BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang15/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   49
§2. Kháng án xử vắng mặt
Điều 489

Toàn bộ bản án xử vắng mặt coi như không có, nếu bị cáo kháng án.

Bị cáo cũng có thế chỉ kháng án các quy định về dân sự của bản án.
Điều 490

(Luật số 85-1407 ngày 30-12-1985) Việc kháng án được thông báo cho Viện Công tố và sau đó. Viện Công tố th Viện Công thông báo cho nguyên đơn dân sự bằng thư bảo đảm có giấy báo nhận.
Điều 490-1

(Luật số 85-1407 ngày 10-12-1985) Nếu người kháng án bị tạm giam thì có thể gửi đơn kháng án đến Giám đốc trại giam.

Đơn này phải được Gims đốc trại giam xác nhận, ghi ngày tháng và ký tên. Người kháng án cũng phải ký vào đơn. Nếu người kháng án không thể ký thì Giám đốc trại giam phải ghi điều đó vào đơn xin kháng án.

Bản chính hoặc bản sao đơn xin kháng án phải được gửi ngay bằng mọi phương tiện đến Viện Công tố của Tòa án đã tuyên án.
Điều 491

Nếu bản án không được tống đạt tới đích thân bị cáo thì bị cáo phải kháng án trong thời hạn mười ngày, nếu cư trú ở nước Pháp chính quốc, hoặc một tháng, nếu không cư trú ở chính quốc. Các thời hạn này được tính từ ngày tống đạt bản án.


Điều 492

Nếu phán quyết không được tống đạt tới tận tay bị cáo, đơn xin loại trừ phải được nộp trong thời hạn sau, tính từ thời điểm tống đạt tới nơi ở của người này, trụ sở uỷ ban (nhà văn hoá) hoặc công tố viên: mười ngày nếu bị cáo cư trú trong nội địa Pháp; một tháng nếu cư trú bên ngoài lãnh thổ này.

Tuy nhiên, nếu là phán quyết có tội và nếu không phát hiện được từ thông báo chứng minh việc giao thư bảo đảm hoặc giấy biên nhận quy định tại các điều 557 và 558, hoặc bằng bất kì thủ tục tố tụng thực thi nào khác, hoặc bằng thông báo ban hành phù hợp với điều 560, là bị cáo biết việc thông báo, đơn xin loại trừ vẫn được chấp nhận đối với cả việc xử phạt hình sự và kiện đòi dân sự cho đến khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong các trường hợp được xem xét theo đoạn trên, thời hạn đối với đơn xin loại trừ được tính từ ngày khi bị cáo được thông báo.


Điều 493

Người phải chịu trách nhiệm dân sự và nguyên đơn dân sự vắng mặt có thể kháng án trong các thời hạn quy định tại Điều 491. Các thời hạn này được tính từ ngày tống đạt bản án bằng bất cứ phương tiện nào.


3. Vắng mặt nhiều lần
Điều 494

Nếu người kháng án đã được thông báo về ngày mở phiên tòa xét xử lại vụ việc và việc thông báo đó đã được lập biên bản xác nhận khi có đơn kháng án hoặc nếu người đó đã nhận được một giấy triệu tập mới được gửi theo quy định tại Điều 550 và các điều tiếp theo, nhưng vắng mặt tại phiên tòa, thì việc kháng án bị coi như không có.



(Luật số 72-1226 ngày 29-12-1972) Tuy nhiên, nếu tuyên án phạt tù không cho hưởng án treo thì Tòa tiểu hình có thể ra quyết định hoàn xét xử lại vụ việc đến một phiên toàn sau mà không cần gửi giấy triệu tập mới và yêu cầu lực lượng công quyền truy tìm và dẫn người kháng án đến gặp Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm thuốc quản hạt của Tòa án. Viện trưởng Viện công tố yêu cầu đưa người kháng án đến phiên tòa xét xử lại vụ việc.

Nếu người kháng án ở ngoài quản hạt của Tòa tiểu hình thì sẽ được dẫn đến trước Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm nơi người kháng án bị bắt. Viện trưởng Viện công tố yêu cầu người kháng án phải có mặt tại phiên tòa xét xử việc kháng án.

Trong tất cả các trường hợp trên, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm phải lập biên bản về yêu càu của mình và không thể giữ người kháng án quá hai mươi bốn giờ.

(Luật số 85-1407 ngày 10-12-1985) “Nếu không thể tìm thấy người kháng án thì Tòa án tuyên bố coi như không có việc kháng án và cũng không mở phiên toàn xét xử lại nữa”

Cũng quy định như vậy nếu người kháng án đã nhận được yêu cầu hợp lệ đến phiên tòa những không có mặt.


Điều 494-1

(Luật số 85-1407 ngày 10-12-1985) Trong các trường hợp quy định tại các khoản từ 1 đến 5, Điều 494 và để đáp ứng các hoàn cảnh đặc biệt, Tòa tiểu hình có thể ra một quyết định đặc biết căn cứ để sửa đổi bản án khi bị kháng án nhưng không thể tăng nặng hình phạt.
MỤC VII

THỦ TỤC GIẢN LƯỢC

Các điều từ 495 đến 495-6


Điều 495

Thủ tục giản lược quy định tại mục này có thể được áp dụng để giải quyết trong các trường hợp sau:

1º các tội ít nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Giao thông và các tội vi cảnh khác theo Bộ luật này;

2º các tội ít nghiêm trọng liên quan đến các quy định điều chỉnh giao thông đường bộ;

3º các tội ít nghiêm trọng tại Thiên IV Quyển IV Bộ luật Thương mại không bị xử phạt tù.

Thủ tục này không áp dụng:

1º nếu bị cáo dưới 18 tuổi tại thời điểm xảy ra tội phạm;

2º nếu nạn nhân, trong quá trình điều tra, đã nộp đơn đòi bồi thường thiệt hại hoặc trả lại tài sản, đã trực tiếp yêu cầu bị cáo ra trước toà, trước khi tuyên phán quyết theo điều 495-1;

3º nếu các tội ít nghiêm trong quy định tại Bộ luật Giao thông đã được thực hiện vào cùng thời điểm với tội ít nghiêm trọng vô ý làm chết người hoặc vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Công tố viên chỉ có thể thực hiện thủ tục giản lược này khi hoạt động thẩm tra của cảnh sát tư pháp đã thu thập đủ các vấn đề mà bị cáo bị cáo buộc và đã có đủ thông tin về thu nhập của người này và các chi phí cho phép quyết định hình phạt.


Điều 495-1

Công tố viên lựa chọn thủ tục giản lược này gửi hồ sơ vụ án và bất kì đề nghị nào cho thẩm phán chủ toạ của toà án.

Thẩm phán chủ toạ quyết định bằng một lệnh hình sự được ban hành không cần xét xử. Điều này có thể dẫn đến việc trả tự do hoặc phạt tiền cũng như, khi thấy phù hợp, một hoặc nhiều hình phạt bổ sung có thể áp dụng. Những hình phạt này có thể được tuyên thay cho hình phạt chính.

Nếu thấy rằng việc xét xử là cần thiết hoặc cần phạt tù thì thẩm phán gửi hồ sơ vụ án trả lại cho công tố viên.


Điều 495-2

Phán quyết đề cập họ, tên, ngày sinh, nơi sinh và địa chỉ của bị cáo, tiêu chuẩn pháp lý, ngày và địa điểm phạm tội, các văn bản áp dụng và khi có việc kết tội, hình phạt được áp dụng.

Lệnh hình sự phải có lý do, cụ thể là liên quan đến các quy định của đoạn cuối điều 495.
Điều 495-3

Ngay khi tuyên án, phán quyết hình sự được chuyển cho công tố viên để trong vòng mười ngày có thể nộp đơn phản đối bằng một tuyên bố đến văn phòng thư kí của toà án, hoặc thực hiện việc thi hành lệnh.

Quyết định này được chuyển cho bị cáo bằng một thư bảo đảm với yêu cầu thông báo khi nhận được. Công tố viên cấp quận cũng có thể chuyển cho bị cáo trực tiếp hoặc thông qua trung gian là một cá nhân được uỷ quyền.

Bị cáo được thông báo là họ có bốn mươi lăm ngày kể từ thời điểm thông báo để nộp kháng cáo và việc phản đối này sẽ cho phép vụ án là đối tượng của việc xét xử của các bên công khai trước toà án cải tạo, tại đó người này có thể được trợ giúp bởi một luật sư mà có thể yêu cầu được chỉ định cho mình. Bị cáo cũng được thông báo là toà án cải tạo, nếu thấy bị cáo có tội đối với các tội bị cáo buộc, có quyền lựa chọn việc ấn định hình phạt tù khi điều này có thể áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng là chủ thể của lệnh.

Khi không bị phản đối, phán quyết được tiến hành phù hợp với các quy định cho việc thi hành phán quyết cải tạo quy định tại Bộ luật này.

Tuy nhiên, nếu không có giấy biên nhận được thông báo để chứng minh rằng bị cáo đã nhận được thư thông báo, lệnh có thể bị phản đối cho đến khi hết thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày bên liên quan nhận thức được việc kết tội (cho dù bằng việc thi hành hình phạt hoặc một số biện pháp khác), thời hạn và các biện pháp phản đối được phép.

Kế toán Kho bạc ngừng thu thập tiền phạt ngay khi được văn phòng toà án thông báo việc phản đối lệnh hình sự.

Điều 495-4

Khi công tố viên cấp quận hoặc bị cáo nộp đơn phản đối, vụ án được giải quyết bằng một phiên xét xử tại toà án cải tạo. Khi bị cáo tham gia việc phản đối thì phán quyết tuyên vắng mặt không được phép phản đối.

Bị cáo có thể công khai từ bỏ việc phản đối cho đến khi mở phiên toà xét xử. Hiệu lực thi hành của lệnh sau đó được khôi phục, và không được phép tiếp tục phản đối.
Điều 495-5

Phán quyết hình sự không bị phản đối hoặc bị công tố viên đưa ra trước phiên xét xử của toà án cải tạo có hiệu lực của một quyết định cuối cùng.

Tuy nhiên, phán quyết không có hiệu lực này liên quan đến bất kì vụ kiện dân sự nào liên quan đến thiệt hại do tội phạm gây ra.
Điều 495-6

Các quy định tại mục này không ảnh hưởng đến quyền của bên bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu triệu tập thủ phạm ra trước toà án cải tạo.

Toà án chỉ quyết định đối với các lợi ích dân sự nếu lệnh hình sự đã có được vị thế của một quyết định cuối cùng. Tại phiên toà xét xử này, toà án gồm một chủ toạ xét xử một mình.
MỤC VIII

TRÌNH DIỆN SAU KHI TRƯỚC ĐÓ ĐÃ NHẬN TỘI

Các điều từ 495-7 đến 495-16


Điều 495-7

Đối với các tội ít nghiêm trọng bị xử phạt bằng hình phạt chính là phạt tiền hoặc phạt tù không quá năm năm, công tố viên cấp quận có thể, theo thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của bên liên quan hoặc luật sư, sử dụng thủ tục trình diện sau khi trước đó đã nhận tội theo các quy định của mục này, liên quan đến bất kì ai được triệu tập vì mục đích này hoặc đưa đến trước người này theo các quy định của điều 393, khi người này thừa nhận các vấn đề bị cáo buộc.


Điều 495-8

Công tố viên cấp quận có thể đề nghị với cá nhân là người này trải qua một hoặc nhiều hình phạt chính hoặc bổ sung phải chịu; bản chất và mức hình phạt hoặc các hình phạt được quyết định phù hợp với các quy định của điều 132-24 Bộ luật Hình sự.

Khi hình phạt được đề nghị là hình phạt tù, thời hạn không thể quá một năm hoặc một nửa hình phạt tù phải chịu. Công tố viên có thể đề nghị hoãn toàn bộ hoặc một phần. Cũng có thể đề nghị là hình phạt này phải chịu các biện pháp thích nghi liệt kê tại điều 712-6. Nếu công tố viên cấp quận đề nghị một hình phạt tù ngay thì nói rõ với người này là ý định của họ là hình phạt được thi hành ngay hay người này được triệu tập có mặt trước thẩm phán thực thi hình phạt để các điều kiện thi hành án phải được quyết định, liên quan đến việc bán tạm giam, tại ngoại, hoặc giám sát bằng thiết bị điện tử.

Khi hình phạt tiền được đề nghị thì số lượng không thể vượt quá số tiền phạt tối đa áp dụng cho tội phạm. Có thể kèm theo việc cấm đảm nhiệm chức vụ một thời gian.

Các tuyên bố trong đó cá nhân thừa nhận các vấn đề bị cáo buộc được toà chấp nhận, và công tố viên đề nghị hình phạt, với sự có mặt của luật sư của bên liên quan do người này chọn hoặc đoàn luật sư chỉ định theo yêu cầu, cá nhân liên quan được thông báo là sẽ phải gánh chịu chi phí trừ khi đáp ứng các điều kiện để nhận trợ giúp pháp lý. Cá nhân có thể từ bỏ quyền được luật sư trợ giúp. Luật sư phải được phép đọc hồ sơ vụ án ngay.

Cá nhân có thể tự do nói chuyện với luật sư của mình, không có mặt công tố viên cấp quận, trước khi cho biết quyết định của mình. Công tố viên cấp quận có thể tư vấn cho người này là họ có thể yêu cầu được hưởng một thời hạn mười ngày để thông báo liệu có chấp nhận hay từ chối hình phạt hoặc các hình phạt được đề nghị.


Điều 495-9

Nếu, với sự có mặt của luật sư, cá nhân chấp nhận hình phạt hoặc các hình phạt được đề nghị, thì được đưa ngay đến trước chánh án toà án quận hoặc thẩm phán được người này chỉ định để thụ lý với yêu cầu đã được phê chuẩn của công tố viên cấp quận.

Chánh án toà án quận hoặc thẩm phán do người này chỉ định xét hỏi cá nhân và luật sư. Sau khi kiểm tra sự thật của các tình tiết và tiêu chuẩn pháp lý, người này có thể quyết định phê chuẩn các hình phạt do công tố viên cấp quận đề nghị. Chánh án phán quyết trong cùng ngày bằng một quyết định có lý do. Thủ tục quy định tại đoạn này diễn ra tại phiên xét xử công khai; sự có mặt của công tố viên cấp quận là không bắt buộc.
Điều 495-10

Khi cá nhân đã yêu cầu khoảng thời gian tạm ngừng quy định tại đoạn cuối điều 495-8 trước khi trả lời đề nghị của công tố viên cấp quận, công tố viên cấp quận có thể đưa người này đến trước thẩm phán giám sát và tự do để có thể ra lệnh đưa người này vào diện giám sát tư pháp hoặc, trong trường hợp ngoại lệ và nếu một trong các hình phạt do công tố viên cấp quận đề nghị là phạt tù ngay hai tháng hoặc nhiều hơn và công tố viên cấp quận đã đề nghị thi hành ngay việc tạm giam trước khi xét xử theo các điều kiện quy định tại đoạn cuối điều 394 hoặc các điều 395 và 396, cho đến khi người này lại có mặt trước công tố viên cấp quận. Việc trình diện mới này phải diễn ra trong vòng giữa mười và hai mươi ngày kể từ khi có phán quyết của thẩm phán giám sát và tự do. Nếu không thực hiện được điều này thì lệnh giám sát tư pháp hoặc tạm giam trước khi xét xử áp dụng đối với bên liên quan hết hiệu lực nếu một trong những biện pháp này đã được thực hiện.


Điều 495-11

Lệnh theo đó chánh án toà án quận hoặc thẩm phán do người này chỉ định phê chuẩn hình phạt hoặc các hình phạt được đề nghị trước tiên nêu lý do là người liên quan, với sự có mặt của luật sư, đã thừa nhận các tội bị cáo buộc, và thứ hai là những hình phạt này được lý giải liên quan đến những tình huống của tội phạm và tính cách của thủ phạm.

Lệnh có hiệu lực như một phán quyết kết tội và được thi hành ngay. Khi hình phạt được phê chuẩn là một hình phạt tù không được phép hoãn, cá nhân, phù hợp với những khác biệt quy định tại đoạn hai điều 495-8, bị đưa vào trại giam ngay, hoặc bị triệu tập đến trước thẩm phán thi hành án để giao ngay lệnh cho thẩm phán này.
Điều 495-12

Khi cá nhân tuyên bố là không chấp nhận một hoặc nhiều hình phạt được đề nghị hoặc nếu chánh án toà án quận hoặc thẩm phán do người này đề nghị ban hành lệnh từ chối những đề nghị này, công tố viên cấp quận, trừ khi có nhân tố mới phát sinh, chuyển vụ án cho toà án cải tạo bằng việc sử dụng một trong các thủ tục quy định tại điều 388, hoặc ra lệnh tiến hành điều tra.

Khi cá nhân đã được chuyển đến theo các quy định của điều 393, công tố viên cấp quận có thể tạm giam cho đến khi người này có mặt trước toà án cải tạo hoặc thẩm phán điều tra, với điều kiện phải xảy ra trong cùng ngày, phù hợp với các quy định của điều 395. Các quy định của điều này áp dụng cho dù cá nhân đã yêu cầu được tạm hoãn và đã bị tạm giam trước khi xét xử theo quy định tại các điều 495-8 và 495-10.
Điều 495-13

Khi đã xác định được nạn nhân của tội phạm, thì phải thông báo ngay cho người này các thủ tục tố tụng này bằng việc sử dụng bất kì biện pháp nào có thể. Người này được mời đến trước chánh án toà án quận hoặc thẩm phán do người này chỉ định đồng thời với thủ phạm, đồng phạm, nếu phù hợp, luật sư, để trở thành bên dân sự và yêu cầu đền bù thiệt hại. Chánh án toà án quận hoặc thẩm phán do người này chỉ định giải quyết yêu cầu này, thậm chí trong những trường hợp khi bên dân sự không có mặt tại phiên xét xử bằng cách áp dụng điều 420-1. Bên dân sự có thể kháng cáo quyết định này theo quy định tại các điều 498 và 500.

Nếu nạn nhân không thể thực hiện quyền quy định tại đoạn trên thì công tố viên cấp quận phải thông báo quyền của người này được triệu tập thủ phạm đến phiên toà xét xử của toà án cải tạo để giải quyết theo quy định tại đoạn bốn điều 464, tại đó nạn nhân được thông báo ngày trở thành bên dân sự. Sau đó toà án chỉ giải quyết việc kiện dân sự sau khi đọc hồ sơ vụ án kèm theo việc xét xử.
Điều 495-14

Với chế tài huỷ bỏ tố tụng, báo cáo chính thức được soạn thảo theo các thủ tục quy định tại các điều 495-8 và 495-13.

Nếu cá nhân không chấp nhận hình phạt hoặc các hình phạt được đề nghị hoặc nếu chánh án toà án quận hoặc thẩm phán do người này chỉ định không phê chuẩn đề nghị của công tố viên thì không thể gửi báo cáo chính thức cho toà án xét xử hoặc điều tra hoặc công tố viên cấp trên, và các bên cũng như công tố viên cấp trên đều không thể sử dụng bất kì tuyên bố hoặc tài liệu nào được đưa ra trong tiến trình tố tụng.
Điều 495-15

Bị cáo là chủ thể, đối với một trong các tội ít nghiêm trọng đề cập tại điều 495-7, của một giấy mời hoặc lệnh triệu tập trực tiếp phù hợp với quy định của các điều 390 hoặc 390-1 có thể, tự mình hoặc thông qua luật sư, bằng một thư bảo đảm với yêu cầu thông báo khi nhận được gửi cho công tố viên cấp quận, nêu rõ việc thừa nhận có tội đối với các cáo buộc chống lại mình và yêu cầu áp dụng thủ tục quy định tại mục này.

Trong trường hợp này, công tố viên cấp quận có thể, nếu thấy phù hợp, tiến hành theo quy định từ điều 495-8 trở về sau, sau khi triệu tập bị cáo và luật sư cũng như nạn nhân, nếu có thể áp dụng. Giấy mời trực tiếp và lệnh triệu tập sau đó bị vô hiệu, trừ khi cá nhân từ chối chấp nhận các hình phạt được đề nghị hoặc chánh án toà án quận hoặc thẩm phán được người này chỉ định từ chối phê chuẩn, khi một hoặc nhiều văn bản từ chối này đến hơn mười ngày trước ngày xét xử tại toà án cải tạo đề cập trong tài liệu liên quan đến việc truy tố ban đầu.

Công tố viên cấp quận, nếu quyết định không áp dụng quy định tại các điều từ 495-8 trở về sau, không có nghĩa vụ thông báo cho bị cáo hoặc luật sư điều này.

Quy định tại điều này không áp dụng đối với những người được chuyển đến toà án cải tạo từ thẩm phán điều tra.
Điều 495-16

Các quy định tại mục này không áp dụng đối với vị thành niên dưới mười tám tuổi, hoặc tội ít nghiêm trọng liên quan đến báo chí, hoặc tội ít nghiêm trọng như vô ý làm chết người, tội ít nghiêm trọng liên quan đến chính trị, hoặc các tội phạm có thủ tục truy tố được quy định tại một đạo luật đặc biệt.


Điều 496

Bản án tiểu hình có thể bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.

Đơn kháng cáo, kháng nghị được đưa lên Tòa phúc thẩm.
Điều 497

Những người sau đây có quyền kháng cáo, kháng nghị:



  1. Bị cáo;

  2. (Luật số 83-608 ngày 8-7-1983) Người phải chịu trách nhiệm dân sự chỉ có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến các lợi ích dân sự;

  3. nguyên đơn dân sự chỉ có quyền kháng cáo phần bản án có liên quan đến các lợi ích dân sự của mình;

  4. Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm có quyền kháng nghị;

  5. Các cơ quan quản lý Nhà nước có quyền kháng nghị trong trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện quyền công tố;

  6. Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm có quyền kháng nghị.


Điều 498

Trừ trường hợp quy định tại điều 505, kháng cáo được nộp trong vòng mười ngày kể từ khi đọc bất kì quyết định nào được tuyên theo hình thức tranh tụng.

Tuy nhiên, liên quan đến những trường hợp sau, thời hạn kháng cáo được tính từ khi tống đạt phán quyết:

1º đối với bất kì bên nào không có mặt hoặc được đại diện tại phiên toà xét xử khi đọc phán quyết, nhưng chỉ khi bên này hoặc đại diện không được thông báo ngày đọc phán quyết;

2º đối với bất kì bị cáo nào bị xét xử vắng mặt, nhưng có mặt luật sư bào chữa, mặc dù không có thư giới thiệu có chữ ký của bị cáo;

3º đối với bất kì bị cáo nào không có mặt, trong các tình huống đề cập tại đoạn năm điều 411, nếu luật sư cũng không có mặt.

Điều này áp dụng tương tự đối với các trường hợp quy định tại các điều 410 và 494-1, tuân thủ các quy định tại điều 498-1.
Điều 498-1

Đối với phán quyết áp dụng hình phạt tù ngay hoặc hình phạt tù được tạm hoãn một phần, tuyên theo các điều kiện quy định tại điều 410 và chưa thông báo cho bất kì ai, thời hạn kháng cáo tính từ khi thông báo phán quyết này đến nơi ở, trụ sở uỷ ban hoặc công tố viên, chỉ tuân thủ các quy định tại đoạn hai. Phán quyết có hiệu lực cuối cùng khi hết thời hạn này.

Nếu, cho dù đã có thông báo về việc gửi thư bảo đảm hoặc giấy biên nhận quy định tại các điều 557 và 558, hoặc bất kì hành động thực thi nào hoặc thông báo đưa ra theo điều 560, vẫn có trường hợp bị cáo không biết việc thông báo, thì kháng cáo, liên quan đến việc kiện dân sự cũng như kết án hình sự, vẫn được chấp nhận cho đến khi hết thời hạn thi hành hình phạt, thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bị cáo biết hình phạt.

Nếu cá nhân đã bị phạt tù để thi hành án sau khi hết thời hạn mười ngày quy định tại đoạn một và nộp đơn kháng cáo theo quy định tại đoạn hai, thì người này vẫn ở trong tù theo cơ chế tạm giam trước khi xét xử và không ảnh hưởng đến quyền được nộp đơn xin bảo lãnh, cho đến khi được xét xử trước toà án phúc thẩm.

Các quy định tại điều này cũng áp dụng trong trường hợp liên tục vắng mặt.
Điều 499

Thời hạn kháng cáo bản án xử vắng mặt hoặc vắng mặt nhiều lần chỉ được tính từ ngày tống đạt bản án, dù tống đạt bằng phương thức nào.


Điều 500

Nếu một trong các bên đương sự kháng cáo trong các thời hạn nêu trên, thì các bên đương sự khác có thời hạn bổ sung là năm ngày để kháng cáo.


Điều 500-1

Nếu xảy ra trong vòng một tháng kể từ khi kháng cáo thì việc rút kháng cáo chính của bị cáo hoặc bên dân sự dẫn đến việc huỷ bỏ bất kì kháng cáo đột xuất nào, bao gồm cả kháng nghị của công tố viên, nếu việc rút kháng cáo này theo đúng hình thức quy định cho tuyên bố kháng cáo. Kháng cáo đột xuất là kháng cáo được nộp trong thời hạn quy định tại điều 500, và cũng là kháng cáo được nộp, sau kháng cáo nói trên, trong thời hạn quy định tại các điều 498 và 505, khi người nộp đơn nói rõ đây là một kháng cáo đột xuất. Trong mọi trường hợp, công tố viên có thể vào bất kì thời điểm nào rút kháng nghị đã nộp sau kháng cáo của bị cáo khi người này cũng đã rút lại kháng cáo của mình. Việc rút kháng cáo được ghi trong một quyết định của chủ tịch phòng phụ trách các kháng cáo việc phạt tù.


Điều 501

(Luật số 70-643 ngày 17-7-1970) Đối với bản án xét xử việc xin trả tự do theo quy định tại các Điều 148-1 và 148-2, cũng như việc xin hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp giám sát tư pháp, thì thời hạn kháng cáo là hai mươi bốn tiếng.
Điều 502

Phải trình bày việc kháng cáo với lục sự tại Tòa án đã ra quyết định bị kháng cáo.

Lục sự và người kháng cáo hoặc một đại tụng viên tại Tòa án đã tuyên án, một luật sư hoặc một người được ủy quyền đặc biệt phải ký vào đơn khai kháng cáo; nếu người được ủy quyền đặc biệt phải ký thì việc ủy quyền phải ghi vào văn bản do lục sự lập ra. Nếu người kháng cáo không thể ký thì lục sự phải ghi điểm này vào văn bản đó.

Đơn khai kháng cáo phải được ghi vào một quyển sổ chung và bất cứ ai cũng có thể xin cấp một bản sao.


Điều 503

(Luật số 85-1407 ngày 10-12-1985) Nếu người kháng cáo đang bị tạm giam, thì có thể trình bày việc kháng cáo với Giám đốc trại giam.

Giám đốc trại giam phải xác nhận, ghi ngày tháng và ký vào đơn khai kháng cáo. Người kháng cáo cũng phải ký vào đơn; nếu người kháng cáo không thể ký thì Giám đốc trại giam phải ghi điều đó vào đơn.

Bản chính thức hoặc bản sao đơn khai kháng cáo phải được gửi ngày đến Phòng lục sự của Tòa án đã ra quyết định bị kháng cáo; tài liệu này phải được đưa vào quyển sổ quy định tại khoản 3, Điều 502 và đính vào văn bản do lục sự lập ra.
Điều 503-1

Nếu đang được tự do thì bị cáo có kháng cáo phải cho biết địa chỉ nhà riêng của mình. Tuy nhiên, người này có thể thay thế bằng địa chỉ của bên thứ ba có trách nhiệm nhận lệnh triệu tập, lệnh phạt tù và các thông báo sẽ được gửi cho mình nếu được sự đồng ý của bên thứ ba. Tuyên bố này được luật sư của bị cáo đưa ra nếu người này có kháng cáo.

Nếu không có bất kì tuyên bố nào như vậy thì địa chỉ ghi trong quyết định được tuyên ở cấp sơ thẩm được coi là địa chỉ của bị cáo.

Bị cáo hoặc luật sư phải chỉ ra bất kì thay đổi địa chỉ nào đã được tuyên bố cho công tố viên cấp quận bằng thư bảo đảm với yêu cầu thông báo khi nhận được cho đến khi phán quyết có hiệu lực cuối cùng của vụ án đã được tuyên.

Bất kì lệnh triệu tập hoặc thông báo nào tới địa chỉ cuối cùng được tuyên bố của bị cáo được coi là đã được gửi tới đích thân người này, và bất kì bị cáo nào không có mặt tại phiên xét xử mà không có lý do được toà phúc thẩm cho là hợp pháp được xét xử tranh tụng có thông báo trước.

Nếu bị cáo bị tạm giam tại thời điểm kháng cáo được trả tự do trước khi toà phúc thẩm thẩm tra vụ án thì tuyên bố địa chỉ quy định tại điều này trước khi được trả tự do với sự có mặt của giám thị trại giam.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương