BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.22 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.22 Mb.
#3161
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

TDeq = 26,9 – 0,03746 * W (A.1-2)


Với W là khối lượng 1m2 bề mặt tường (Kg/m2).

DT = Chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài nhà, tính bằng độ C, thay đổi theo vị trí địa lý và vùng khí hậu. Đối với Hà Nội, DT=12,20C và TP HCM, DT=9,50C

Uf = Hệ số truyền nhiệt của cửa sổ W/m2 oC

SHGC = Hệ số hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời của hệ thống cửa sổ trong công trình.

SFi = Giá trị trung bình theo giờ của năng lượng bức xạ mặt trời chiếu lên cửa sổ hướng thứ i, tính đến sự thay đổi của bức xạ mặt trời trên các hướng khác nhau của cửa sổ, W/m2.





Trị số NL mặt trời (W/m2)

Vĩ tuyến Bắc

B

ĐB

Đ

ĐN

N

TN

T

TB

8

115

186

265

237

184

237

265

186

10,8

(HCM)


108

180

263

245

197

245

263

180

16

95

168

260

259

221

259







21,0

(Hà Nội)


88

157

256

273

244

273

256

157

24

83

151

254

280

257

280

254

151

Bảng A.2 Trị số năng lượng bức xạ mặt trời (SF) theo hướng và vĩ tuyến

CFi = Hệ số hiệu chỉnh đối với hướng thứ i, tính đến sự thay đổi của bức xạ mặt trời trên các hướng khác nhau của tường.







Hệ số điều chỉnh

Vĩ tuyến Bắc

B

ĐB

Đ

ĐN

N

TN

T

TB

10,8

(HCM)


0.89

0,98

1,04

0,99

0,97

1,02

1,09

1,02

21,0

(Hà Nội)


0,89

0,95

1,01

1,02

1,02

1,05

1,06

0,98


Bảng A.3 Hệ số hiệu chỉnh (CF) theo phương hướng
XSi = Hệ số nhân kể đến tác dụng của các thiết bị che nắng bên ngoài có hệ số đua ra trong Bảng 4.3; 4.4; 4.5 hoặc 4.6 lần lượt đối với tấm che nắng ngang, tấm che nắng đứng, tấm che nắng ngang đứng hỗn hợp và mái hiên vải.

Lp = Mật độ công suất chiếu sáng lắp đặt (LPD), đơn vị W/m2, cho không gian bên trong hướng thứ i.

Rc = Tỷ lệ diện tích sàn thuộc hướng thứ i được chiếu nắng (ADL) trên tổng diện tích sàn (ATP) thuộc hướng thứ i, thường là = 0,25.

ADL = Diện tích được chiếu nắng trên mặt sàn hướng thứ i.

ATP = tổng diện tích mặt sàn thuộc hướng thứ i.

AXW = tổng diện tích tường ngoài thuộc hướng thứ i.

Kd là hệ số làm giảm mật độ công suất chiếu sáng trong vùng diện tích hướng thứ i và được định nghĩa từ phương trình (A.1-3) trong ANSI/ ASHRAE/IESNA 90.1-1989 như là:

Kd = 5,871 (WWR x VLT x XSi) - 13,311 (WWR x VLT x XSi)2 (A.1-3)

Trong đó: VLT = hệ số xuyên sáng của vật liệu lắp trên cửa sổ.

WWR <= 0,65.


A.2. Tính giá trị OTTVw cho toàn bộ tường công trình

Giá trị truyền nhiệt tổng (OTTVw) qua toàn bộ diện tích tường bao che bên ngoài công trình là giá trị trung bình trọng của tất cả các OTTVi của từng tường riêng biệt:

OTTVw = (Ao1 x OTTV1 + Ao2 x OTTV2 +….

+ Aok x OTTVk )/ (Ao1 + Ao2 +..+ Aok) ( A.1-4)

Trong đó: i = 1….k

Aoi = Diện tích tường thứ i tính bằng m2.


OTTVi = Giá trị truyền nhiệt của bộ phận tường thứ i, tính từ công thức (A.1-1).
A.3. Tính OTTVr cho mái

Với mái nhà không có cửa trời, giá trị truyền nhiệt tổng qua mái OTTVr được tính theo công thức:



OTTVr = Ac x Ur x(TDeqr –DT) + Ur x DT (A.1-5)

Với mái nhà có cửa trời, giá trị OTTVr được tính bởi công thức:



OTTVr = Ac x Ur x(TDeqr –DT) x (1-SRR) + Ur x DT x (1-SRR) + SFh xSCs x SRR + Us x DT x SRR (A.1-6)

Trong đó: OTTVr = Giá trị truyền nhiệt tổng qua cho toàn bộ cấu kiện mái, tính bằng W/m2.

Ac = Hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời của phần mái đặc.

Ur = Hệ số truyền nhiệt của cấu kiện mái, bao gồm cả lớp cách nhiệt bên trong và ngoài, tính bằng W/m2.0C.

TDeqr = Giá trị chênh lệch nhiệt độ tương đương trong và ngoài nhà, tính bằng 0C, giá trị này bao gồm cả hiệu quả hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời của mái.
Bảng A.4 TDeqr cho kết cấu mái và tường


Cấu trúc +
Cách nhiệt (polystyrene)


U/TC

TDeqr
(oC)


Mái tôn +

Không cách nhiệt

1.213

44.4

cách nhiệt dày 75mm

0.167

44.4

Mái toàn khối 12cm +

Không cách nhiệt

0.055

42.4

cách nhiệt dày 75mm

0.007

19.4

Mái lắp ghép 25cm +

Không cách nhiệt

0.026

34.7

cách nhiệt dày 75mm

0.004

19.4

SRR = Tỷ lệ diện tích cửa trời/mái.

SFh = Giá trị trung bình theo giờ của năng lượng bức xạ mặt trời chiếu lên mái, theo bảng A.5. Những giá trị tại các vĩ tuyến khác có thể được nội suy từ các giá trị trong Bảng A.5.

Bảng A.5 Trị số cường độ bức xạ mặt trời trên bề mặt nằm ngang


Vĩ tuyến Bắc

Trị số năng lượng mặt trời trên bề mặt nằm ngang (W/m2)

8

520

10.8 (HCM)

514

16

502

21.0 (Hà nội)

483

24

472


A.4. Ảnh hưởng của ánh sáng tự nhiên tới cửa trời

Cửa trời được dùng kết hợp với các thiết bị điều khiển tự động với ánh sáng tự nhiên có thể làm giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ cho chiếu sáng, nhưng đổi lại thì thất thoát nhiệt qua vỏ công trình lại tăng lên.

Khi xác định nguyên tắc áp dụng đối với mái công trình bằng phương pháp được nêu ở mục 4.2 hoặc bằng phương pháp tính hoạt động hệ thống như ở mục 4.3 để đảm bảo cho ánh sáng tự nhiên được tận dụng thì tại cửa trời phải dùng đèn điều khiển tự động. Cửa trời chịu ảnh hưởng của ánh sáng ban ngày có thể bị loại ra khỏi các tính toán giá trị truyền nhiệt tổng qua cấu kiện mái (Uor) nếu cả hai điều kiện sau được thoả mãn:

1. Diện tích vùng cửa trời, kể cả khung, tính theo phần trăm diện tích mái không vượt quá giá trị xác định trong Bảng A.6. Các phân vùng khí hậu có thể được xác định từ Bảng 4-1. Diện tích vùng cửa trời có thể được nội suy từ giá trị hệ số xuyên sáng cho phép trong khoảng 0,75 và 0,50.

2. Tất cả các choá đèn điện trong vùng diện tích có ánh sáng tự nhiên dưới cửa trời được điều khiển bởi các hệ thống tự động riêng. Vùng có ánh sáng ban ngày dưới cửa trời được xác định là vùng có ánh sáng tự nhiên có kích thước theo mỗi hướng (có tâm trên cửa trời) bằng kích thước của cửa trời cùng hướng cộng với khoảng cách từ sàn tới chiều cao trần.

Diện tích cửa trời trong Bảng A.6 có thể sẽ được tăng thêm 50% nếu có một thiết bị che nắng bên ngoài ngăn hơn 50% lượng nhiệt mặt trời hấp thụ trong điều kiện thiết kế làm mát cực đại.

Các diện tích để lắp kính theo chiều đứng trên mái phải được tính toán như cửa kính trên tường.

Đối với công trình xây vỏ chờ trước khi xác định chức năng bên trong thì diện tích cửa trời cho phép xác định trong Bảng A.6 sẽ phải được tính dựa trên mức độ 300 lux và mật độ công suất chiếu sáng đơn vị (UPD) nhỏ hơn 10,8 W/m2. Với công trình xây dựng có mục đích sử dụng ngay từ ban đầu thì diện tích cửa trời cho phép xác định trong Bảng A.6 sẽ phải được tính toán dựa trên mật độ công suất chiếu sáng thích hợp tính bằng W/m2 và độ rọi tính theo lux, theo Bảng A.6 như sau:

UPD <= 10,8 Dùng 300 lux

10.8 < UPD <= 21.5 Dùng 500 lux



UPD > 21,5 Dùng 700 lux

Bảng A.6 Diện tích phần trăm tối đa của giếng trời


Phân vùng khí hậu ánh sáng

Mức độ VLT

Độ rọi (lux)

Phạm vi Mật độ công suất chiếu sáng (W/m2 )

< 10,8

10,8 - 16,1

17,2 - 21,5

> 21,5

A & B

0,75

300

2,2

2,8

3,4

4,0

500

2,3

3,1

3,9

4,7

700

2,9

4,1

5,3

6,5

A & B

0,50

300

3,3

4,2

5,1

6,0

500

3,6

4,8

6,0

7,2

700

4,2

6,0

7,8

9,6

C

0,75

300

2,3

3,4

4,5

5,6

500

2,5

4,0

5,5

7,0

700

2,8

4,6

6,4

8,2

C

0,50

300

3,6

5,1

6,6

8,1

500

3,9

6,0

8,1

10,2

700

4,2

6,9

9,6

12,3



Phụ lục B (Tham khảo)
B. Những yêu cầu đối với công trình quy mô lớn hơn 10.000 m2 và công trình có hệ thống thông gió điều hoà trung tâm đa vùng

B1. Mục đích

Phụ lục Quy chuẩn này là một phần của Quy chuẩn xây dựng công trình có hiệu suất năng lượng bao gồm những yêu cầu bổ sung đối với công trình quy mô lớn.



B2. Phạm vi

Những thiết kế cho các công trình có điều hoà với diện tích sàn lớn hơn 10.000 m2 phải tuân theo các yêu cầu bổ sung trong mục B.4, B.5, B.6, B.7, B.8 và B.9 của phụ lục này và phải tuân theo những yêu cầu trong Mục 4, 5, 6, 7, và 8.



B3. Áp dụng tuân theo

B.3.1.3. Những thay đổi đối với các công trình quy mô lớn hiện có

Những thay đổi đối với các công trình quy mô lớn phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong các phần sau.



B.3.1.3.1. Vỏ công trình

Những thay đổi đối với lớp vỏ công trình phải tuân theo yêu cầu của Mục 4 về cách nhiệt, kiểm soát độ ẩm, rò rỉ khí và lắp kính, áp dụng cho các phần của công trình cũng như áp dụng cho các hệ thống được thay thế.

Đối với những trường hợp sau đây không cần phải tuân theo các yêu cầu đó miễn là chúng không làm tăng năng lượng tiêu thụ trong công trình.

Thay thế kính trong khung và khung kính trượt đã có sẵn, miễn là hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời của bề mặt kính thay thế có giá trị bằng hoặc thấp hơn so với trước khi thay thế kính.

Sửa chữa về mái/trần nhà, tường, phần rỗng trong sàn nhà, những phần mà được cách nhiệt toàn bộ chiều sâu với vật liệu cách nhiệt có giá trị niêm yết nhỏ nhất là R-1,18/cm.

Những thay đổi kết cấu tường và sàn không có các phần rỗng trong khung.

Thay thế lớp bọc của mái ở những chỗ lớp vỏ bọc hay cách nhiệt mái không lộ ra ngoài hoặc nếu có lớp cách nhiệt bên dưới khoang mái.

B.3.1.3.2.Thông gió và điều hoà không khí

Những thay đổi của hệ thống thông gió, thiết bị điều hoà hoặc các hệ thống khác của công trình phải tuân theo các yêu cầu của Mục 5 áp dụng cho các phần của công trình được thay thế. Bất cứ thiết bị mới nào hay các bộ phận điều khiển nào được lắp đặt liên quan đến sự thay thế phải tuân theo các yêu cầu cụ thể áp dụng cho thiết bị đó.



B.3.1.3.3. Đun nước nóng

Những thay đổi đối với thiết bị hoặc hệ thống đun nước nóng phục vụ cho công trình phải tuân theo các yêu cầu của Mục 8 áp dụng cho các bộ phận của công trình và hệ thống được thay thế. Bất cứ thiết bị mới hay các phương tiện điều khiển lắp đặt nào liên quan đến việc thay thế cần phải tuân theo các yêu cầu cụ thể áp dụng cho thiết bị hay phương tiện điều khiển đó.



B.3.1.3.4. Chiếu sáng

Bất cứ thay đổi nào về thiết bị hay hệ thống chiếu sáng công trình cần tuân theo những yêu cầu của Mục 6 áp dụng cho các bộ phận của công trình và những hệ thống của nó được thay thế. Những hệ thống chiếu sáng mới, gồm cả phần điều khiển, được lắp đặt tại công trình đang vận hành cùng với bất cứ thay đổi nào về hạng mục công trình cần được xem như là sự thay thế. Bất cứ thiết bị hay phương tiện điều khiển được lắp đặt nào có liên quan đến sự thay thế cần tuân theo các yêu cầu cụ thể áp dụng cho thiết bị điều khiển hay công cụ đó.

Trường hợp những thay đổi ít hơn 50% độ rọi trong một diện tích mà không làm tăng thêm tải chiếu sáng liên quan không cần tuân theo các yêu cầu này.

B4. Lớp vỏ công trình

B.4.4.3. Sự rò rỉ không khí

Mục này xác định cụ thể những yêu cầu tối thiểu về rò rỉ không khí với những công trình được làm mát bằng cơ khí.



B.4.4.3.1. Hàn gắn khe hở và chống ăn mòn do thời tiết

Các biện pháp hiệu quả để trám bít khe hở và chống xói mòn do thời tiết sẽ được dùng để hàn gắn tại tất cả các lỗ thông thoáng và nơi bố trí cửa sổ trên các mặt ngoài của công trình. Các hệ thống cửa và khớp nối bao gồm các phần sau:

- Xung quanh khung cửa đi và cửa sổ.

- Giữa tường và lớp nền móng.

- Giữa tường và mái.

- Qua các panel tường và phiến ở đỉnh và đáy của các tường ngoài.

- Tại các hệ lỗ tiện ích dùng cho các hệ kĩ thuật xuyên qua tường, sàn và mái.

- Giữa các panel tường, đặc biệt là ở các góc và những nơi có thay đổi về hướng.

- Giữa tường và sàn nơi sàn ăn vào chân tường.

- Xung quanh các phần diện tích lỗ thủng của ống khói, lỗ thông hơi hoặc cửa sổ gác xép.



B.4.4.3.2. Cửa sổ

Cửa sổ bao quanh các diện tích được điều hoà không khí cần được thiết kế nhằm đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau đây về rò rỉ không khí:

- TCXD 192-1996. Cửa gỗ-cửa đi, cửa sổ. Yêu cầu kĩ thuật

- TCXD 237-1999. Cửa kim loại - cửa đi, cửa sổ. Yêu cầu kĩ thuật

- ANSI/AAMA 101 1985 Cửa sổ Nhôm chất lượng cao

- ASTM D 4099 83, Cửa sổ bằng Poly Vinyl Chloride (PVC) chất lượng cao

- ANSI/NWMA I.S. 2 80 Cửa sổ gỗ (Chỉ cải thiện hiệu năng).

Những nhà sản xuất sẽ cung cấp tài liệu để chứng nhận việc áp dụng tuân theo các tiêu chí này.

Với mục đích thông gió tự nhiên, tỷ lệ phần trăm của phần diện tích cửa sổ mở được không nên thấp hơn 20 đến 25% diện tích toàn bộ các cửa sổ.

B.4.4.3.3. Cửa đi

Những loại cửa đi này được dùng tại tất cả các lối ra vào trong công trình và chúng được thiết kế để hạn chế rò rỉ không khí.

Với các không gian có lượng giao thông qua lại thường xuyên ở mức cao qua lớp vỏ công trình ví dụ như lối vào kho bán lẻ, khu nhập hàng và tiếp cận cho người, lượng không khí rò rỉ cho hệ thống thông gió điều hoà không khí thiết kế sẽ dựa trên lượng không khí trao đổi bởi dòng giao thông qua lại.

Để làm giảm sự rò rỉ không khí gây ra bởi hiệu ứng ống khói trong các công trình nhiều tầng, phải lưu tâm tới việc sử dụng các tiền sảnh, cửa xoay tại các lối vào và lối ra tầng trệt đầu tiên.

Những nhà sản xuất cửa đi phải cung cấp tài liệu chứng nhận việc áp dụng phù hợp với các tiêu chí trên.

B.4.4.3.4. Cửa trượt

Những loại cửa đi này phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau về rò rỉ không khí:

- TCXD 192-1996. Cửa gỗ - cửa đi, cửa sổ. Yêu cầu kĩ thuật

- TCXD 237-1999. Cửa kim loại - cửa đi, cửa sổ. Yêu cầu kĩ thuật

- ANSI/AAMA 101 1985 Cửa trượt nhôm kính.

- ANSI/NWMA I.S.3 83 Cửa trượt bằng gỗ tại các sân trong.



B.4.4.3.5. Cửa đẩy hay cửa xoay

Cửa đi kiểu đẩy hay xoay tại các lối vào công trình thương mại sẽ hạn chế không khí rò rỉ với tỷ lệ không vượt quá 6,35 L/s.m2 trên diện tích cửa khi được kiểm định tại các điều kiện kiểm tra tiêu chuẩn phù hợp với ASTM E283 84.

Các loại cửa đi kiểu đẩy tại các công trình nhà ở sẽ giới hạn lượng không khí rò rỉ với tỷ lệ không vượt quá 2,54 L/s.m2 của diện tích cửa khi được kiểm định theo các điều kiện kiểm tra tiêu chuẩn phù hợp với ASTM E283-84.

Các yêu cầu trên không áp dụng cho loại Màn gió dùng tại các lối vào có lượng giao thông lớn khi việc áp dụng cửa xoay hay cửa trượt đóng tự động không thích hợp.



b5. Thông gió và điều hoà không khí

Hệ thống thông gió và điều hoà không khí cho công trình quy mô lớn cần tuân theo các yêu cầu trong Mục C.5 của Phụ lục này cộng với các yêu cầu của Mục 5.



B.5.5. Những yêu cầu bắt buộc

B.5.5.1. Điều khiển

B.5.5.1.1. Điều khiển nhiệt độ

Điều khiển nhiệt độ hệ thống

Mỗi hệ thống điều hoà không khí AC sẽ bao gồm ít nhất một thiết bị điều khiển nhiệt độ.



Điều khiển nhiệt độ vùng

Năng lượng cung cấp để làm mát cho mỗi khu vực sẽ do các bộ điều khiển nhiệt riêng biệt để kiểm soát nhiệt độ bên trong vùng đó.



Ngoại lệ: Những hệ thống điều hoà không khí độc lập bố trí xung quanh công trình có thể đáp ứng cho nhiều không gian bên trong công trình với các yêu cầu sau:

- Phải có ít nhất một thiết bị kiểm soát nhiệt theo phạm vi vùng cho phần bị ánh nắng chiếu vào hoặc những phần có nhiều hơn 15 mét tường ngoài hướng về một phía.

- Các cảm ứng nhiệt sẽ điều khiển cung cấp phần làm mát cho hệ thống điều hoà không khí. Chúng được đặt bên trong các vùng do chính chúng phục vụ.


Каталог: Images -> Upload
Upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
Upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
Upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
Upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
Upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương