổ chức các chương trình giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ em; giáo dục kiến thức và kỹ năng BVTE cho giáo viên và cha mẹ học sinh; tiếp nhận và tổ chức giáo dục cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật; thực hiện các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập, quần áo, trợ cấp khó khăn, học bổng... cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệ và thực hiện các chương trình tái hòa nhập cho trẻ;

+ Phối hợp với Phòng Lao động– Thương binh và Xã hội và các Ban, ngành khác thực hiện các hoạt động phòng ngừa xâm hại trẻ em và loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ em bị tổn hại; phát hiện và thông báo kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại, các trường hợp trẻ em có nguy cơ vi phạm pháp luật;

+ Tham gia lập kế hoạch Bảo vệ trẻ em tại cấp huyện. Hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát các trường mầm non và trường phổ thông cấp xã xây dựng và thực hiện kế hoạch BVTE;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện về tình hình trẻ em và việc thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ của phòng Tư pháp:

+ Cung cấp dịch vụ BVTE theo chức năng của ngành, bao gồm: Tư vấn pháp lý cho gia đình và cho trẻ, thiết lập dịch vụ hỗ trợ nạn nhân, tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp Luật, phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội...

+ Phối hợp với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội và các Ban, ngành khác thực hiện các hoạt động phòng ngừa xâm hại trẻ em và loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ em bị tổn hại; phát hiện và thông báo kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại, các trường hợp trẻ em có nguy cơ vi phạm pháp luật;

+ Tham gia lập kế hoạch bảo vệ trẻ em tại cấp huyện; Hỗ trợ Tư pháp cấp xã xây dựng kế hoạch và hỗ trợ kỹ thuật, giám sát thực hiện kế hoạch BVTE;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện về tình hình trẻ em và việc thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ của Toà án nhân dân huyện:

+ Cung cấp dịch vụ BVTE theo chức năng của ngành, bao gồm: Chủ trì và phối hợp tổ chức các mô hình xử án thân thiện với các vụ án có trẻ em là bị cáo, nạn nhân, nhân chứng và người chưa thành niên vi phạm pháp luật;

+ Phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và các Ban, ngành khác thực hiện các hoạt động phòng ngừa xâm hại trẻ em và loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ em bị tổn hại;

+ Tham gia lập kế hoạch Bảo vệ trẻ em tại cấp huyện;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Bảo vệ trẻ em cấp huyện về tình hình trẻ em và việc thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân huyện:

+ Cung cấp dịch vụ BVTE theo chức năng của ngành, bao gồm: Đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thân thiện đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật đúng quy định pháp luật;

+ Phối hợp với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội và các Ban, ngành khác thực hiện các hoạt động phòng ngừa xâm hại trẻ em và loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ em bị tổn thương;

+ Tham gia lập kế hoạch Bảo vệ trẻ em tại cấp huyện;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Bảo vệ trẻ em cấp huyện về tình hình trẻ em và việc thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể

+ Cung cấp dịch vụ BVTE theo chức năng của ngành, bao gồm: Cung cấp các dịch vụ phù hợp với chức năng của tổ chức. Chỉ đạo ngành dọc ở cấp xã và phối hợp ngành dọc cấp tỉnh để tăng cường cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Phối hợp với các ban ngành và đoàn thể khác để thực hiện chuyển tuyến đáp ứng nhu cầu của trẻ em và gia đình;

+ Phối hợp với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội và các Ban, ngành khác để thực hiện các hoạt động phòng ngừa xâm hại trẻ em và loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ em bị tổn hại; phát hiện và thông báo kịp thời các trường hợp trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng, các trường hợp trẻ em có nguy cơ vi phạm pháp luật;

+ Tham gia lập kế hoạch Bảo vệ trẻ em tại cấp huyện; Hỗ trợ các tổ chức đoàn thể ở cấp xã lập kế hoạch, hỗ trợ kỹ thuật và giám sát thực hiện kế hoạch BVTE;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện về tình hình trẻ em và việc thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Nhân viên làm việc tại Trung tâm Công tác xã hội trẻ em cấp huyện hoặc Văn phòng tư vấn trẻ em

- Cung cấp và kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp

- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng nhằm nâng cao năng lực bảo vệ trẻ em

- Phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh (nếu có) để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá việc cung cấp dịch vụ can thiệp, trợ giúp cho trẻ em và gia đình;

- Tham mưu cho Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động liên quan đến bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

- Tham gia vào các cuộc họp giao ban định kỳ với Ban điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện. Báo cáo kết quả hoạt động của Trung tâm công tác xã hội trẻ em theo quy định.



3. Cấu trúc tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, thành phố

a) Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em cấp tỉnh/thành phố (gọi tắt là cấp tỉnh)

Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em cấp tỉnh được hình thành và hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là phó ban (có thể có một hoăc một vài phó ban). Các thành viên bao gồm đại diện Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Công an, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chức khác.

Giúp việc cho Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em cấp tỉnh có nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh. Nhóm công tác liên ngành BVTE được hình thành để hỗ trợ Ban Điều hành BVTE cấp tỉnh. Thành viên của Nhóm công tác liên ngành bao gồm các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ trẻ em của các ngành và các tổ chức liên quan như Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chức khác.

Nhiệm vụ của Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo vệ trẻ em;

- Chỉ đạo và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách và các Chương trình về bảo vệ trẻ em tại địa phương;

- Hỗ trợ kỹ thuật và giám sát Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện thực hiện các chương trình BVCSTE và công tác bảo vệ trẻ em;

- Chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy trình thống nhất;

- Tham mưu cho UBND cấp tỉnh và hỗ trợ các ban ngành lập kế hoạch bảo vệ trẻ em;

- Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Nhiệm vụ của nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em:

- Tham mưu và thực hiện các hoạt động cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành/tổ chức;

- Phối hợp thực hiện chuyển tuyến để đáp ứng nhu cầu bảo vệ của trẻ em và gia đình;

- Tham mưu và phối hợp xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em cấp tỉnh;

- Đề xuất xây dựng và thực hiện những thủ tục và chính sách bảo vệ trẻ em phù hợp;

- Báo cáo cho Ban điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh về tình hình trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em theo quy định.



Nhiệm vụ các ngành là thành viên Ban điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh

- Nhiệm vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Sở Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối trong hệ thống các cơ quan hoạt động và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho Ban điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh điều phối hoạt động bảo vệ trẻ em trên địa bàn;

+ Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực bảo vệ trẻ em cho các cán bộ thuộc ban, ngành liên quan và cán bộ ngành LĐTBXH tại địa phương;

+ Chịu trách nhiệm tiếp nhận, phối hợp điều tra, cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em đối với các trường hợp xâm hại, bạo lực đối với trẻ em (theo Thông tư số 23/TT-LĐTBXH ngày 16/8/2010 );

+ Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan để xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em hàng năm, 5 năm của địa phương;

+ Tiến hành nghiên cứu, đánh giá liên quan đến các vấn đề bảo vệ trẻ em địa phương; tổng hợp những khuyến nghị liên quan đến thủ tục và chính sách bảo vệ trẻ em, đề xuất các giải pháp, trình các cấp có thẩm quyền ban hành;

+ Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, hướng dẫn và hỗ trợ xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện;

+ Tổng hợp số liệu, phân tích và báo cáo về tình hình và kết quả bảo vệ trẻ em theo quy định.



- Nhiệm vụ của Công an tỉnh

+ Cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em theo chức năng của ngành, bao gồm: Điều tra và xử lý các vụ xâm hại trẻ em; tham vấn và hỗ trợ cho các nạn nhân và nhân chứng là trẻ em. Cảm hóa, giáo dục, thực hiện các biện pháp phục hồi và hòa nhập cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật;

+ Phối hợp bảo vệ các cán bộ bảo vệ trẻ em, cán bộ xã hội và cộng tác viên xã hội trong trường hợp nguy hiểm khi đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trẻ em;

+ Phối hợp với Sở Lao động– Thương binh và Xã hội và các ban ngành khác thực hiện các hoạt động phòng ngừa xâm hại, bạo lực đối với trẻ em và loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật;

+ Xây dựng các hướng dẫn bảo vệ quyền trẻ em trong quá trình điều tra và xử lý các vụ có sự tham gia của người chưa thành niên, nạn nhân và nhân chứng là trẻ em;

+ Tổ chức các hoạt động tập huấn nâng cao kỹ năng điều tra và xử lý thân thiện với trẻ em;

+ Tham gia lập kế hoạch Bảo vệ trẻ em tại cấp tỉnh và hỗ trợ Công an cấp huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ trẻ em;

+ Tham mưu với Ban Điều hành bảo vệ trẻ em và Bộ Công an về những chính sách bảo vệ trẻ em phù hợp;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh tình hình trẻ em và kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ của Sở Y tế

+ Cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo chức năng của ngành, bao gồm: Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phục hồi chức năng cho trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột...

+ Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các ban ngành khác thực hiện các hoạt động phòng ngừa xâm hại trẻ em và loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ em bị tổn hại;

+ Phối hợp với Công an thu thập thông tin, giám định sức khoẻ để cung cấp chứng cứ đối với các trường hợp ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em và phối hợp với các ban ngành khác để thực hiện chuyển tuyến phù hợp cho trẻ;

+ Xây dựng hướng dẫn và tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về các kỹ năng hỗ trợ và can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại;

+ Tham gia lập kế hoạch bảo vệ trẻ em cấp tỉnh và hỗ trợ cơ sở y tế địa phương lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ trẻ em;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, thành phố về tình hình trẻ em và kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo

+ Cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo chức năng của ngành, bao gồm: Phối hợp với nhóm Công tác liên ngành để xác định các yếu tố nguy cơ dẫn đến xâm hại trẻ em; thông báo kịp thời và tiến hành các hoạt động phòng ngừa và can thiệp; Xây dựng các hướng dẫn và tổ chức các chương trình giáo dục trẻ kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ bản thân; giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho giáo viên, cha mẹ học sinh; tiếp nhận và tổ chức giáo dục cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật; thực hiện các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập, quần áo, trợ cấp khó khăn, học bổng... cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và thực hiện các chương trình tái hòa nhập cho trẻ;

+ Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các ban ngành khác để thực hiện các hoạt động phòng ngừa xâm hại trẻ em và loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ em bị tổn thương;

+ Tham gia lập kế hoạch bảo vệ trẻ em cấp tỉnh và hỗ trợ Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ trẻ em trên địa bàn;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh về kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan dến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ của Sở Tư pháp

+ Cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo chức năng của ngành, bao gồm: Tư vấn pháp lý cho gia đình và cho trẻ, tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội...; tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Tư pháp cấp huyện, xã về tố tụng thân thiện với trẻ em và các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em;

+ Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các ban ngành khác để thực hiện các hoạt động phòng ngừa xâm hại trẻ em và loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ em bị tổn hại;

+ Tham mưu với UBND tỉnh và Bộ Tư pháp về các chính sách bảo vệ trẻ em liên quan đến cho nhận con nuôi, cấp giấy khai sinh .v.v

+ Mở lớp tập huấn chuyên sâu cho thẩm phán, kiểm sát và điều tra viên, xét xử người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo hướng tiếp cận thân thiện.

+ Tham gia lập kế hoạch bảo vệ trẻ em cấp tỉnh và hỗ trợ Phòng Tư pháp cấp huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ trẻ em;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh về kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ của Toà án nhân dân cấp tỉnh

+ Cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo chức năng của ngành, bao gồm: Chủ trì và phối hợp tổ chức các mô hình xử án thân thiện với người chưa thành niên vi phạm pháp luật;

+ Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các ban ngành khác để thực hiện các hoạt động phòng ngừa xâm hại trẻ em và loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ em bị tổn hại;

+ Tham gia lập kế hoạch bảo vệ trẻ em cấp tỉnh và hỗ trợ Tòa án nhân dân cấp huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ trẻ em;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh về kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh

+ Cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo chức năng của ngành, bao gồm: Thực hiện giám sát các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thân thiện đối với ngừoi chưa thành niên phạm tội đúng quy định pháp luật; đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em cũng như gia đình của trẻ em chưa thành niên phạm tội theo xu hướng thân thiện;

+ Tổ chức các họat động xây dựng năng lực của Kiểm sát viên trong giám sát điều tra, truy tố, xét xử thân thiện với trẻ em và người chưa thành niên;

+ Tham gia lập kế hoạch bảo vệ trẻ em cấp tỉnh và hỗ trợ Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch bảo vệ trẻ em;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh về kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể

+ Cung cấp các dịch vụ phù hợp với chức năng của tổ chức. Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cấp huyện và phối hợp với các tổ chức đoàn thể Trung ương theo hệ thống để tăng cường các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;

+ Phối hợp với các ban ngành và đoàn thể khác để thực hiện chuyển tuyến đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp của trẻ em và gia đình;

+ Tổ chức các hoạt động xây dựng năng lực bảo vệ trẻ em phù hợp với chức năng của tổ chức;

+ Tham gia lập kế hoạch bảo vệ trẻ em tại cấp tỉnh. Hỗ trợ các đơn vị, tổ chức cấp huyện lập kế hoạch và hỗ trợ kỹ thuật và giám sát thực hiện kế hoạch bảo vệ trẻ em;

+ Báo cáo tình hình trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em tỉnh về kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.



b) Nhân viên của Trung tâm Công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh (nếu có)

- Đề xuất việc áp dụng chính sách, hỗ trợ học văn hóa, học nghề, tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.

- Phối hợp với ngành Y tế, đáp ứng kịp thời các nhu cầu chăm sóc về y tế đối với trẻ em bị tổn hại về thể chất.

- Phối hợp với các chuyên gia thực hiện tham vấn, trị liệu cho trẻ em bị tổn thương về tình cảm, tâm lý, đặc biệt đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.

- Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức xã hội hỗ trợ trẻ em đến trường.

- Vận động cộng đồng tìm kiếm gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em bị thiếu, mất môi trường gia đình (phối hợp thực hiện các thủ tục đưa các em vào Trung tâm Bảo trợ xã hội hoặc các cơ sở chăm sóc tập trung trong trường hợp không tìm được gia đình thay thế).

- Thực hiện các hoạt động tư vấn, tham vấn, giáo dục gia đình (bao gồm các hoạt động trợ giúp gia đình của trẻ).

- Hỗ trợ nuôi dưỡng tạm thời cho trẻ em tại Trung tâm trong trường hợp trẻ em không nơi nương tựa hoặc cần phải tách trẻ ra khỏi môi trường có nguy cơ cao tiếp tục bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột.

- Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ em và phối hợp với các ngành chức năng, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất hỗ trợ tạo việc làm cho các em.

- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường các khả năng bảo vệ trẻ em của cộng đồng.

V. ĐỊNH HƯỚNG CỦNG CỐ HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẺ EM

1. Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 với việc củng cố Hệ thống bảo vệ trẻ em, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu bảo vệ trẻ em.

Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 gồm 5 dự án, nội dung của các dự án có thể khắc phục được những khó khăn, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ trẻ em: Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội; hoàn thiện luật pháp, chính sách; củng cố đội ngũ cán bộ (tổ chức và năng lực); xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em (bao gồm các quy trình, tiêu chuẩn bảo vệ trẻ em); xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Hơn thế, Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em từng bước củng cố Hệ thống bảo vệ trẻ em đồng bộ, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu bảo vệ trẻ em Để triển khai xây dựng Hệ thống bảo vệ trẻ em, đáp ứng các yêu cầu của công tác bảo vệ trẻ em.

2. Triển khai Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015

2.1. Trung ương:

- Hoàn thiện Luật pháp, chính sách

- Hướng dẫn và giám sát

2.2. Địa phương:

- Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội

- Quản lý, phân loại các nhóm đối tượng trẻ em; xác định nhu cầu cung cấp dịch vụ cho từng nhóm đối tượng và khả năng đáp ứng của các dịch vụ tại địa phương; Cập nhật dữ liệu, thông tin về trẻ em và bảo vệ trẻ em tại cộng đồng (sử dụng bộ chỉ số và công cụ do trung ương cung cấp).

- Củng cố cơ cấu tổ chức, phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân; thống nhất cơ chế quản lý và điều hành; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống bảo vệ trẻ em; đảm bảo các điều kiện hoạt động.

- Nghiên cứu, tổ chức các loại hình dịch vụ bảo vệ trẻ em phù hợp.

- Thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp (theo nội dung của dự án).
Chuyên đề 7



tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương