Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI


PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN BV, CS TRẺ EM TRƯỚC 2010



tải về 5.01 Mb.
trang37/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   48


PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRỌNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN BV, CS TRẺ EM TRƯỚC 2010

1. Một số chính sách: Các chính sách trợ giúp về y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội, hoạt động vui chơi giải trí, trợ giúp học nghề, tiếp cận các công trình công cộng …cụ thể có các chính sách chủ yếu sau:

a) Nghị định số 67/2007/NĐ- CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; sau được sửa đổi thành Nghị định số 13/2010/NĐ-CP. Có khoảng 1,4 triệu người được hưởng chính sách trợ cấp xã hội từ Nghị định 67, trong đó có khoảng 238.590 trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chiếm khoảng 1,07% dân số trẻ em; tổng kinh phí chi theo Nghị định 67 khoảng 700 tỷ và năm 2009.

b) Quyết định số 38/2004/QĐ- TTg ngày 17/03/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi; Có trên 100 ngàn gia đình, cá nhân được thụ hưởng từ chính sách này.

c) QuyÕt ®Þnh sè 313/2005/Q§- TTg ngµy 02/12/2005 cña Thñ t­íng ChÝnh phñ vÒ mét sè chÕ ®é ®èi víi ng­êi nhiÔm HIV/AIDS vµ nh÷ng ng­êi trùc tiÕp qu¶n lý, ®iÒu trÞ,ch¨m sãc ng­êi nhiÔm HIV/AIDS trong c¸c c¬ së bảo trợ xã hội cña Nhµ n­íc;

đ) Quyết định 62/2004/QĐ- TTg về chính sách trợ giúp phổ cập giáo dục cơ sở (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo được miễm giảm học phí, trợ giúp sách giáo khoa, vở viết khi đến trường); khoảng 3,4 triêu trẻ em được hưởng lợi từ chương trình này;( độ bao phủ khoảng 20%)

d) Quyết định 112/2007/QĐ-TTg, sau được thay bằng Quyết định 101/2009 QĐ-TTg; theo các quyết định này, trẻ em học tiểu học ở các xã đặc biệt khó khăn ( xã 135) được trợ cấp 70 nghìn đồng/tháng; trung học cơ sở là 140 nghìn đồng/tháng; có khoảng 768.505 trẻ em ở các xã 135 được thụ hưởng chính sách này, độ bao phủ khoảng 3,46% trẻ em.

e) Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004, trong đó có quy định về khám chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi trong các cơ sở y tế công lập; Quyết định 139/2002QĐ - TTg về khám chữa bệnh cho người nghèo; sau này đã được sửa đổi bằng Luật bảo hiểm y tế năm 2008 và Nghị định 62/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Có gần 10 triệu trẻ em dưới 6 tuổi và trên 2,8 triệu trẻ em thuộc các gia đình nghèo được hưởng lợi từ chính sách này ; độ bao phủ đạt trên 60%.

f) Quyết định 37/2009/QĐ-TTg về tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em

Hưởng ứng tuyến bố của Liên Hợp Quốc về việc xây dựng một thế giới phù hợp với trẻ em, trong những năm gần đây Việt Nam rất tích cực triển khai chương trình “xã phường phù hợp với trẻ em”; Bộ tiêu chuẩn này có 25 chỉ tiêu liên quan đến 4 lĩnh vực chủ yếu là (i) dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ; (ii) giáo dục trẻ em; (iii) bảo vệ trẻ em và (iv) vui chơi giải trí của trẻ em. Để đạt được danh hiệu này các xã phường phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định theo quy định của bộ tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em; Tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em còn là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, cơ sở.

Việc xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em, nhất là thực hiện dịch vụ phòng ngừa, loại trừ hoặc giảm thiêu nguy cơ xâm hại trẻ em.



2. Chương trình hành động, chương trình mục tiêu:

+ Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (Quyết định 23/2001/QĐ - TTg ngày 26/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ);

+ Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm (Quyết định số 138/1998/QĐ - TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó có Đề án đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên.

+ Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị xâm phạm tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010, (Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004)

+ Chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2006-2010 (Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 8/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó có vấn dề liên quan đến phòng chống mại dâm trẻ em

+ Chương trình phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004-2010. (Quyết định 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004)

+ (Quyết định 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005) phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005- 2010.

+ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg về phê duyệt đề án phát triển nghề công tác xã hội; Theo quyết định này, đến năm 2020 có khoảng 50 nghìn cán bộ công tác xã hội sẽ được đào tạo chuyên nghiệp để phục vụ công tác xã hội ở nước ta, trong đó đến một nửa là sẽ làm công tác xã hội với trẻ em.



3. Đường dây tư vấn trợ giúp trẻ em

Đường dây tư vấn trợ giúp trẻ em với số điện thoại 1800.1567, đường dây này được các em đặt tên là “phím số diệu kỳ”; đường dây này hoạt động từ năm 2005 với nhiệm vụ chủ yếu là tư vấn miễn phí cho trẻ em về tâm lý, giáo dục, sức khoẻ và các vấn đề rắc rối mà các em gặp phải trong gia đình, nhà trường, trong mối quan hệ bạn bè và cộng đồng; kết nối dịch vụ bảo vệ chăm sóc trẻ em với các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ chăm sóc trẻ em có liên quan (Lao động - Thương binh và Xã hội, Công An, Toà Án, Bệnh viện, Trường học, các tổ chức liên quan khác…); đường dây còn làm nhiệm vụ truyền thông và đào tạo, tạo sân chơi cho trẻ em thông qua các cuộc thi đặt tên cho đường dây, thông điệp của đường dây; đường dây còn tư vấn cho cha, mẹ người chăm sóc trẻ những kiến thức cơ bản về bảo vệ chăm sóc trẻ em khi họ có nhu cầu. Đường dây đã đóng một phần quan trọng vào việc bảo vệ trẻ em, phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;



4. Các cơ sở dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, mái ấm, nhà mở, nhà tình thương, văn phòng tư vấn, trường giáo dưỡng dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không ngừng được nâng cao về chất lượng hoạt động, hướng đến xây dựng môi trường thân thiện với trẻ em, tạo cơ hội phát triển và thực hiện các quyền cơ bản cho trẻ em, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với trẻ em.


Chuyên đề 6

HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẺ EM

I. BẢO VỆ TRẺ EM

Điều 19 và 20 Công ước về quyền trẻ em quy định: "Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp lập pháp, hành chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị thương tổn hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng việc chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả xâm hại tình dục...". "Những trẻ em tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mình, hoặc vì những lợi ích tốt nhất của chính bản thân các em... phải có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của Nhà nước".



Bảo vệ trẻ em là bảo đảm cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, được thực hiện các quyền cơ bản của mình, không bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột và sao nhãng.

Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trước hết thuộc về cha, mẹ, người chăm sóc, gia đình, cộng đồng, xã hội và Nhà nước.



II. CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (điều 41) quy định: Trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Theo quy định trên thì bảo vệ trẻ em bao gồm các hoạt động sau:

1. Các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, như: xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, có khả năng phòng ngừa tổn hại đối với trẻ em, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em hoặc đẩy trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

2. Các hoạt động phát hiện, can thiệp sớm ngăn chặn kịp thời để giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, nguy cơ dẫn đến trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

3. Các hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn hại phục hồi sức khỏe, tinh thần; trợ giúp phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.



III. HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẺ EM

Theo quan niệm của Unicef, Hệ thống bảo vệ trẻ em là một cấu trúc chặt chẽ, bao gồm các điều kiện và các thành phần trong nhà nước và xã hội có trách nhiệm đáp ứng kịp thời, có hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em.

Tuy nhiên, để nội địa hóa quan niệm này, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đưa ra quan niệm về hệ thống bảo vệ trẻ em như sau: Hệ thống bảo vệ trẻ em là một cấu trúc liên kết chặt chẽ về mặt tổ chức và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em của nhà nước và xã hội với một khuôn khổ pháp lý phù hợp.

1. Ba (03) chức năng chính của Hệ thống bảo vệ trẻ em đảm bảo thực hiện

- Phòng ngừa các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em

Môi trường sống có rất nhiều nguy cơ có thể gây tổn hại cho trẻ em. Vì vậy, chức năng cơ bản đầu tiên là phải tập trung vào các hoạt động phòng ngừa để các nguy cơ đó không diễn ra, tạo cho các em được sống trong môi trường an toàn, thân thiện, được thực hiện các quyền cơ bản của mình. Đây là "tầng lưới thứ nhất" quan trọng nhất của hệ thống bảo vệ trẻ em.



- Phát hiện, can thiệp sớm để chấm dứt hoặc giảm thiểu mức độ tổn hại do các nguy cơ gây tổn hại đang diễn ra với trẻ em

Trên thực tế có rất nhiều nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em vẫn có thể "lọt" qua "tầng lưới thứ nhất", do vậy chức năng thứ hai là phải phát hiện sớm các nguy cơ gây tổn hại đang diễn ra và tìm các biện pháp can thiệp tức thì để chấm dứt hoặc giảm thiểu mức độ tổn hại do các nguy cơ gây tổn hại đang diễn ra với trẻ em. Đây được coi là "tầng lưới thứ hai" của hệ thống bảo vệ trẻ em.



- Can thiệp, trợ giúp phục hồi trẻ em và gia đình sau khi tổn hại

Trong trường trường hợp các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em "lọt" qua cả "tầng lưới thứ nhất" và "tầng lưới thứ hai" dẫn đến trẻ em vẫn bị tổn hại, do vậy phải có các biện pháp can thiệp, trợ giúp các em và gia đình để các em tái hòa nhập cộng đồng. Đây được coi là "tầng lưới thứ ba" của hệ thống bảo vệ trẻ em và cũng là tầng lưới chắc chắn nhất để đảm bảo quyền được sống còn của trẻ em



2. Ba (03) hợp phần chính của Hệ thống bảo vệ trẻ em: (i) Khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách; (ii) Dịch vụ bảo vệ trẻ em; và (iii) Cấu trúc tổ chức bảo vệ trẻ em.

a) Khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách

Đây là một hợp phần quan trọng của hệ thống bảo vệ trẻ em, là cơ sở và là điều kiện bắt buộc để thực hiện các hoạt động bảo vệ trẻ em. Khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách bao gồm: luật pháp quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật, dưới luật liên quan đến bảo vệ trẻ em và các chính sách xã hội.

+ Luật pháp quốc gia: Thể hiện ý chí, quyền lực của nhà nước và nguyện vọng của nhân dân về bảo vệ trẻ em. Mỗi quốc gia đều có các đạo luật để xử lý các vấn đề về an toàn và bảo vệ trẻ em. Việt Nam có các Bộ luật, luật liên quan đến bảo vệ trẻ em: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Lao động, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và một số Bộ Luật, Luật, Pháp lệnh khác.

+ Các văn bản quy phạm pháp luật, dưới luật, bao gồm: Nghị định, thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn chi tiết thi hành.

Các văn bản dưới luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, hướng dẫn các biện pháp thi hành luật, các quy trình, quy chuẩn bảo vệ trẻ em; quy định về thành lập và hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thiết lập các kênh thông tin, quản lý thông tin, tiến trình phản hồi; cơ chế phối hợp liên ngành, tiến trình theo dõi, đánh giá .v.v nhằm giúp cho hệ thống pháp lý được vận hành có hiệu quả.

+ Chính sách, chương trình trợ giúp xã hội đối với trẻ em: Chính sách và chương trình hỗ trợ nuôi dưỡng, chăm sóc thay thế; trợ giúp giáo dục, y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng; hỗ trợ học nghề, tạo việc làm; chính sách và chương trình trợ giúp tiếp cận công trình công cộng, tham gia giao thông và công nghệ thông tin đối với trẻ tàn tật; chính sách và chương trình hỗ trợ gia đình trẻ em hoàn cảnh đặc biệt; các chương trình mục tiêu quốc gia trong đó có hợp phần hoặc nội dung bảo vệ trẻ em; các chương trình dành riêng cho trẻ em (Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em; Chương trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS...).



b) Dịch vụ bảo vệ trẻ em

Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em, các dịch vụ bảo vệ trẻ em phải được tổ chức và thực hiện đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ trẻ em ở cả 3 cấp độ: (i) phòng ngừa; (ii) phát hiện, can thiệp sớm;(iii) can thiệp, trợ giúp phục hồi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị tổn hại. Các loại dịch vụ bao gồm:

+ Dịch vụ phòng ngừa (cấp độ 1): Ở cấp độ này, các dịch vụ chủ yếu nhằm tăng cường nhận thức và kỹ năng cũng như xây dựng năng lực cho cộng đồng, xã hội, gia đình, người chăm sóc trẻ và chính trẻ em về bảo vệ trẻ em.

Các hoạt động chủ yếu ở đây là truyền thông, giáo dục, tư vấn, vận động nâng cao nhận thức, kỹ năng và thay đổi hành vi bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

+ Dịch vụ can thiệp sớm (cấp độ 2): Ở cấp độ này, các dịch vụ vẫn mang tính phòng ngừa nhưng tập trung vào những nhu cầu cụ thể của nhóm đối tượng trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc bị tổn hại.

Các hoạt động chủ yếu ở cấp độ này thường là những hỗ trợ nhằm cải thiện điều kiện sống cho nhóm trẻ em có nguy cơ như: tăng cường năng lực cho các gia đình, cộng đồng và chính bản thân trẻ em để giảm thiểu các yếu tố/nguy cơ dẫn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và bị tổn hại hoặc giảm thiểu mức độ tổn hại do các nguy cơ gây tổn hại xảy ra. Ví dụ: hỗ trợ phát triển kinh tế cho các hộ gia đình nghèo; giáo dục kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các bậc cha mẹ có hành vi bạo hành, sử dụng rượu hay ma túy...; giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em...

+ Dịch vụ trợ giúp phục hồi (cấp độ 3): Ở cấp độ này, các dịch vụ hướng đến việc giải quyết các trường hợp trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột và sao nhãng; đồng thời trợ giúp cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi và tạo cơ hội cho các em hòa nhập cộng đồng.

Các hoạt động chủ yếu là: đảm bảo môi trường sống an toàn, ngăn chặn các nhân tố gây tổn hại cho trẻ; chăm sóc y tế; hỗ trợ giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ và gia đình của trẻ; tìm gia đình chăm sóc thay thế trong trường hợp phải tách trẻ em ra khỏi gia đình. Các dịch vụ cấp độ 3 cần được xây dựng dựa trên nhu cầu, bối cảnh cụ thể của từng trẻ em và phải dựa trên nguyên tắc ''lợi ích tốt nhất cho trẻ em"

Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em hiện tại chưa đầy đủ, chưa đảm bảo các điều kiện và quy trình can thiệp, trợ giúp cụ thể (phát hiện, can thiệp sớm, tư vấn, phục hồi tích cực cho trẻ em và tái hoà nhập cho các nạn nhân là trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột và trẻ em vi phạm pháp luật). Chưa có một hệ thống chăm sóc thay thế đầy đủ được hỗ trợ và quản lý ngoài các cơ sở nuôi dưỡng tập trung và gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em. Các dịch vụ do nhà nước đầu tư và thực hiện chủ yếu dành cho đối tượng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật nặng. Các dịch vụ bảo vệ trẻ em của các tổ chức xã hội và cá nhân lại chủ yếu được thực hiện theo hướng tiếp cận từ thiện. Thiếu các dịch vụ liên tục, chuyên nghiệp, thân thiện bảo vệ trẻ em trong gia đình và trong trường học.

c) Cấu trúc tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

Trong công tác bảo vệ trẻ em, nhà nước đóng vai trò chính trong việc tổ chức, quản lý và điều phối việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, xã hội và trẻ em. Để thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng ngừa, can thiệp sớm và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn hại, Nhà nước phải thiết lập một cơ cấu tổ chức gồm các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, cá nhân… có trách nhiệm nhất định và cụ thể trong việc cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em. Cấu trúc tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được hình thành ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Trung ương (sơ đồ).



IV. CẤU TRÚC TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ BẢO VỆ TRẺ EM

1. Cấu trúc tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cấp xã, phường

a) Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã, phường (gọi chung là cấp xã)

Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã (sau dây gọi tắt là xã) trực thuộc Ủy ban Nhân dân xã được cấu trúc với sự tham gia của các ban ngành và các tổ chức quần chúng tại địa phương. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã là trưởng ban. Phó ban thường trực là cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã. Các thành viên của Ban bao gồm Công an, Tư pháp, Y tế, Giáo viên, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các thành phần khác phù hợp ở địa phương.



Nhiệm vụ của Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo vệ trẻ em;

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã;

- Chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các mục tiêu và nội dung của chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cấp xã;

- Chỉ đạo cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã và các ban ngành thành viên triển khai các hoạt động, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;

- Chỉ đạo và điều phối thực hiện các quy trình về bảo vệ trẻ em, bao gồm việc tiến hành điều tra các trường hợp ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em;

- Chỉ đạo tiến hành thu thập số liệu về tình hình trẻ em trên địa bàn xã;

- Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp quận/huyện về công tác bảo vệ trẻ em.



Nhiệm vụ của các thành viên Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã

- Nhiệm vụ của cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã: Cán bộ Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã là công chức chuyên trách theo dõi về Lao động – Thương binh và Xã hội ở cấp xã hoặc là người do chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phân công phụ trách. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có nhiệm vụ:

+ Tham mưu với Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã xây dựng và thực hiện kế hoạch về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn;

+ Phối hợp phổ biến pháp luật, chính sách và phối hợp việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở địa phương;

+ Là đầu mối phối hợp, kết nối và cung cấp dịch vụ Bảo vệ trẻ em tại cấp xã; quản lý trường hợp, xử lý, chuyển giao trẻ cho cơ quan chức năng để đáp ứng nhu cầu về an toàn và chăm sóc cho trẻ;

+ Thực hiện việc quản lý, giám sát chuyên môn của các cộng tác viên về bảo vệ trẻ em;

+ Tổng hợp số liệu, phân tích, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác bảo vệ trẻ em với Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã;

+ Chịu sự giám sát, quản lý chuyên môn của Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã và Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội cấp Quận/huyện.

- Nhiệm vụ của Công an xã:

+ Tiến hành các hoạt động bảo vệ quyền của trẻ em và người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật, bao gồm các hoạt động điều tra và xử lý các vụ án có liên quan đến người chưa thành niên và trẻ em; cảm hoá, giáo dục, hỗ trợ xử lý chuyển hướng, thực hiện các biện pháp tư pháp phục hồi và hòa nhập cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật;

+ Bảo vệ các cán bộ và cộng tác viên bảo vệ trẻ em trong trường hợp gặp nguy hiểm khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trẻ em;

+ Phối hợp với cán bộ bảo vệ trẻ em và các ban ngành khác để thực hiện tốt các hoạt động phòng ngừa xâm hại trẻ em và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật của người chưa thành niên; bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp; thu thập các chứng cứ điều tra các hành vi xâm hại trẻ em…;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ của cán bộ Y tế (đại diện cho cơ sở y tế) tại xã

+ Cung cấp dịch vụ y tế, hỗ trợ can thiệp đối với các em bị xâm hại, bạo lực;

+ Phối hợp với công an thu thập thông tin, giám định sức khoẻ trẻ em để cung cấp chứng cứ đối với các trường hợp xâm hại trẻ em;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.



- Nhiệm vụ của giáo viên (đại diện cho ngành giáo dục) tại xã

+ Phối hợp với cán bộ bảo vệ trẻ em để xác định các yếu tố nguy cơ dẫn đến ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em; thông báo kịp thời và tiến hành các hoạt động phòng ngừa và can thiệp;

+ Thực hiện các chương trình giáo dục kiến thức BVTE cho giáo viên, cha mẹ học sinh, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh;

+ Tiếp nhận và tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, gồm cả trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật;

+ Thực hiện các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập, quần áo, trợ cấp khó khăn, học bổng... cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và thực hiện các chương trình tái hòa nhập cho trẻ;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.



- Nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp cấp xã

+ Tư vấn pháp lý cho gia đình và cho trẻ, thiết lập dịch vụ hỗ trợ nạn nhân trẻ em bị xâm hại, tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp Luật, phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội...

+ Hỗ trợ nâng cao năng lực về pháp luật bảo vệ trẻ em cho cán bộ và cộng tác viên bảo vệ trẻ em trên địa bàn.

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.



- Nhiệm vụ của các thành viên đại diện cho các tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, MTTQ...

+ Cung cấp các dịch vụ phù hợp với chức năng của tổ chức,bao gồm tham vấn, quản lý ca, cải thiện thu nhập gia đình …;

+ Phối hợp với cán bộ BVTE cấp xã, các ban ngành và đoàn thể khác để thực hiện chuyển tuyến đáp ứng nhu cầu của trẻ em và gia đình;

+ Tham gia lập kế hoạch Bảo vệ trẻ em tại cấp xã;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ của cán bộ xã hội chuyên nghiệp cấp xã (được kiện toàn cùng với việc thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội)

+ Cung cấp các dịch vụ xã hội cho trẻ em và gia đình, bao gồm quản lý trường hợp, tham vấn tâm lý, hỗ trợ xã hội… và lưu giữ hồ sơ, số liệu liên quan đến các hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em theo mẫu quy định;

+ Kết nối với các dịch vụ tại địa phương để thực hiện các can thiệp, trợ giúp đối với trẻ em bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

+ Phối hợp với cán bộ Bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc lập kế hoạch và triển khai các hoạt động bảo vệ trẻ em;

+ Phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội trẻ em cấp huyện hoặc tỉnh (nếu có) để lập kế hoạch cung cấp dịch vụ và hỗ trợ trẻ em và gia đình;

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.



b) Cộng tác viên bảo vệ trẻ em

- Cộng tác viên bảo vệ trẻ em (CTV): Là người hợp tác với chính quyền và cán bộ tại thôn như: trưởng thôn, y tế thôn, phụ nữ, thanh niên, giáo viên, công an, nhóm trẻ em nòng cốt và các tổ chức, cá nhân khác để cung cấp và kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em tại cộng đồng dưới sự giám sát và hỗ trợ của cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã.

- Tiêu chí lựa chọn cộng tác viên:

+ Tình nguyện, nhiệt tình, có năng lực, có thời gian tham gia các hoạt động của thôn/bản/xóm/ấp/tổ dân phố;

+ Có thể là cán bộ đoàn thanh niên, phụ nữ thôn, trưởng thôn, bí thư chi bộ, cán bộ y tế, giáo dục tại thôn bản ...

- Cộng tác viên bảo vệ trẻ em có các nhiệm vụ sau:

+ Tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch bảo vệ trẻ em;

+ Thực hiện thu thập số liệu và theo dõi về tình hình trẻ em trên địa bàn được phân công phụ trách;

+ Hỗ trợ cán bộ trẻ em cấp xã thực hiện các hoạt động truyền thông về quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em;

+ Phát hiện và báo cáo các trường hợp trẻ em bị sao nhãng, xâm hại, bóc lột và bạo lực;

+ Hỗ trợ cán bộ trẻ em cấp xã cung cấp và kết nối các dịch vụ chăm sóc, giáo dục, phục hồi và hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn hại, bao gồm cả dịch vụ quản lý trường hợp.



c) Nhóm trẻ em nòng cốt (cộng tác viên là trẻ em)

- Nhóm trẻ em nòng cốt bao gồm trẻ em và người chưa thành niên dưới 18 tuổi tình nguyện tham gia thực hiện và kết nối c¸c dÞch vô hç trî ®ång đẳng cho trÎ em vµ người chưa thành niªn ở cấp xã hoặc thôn, bản.

Nhóm trẻ em nòng cốt được giao cho Đoàn thanh niên phụ trách và chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức hoạt động.



- Tiêu chí lựa chọn trẻ em tham gia nhóm nòng cốt:

+ Độ tuổi từ 10 - 15 tuổi;

+ Tình nguyện tham gia hoạt động bảo vệ trẻ em;

+ Nhóm trẻ nòng cốt bao gồm cả trẻ em có điều kiện bình thường; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và có ít nhất 2-3 độ tuổi để có thể kế cận nhau hoạt động liên tục có hiệu quả;

+ Mỗi thôn/ấp nên có một nhóm trẻ em nòng cốt.

- Nhiệm vụ của nhóm trẻ em nòng cốt:

+ Truyền thông về quyền trẻ em; về bảo vệ trẻ em đến trẻ em, các bậc cha mẹ và cộng đồng;

+ Phát hiện và báo cáo cho cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên về các nguy cơ trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và vi phạm pháp luật;

+ Hỗ trợ trẻ em và những người chưa thành niên khác phòng ngừa các nguy cơ bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và vi phạm pháp luật;

+ Hỗ trợ các hoạt động phục hồi tái hòa nhập cho trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và vi phạm pháp luật;

+ Tham gia các hoạt động lập kế hoạch bảo vệ trẻ em và các hoạt động lập kế hoạch khác của cộng đồng có liên quan đến trẻ em.



d) Nhân viên trực điểm Tham vấn trợ giúp trẻ em tại cộng đồng, trường học, bệnh viện.

- Cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em cho trẻ em và gia đình, bao gồm: quản lý trường hợp, tham vấn, tư vấn, trị liệu tâm lý; trợ giúp phục hồi; trợ giúp tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội khác … và lưu giữ hồ sơ, số liệu liên quan đến các hoạt động bảo vệ trẻ em theo mẫu quy định;

- Kết nối với các dịch vụ tại địa phương để chuyển gửi đối tượng trẻ em và gia đình cần được giúp đỡ;

- Phối hợp với cán bộ xã hội và cộng tác viên tại xã để thực hiện các hoạt động trợ giúp trẻ em và gia đình;

- Phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội trẻ em cấp quận, huyện (nếu có) để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá việc cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ em và gia đình;

- Tham gia vào các cuộc họp giao ban định kỳ với ban BVTE cấp xã và báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động bảo vệ trẻ em theo quy định.




tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương