BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.22 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.22 Mb.
#3161
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

9.4.5. Diện tích cửa sổ

Diện tích cửa sổ trong thiết kế tiêu chuẩn sẽ giống như yêu cầu trong thiết kế đệ trình, hoặc tương đương với 35% diện tích tường, và được hiệu chỉnh thống nhất với mỗi mặt đứng công trình.



9.4.6. Diện tích cửa trời

Diện tích cửa trời của thiết kế tiêu chuẩn sẽ giống như trong thiết kế đệ trình, hoặc là bằng 3% của tổng diện tích tổ hợp mái.



9.4.7. Chiếu sáng bên trong công trình

Năng lượng chiếu sáng cho thiết kế tiêu chuẩn sẽ được cho phép phù hợp tối đa với mục 5. Tại những nơi mà chức năng sử dụng của công trình không được rõ, thì mật độ công suất chiếu sáng áp dụng ở đó sẽ là 16,1 W/m2.



9.5. Tài liệu hướng dẫn

Việc phân tích năng lượng và các tài liệu hướng dẫn sẽ do một chuyên gia về thiết kế có đăng ký hành nghề do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chuẩn bị. Các thông tin áp dụng phù hợp với yêu cầu có trong các mục từ 9.5.1 đến 9.5.4.



9.5.1. Năng lượng sử dụng hàng năm và các chi phí kèm theo

Phải chỉ ra được rõ ràng năng lượng sử dụng hàng năm và các chi phí kèm theo khác cho các nguồn năng lượng sử dụng trong thiết kế tiêu chuẩn và thiết kế đệ trình.



9.5.2. Yếu tố liên quan tới năng lượng

Danh mục các đặc điểm có liên quan tới năng lượng trong thiết kế đệ trình và trong các tiêu chuẩn áp dụng mà quy chuẩn đề cập đến phải được chuyển tới các cấp có thẩm quyền xét duyệt. Danh mục này bao gồm tất cả những đặc điểm khác biệt so với các điểm được nêu ra trong mục 9.4 và phải được nhấn mạnh để sử dụng trong việc phân tích năng lượng giữa thiết kế tiêu chuẩn và thiết kế đệ trình.



9.5.3. Báo cáo số liệu đầu vào và kết quả đầu ra

Báo cáo ghi nhận các số liệu đầu vào và kết quả đầu ra từ chương trình lập mô hình phân tích năng lượng bao gồm toàn bộ các tệp dữ liệu đầu vào và đầu ra thích hợp. Tệp dữ liệu đầu ra gồm có năng lượng sử dụng cho toàn bộ công trình và năng lượng dùng cho các nguồn tiêu thụ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, tổng số giờ mà các tải điều hoà cần dùng mà không được đáp ứng, cùng với bất cứ một thông báo lỗi hay cảnh báo nào do công cụ mô phỏng đưa ra đều có thể áp dụng được.thuật ngữ.



10 Thuật ngữ - Định nghĩa, chữ viết tắt và các ký hiệu

10.1. Mục đích

Mục đích của mục này là giải thích các thuật ngữ, các chữ viết tắt từ chữ cái đầu của các từ thành phần và các ký hiệu.



10.2. Phạm vi

Những thuật ngữ, các chữ viết tắt từ chữ cái đầu từ và các ký hiệu này được áp dụng cho tất cả các mục của Quy chuẩn này.



10.3. Định nghĩa

có khả năng tiếp cận được (áp dụng cho thiết bị): cho phép lại gần tiếp cận với thiết bị, không bị cản trở bởi cửa đi có khoá, độ cao, hay các biện pháp phòng ngừa khác.

phần xây thêm: một phần xây thêm vào có thể là cánh nhà hoặc sàn cơi nới mở rộng để tăng thêm diện tích sàn hoặc chiều cao bên ngoài vỏ của công trình hiện có.

công suất chiếu sáng được hiệu chỉnh: năng lượng chiếu sáng, quy ra độ rọi đã giảm đi hoặc tăng lên do ảnh hưởng khi sử dụng bộ phận kiểm soát công suất chiếu sáng dựa vào một (nhiều) thiết bị điều khiển tự động.

hiệu suất sử dụng nhiên liệu hàng năm: tỷ lệ giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào hàng năm bao gồm tất cả các phần năng lượng thất thoát đầu vào trong mùa không cần sưởi ấm.

điều hoà không khí, tiện nghi: xử lý không khí sao cho có thể đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm tương đối, độ trong sạch của không khí, và phân phối chúng sao cho đáp ứng được yêu cầu tiện nghi của người sử dụng trong không gian được điều hoà. Một số máy điều hoà không khí có thể không thực hiện được hết các chức năng kiểm soát này.

những thay đổi: Quy chuẩn này áp dụng cho những thiết bị mới trong các công trình hiện đang hoạt động (ví dụ như vỏ công trình, hệ thống sưởi, thông thoáng, điều hoà, phục vụ nước nóng, năng lượng, chiếu sáng và các động cơ điện). Quy chuẩn không áp dụng cho các hệ thống hoặc thiết bị mà chúng không bị biến đổi trừ khi có sự thay đổi trong cách tổ chức không gian.

hệ số diện tích: một hệ số nhân dùng để điều chỉnh mật độ công suất đơn vị (UPD) cho những không gian có kích thước khác nhau khi tính toán ảnh hưởng của cấu trúc không gian đối với việc tận dụng năng lượng chiếu sáng.

diện tích của một không gian: diện tích bề mặt nằm ngang được chiếu sáng của một không gian cho trước được đo từ phía trong của tường bao chu vi hoặc tấm ngăn cách, tại cao độ của mặt phẳng làm việc.

sổ tay hướng dẫn các quy tắc cơ bản của ASHRAE: Tài liệu bao gồm các quan điểm cơ bản để hướng dẫn thiết kế công trình xây dựng và thiết lập hệ thống điều hoà không khí.

tự động: hệ cơ khí của bản thân thiết bị tự hoạt động và vận hành khi được những tác động khách quan khởi động, ví dụ như một thay đổi cường độ dòng, áp suất, nhiệt độ hay cấu trúc cơ khí (Xem thêm phần Điều khiển bằng tay).

chấn lưu (ballast): một thiết bị dùng để đáp ứng các yêu cầu điều kiện của dòng điện (hiệu điện thế, dòng, dạng sóng dao động) để khởi động và vận hành đèn phóng điện.

hệ số hiệu suất chấn lưu – huỳnh quang: tỷ lệ tương đối giữa độ sáng phát ra với năng lượng đầu vào đo bằng oát được thể hiện bằng con số phần trăm, xác định ở các điều kiện kiểm chứng.

hệ số chấn lưu: tỷ lệ giữa quang thông (lumens) của chấn lưu đèn bán trên thị trường với quang thông (lumens) của chấn lưu đèn thực nghiệm, tỷ số này được dùng để chỉnh sửa quang thông (lumens) đầu ra của đèn từ điều kiện đánh giá cho đến giá trị thực tế.

công trình xây dựng: bất cứ công trình kiến trúc mới nào được xây dựng có một phần hoặc là sự kết hợp của các phần sau đây: một hệ thống sưởi ấm không gian, một hệ thống làm mát không gian, hoặc một hệ thống đun nước nóng phục vụ…

chi phí năng lượng cho công trình: tổng hợp tất cả các chi phí năng lượng hàng năm phải chi trả cho công trình.

lớp vỏ công trình: các bộ phận của công trình khép kín các không gian có điều kiện vi khí hậu mà qua đó năng lượng nhiệt được trao đổi hoặc từ bên ngoài, hoặc từ những không gian không có điều kiện vi khí hậu vào.

thể loại công trình: sự phân loại một công trình theo chức năng sử dụng như sau:

h) công cộng: một công trình hay một kết cấu kiến trúc dùng để tập trung một số đông người, ví dụ như phòng khán giả, nhà thờ, sàn nhảy, nhà tập thể thao, rạp hát, bảo tàng, ga hành khách, công trình thể thao, và các sảnh tập hợp cộng đồng.

i) dùng cho mục đích y tế, nghỉ ngơi: một công trình hoặc một bộ phận công trình với mục đích sử dụng để cung cấp các biện pháp chăm sóc hay cách ly y tế với các chức năng dành cho nghỉ ngơi như là bệnh viện, viện điều dưỡng, trại trẻ, bệnh xá, các cơ sở chữa trị tâm thần, phục hồi cải tạo, nhà giam, nhà tù.

j) khách sạn hoặc nhà trọ: một công trình hay một bộ phận công trình dành cho mục đích cư ngụ nhất thời, ví dụ nơi nghỉ mát, khách sạn, quán trọ, doanh trại, ký túc xá.

k) cho quần cư (gồm nhiều gia đình): một công trình hay một bộ phận công trình có từ ba đơn vị ở trở lên (Xem thêm đơn vị ở).

l) văn phòng (doanh nghiệp): một công trình hay một bộ phận công trình dành cho nơi làm việc giao dịch, hoạt động chuyên môn, hay các dạng dịch vụ chuyển đổi như là văn phòng y tế, ngân hàng, thư viện, các công trình văn phòng chính phủ.

m) nhà hàng: một công trình hoặc một bộ phận công trình dùng cho việc ăn uống, bao gồm đồ ăn nhanh, cửa hàng cafe, bar, và nhà hàng.

n) bán lẻ (thương mại): một công trình hay một bộ phận công trình dùng cho việc trưng bày và bán (bán buôn hay bán lẻ) hoạt động trong khu vực thương mại như là khu đi bộ tập trung các cửa hàng, cửa hàng thực phẩm, bán hàng tự động, bách hoá tổng hợp, các cửa hàng đặc biệt.

o) trường học (công trình giáo dục): một công trình hoặc một bộ phận công trình dùng cho mục đích dạy học như là trường phổ thông, cao đẳng, đại học, cơ sở học thuật.

p) nhà kho: một công trình hoặc một bộ phận công trình để chứa đồ, ví dụ như nhà chứa máy bay, garage ôtô, nhà kho, các công trình lưu trữ, ga hàng hoá.



thiết bị đo lường kiểm tra: các dụng cụ đo để kiểm tra năng lượng tiêu thụ bổ sung (điện, khí đốt, dầu, v.v..) nhằm phân loại độc lập các hình thức và đối tượng sử dụng năng lượng, cho phép tiết kiệm, kiểm soát và hơn thế nữa để đo thu nhập vì ích lợi thiết thực.

chỉ số hiệu quả COP- làm mát: tỷ số giữa lượng nhiệt làm lạnh (rút ra từ vật thể được làm lạnh) với năng lượng đầu vào trên cùng một đơn vị đo đối với toàn bộ hệ thống lạnh hoặc thiết bị lạnh được lắp ráp đồng bộ tại nhà máy, được kiểm tra theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc điều kiện làm việc thiết kế. Giá trị COP cho máy điều hoà không khí làm mát ngưng tụ bằng khí (chạy điện) bao gồm máy nén, dàn bay hơi, dàn ngưng tụ. Giá trị COP cho máy sản xuất nước lạnh hợp khối không bao gồm các bơm nước lạnh, nước làm nguội ngưng tụ hoặc các quạt của tháp làm mát.

chỉ số hiệu quả COP, bơm nhiệt –sưởi ấm: tỷ số giữa lượng nhiệt thu được với năng lượng đầu vào trên cùng đơn vị đo, dùng cho toàn bộ hệ thống bơm nhiệt dưới điều kiện làm việc theo thiết kế.

giá trị truyền nhiệt kết hợp: xem phần tổng giá trị truyền nhiệt.

diện tích sàn được điều hoà: diện tích của không gian được điều hoà đo tại cao độ sàn từ các mặt bên trong của tường.

không gian được điều hoà: một vùng không gian được làm mát hoặc sưởi ấm, hoặc một không gian được điều hoà gián tiếp.

công suất chiếu sáng kết nối CLP: công suất cần thiết để cung cấp cho các nguồn sáng và đèn kết nối điện phục vụ trong công trình, đo bằng Watts.

hệ thống điều khiển cục bộ: một hệ thống kiểm soát bao gồm một mắt cảm ứng, một máy điều khiển, và một thiết bị được điều khiển.

các điểm kiểm soát: số lượng các công tắc tương đương Bật hoặc Tắt lắp trên thiết bị dùng để điều khiển ánh sáng của một (hay nhiều) nguồn sáng - đèn.

không gian được làm mát: không gian khép kín trong phạm vi công trình được làm mát bởi hệ thống điều hoà mà công suất thích hợp của nó:

a) vượt quá 16 W/m2, hoặc

b) có khả năng duy trì nhiệt độ khô của không gian ở 32oC hay ít nhất ở các điều kiện làm mát theo thiết kế.

không gian được chiếu sáng tự nhiên: vùng không gian được giới hạn bởi các mặt phẳng thẳng đứng trên đường ranh giới của diện tích được chiếu sáng tự nhiên từ mặt sàn lên tới sàn tầng trên hoặc tới mái.

a) diện tích bên dưới giếng trời: là vùng diện tích bên dưới mỗi giếng trời mà kích thước chiều ngang của nó ở mỗi hướng bằng kích thước của giếng trời tại hướng đó cộng thêm hoặc chiều cao từ sàn tới trần, hoặc khoảng cách tới tường ngăn gần nhất, hoặc một nửa khoảng cách tới giếng trời kế bên hay kính bao quanh lắp dọc là giá trị nhỏ nhất so với ba giá trị trên.



b) tại vùng lắp kính chiều thẳng đứng: diện tích nằm cận kề khu vực lắp kính đứng có thể nhận ánh sáng tự nhiên từ cửa kính. Các phân tích ánh sáng tự nhiên chi tiết hơn được đưa ra nhằm làm sáng tỏ cho phần định nghĩa này, do đó độ sâu của vùng được chiếu sáng tự nhiên được coi là kéo dài sâu vào trong không gian một khoảng là 5m hoặc là khoảng cách tới tấm ngăn chắn sáng gần nhất, chọn giá trị nhỏ hơn. Bề rộng vùng được chiếu sáng tự nhiên được coi như là bề rộng của cửa sổ cộng với hoặc 2 ft (1ft = 0.3048 m) mỗi bên (khoảng cách tới tấm ngăn chia chắn sáng) hoặc là một nửa khoảng cách tới giếng trời hay diện tích lắp kính đứng kế bên, chọn giá trị nhỏ nhất trong số chúng.

kiểm soát dùng cảm ứng với ánh sáng tự nhiên: một thiết bị tự động cấp năng lượng đầu vào cho chiếu sáng dùng điện gần cửa sổ để duy trì độ rọi thích hợp cho công việc, do vậy có thể tận dụng được ánh sáng tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp.

sự mặc định thông tin còn thiếu: là giá trị giả định sẵn có của một đại lượng nhập vào sử dụng trong một quy trình tính toán khi người thiết kế không kê khai nó trong phần đệ trình.

nhu cầu, điện: là tỷ lệ giữa năng lượng điện được cấp đến bởi một hay một phần hệ thống, hoặc một số thiết bị; được biểu diễn bằng kW, kVA, hoặc các đơn vị thích hợp khác với giá trị không đổi cho trước hoặc giá trị trung bình trong một giai đoạn ấn định trước.

các điều kiện thiết kế: các tham số môi trường bên trong và bên ngoài nhà được xác định cho việc thiết kế điện và điều hoà không khí cho một tiện ích nào đó.

tiêu thụ năng lượng theo thiết kế (DECON): năng lượng sử dụng hàng năm được tính toán cho một công trình của Thiết kế Đệ trình.

các chi phí năng lượng theo thiết kế (DECOS): chi phí năng lượng hàng năm được tính cho một công trình của Thiết kế Đệ trình.

đơn vị ở: một đơn vị nhà ở bao gồm một hay nhiều phòng cung cấp các phương tiện phục vụ cho các hoạt động thiết yếu nhất của cuộc sống độc lập lâu dài như ăn, ngủ, nấu bếp, vệ sinh cho một hay nhiều người.

bộ phận tiết kiệm không khí: một hệ thống lắp đặt gồm các ống dẫn và bộ phận điều khiển tự động cho phép hệ thống quạt cung cấp hơi mát tận dụng từ không khí mát hoặc lạnh của điều kiện thời tiết bên ngoài cấp vào trong nhà để giảm thiểu năng lượng tiêu thụ hoặc không cần phải làm mát bằng máy.

bộ phận tiết kiệm nước: một hệ thống làm mát trực tiếp hay gián tiếp (hoặc cả hai cách) không khí cung cấp của một hệ thống làm mát nhờ phương pháp bốc hơi nước hoặc các chất lỏng thích hợp khác (nhằm giảm thiểu hay loại trừ yêu cầu làm mát bằng máy).

hiệu suất, hệ thống thông gió điều hoà: tỷ lệ năng lượng có ích đầu ra (tại thời điểm sử dụng) với năng lượng đầu vào có cùng đơn vị đo cho một giai đoạn ấn định trước, thể hiện bằng số %.

chiếu sáng an toàn: bao gồm tất cả các đèn chiếu sáng tại lối ra, ánh sáng các biển báo lối thoát và toàn bộ các ánh sáng cụ thể khác cần thiết để đem lại độ rọi yêu cầu.

hệ thống sự cố (hệ thống phục hồi): một hệ thống dự phòng được chuẩn bị nhằm mục đích hoạt động trong trường hợp hệ thống chính bị hỏng.

năng lượng: có nhiều dạng và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác, ví dụ nhiệt (sức nóng), cơ khí (máy móc), điện, hay hoá học.

chi phí năng lượng: chi phí năng lượng theo đơn vị đo và loại hình của năng lượng được yêu cầu cung cấp ngay tại công trình bao gồm các thông số như “thời gian trong ngày”, “mùa” và “tỷ lệ sử dụng”.

ngân quỹ chi cho năng lượng (ECB): mức chi tối đa cho phép dành cho năng lượng tiêu thụ hàng năm được tính cho một Thiết kế Đệ trình.

hệ thống quản lý năng lượng: một hệ thống điều khiển được thiết kế để kiểm soát môi trường sống và phương thức sử dụng năng lượng trong cùng một lợi ích chung để điều chỉnh các tham số của vòng chu kì điều khiển tại chỗ nhằm bảo tồn năng lượng trong khi vẫn duy trì môi trường tiện nghi.

năng lượng, phục hồi: xem phần năng lượng được phục hồi.

lớp vỏ bên ngoài: xem lớp vỏ công trình.

hạn định cho phép công suất chiếu sáng ngoại thất: hạn định quang thông tối đa được tính toán cho một vùng ngoại thất của một công trình, được đo bằng Oát.

bố trí cửa sổ: bất cứ bộ phận cho ánh sáng truyền qua nào trên tường hay mái công trình. Bố trí cửa sổ bao gồm vật liệu lắp kính (có thể là chất dẻo), khung (thanh song cửa, thanh phân chia), các bộ phận chắn nắng ngoài, các thiết bị che nắng bên trong và các thiết bị chắn nằm giữa các tấm kính.

diện tích bố trí cửa sổ: tổng diện tích của cửa sổ được đo bằng diện tích phần mở ra bao gồm kính, chất dẻo, khung kính trượt và/hoặc khung cánh thông thường.

tổng diện tích tường bao ngoài: tổng diện tích của các tường bao ngoài vây quanh một không gian có điều kiện và phần bên ngoài hoặc các không gian không có điều kiện được đo ở phần bên ngoài trên mặt đất. Diện tích đó bao gồm các tường chắn sáng, tường bên trên vòm cuốn giữa các sàn, các viền gờ chu vi của sàn, diện tích cửa sổ khung trượt, diện tích cửa đi (gồm cả lỗ thông gió và tấm lưới sắt).

tổng diện tích sàn: tổng diện tích sàn của các không gian có điều kiện trong phạm vi công trình bao gồm tầng hầm, ban công gác lửng và các dãy bậc thang nằm giữa tầng, các tầng mái hay khoảng trống cao lớn hơn hoặc bằng 2286 cm. Diện tích đó được đo từ các mặt bên ngoài của tường bao vỏ công trình hoặc từ đường tim của các tường ngăn chia trong công trình (ngoại trừ các lối đi bên trong, các vùng mở không mái,) ví dụ như các vùng mở không có mái che ở các bãi đỗ xe hoặc các không gian khác, hiên hành lang (cổng vòm) và các không gian tương tự, đường cống rãnh, hiên bên ngoài hay các bậc thang, ống khói, chắn sáng trên mái và các chi tiết tương tự).

tổng diện tích sàn vùng bên ngoài công trình hay của các không gian không có điều kiện: tổng diện tích của kết cấu sàn ngăn chia không gian có điều kiện tách khỏi không gian bên ngoài hoặc tách khỏi các không gian không có điều kiện, được đo từ các bề mặt ngoài của tường bao, hoặc từ tim của tường ngăn chia công trình. Kết cấu bao quanh sàn sẽ được xem như là bộ phận mà qua đó nhiệt có thể truyền qua lại giữa bên trong và bên ngoài hay giữa các môi trường không có điều kiện.

tổng diện tích vùng được chiếu sáng: tổng diện tích các vùng được chiếu sáng của một công trình được đo từ bên trong của tường chu vi của mỗi sàn trong công trình.

tổng diện tích mái: tổng diện tích của kết cấu mái ngăn chia một không gian có điều kiện với bên ngoài hoặc với các không gian không có điều kiện, được đo từ các mặt ngoài của tường bao ngoài, hoặc từ tim các tường phân chia trong công trình. Kết cấu mái sẽ được đánh giá bao gồm tất cả các bộ phận của mái hoặc trần mà qua đó nhiệt có thể truyền qua lại giữa các môi trường trong và ngoài nhà bao gồm cả các giếng trời nhưng không gồm các lỗ mở cho các chức năng khác.

hệ thống thông gió - điều hoà - sưởi ấm: thiết bị, hệ thống phân phối, thiết bị đầu cuối dây chuyền có thể đảm nhận các quá trình riêng biệt hoặc kết hợp với nhau giữa sưởi ấm, thông gió, hoặc điều hoà không khí cho một công trình.

hiệu suất hệ thống thông gió - điều hoà - sưởi ấm: xem phần hiệu suất, hệ thống thông gió - điều hoà - sưởi ấm.

nhiệt: dạng tồn tại của năng lượng có thể được chuyển hoá do sự chênh lệch về nhiệt độ hoặc thay đổi trạng thái môi chất.

nhiệt dung (Hc): lượng nhiệt cần thiết để nâng nhiệt độ của khối chất cho trước lên thêm 1 độ.

thiết bị điều ẩm: một thiết bị được điều khiển tự động tương ứng với sự thay đổi độ ẩm.

độ rọi: mật độ của quang thông trên một bề mặt. Nó là thương số giữa quang thông với diện tích bề mặt khi bề mặt được chiếu sáng đồng đều.

không gian điều hoà gián tiếp: một không gian khép kín trong công trình (không phải vùng được làm mát) mà lượng truyền tải nhiệt để từ không gian đó đến các không gian làm mát liền kề vượt quá giá trị đó từ vùng bên ngoài hoặc vùng không được điều hoà truyền vào; hoặc qua đó không khí từ các vùng không gian được làm mát truyền qua với một tỷ lệ vượt quá 3 lần thay đổi không khí trong 1 giờ. Nói tóm lại là không gian đó mất nhiệt nhiều hơn là nhận nhiệt nên nó được làm mát một cách gián tiếp (Xem thêm không gian làm mát và không gian không điều hoà).

sự rò rỉ: rò rỉ không khí từ bên trong không điều chỉnh được thông qua các khe hở và kẽ nứt tại bất cứ bộ phận nào của công trình, xung quanh cửa sổ và cửa đi của một công trình.

độ phơi nắng: tỷ lệ của năng lượng mặt trời trên một đơn vị diện tích với hướng cho trước.

giá trị không đầy tải hợp nhất: là chỉ số về chất lượng dựa trên các trị số EER hoặc COP khi chạy không đầy tải, thể hiện hiệu quả giá trị không đầy tải đối với máy điều hoà hoặc bơm nhiệt trên cơ sở tính toán hiệu suất trung bình hoạt động tải chính tại nhiều giá trị công suất khác nhau của thiết bị.

hạn định cho phép công suất chiếu sáng nội thất (ILPA) là công suất tính toán tối đa cho phép của một không gian nội thất trong một công trình cho một tiện ích, đo bằng oát.

hạn định cho phép đơn vị của công suất chiếu sáng nội thất - phân loại: là giá trị quang thông nội thất ấn định cho mỗi thể loại công trình riêng biệt, đo bằng W/m2. (Xem 5.5.)

hạn định cho phép đơn vị của năng lượng chiếu sáng nội thất - hiệu suất hệ thống: là giá trị quang thông nội thất được ấn định cho mỗi không gian, vùng hay hoạt động riêng biệt trong công trình, đo bằng W/m2. (Xem 5.6.)

hiệu suất bóng đèn: là hiệu suất của riêng bóng đèn. Điều đó có nghĩa là không có tổn thất cho chấn lưu. Nó được xác định bằng thương số giữa quang thông (tính bằng lumen) với công suất của bóng đèn (watt)

tỷ lệ ánh sáng phát ra: Hiệu suất của một choá đèn chiếu sáng được đánh giá dựa trên L.O.R. là tỷ số giữa các giá trị quang thông được chia ra từ tổng các giá trị quang thông thành phần của những bóng đèn. Thông tin về hầu hết các choá đèn đã được sử dụng trong các công trình thương mại đều đã có sẵn từ những nhà sản xuất choá đèn.

công suất chiếu sáng cho phép (LPB): công suất chiếu sáng cho phép, đo bằng oát, đối với một diện tích bên trong hoặc bên ngoài hoặc cho một hoạt động.

mật độ công suất chiếu sáng (LPD): mật độ công suất chiếu sáng, bằng W/m2 của một diện tích hoặc một hoạt động giống như Mật độ Đơn vị Công suất.

lumen (lm): đơn vị theo tiêu chuẩn SI của quang thông. Theo định nghĩa về mặt luyện kim phóng xạ, nó được xác định từ năng lượng bức xạ. Theo định nghĩa của trắc quang học, nó là dòng ánh sáng thoát ra trong phạm vi một góc khối (1 steradian) bởi một nguồn điểm có cường độ sáng không đổi là 1 candela.

điều khiển duy trì lumen: một thiết bị có thể cảm ứng với cấp độ độ rọi và có khả năng gây ra một sự tăng hay giảm độ rọi để duy trì một mức độ sáng cho trước.

đèn: một đơn nguyên phát sáng hoàn chỉnh bao gồm một bóng đèn hoặc nhiều bóng đèn cùng với một tập hợp các thành phần khác được thiết kế để định vị, bảo vệ đèn, phân phối lại ánh sáng và để kết nối các bóng đèn với nguồn cung cấp năng lượng.

cải tạo nâng cấp quan trọng: một đề án cải tạo mà giá thành xây dựng ước tính nhiều hơn 50% giá trị của kết cấu đang có.

bằng tay (không phải tự động): là hoạt động yêu cầu sự can thiệp của con người để điều khiển. Khi áp dụng cho điều khiển điện, điều khiển không tự động không có hàm ý là điều khiển thông thường bằng tay, mà chỉ ngụ ý sự can thiệp của con người là cần thiết. (Xem phần Tự động)

chỉ số được niêm yết: các điều kiện hoạt động tải thiết kế của một thiết bị được nhà sản xuất niêm yết trên nhãn hiệu hoặc ghi trên thiết bị.

hiệu suất môtơ, tối thiểu: hiệu suất tối thiểu diễn ra trong các cực của những môtơ của cùng nhà sản xuất.

hiệu suất môtơ, danh nghĩa: hiệu suất và chỉ số trung bình diễn ra tại một cực của các môtơ của cùng nhà sản xuất.

hệ thống đa vùng (trung tâm): là hệ thống điều hòa không khí có khả năng đảm bảo chế độ nhiệt ẩm khác nhau ở nhiều vùng khác nhau trong một không gian lớn hoặc trong công trình - Hệ thống điều hòa không khí có lưu lượng thay đổi cũng được liệt kê vào loại này. Xem thêm định nghĩa cho hệ thống đơn vùng.

các diện tích chắn sáng: tất cả các diện tích lộ ra của lớp vỏ một công trình khép kín với các không gian có điều kiện ngoại trừ phần cửa sổ và các phần mở ra khác của công trình ví dụ như lỗ thông hơi hay các lỗ cửa chắn lưới.

mắt cảm ứng với người sử dụng: một thiết bị có thể nhận biết sự có mặt hay vắng mặt của người sử dụng trong phạm vi một vùng và dẫn đến việc điều chỉnh cho phù hợp các hệ thống thiết bị, ánh sáng.

Каталог: Images -> Upload
Upload -> BỘ thưƠng mại bộ TÀi chính số: 07/2007/ttlt-btm-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ y tế Số: 3814/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Upload -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞNG trưỞng ban ban tổ chức cán bộ chính phủ SỐ 428/tccp-vc ngàY 02 tháng 6 NĂM 1993 VỀ việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch côNG chức ngành văn hoá thông tin
Upload -> THÔng tư CỦa thanh tra chính phủ SỐ 02/2010/tt-ttcp ngàY 02 tháng 03 NĂM 2010 quy đỊnh quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
Upload -> BỘ XÂy dựng số: 2303/QĐ-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> BỘ CÔng nghiệp số: 673/QĐ-bcn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> UỶ ban nhân dân thành phố HÀ NỘI
Upload -> Ubnd xã/THỊ trấN
Upload -> MẪu bản kê khai tài sảN, thu nhậP Áp dụng cho kê khai tài sảN, thu nhập phục vụ BỔ nhiệM, miễN nhiệM, CÁch chứC; Ứng cử ĐẠi biểu quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN; BẦU, phê chuẩn tại quốc hộI, HỘI ĐỒng nhân dâN

tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương