BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP


§2. Các thẩm phán thành viên Hội đồng xét xử



tải về 3.81 Mb.
trang12/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   49
§2. Các thẩm phán thành viên Hội đồng xét xử
Điều 248

Tòa đại hình có hai thẩm phán thành viên Hội đồng xét xử.

Tuy nhiên, nếu đó là một phiên xét xử quan trọng hoặc thời gian xét xử kéo dài thì có thể bổ sung thêm một hoặc nhiều thẩm phán nữa.

Các thẩm phán bổ xugn được tham gia xét xử và chỉ tham gia nghị án khi thẩm phán chính thức không thể tham gia và đã được chủ tọa phiên tòa đại hình xác nhận bằng một quyết định có viện dẫn lý do.


Điều 249

Các thẩm phán thành viên Hội đồng xét xử của Tòa đại hình được chọn ra trong số các thẩm phán của Tòa phúc thẩm hoặc trong số các Chánh án, Phó Chánh án, hoặc thẩm phán của Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng nơi diễn ra các phiên đại hình.


Điều 250

Hàng quý Chánh án Tòa phúc thẩm chỉ định thẩm phán, thành viên Hội doong xét xử cho mỗi phiên tòa đại hình theo đúng các thủ tục quy định về chỉ định chủ tọa phiên tòa đại hình.


Điều 251

Trong trường hợp các thẩm phán đã được chỉ định gặp trở ngại trước khi mở phiên tòa đại hình và không thể tham gia xét xử thì Chánh án Tòa phúc thẩm ra quyết định cử thẩm phán thay thế.

Nếu trở ngại xảy ra trong thời gian diễn ra phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa ra quyết định cử các thẩm phán của Tòa phúc thẩm hoặc Tòa sơ thẩm nơi mở phiên tòa đại hình thay thế.
Điều 252

Khi đã mở phiên tòa, chủ tọa phiên tòa có thể chỉ định một hoặc nhiều thầm phán bổ xung, nếu cần.


Điều 253

Các thẩm phán đã thực hiện hành vi truy tố, điều tra hoặc đã tham gia vào quyết định chuyển bị cáo ra Tòa đại hình xét xử hày một quyết định về nội dung liên quan đến tội trạng của bị cáo, không thể tham dự phiên tòa đại hình với tư cách chủ tọa phiên tòa, hoặc thẩm phán hội đồng xét xử.


Mục 2

Đoàn bồi thẩm
Điều 254

Đoàn bồi thẩm gồm những công dân được cử theo quy định tại các điều dưới đây.


Điều 255

Công dân nam hoặc nữ, trên hai mươi ba tuổi biết đọc, viết tiếng Pháp, có đủ các quyền chính trị, dân sự, hôn nhân và gia đình và không thuộc trường hợp không thể làm bồi thẩm hay không được kiêm nhiệm chức vụ bồi thẩm theo quy định tại hai điều dưới đây, có thể được chỉ định làm bồi thẩm.


Điều 256

Những người sau không có năng lực làm bồi thẩm viên:

1º những người bị kết án vì tội rất nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, dẫn đến hình phạt ít nhất sáu tháng tù, được ghi dưới tiêu đề số 1 trong hồ sơ hình sự của họ;

2º huỷ bỏ;

3º bị can, … và người bị tạm giam hoặc có lệnh bắt;

4º công chức, viên chức Nhà nước, cấp quận và thành phố bị đuổi khỏi nhiệm sở;

5º các chuyên gia pháp lý bị trục xuất khỏi đoàn luật sư, hội luật gia, và thành viên của các tổ chức nghề nghiệp phải thi hành biện pháp tư pháp cấm hành nghề;

6º người bị tuyên phá sản và chưa bị giải thể;

7º người bị kết án theo điều 288 Bộ luật này, và những người bị cấm làm bồi thẩm viên theo điều 288, đoạn 5 Bộ luật này hoặc điều 131-26 Bộ luật Hình sự;

8º người đã thành niên phải thi hành lệnh giám hộ và những người bị đưa vào các cơ sở chữa trị tâm thần theo các điều L. 326-1 đến L.355 của Bộ luật Sức khoẻ Cộng đồng.


Điều 257

Công việc của bồi thẩm viên không thích hợp với những vị trí sau:

1º thành viên Chính phủ, Quốc hội, Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng cấp cao về Tư pháp và Hội đồng Kinh tế và Xã hội;

2º thành viên Chính phủ hoặc Toà án Các vấn đề Công cộng, thẩm phán hoặc công tố viên của các toà án tư pháp, thành viên của các toà án hành chính, thẩm phán của các toà án thương mại, hội thẩm của toà án paritary đối với…, và thẩm phán toà án lao động;

3º chánh văn phòng của Chính phủ hoặc của một Bộ, vụ trưởng của một Bộ, thành viên của cơ quan hành chính cấp quận;

4º cán bộ của cơ quan cảnh sát hoặc trại giam, và nhân viên quân đội thuộc lực lượng hiến binh đang tại ngũ.

LƯU Ý: Luật số 2005-270 ngày 24/3/2005 điều 106: các quy định của điều 93 áp dụng tại New-Caledonia, French Polynesia, Wallis-et-Futuna và Mayotte.
Điều 258

Những người trên bảy mươi tuổi hoặc những người không cư trú trong tỉnh nơi mở phiên tòa đại hình được miễn đảm nhận chức năng bồi thẩm nếu nộp đơn xin miễn cho một Ủy bann quy định tại Điều 262.

Ngoài ra, những người có lý do chính đáng được Ủy ban nói trến chấp nhận cũng có thể được miễn đảm nhận chức vụ bồi thẩm.
Điều 258-1

Những người đã đảm nhận chức năng bồi thẩm trong tỉnh nơi mở phiên tòa đại hình từ dưới năm năm được rút tến khỏi danh sách bồi thẩm hang năm và danh sách bồi thẩm dự khuyết.

Sự chỉ trích về đạo đưucs mang tính phi tôn giáo hay tôn giáo không phải là lý do để rút tến một người ra khỏi danh sách bồi thẩm.

Ủy ban quy địn tại Điều 262 cũng có thể rút tên những người không còn khả năng thực thi chức năng bồi thẩm.

Việc không tuân theo các quy định tại điều này và điều trên không làm vô hiệu việc lập đoàn bồi thẩm.
Đoạn 2

Việc lập bồi thẩm đoàn
Điều 259

Danh sách bồi thẩm của Tòa đại hình được lập ra hàng năm trong thẩm quyền theo địa bàn của Tòa đại hình.


Điều 260

Danh sách này có một nghìn tám trăm bồi thẩm viên của toà đại hình Paris, và một bồi thẩm viên trên một nghìn ba trăm người dân đối với toà đại hình các khu vực; với điều kiện là số bồi thẩm viên không được thấp hơn hai trăm.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể ban hành lệnh ấn định danh sách hàng năm của mỗi toà đại hình có số bồi thẩm viên lớn hơn số quy định tại đoạn một, nếu số phiên toà tổ chức mỗi năm tại toà đại hình lý giải được cho điều này.

Số lượng bồi thẩm viên trong danh sách hàng năm được phân bổ tương ứng với số dân chính thức. Việc phân bổ này được tiến hành đối với mỗi khu vực hành chính (thành phố) hoặc nhóm các thành phố bằng một quyết định của uỷ ban tỉnh vào tháng tư hàng năm. Tại Paris, uỷ ban ra quyết định phân bổ giữa các quận vào tháng 6.


Điều 261

Ở mỗi xã, để lập danh sách trù bị, xã trưởng công khai rút thăm từ danh sách cử tri một số lượng tên gấp ba lần số lượng bồi thẩm mà Tỉnh trưởng ấn định cho khu vực.

Không được đưa vào danh sách trù bị này những người chưa đến hai mươi ba tuổi.

Nếu tỉnh trưởng quyết định phân chia bồi thẩm theo các nhóm liên xã thì việc rút thăm do xã trưởng của xã được chỉ đình trong quyết định của Tỉnh trưởng thực hiện. Việc này được tiến hành đối với toàn bộ danh sách cử tri của những xã có liên quan.

Ở Pa ri việc rút thăm được nhân viên hộ tịch, do Thị trưởng chỉ định thực hiện tại mỗi quận.
Điều 261-1

Danh sách trù bị được lập thành hai bản. Một bản lưu tại Tòa thị chính, ở Pa ri thì lưu tại Tòa thị chính quận, một bản chuyển cho phòng lục sự của Tòa án nơi mở phiên đại hình trước ngày 15 tháng 7.

Thị trưởng phải thông báo cho những người đã được chonn qua rút thăm biết. Thị trưởng yêu cầu những người đó cho biết nghề nghiệp. Thị trưởng báo cho những người đó biết là có thể gửi thư trước ngày 1 tháng 9 cho Chủ tịch ủy ban quy định tại điều 262 xin miễn đảm nhận chức năng bồi thẩm đoàn theo quy định tại điều 258.

Thị trưởng chịu trách nhiệm thông báo cho Chánh lục sự của Tòa phúc thẩm hay Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng nơi mở phiên tòa đại hình biết về những người có tên trong danh sách trù quy định tại các điều 255, 256 và 257. Ngoài ra Thị trưởng có thể trình bày nhận xét về trường hợp những người không thể thực thi chức năng bồi thẩm vì những lý do chính đáng.


Điều 262

Danh sách bồi thẩm hàng năm do một ủy ban lập ra tại trụ sở Tòa án nơi mở phiên tòa đại hình, nếu phiên tòa đại hình được mở tại Tòa phúc thẩm thì Chánh nhất Tòa phúc thẩm hoặc người được Chánh nhất ủy quyền là Chủ tịch Ủy ban; nếu phiên tòa đại hình được mở tại Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng thì Chánh án Tòa sơ thẩm hoặc người được Chánh án ủy quyền là Chủ tịch Ủy ban.

Ngoài Chủ tịch, Ủy ban này còn có:


  • Ba thẩm phán được chỉ định hàng năm tại Hội đồng thẩm phán của Tòa án nơi mở phiên tòa đại hình.

  • Tùy trường hợp, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm hay người được Viện trưởng Viện công tố ủy quyền hoặc Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm hay người được Viện trưởng Viện công tố ủy quyền.

  • Chủ nhiệm đoàn luật sư của Tòa án nơi mở phiên tòa đại hình hoặc người đại diện của Chủ nhiệm đoàn luật sư.

  • Năm thành viên do Hội đồng hàng tỉnh cử ra hàng năm, và ử Pa ri là năm thành viên do Hội đồng thành phố Pa ri cử ra.


Điều 263

Vào tháng chin, Ủy ban hop tại trụ sở của Tòa án nơi mở phiên tòa đại hình theo quyết định triệu tập của Chủ tịch Ủy ban. Chức năng thư ký của Ủy ban do Chánh lục sự của Tòa án nơi mở phiên tòa đại hinh đảm nhận.

Ủy ban loại ra những người không có khả năng đảm nhận chức năng bồi thẩm theo quy định tại các điều 255, 256, và 257. Ủy ban xem xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 điều 258-1 và những người quy định tại khoản 2 điều 258-2 cũng bị loại ra.

Ủy ban ra quyết định theo đa số; trong trưởng hợp số phiếu ngang nhau, phiếu của Chủ tịch là phiếu quyết định.

Danh sách bồi thẩm hàng năm được lập ra bằng cách rút thăm trong số những người không bị loại ra.

Danh sách chính thức được quyết định theo thứ tự rút thăm được ký ngay trong cuộc họp và lưu tại Phòng lục sự của Tòa án nơi mở phiên tòa đại hình.


Điều 264

Ngoài danh sách bồi thẩm viên hàng năm, uỷ ban cũng soạn thảo một danh sách đặc biệt các bồi thẩm viên dự khuyết mỗi năm như quy định tại điều 263. Các bồi thẩm viên dự khuyết phải cư trú tại thành phố nơi có trụ sở của toà đại hình.

Bộ Tư pháp ban hành lệnh ấn định số lượng bồi thẩm viên được đưa vào danh sách này đối với mỗi toà đại hình, và không được ít hơn năm mươi hoặc nhiều hơn bảy trăm.
Điều 265

Chủ tịch uỷ ban gửi danh sách hàng năm và danh sách đặc biệt cho thị trưởng mỗi thành phố. Thị trưởng phải thông báo cho chánh toà phúc thẩm, hoặc chánh án toà án quận nơi toà đại hình có trụ sở, nếu người có tên trong những danh sách này bị chết, không đủ tiêu chuẩn hoặc không phù hợp về mặt luật pháp ngay khi biết được những sự kiện này.

Chánh toà phúc thẩm hoặc chánh án toà án cấp quận nơi toà đại hình có trụ sở hoặc người được phân công được quyền rút tên những người này khỏi danh sách hàng năm và danh sách đặc biệt.
Điều 266

Không ít hơn ba mươi ngày trước khi bắt đầu xét xử vụ án, chánh toà phúc thẩm hoặc người được phân công, hoặc chánh án toà án cấp quận nơi toà đại hình có trụ sở hoặc người được phân công rút thăm từ danh sách hàng năm tại phiên toà công khai tên của bốn mươi bồi thẩm viên sẽ có trong danh sách tham dự phiên toà. Người này cũng rút thăm tên của mười hai bồi thẩm viên dự khuyết từ danh sách đặc biệt.

Nếu trong số các tên được rút thăm có một hoặc nhiều người đã khuất hoặc những người không có đáp ứng được các điều kiện về năng lực pháp lý quy định tại các điều 255, 256 và 257 hoặc người đã làm bồi thẩm viên tại khu vực này ít hơn năm năm trước, thì phải thay thế ngay những tên này trong danh sách phiên toà và danh sách bồi thẩm viên dự khuyết bằng tên của một hoặc nhiều bồi thẩm viên được chỉ định bằng cách rút thăm. Chánh toà phúc thẩm hoặc chánh án toà án quận hoặc những người được phân công nơi có toà đại hình rút tên những người này khỏi danh sách hàng năm hoặc danh sách đặc biệt.

Nếu họ được rút thăm thì tên những người thuộc các điều kiện quy định tại điều 267 cũng được thay thế trong danh sách phiên toà và danh sách mười bồi thẩm viên dự khuyết.


Điều 267

Ít nhất mười lăm ngày trước phiên xét xử, thư kí của toà đại hình triệu tập từng bồi thẩm viên dự khuyết hoặc được chỉ định qua đường bưu điện. Việc triệu tập này ghi chi tiết ngày, giờ bắt đầu phiên xét xử, thời gian và địa điểm có thể thấy trước được của phiên xét xử. Điều này nhắc nhở các công dân trách nhiệm trả lời lệnh triệu tập, với chế tài phạt tiền, quy định tại điều 288. Điều này chỉ thị cho bồi thẩm viên nhận được lệnh triệu tập gửi trả lại biên lai kèm với lệnh triệu tập, có chữ ký hợp lệ, qua đường bưu điện.

Nếu cần, thư ký toà có thể kêu gọi sự giúp đỡ của các cơ quan bảo vệ pháp luật để tìm ra địa chỉ và đến tận nơi mời được bồi thẩm viên không trả lời lệnh triệu tập.
CHƯƠNG IV

THỦ TỤC CHUẨN BỊ CHO CÁC PHIÊN TÒA ĐẠI HÌNH

Mục 1

Thủ tục bắt buộc


Điều 268

Quyết định đưa bị cáo ra Tòa đại hình xét xử phải được tống đạt cho bị cáo. Bị cáo nhận được một bản sao của quyết định này.

Phải tống đạt cho đích thân bị cáo nếu bị cáo bị tạm giam. Tuy nhiên có thể tống đạt quyết định này cho bị cao đang bị tạm giam thông qua Giám đốc trại giam và gửi ngày cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm bản chính hoặc bản sao giấy biên nhận có chữ ký của đương sự.

Trong trường hợp khác, việc tống đạt này được thực hiện theo những thể thức quy định tại Thiên IV, Quyển này.


Điều 269

Khi quyết định truy tố bị can có hiệu lực, hoặc trong các vụ án có kháng cáo, kháng nghị, khi nghị quyết chỉ định toà đại hình đã được tống đạt, bị can, nếu bị tạm giam, được chuyển đến trại giam nơi tổ chức xét xử.


Điều 270

Nếu bị can đang trên máy bay hoặc không có mặt thì có thể bị xét xử vắng mặt theo các quy định của Chương VIII Thiên này.

Nếu bị can đang trên máy bay, thông báo ngày xét xử vắng mặt họ phải được tống đạt tới địa chỉ cuối cùng biết được của người này hoặc trụ sở uỷ ban gần nhà người này nhất, hoặc văn phòng công tố bên cạnh toà án cấp sơ thẩm nơi toà đại hình có trụ sở, ít nhất mười ngày trước khi bắt đầu xét xử.
Điều 271

Nếu vụ án không được xử tại trụ sở Tòa phúc thẩm thì Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm chuyển hồ sơ tố tụng cho Phòng lục sự Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng nơi Tòa đại hình mở phiên xử.

Tang vật cũng được chuyển cho phòng lục sự của Tòa án đó.
Điều 272

Chánh toà đại hình thẩm vấn bị can ngay khi có thể sau khi bị can đến trại giam và chuyển tài liệu cho văn phòng toà án.

Nếu bị can đang tự do, vụ án được tiến hành như quy định tại điều 272-1, đoạn hai.

Chánh toà có thể phân công một trong các hội thẩm của mình tiến hành thẩm vấn.

Phải mời người phiên dịch nếu bị can không nói hoặc hiểu được tiếng Pháp.
Điều 272-1

Nếu bị can, sau khi được văn phòng toà đại hình triệu tập bằng các kênh hành chính, không có mặt vào ngày được chánh toà đại hình ấn định để thẩm vấn mà không có căn cứ hợp pháp để được châm trước, chủ tịch có thể bằng một quyết định có lý do ban hành lệnh bắt người này.

Trong quá trình xét xử tại toà đại hình, toà án cũng có thể, theo yêu cầu của công tố viên, ban hành lệnh bắt hoặc lệnh đưa người vào trại giam đối với bị can nếu không tuân thủ các điều kiện của biện pháp giám sát tư pháp hoặc nếu thấy rằng việc tạm giam là cách duy nhất để đảm bảo sự có mặt của người này trong tiến trình tố tụng hoặc tránh gây áp lực đối với nạn nhân và nhân chứng. Vào lúc bắt đầu việc xét xử, toà án, theo yêu cầu của công tố viên, cũng có thể ra lệnh giám sát tư pháp bị can để đảm bảo sự có mặt của người này trong quá trình tố tụng hoặc ngăn cản việc nạn nhân và nhân chứng bị áp lực. Các quy định tại đoạn này cũng áp dụng đối với các cá nhân bị đưa ra xét xử về các tội liên quan.

Người này có thể yêu cầu được trả tự do trước toà án vào bất kì thời điểm nào.


Điều 273

Chánh án thẩm vấn thông tin cá nhân của bị can và khẳng định là người này đã nhận được thông báo về bản cáo trạng hoặc, trường hợp có kháng cáo, lệnh chỉ định toà đại hình.


Điều 274

Sau đó, bị cáo được thông báo có quyền chọn luật sư bào chữa.

Nếu bị cáo không chọn luật sư thì Chánh tòa hoặc người được Chánh tòa ủy quyền sẽ chỉ định luật sư.

Việc chỉ định này được coi như không có, nếu sau này bi cao tự chọn luật sư.


Điều 275

Đặc biệt, Chánh Tòa đại hình có thể cho phép bị cáo nhờ một trong số họ hàng hay bạn bè bào chữa cho minh.


Điều 276

Việc thực hiện các thể thức quy định tại các Điều từ 272 đến 275 được xác nhận trong một biên bản có chữ ký của Chánh tòa hày người được Chánh tòa ủy quyền, của lục sự, bị cào và phiên dịch nếu có

Nếu bị cao không biết ký hay không chịu ký thì biên bản phải ghi rõ điểm này.
Điều 277

Chỉ có thể mở phiên xét xử sớm nhất là năm ngày Chánh tòa đại hình hoi cung bị cáo. Bị cáo và luật sư bào chữa có thể khước từ thời hạn này.


Điều 278

Bị cáo được tự do tiếp xúc với luật sư bào chữa.

Luật sư có thể tham khảo toàn bộ hồ sơ tố tụng miễn lã không làm chậm chễ tiến trình tố tụng.
Điều 279

Bị cáo và nguyên đơn dân sự được cấp miễn phí bản sao các biên bản chứng nhận hành vi phạm tội, các bản ghi lời khai của các người làm chứng và các báo cáo giám định.




Điều 280

Bị cáo và nguyên đơn dân sự hoặc luật sư có thể xin cấp hoặc xin sao toàn bộ hồ sơ, phí tốn do những người này chịu.


Điều 281

Công tố viên và bên dân sự tống đạt cho bị can, và bị can tống đạt cho công tố viên và, khi cần, bên dân sự danh sách các cá nhân muốn xét hỏi với tư cách nhân chứng ngay khi có thể và không muộn hơn hai mươi bốn giờ trước khi bắt đầu việc xét xử.

Tên các chuyên gia được mời để báo cáo những nhiệm vụ được giao trong quá trình điều tra phải được thông báo trong những điều kiện tương tự.

Lệnh tống đạt phải đề cập tên, nghề nghiệp và nơi ở của những nhân chứng hoặc chuyên gia này.

Lệnh triệu tập nhân chứng được ban hành theo đơn của các bên do họ thanh toán chi phí, cũng như bất kì khoản bảo hiểm nào trả cho nhân chứng được triệu tập, nếu họ yêu cầu những khoản bảo hiểm này. Tuy nhiên, công tố viên có nghĩa vụ triệu tập theo đơn của mình các nhân chứng trong danh sách được các bên thông báo, không muộn hơn năm ngày trước khi bắt đầu việc xét xử. Danh sách này có thể không bao gồm nhiều hơn năm tên.
Điều 282

Danh sách bồi thẩm chính thức của phiên tòa đại hình quy định tại Điều 266 được tống đạt cho từng bị cáo chậm nhất là bốn mười tám tiếng trước khi mở phiên xét xử.

Danh sách này phải bao gồm những thông tin đầy đủ cho phép xác định được căn cước của bồi thẩm, trừ những thông tin liên quan đến nơi thường trú và tạm trú của bồi thẩm.
Mục 2

Thủ tục không bắt buộc hoặc đặc biệt

Điều 283

Nếu thấy điều tra còn thiếu xót hoặc phát hiên thêm một sô tình tiết mới sau khi kết thúc điều tra thi Chánh Tòa đại hình có thể ra quyết định tiến hành mọi hoạt dộng điều tra cần thiết.

Việc điều tra này do Chánh Tòa đại hình hoặc một thẩm phán thành viên hội đồng xét xử hoặc một thẩm phán điều tra được ủy quyền tiến hành. Trong trường hợp này, các quy định tại Chương I, Thiên III, Quyển I phải được áp dụng trừ các quy định tại Điều 167.
Điều 284

Các biên bản và giấy tờ, tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra bổ sung, được lưu giữ tại Phòng lục sự và bổ sung vào hồ sơ tố tụng.

Lục sự phải thông báo việc lưu giữ này cho Viện công tố và các bên đương sự để họ xem xét các tài liệu đó.

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm có thể yêu cầu được chuyển giao hồ sơ vào bất cứ lúc nào nhưng phải hoàn lại hồ sơ trong thời hạn hai mươi tư tiếng.




Điều 285

Khi có nhiều quyết định đưa nhiều bị cáo khác nhau ra Tòa đại hình xét xử do cùng phạm một trọng tội, Chánh Tòa đại hình có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Viện công tố ra quyết định sáp nhập vụ án.

Cũng có thể ra quyết định sáp nhập vụ án khi có nhiều quyết định chuyển một bị cáo ra Tòa đại hình xét xử do phạm nhiều tội khác nhau.
Điều 286

Nếu quyết định chuyển bị cáo ra Tòa đại hình đưa ra nhiều tội phạm không liên quan với nhau, Chánh tòa đại hình có thể chủ động hoặc theo yêu cầu cảu Viện công tố, quyết định là các bị cáo chỉ bị xét xử ngay về một hay một vài tôi trong số các tội phạm đó.


Điều 287

Chánh tòa đại hình có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Viện công tố, ra quyết định hoãn phiên tòa nếu thấy chưa thể xét xử vụ án tại phiên tòa dự kiến đã được đưa vào danh sách các vụ án phải xét xử


Chương V

MỞ PHIÊN TÒA ĐẠI HÌNH

Mục 1

Duyệt lại danh sách đoàn bồi thẩm
Điều 288

Toà án xét xử tại địa điểm, ngày và giờ ấn định cho việc bắt đầu phiên xét xử.

Thư kí lập danh sách chính thức các bồi thẩm viên phù hợp với điều 266.

Toà án quyết định trong trường hợp vắng mặt bồi thẩm viên.

Bất kì bồi thẩm viên nào, không có lý do chính đáng, không phản hồi lệnh triệu tập được tống đạt có thể bị toà án phạt tiền 3.750 Euro.

Bồi thẩm viên có thể, trong vòng mười ngày kể từ khi thông báo về việc kết án này được chuyển đến đích thân hoặc nơi ở của người này, nộp đơn xin miễn đến toà án cải tạo nơi có trụ sở của toà đại hình.

Hình phạt quy định tại điều này áp dụng đối với bất kì bồi thẩm viên nào, đã phản hồi lệnh triệu tập, rút lui trước khi hoàn thành việc tống đạt mà không có lời giải thích được toà cho phép.
Điều 289

Nếu các bồi thẩm có mặt không đáp ứng đủ những điều kiện quy định tại các Điều 255, 256 và 257 thì Tòa đại hình sẽ ra quyết định xóa tến khỏi danh sách bồi thẩm của phiên tòa và yêu cầu Chánh án Tòa phúc thẩm hoặc Chánh án Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng nơi mở phiên tòa đại hình xáo tên khỏi danh sách bồi thẩm hàng năm.

Các bồi thẩm đã chết cũng bị xóa tên khỏi danh sách.

Cũng bị xóa tên khỏi danh sách những bồi thẩm được phát hiện là vợ, chồng, thân thuộc hay thích thuộc đến hàng chú cháu với một thành viên của Tòa đại hinh hoặc một trong số các bồi thẩm có mặt và đã được ghi tê trước trong danh sách đó.


Điều 289-1

Nếu ít hơn hai mươi ba bồi thẩm viên hoặc, khi toà đại hình phải quyết định ở cấp phúc thẩm, ít hơn hai mươi sáu bồi thẩm viên còn lại trong danh sách xét xử do vắng mặt hoặc bị toà án gạch tên khỏi danh sách, con số này được bù đắp bởi số bồi thẩm viên dự khuyết trong lệnh đăng kí của họ. Nếu điều này là chưa đủ thì con số này được đáp ứng bởi các bồi thẩm viên được rút thăm tại phiên xét xử công khai từ các bồi thẩm viên trong danh sách đặc biệt và, sau đó, từ các bồi thẩm viên của thành phố được đăng kí trong danh sách hằng năm.

Khi phiên xét xử đại hình được tổ chức tại địa điểm nơi không thường xuyên tổ chức, số bồi thẩm viên thông thường được bổ sung bằng rút thăm tại phiên xét xử công khai từ các bồi thẩm viên của thành phố được đăng kí trong danh sách hằng năm.

Tên các bồi thẩm viên dự khuyết, những người được đăng kí trong danh sách đặc biệt cũng như tên các bồi thẩm viên của thành phố nơi tổ chức các phiên xét xử đại hình, được đăng kí trong danh sách hàng năm, bị loại khỏi các danh sách theo các quy định tại điều trên.


Điều 290

Tất cả các quyết định này của Tòa đại hinh phải được ghi trong một bản án có căn cứ, sau khi lấy ú kiến của Viện công tố.

Bản án này chỉ có thể bị kháng cáo lên Tòa phá án đồng thời với bản án về nội dung.
Điều 291

Trước khi xét xử một vụ án, nếu cần, Tòa đại hình sẽ tiến hành các biện pháp quy định tại các Điều 288, 289, và 289-1. Ngoài ra, Tòa đại hình còn ra quyết định tạm thời rút tên khỏi danh sách, các bồi thẩm là vợ, chồng, thân thuộc và thích thuộc đến chú, cháu với bị cáo hoặc với luật sư của bị cáo, các bồi thẩm là người làm chứng, phiên dịch, người tố cáo, giám định viên, người khiếu nại, nguyên đơn dân sự hoặc là người đã thực hiện một hoạt động cảnh sát tư pháp, điều tra.


Điều 292

Mọi quyết định thay đổi thành phần danh sách bồi thẩm chính thức của phiên tòa được lập ra theo quy định tại Điều 26 phải được lục sự thông báo cho bị cáo. Bị cáo hoặc luật sư của bị cáo có thể xin một thời hựn không quá một giờ để xem xét trước khi bắt đầu phiên tòa


Mục 2

Việc thành lập bồi thẩm xét xử


Điều 293

Vào ngày đã ấn định để xét xử vụ án, Tòa đại hình nhóm họp và cho dẫn bị cáo ra trước tòa.

Đoàn bồi thẩm xét xử được thành lập tại phiên tòa công khai.

Việc luật sư của bị cáo vắng mặt không làm vô hiệu thủ tục


Điều 294

Chánh tòa hỏi họ, tên, ngày sinh, nơi sinh, nghề nghiệp và nơi cư trú của bị cáo.


Điều 295

Lục sự đọc danh sách các bồi thẩm có mặt.

Các phiếu ghi tên từng bồi thẩm được đặt trong một thùng phiếu.
Điều 296

Bồi thẩm đoàn xét xử gồm chín bồi thẩm viên nếu toà đại hình quyết định ở cấp sơ thẩm và mười hai bồi thẩm viên nếu quyết định ở cấp phúc thẩm.

Toà án phải ra lệnh, trước khi lên danh sách các bồi thẩm viên và tách khỏi danh sách này, rút thăm một hoặc nhiều bồi thẩm viên dự khuyết tham gia xét xử.

Nếu một hoặc nhiều trong số chín bồi thẩm viên không thể tiếp tục tham gia xét xử cho đến khi toà đại hình tuyên án thì được thay thế bởi các bồi thẩm viên dự khuyết.

Việc thay thế được tiến hành bằng lệnh rút thăm các bồi thẩm viên dự khuyết.
Điều 297

Khi rút thăm tên các bồi thẩm viên, trước tiên là bị can hoặc luật sư, và sau đó là công tố viên có thể khiếu nại nếu thấy phù hợp, theo giới hạn quy định tại điều 298.

Cả bị can, luật sư và công tố viên đều không được phép nêu căn cứ khiếu nại.

Bồi thẩm đoàn xét xử được thông báo từ thời điểm tên của chín hoặc mười hai bồi thẩm viên không bị khiếu nại được rút thăm, như quy định tại đoạn một điều 296, và tên các bồi thẩm viên dự khuyết như quy định tại điều 296.


Điều 298

Khi toà đại hình quyết định ở cấp sơ thẩm, bị can không thể khiếu nại nhiều hơn năm và công tố viên không được hiếu nại nhiều hơn bốn. Khi toà đại hình quyết định ở cấp phúc thẩm, bị can không thể khiếu nại nhiều hơn sáu và công tố viên không được khiếu nại nhiều hơn năm.


Điều 299

Nếu có nhiều bị cáo, họ có thể thống nhất với nhau để thực thi quyền yêu cầu thay đổi bồi thẩm; các bị cáo cũng có thể thực thi quyền này một cách riêng rẽ.

Trong cả hai trường hợp nói trên, các bị cáo không thể xin thay đổi qua số bồi thẩm mà mỗi bị cáo có quyền thay đổi.
Điều 300

Nếu không thống nhất với nhau để yêu cầu thay đổi bồi thẩm thì các bị cáo sẽ phải rút thăm để xác dịnh thức tự thực hiện quyền yêu cầu thay đổi bồi thẩm. Trong trường hợp này, các bồi thẩm bị một bị cáo yêu cầu thay đổi được coi như bị toàn thể bị cáo yêu cầu thay đổi, cứ như vậy cho đến khi đủ số lượng bồi thẩm có thể bị yêu cầu thay đổi theo quy định của pháp luật


Điều 301

Các bị cáo có thể thống nhất với nhau đê thực thi một phần quyền yêu cầu thay đổi bồi thẩm, đối với phần còn lại, sẽ rút thăm để xác định thứ tự thực hiện quyền yêu cầu thay đổi bồi thẩm.


Điều 302

Lục sự lập biên bản về cách thức thành lập đoàn bồi thẩm xét xử.


Điều 303

Nếu địa điểm cho phép, các bồi thẩm ngồi theo thứ tự đã rút thăm, bên cạnh các thẩm phán chuyên nghiệp; nếu không, các bồi thẩm ngồi trên ghế ngăn cách với công chung, các bên đương sự, người làm chứng và đối diện với ghế bị cáo.


Điều 304

Chủ toạ phiên toà đọc đoạn văn sau trước các bồi thẩm viên đang đứng, đầu để trần: “Các vị thề và hứa là sẽ thẩm tra với sự tập trung cao độ nhất các cáo buộc đối với X…; không được phản bội lợi ích của bị can cũng như của xã hội cáo buộc người này, và của nạn nhân; không được giao tiếp với bất kì ai cho đến khi kết luận; không được căm ghét hay có ý đồ xấu, lo sợ hoặc bị ảnh hưởng; phải nhớ là bị can được giả định vô tội và được hưởng lợi từ nghi vấn này; quyết định phù hợp với các lập luận cáo buộc và bào chữa bằng lý trí và niềm tin nội tâm, với sự khách quan và quyết tâm của một người tự do có phẩm giá, và giữ gìn bí mật việc nghị án, cho đến cả sau khi kết thúc công việc.”

Chủ toạ phiên toà yêu cầu từng cá nhân bồi thẩm viên giơ tay: “Xin thề”.
Điều 305

Chủ tọa phiên tòa tuyên bố đoàn bồi thẩm xét xử được chính thức thành lập.


Điều 305-1

Ngay sau khi đoàn bồi thẩm xét xử được chính thức thành lập thì phải thực thi quyền khiếu kiện xin vô hiệu thủ tục tố tụng đã tiến hành trước khi mở phiên tòa nhưng không thể xin vô hiệu những thủ tục tố tụng đã được thi hành theo quyết định đã có hiệu lực pháp luật về việc chuyển bị cáo ra Tòa đại hình; nếu không tuân thủ quy định này thì sẽ mất quyền khiếu kiện đó. Khiếu kiện này được giải quyết theo điều 316.


Điều 306

Việc xét xử là công khai trừ khi việc công khai gây nguy hiểm cho trật tự và đạo đức. Trong trường hợp này, toà án tuyên bố như vậy trong một phán quyết tại phiên toà công khai.

Mặc dù vậy, chủ toạ phiên toà có thể cấm tất cả hoặc một số trẻ vị thành niên nhất định được đến phòng xử án.

Trường hợp truy tố các tội như hiếp dâm hoặc tra tấn và các hành vi đánh đập dã man kèm theo bạo lực tình dục, việc xét xử trước máy thu hình được coi là quyền nếu nạn nhân hoặc một trong các nạn nhân của bên dân sự yêu cầu như vậy; trong các trường hợp khác việc xét xử trước máy thu hình chỉ được ra lệnh nếu nạn nhân hoặc một trong các nạn nhân của bên dân sự không phản đối.

Khi ra lệnh xét xử trước máy thu hình thì áp dụng đối với bất kì phán quyết nào liên quan đến việc phản đối thủ tục theo điều 316.

Phán quyết liên quan đến vấn đề này phải luôn được đọc tại phiên toà công khai.

Nếu bị can, là vị thành niên khi bị cáo buộc, đủ tuổi thành niên vào ngày đầu tiên của tiến trình tố tụng, thì áp dụng điều này trước toà đại hình dành cho trẻ vị thành niên nếu người này yêu cầu, trừ khi có một bị cáo khác vẫn là vị thành niên, hoặc là vị thành niên khi bị cáo buộc và đủ tuổi thành niên vào ngày đầu tiên của tiến trình tố tụng, và phản đối yêu cầu này.
Điều 307

Việc xét xử không thể bị gián đoạn và phải tiếp tục cho đến khi vụ án được kết thúc bằng phán quyết của toà đại hình.

Có thể tạm hoãn trong thời gian cần thiết để thẩm phán, bên dân sự và bị cáo nghỉ ngơi.
Điều 308

Ngay khi phiên toà xét xử bắt đầu, việc sử dụng bất kì phương tiện truyền âm hoặc ghi âm, vô tuyến truyền hình hoặc camêra chuyên dùng, hoặc thiết bị chụp ảnh bị cấm với hình phạt tiền 18.000 Euro có thể bị áp dụng theo Thiên VIII Quyển IV.

Tuy nhiên, chánh toà đại hình có thể ra lệnh ghi âm toàn bộ hoặc một phần quá trình xét xử dưới sự giám sát của người này. Theo những điều kiện tương tự, người này cũng có thể ra lệnh là việc ghi âm, ghi hình quá trình xét xử hoặc chứng cứ của nạn nhân hoặc bên dân sự, nếu cả hai yêu cầu điều này.

Băng ghi âm được niêm phong chính thức và gửi vào văn phòng toà đại hình.

Việc ghi âm, ghi hình có thể được sử dụng trước toà đại hình cả khi đọc phán quyết; nếu sử dụng trong quá trình nghị án, thì áp dụng các thủ tục quy định tại đoạn ba điều 347. Việc ghi âm, ghi hình có thể được sử dụng trước toà đại hình khi xét xử đơn xin mở lại vụ án hoặc, sau khi có quyết định giám đốc thẩm hoặc huỷ bỏ đơn xin mở lại, trước toà án nhận được vụ án.

Việc mở niêm phong được tiến hành bởi chánh toà phúc thẩm hoặc thẩm phán được người này phân công với sự có mặt của người bị kết án được luật sư trợ giúp, hoặc khi những người này đã được triệu tập phù hợp, hoặc với sự có mặt của một trong số những người đề cập tại điều 623 (3º), hoặc khi những người này đã được triệu tập phù hợp.

Sau khi xuất trình các dấu niêm phong chính thức, chánh toà phúc thẩm mời chuyên gia đến tải băng ghi âm được kèm theo trong hồ sơ vụ án.

Các quy định trên không phải chịu chế tài huỷ bỏ tố tụng.


Điều 309

Chủ tọa phiên tòa giữ gin trật tự phiên tòa và điều khiển tranh luận.

Chủ tọa phiên tòa bác bỏ tất cả những gì xâm hại đến ự trang nghiêm của phiên tòa hoặc kéo dài việc xét xử mà không đem lại kết quả gì một cách chắc chắn.
Điều 310

Chủ tọa phiên tóa có toàn quyền quyết định bằng danh dự và lương tâm của mình, áp dụng mọi biện pháp cần thiết để xác định sự thật. Nếu thấy thích hợp, Chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu Tòa án xét xử theo quy định tại Điều 316.

Trong khi xét xử Chủ tọa phiên tòa có thể ra lệnh áp giải bất cứ người nào đến để lấy lời khai hoặc yêu cầu cung cấp tài liệu cần thiết cho việc xác định sự thật và phù hợp với nhưng nhận định đã được đưa ra phiên tòa.

Nhưng người làm chứng được triệu tập theo quy định trên phải tuyên thệ. Lời khai của họ chi mang tính chất thông tin.


Điều 311

Các thẩm phán thành viên Hội đồng xét xử và bồi thẩm có thể hỏi bị cáo và người làm chứng sau khi đã được Chủ tọa phiên tòa cho phép.

Họ có nghĩa vụ không được thể hiện ý kiến của mình.
Điều 312

Theo các quy định tại điều 309, công tố viên và luật sư của các bên có thể đặt câu hỏi trực tiếp với bị can, bên dân sự, nhân chứng và bất kì ai khác được mời đến khai báo, bằng cách xin phép chủ toạ được nói.

Bị can và bên dân sự cũng có thể đặt câu hỏi thông qua chánh toà làm trung gian.
Điều 313

Nhân danh pháp luật, Viện công tố trinh bày mọi yêu cầu cần thiết: Tòa án phải tiếp nhận và nghị án.

Những yêu cầu của Viện công tố trong phiên xử phải được lục sự ghi vào biên bản. Tất cả những quyết định xuất phát từ yêu cầu của Viện công tố phải được Chủ tọa phiên tòa và lục sự ký nhận.
Điều 314

Việc thẩm vấn và xét xử vẫn tiếp tục mặc dù Tòa không chấp nhận các yêu cầu của Viện công tố.


Điều 315

Bị cáo, nguyên đơn dân sự và luật sư có thể đệ trình kết luận và Tòa án phải xem xét các kết luận đó.


Điều 316

Việc phản đối tố tụng được giải quyết tại toà án sau khi xét hỏi công tố viên, các bên hoặc luật sư.

Những quyết định này không thể ảnh hưởng đến phán quyết theo đúng tính chất của vụ án.

Khi toà đại hình xem xét vụ án ở cấp phúc thẩm, những quyết định này chỉ có thể bị khiếu nại bởi đơn xin giám đốc thẩm khi đơn này được làm đồng thời với phán quyết theo đúng tính chất vụ án. Khi toà đại hình thẩm tra một vụ án ở cấp sơ thẩm, những quyết định này có thể không bị kháng cáo, nhưng khi phán quyết theo đúng tính chất của vụ án bị kháng cáo, và vụ án bị tái thẩm tra bởi một toà đại hình khác thì không được tính là những vấn đề đã có phán quyết trước toà án này.


Điều 317

Tại phiên tòa, luật sư bào chữa của bị cáo bắt buộc phải có mặt.

Nếu luật sư được chon hay được chỉ định theo quy định tại Điều 274 vắng mặt thì Chủ tọa phiên tòa sẽ chỉ định một luật sư khác.
Điều 318

Bị cáo ra trước Tòa được tuwjdo và chỉ bị canh giữ để không cho bỏ trốn.




Điều 319

Nếu bị cáo từ chối ra trước Tòa thì Chủ tọa phien tòa của một thừa phát lại tống đạt lệnh cưỡng bức thi hành nhân danh pháp luật với sự trợ giúp của lực lượng công quyền. Thừa phát lại lập biên bản về việc tống đạt lệnh cưỡng bức thi hành và thái độ của bị cáo.


Điều 320

Nếu bi cáo không tuân lệnh cưỡng bức thi hành, Chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu lực lượng công quyền dẫn giải bị cáo ra trước Tòa; sau khi độc ại phiên tòa biên bản chứng nhận sự kháng cự của bị cáo, Chủ tọa phiên tòa có thể quyết định vẫn mở phiên zử, dù bị cáo vắng mặt.

Sau mỗi phiên xử, lục sự Tòa đại hình phải đọc cho bi cáo vắng mặt biên bản phiên tòa và phải tống đạt cho bị cáo các yêu cầu của Viện công tố và các bản án của Tòa; các bản án này được coi như các bản án xử có mặt.
Điều 320-1

` Không ảnh hưởng đến các quy định của đoạn hai điều 272-1 và đoạn hai điều 379-2, chủ toạ có thể ra lệnh cho các cơ quan bảo vệ pháp luật đưa bị can chưa bị tạm giam trước khi xét xử và chưa có mặt tại phiên xét xử đến trước toà đại hình.


Điều 321

Những người tham dự làm mất trật tự phiên tòa có thể bị Chủ tọa phiên tòa ra lệnh buộc rời khỏi phòng xử án.

Nếu không chịu thi hành lệnh của Chủ tọa phiên tòa hoặc có hành vi gây rối thì người vi phạm trật tự phiên tòa sẽ bị bắt giam, bị xét xử và phạt tù từ hai tháng đến hai năm, không kể các hình phạt khác quy định trong Bộ luật hình sự về tội nhục mà và hành hung thẩm phán.

Người vi phạm bị lực lượng công quyền cưỡng chế thi hành lệnh của Chủ tọa phiên tòa và bị buộc phải rời khỏi phòng xử án.


Điều 322

Nếu chính bị cáo làm mất trật tự tại phiên tòa thì các quy định tại Điều 321 được áp dụng

Sau khi bị buộc phải rời khỏi phòng xử án, bị cáo bị lực lượng công quyền canh giữ cho đến khi kết thúc phiên xử để Tòa quyết định.

Sau mỗi phiên xử phải tiến hành các biên pháp quy định tại khoản 2 điều 320.


Điều 323

Nếu luật sư của bị cáo không gia nhập Đoàn luật sư thì Chủ tọa phiên tòa báo cho họ biết là không được nói điều gì trái với lương tâm hoặc trái với pháp luật và họ phải trình bày có lễ độ và đúng mực


Điều 324

Chủ tọa phiên tòa ra lệnh cho thừa phát lại gọi tên những người làm chứng do Viện công tố, bi cáo và nguyên đơn dân sự đưa ra và đã được tống đạt theo quy định tại điều 281.


Điều 325

Chủ tọa phiên tòa ra lệnh cho những người làm chứng vào phòng giành riêng cho họ. Những người làm chứng chỉ được ra khỏi phòng khi khai trước tòa.

Trong mọi trường hợp cần thiết, chủ tọa phiên tòa áp dụng mọi biện pháp thích hợp để không cho những người làm chứng bàn luận với nhau trước khi khai.
Điều 326

Nếu nhân chứng được chỉ định không có mặt thì toà án, theo yêu cầu của công tố viên hoặc theo thẩm quyền, có thể ra lệnh cho các cơ quan bảo vệ pháp luật đưa ngay nhân chứng này đến trước toà án để được xét xử, hoặc có thể tạm hoãn vụ án đến phiên xét xử sau.

Trong mọi trường hợp, nhân chứng không có mặt tại toà hoặc từ chối tuyên thệ hoặc tuyên bố có thể, theo đề xuất của công tố viên, bị toà xử phạt tiền 3.750 Euro.

Điều 327

Chủ toạ mời bị can và bồi thẩm viên lắng nghe một cách tập trung việc đọc phán quyết liên quan, và, khi toà đại hình quyết định ở cấp phúc thẩm, đối với các câu hỏi đặt ra cho toà đại hình được quyết định ở cấp sơ thẩm, câu trả lời đối với các câu hỏi, phán quyết và hình phạt được tuyên.

Chủ toạ mời thư kí thực hiện việc đọc.


Điều 328

Chủ tọa phiên tòa hỏi và nghe lời khai của bị cáo.

Chủ tọa phiên tòa không được biểu lộ ý kiến của mình về tội trạng của bị cáo.
Điều 329

Ngay cả trước đây những người làm chứng do Viện công tố hay các bên duowng sự mời đến chưa cho thẩm phán điều tra lấy lời khai hoặc không được triệu tập đến để lấy lời khai thì vẫn được nghe lời khai trong phiên xử với điều kiện những người này đã được tống đạt theo quy định tại Điều 281.


Điều 330

Viện công tố và các bên đương sự có thể phản đối việc lấy lời khai của một người làm chứng nếu người này không được tống đạt hoặc tống đạt không hợp lệ.

Tòa đại hình xem xét việc phản đối này.

Nếu việc phản dối được thừa nhận là có căn cứ thì Chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định là lời khai của người làm chứng đó chỉ mang tính chất thông tin.


Điều 331

Các nhân chứng ra tuyên bố độc lập với nhau trong lệnh do chủ toạ quyết định.

Theo yêu cầu của chủ toạ, các nhân chứng phải nêu tên, tuổi, nghề nghiệp và nơi ở hoặc nơi cư trú, cho dù họ biết bị can trước các sự kiện đề cập trong phán quyết liên quan, cho dù họ là thành viên gia đình hoặc họ hàng do kết hôn của cả bị can hoặc bên dân sự, và ở mức độ đó. Ngoài ra, chủ toạ hỏi xem họ có phải là người tuyển dụng lao động của người kia không.

Trước khi bắt đầu việc tuyên bố, các nhân chứng tuyên thệ “phát ngôn không có sự căm ghét hoặc sợ hãi, và nói toàn bộ sự thật và không có gì ngoài sự thật”. Khi làm xong điều này, các nhân chứng ra tuyên bố miệng. Chủ toạ có thể uỷ quyền cho các nhân chứng sử dụng các tài liệu trong tuyên bố của mình.

Các nhân chứng không bị làm gián đoạn trong quá trình tuyên bố, theo các quy định của điều 309.

Nhân chứng chỉ khai báo liên quan đến các vấn đề cáo buộc bị can, hoặc liên quan đến nhân cách hoặc đạo đức của người này.


Điều 332

Sau mỗi lời khai, Chủ tọa phiên tòa có thể hoi người làm chứng.

Viện công tố, luật sư của bị cáo và luật sư của nguyên đơn dân sự, bị cáo và nguyên đơn dân sự cũng có thể hỏi người làm chứng theo điều 312.
Điều 333

Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện công tố hay các bên đương sự, yêu cầu lục sự lập biên bản về các điểm thêm bớt, thay đổi có thể có giữa lời khai trước tòa và lời khai trước đây của người làm chứng. Biên bản này được đính kèm theo biên bản phiên tòa.


Điều 334

Sau khi khai xong, người làm chứng phải ở lại trong phòng xử án cho đến khi kết thúc phiên tòa, nếu Chủ tọa phiên tòa không có quyết định khác.


Điều 335

Những người sau đây không thể khai với tư cách người làm chứng đã tuyên thệ:



  1. Cha, me, tôn thuộc của bị cáo hoặc một trong những bị cáo có mặt và bị xử chung cùng một phiên tòa;

  2. Con trai, con gái, cháu, chắt của bị cáo;

  3. Anh chị em của bị cáo;

  4. Thích thuộc cùng hàng

  5. Chồng hoặc vợ, dù đã ly hôn;

  6. Nguyên đơn dân sự

  7. Trẻ em dưới mười sáu tuổi.


Điều 336

Tuy nhiên nếu những người nói trên đã khai với tư cách người làm chứng thì lời khai của họ không bị vô hiêu trong trường hợp Viện công tố và tất cả các bên đương sự không phản đối việc tuyên thệ.

Trong trường hợp có sự phản đối của Viện công tố hay của một hoặc nhiều đương sự, Chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định là lời khai của người làm chứng chỉ mang tính chất thông tin.
Điều 337

Những người, vì nhiệm vụ theo luật định hay chủ động tố giác các sự kiện truy tố, có thể khai với tư chách người làm chứng, nhưng Chánh tòa phải cho Tòa đại hình biết về việc đó.

Người tố giác được thưởng tiền theo quy định của pháp luật, có thể khai với tư cách người làm chứng, trừ trường hợp có sự phản dối của một trong số các bên đương sự hoặc của Viện công tố.
Điều 338

Sau khi người làm chứng khai xong, Viện công tố, nguyên đơn dân sự và bị cáo có thể yêu cầu Chủ tọa phiên toa cho người làm chứng tạm thời rời khỏi phòng xử ns, để nghe những lời khai khác, sau đó lại cho họ trở lại cung khai, dù có tiến hành đối chất hay không.


Điều 339

Chủ toạ có thể ra lệnh cho một hoặc nhiều bị can rút lui trước, trong hoặc sau khi xét hỏi nhân chứng, hoặc thẩm vấn bị can và thẩm tra họ một cách riêng rẽ trong bất kì tình huống xét xử nào. Nhưng chỉ để ý đến việc bắt đầu lại việc xét xử sau khi đã thông báo cho từng bị can công việc đã làm khi vắng mặt, và hệ quả phát sinh từ việc đó.




tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương