BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang10/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   49

Điều 151


Thẩm phán điều tra có thể ủy thác cho một thẩm phán cùng Tòa, một thẩm phán điều tra khác hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp tiến hành các hoạt động điều tra cần thiết ở những nơi mà người được ủy thác có thẩm quyền trên địa bàn. Người được ủy thác phải thông báo việc ủy thác cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm biết.

Quyết định ủy thác điều tra phải ghi rõ tính chất của tội phạm khởi tố, phải được thẩm phán điều tra ủy thác ký tên, đóng dấu và ghi ngày tháng.

Chỉ có thể ủy thác hoạt động điều tra liên quan trực tiếp đến việc trừng trị tội phạm đã khởi tố.

Thẩm phán điều tra ấn định thời hạn hoàn thành nhiệm vụ điều tra được ủy thác. Hết thời hạn trên, sỹ quan cảnh sát tư pháp được ủy thác điều tra phải chuyển cho thẩm phán điều tra những biên bản đã được lập trong quá trình điều tra. Trong trường hợp thẩm phán điều tra không ấn định thời hạn điều tra thi người được ủy thác phải hoàn thành việc điều tra và gửi trả cá biên bản cho thẩm phán điều tra trong thời hạn tám ngày sau khi kết thúc việc điều tra được ủy thác.


Điều 152

Thẩm phán hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp được chỉ định thi hành thư yêu cầu tương trợ thực hiện toàn bộ các quyền của thẩm phán điều tra theo phạm vi giới hạn của thư yêu cầu.

Tuy nhiên, sỹ quan cảnh sát tư pháp không thể thẩm vấn và đối chất người thuộc diện thẩm tra tư pháp. Họ chỉ có thể xét hỏi các bên dân sự hoặc nhân chứng trợ giúp theo yêu cầu.

Thẩm phán điều tra có thể đến, không kèm theo thư kí hoặc nhân viên soạn thảo báo cáo chính thức, để chỉ đạo hoặc giám sát việc thi hành thư yêu cầu tương trợ, nếu không tự mình tiến hành việc điều tra. Trong những trường hợp cần phải đi thị sát thì có thể ra lệnh gia hạn tạm giam trong thư yêu cầu tương trợ. Trong toàn bộ các trường hợp, chuyến đi này được đề cập trong thư yêu cầu tương trợ ghi lại việc thi hành.


Điều 153

Bất kì nhân chứng nào được triệu tập để xét hỏi trong quá trình thi hành thư yêu cầu tương trợ có nghĩa vụ trình diện, tuyên thệ và khai. Nếu không có lý do khả dĩ để nghi ngờ là người này đã thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện tội phạm thì có thể bị tạm giam trong thời gian cần thiết cho việc xét hỏi.

Nếu người này không thực hiện nghĩa vụ thì thẩm phán phụ trách được thông báo sẽ sử dụng các cơ quan bảo vệ pháp luật bắt buộc người này phải có mặt. Nhân chứng không có mặt bị phạt tiền theo quy định tại điều 434-15-1 Bộ luật Hình sự.

Nghĩa vụ tuyên thệ và tuyên bố không áp dụng đối với người bị tạm giữ khi áp dụng điều 154. Thực tế là người bị tạm giữ đã bị xét hỏi sau khi tuyên thệ không tạo thành các căn cứ để huỷ bỏ tố tụng.


Điều 154

Khi sỹ quan cảnh sát tư pháp cần tạm giữ người, đối với những người mà có một hoặc nhiều lý do khả dĩ để nghi ngờ là họ đã thực hiện hoặc nỗ lực thực hiện tội phạm, tuỳ quyền định đoạt của người này để thi hành thư yêu cầu tương trợ, sỹ quan cảnh sát tư pháp thông báo lúc bắt đầu tiến hành biện pháp này cho thẩm phán điều tra thụ lý vụ án. Thẩm phán điều tra giám sát biện pháp tạm giam. Sỹ quan cảnh sát tư pháp không thể giữ người quá hai mươi tư giờ.

Cá nhân phải có mặt trước thẩm phán này trước khi hết thời hạn hai mười tư giờ hoặc, nếu thư yêu cầu tương trợ được thi hành tại một khu vực quyền tài phán khác, trước thẩm phán điều tra nơi sẽ thi hành biện pháp này. Khi kết thúc việc trình diện, thẩm phán điều tra có thể gia hạn bằng văn bản biện pháp này không quá hai mươi tư giờ. Trong những trường hợp ngoại lệ, mặc dù trước đó cá nhân không có mặt, có thể cho phép việc gian hạn này bằng văn bản và quyết định có lý do.

Khu vực quyền tài phán của các toà án quận Paris, Nanterre, Bobigny và Créteil được áp dụng đối với các biện pháp tạm giam tiến hành trong phạm vi quy định của điều này. Thẩm phán điều tra thi hành thẩm quyền được trao cho công tố viên cấp quận theo các điều 63-2 và 63-3. Thông tin quy định tại đoạn ba điều 63-4 phải nêu rõ là biện pháp tạm giam được thi hành trong phạm vi thư yêu cầu tương trợ.


Điều 154-1

Để thực hiện thư ủy thác điều tra, sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể ra lệnh thực hiện việc giám định các mẫu ngẫu nhiên theo tại điều 55-1.

Áp dụng tương tự các quy định tại khoản 2 và 3 của điều 55-1.
Điều 154-2

Thẩm phán điều tra có ý định đưa một người đã bị xét hỏi với tư cách nhân chứng vào diện thẩm tra tư pháp có thể, theo các thủ tục quy định tại điều 151, sử dụng thư yêu càu tương trợ để yêu cầu bất kì thẩm phán điều tra nào tiến hành áp dụng biện pháp thẩm tra tư pháp này theo các quy định tại điều 116.

Thẩm phán điều tra có trách nhiệm thi hành thư yêu cầu tương trợ đưa người này vào diện thẩm tra tư pháp theo các quy định của điều 116, trừ khi quyết định là theo quan sát của chính mình hoặc của luật sư, không có chứng cứ bổ trợ hoặc nghiêm trọng cho thấy chắc chắn người này có tội. Trong trường hợp này thẩm phán thông báo cho người này là họ có quyền làm nhân chứng trợ giúp.

Khi người này đã bị xét hỏi với tư cách nhân chứng trợ giúp, thẩm phán điều tra có thể sử dụng thư yêu cầu tương trợ để ra lệnh cho thẩm phán điều tra đưa người này vào diện thẩm tra tư pháp.


Điều 155

Nếu theo quyết định ủy thác điều tra, phải tiến hành nhiều vụ việc cùng một lúc, tại nhiều nơi trong một địa bàn, thì thẩm phán điều tra ủy thác điều tra có thể chuyển đến các thẩm phán điều tra hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp có nhiệm vụ thi hành, mọi người một bản sao nguyên văn quyết định ủy thác điều tra.

Trong trường hợp khẩn cấp, quyết định ủy thác điều tra có thể được gửi đi bằng mọi phương tiện; tuy nhiên bản gửi đi phải nêu rõ các nội dung cơ bản của bản chính, đặc biệt là tính chất của tội phạm, tên và tư cách của thẩm phán điều tra ủy thác điều tra.
MỤC IX

Ý KIẾN CHUYÊN GIA (TRƯNG CẦU GIÁM ĐỊNH)


Các điều từ 156 đến 169-1


Điều 156

Toà án điều tra hoặc xét xử có thể trưng cầu giám định khi phát sinh một vấn đề mang tính kỹ thuật theo đơn của công tố viên cấp quận hoặc theo thẩm quyền, hoặc theo đơn của các bên. Công tố viên cấp quận hoặc bên trưng cầu giám định có thể nêu cụ thể các vấn đề cần giám định trong đơn.

Nếu thẩm phán điều tra thấy rằng không cần chấp thuận đơn trưng cầu giám định thì phải ra lệnh có lý do trong vòng không quá một tháng kể từ khi nhận được đơn. Các quy định tại đoạn áp chót và đoạn chót điều 81 được áp dụng.

Chuyên gia thi hành nhiệm vụ dưới sự giám sát của thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán khác do toà án trưng cầu giám định chỉ định.


Điều 157

Chuyên gia được lựa chọn từ các thể nhân hoặc pháp nhân có đăng ký trong danh sách quốc gia do văn phòng Toà án giám đốc thẩm soạn thảo, hoặc một trong các danh sách do toà án phúc thẩm soạn thảo theo các điều kiện quy định tại Luật số 71-498 ngày 29 tháng 6 năm 1971 liên quan đến các chuyên gia tư pháp (người giám định tư pháp).

Trong các trường hợp ngoại lệ, toà án có thể lựa chọn các chuyên gia không đăng ký trong bất kì danh sách nào nói trên bằng một quyết định có nêu lý do.
Điều 158

Giám định viên có nhiệm vụ xem xét các vấn đề mang tính kỹ thuật được nêu rõ trong quyết định trưng cầu giám định.


Điều 159

Thẩm phán điều tra có quyền chỉ định giám định viên sẽ tiến hành giám định.

Trong trường hợp cần thiết, thẩm phán điều tra có thể chỉ định nhiều giám định viên.
Điều 160

Chuyên gia không có tên trong các danh sách quy định tại điều 157 phải tuyên thệ trước thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán do toà án chỉ định theo Luật số 71-498 ngày 29 tháng 6 năm 1971 liên quan đến người giám định tư pháp. Hồ sơ chính thức lưu lời tuyên thệ có chữ ký của thẩm phán có thẩm quyền, chuyên gia và thư kí. Trong trường hợp có trở ngại thì phải nêu các cơ sở của điều này, có thể tuyên thệ bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án.


Điều 161

Quyết định phân công chuyên gia phải đặt ra cho họ thời hạn để hoàn thành nhiệm vụ.

Nếu có các lý do đặc biệt thì thời hạn này có thể được gia hạn theo yêu cầu của các chuyên gia và thông qua một quyết định có lý do của thẩm phán hoặc toà án đã chỉ định những người này. Chuyên gia không nộp báo cáo trong thời hạn quy định có thể bị thay thế ngay và phải báo các các hoạt động điều tra đã tiến hành. Họ cũng phải trả lại trong vòng bốn mươi tám giờ bất kì đồ vật, chứng cứ và tài liệu nào được giao để tiến hành nhiệm vụ. Họ cũng có thể phải chịu các biện pháp kỷ luật bao gồm khả năng bị loại ra khỏi một trong các danh sách quy định tại điều 157.

Trong khi thực hiện nhiệm vụ, chuyên gia phải hợp tác chặc chẽ với thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán được phân công phụ trách; thường xuyên thông báo về tiến trình hoạt động và cho phép họ tiến hành các bước phù hợp vào bất kì thời điểm nào.

Trong quá trình hoạt động, thẩm phán điều tra, nếu thấy cần, có thể mời chuyên gia trợ giúp.
Điều 162

Nếu chuyên gia nêu vấn đề không thuộc lĩnh vực chuyên môn để giải thích cho họ, thẩm phán có thể điều động các cá nhân có kỹ năng cần thiết để làm điều này.

Người được chỉ định phải tuyên thệ theo các điều kiện quy định tại điều 160.

Toàn bộ báo cáo của họ được gắn kèm với báo cáo quy định tại điều 166.


Điều 163

Trước khi gửi các đồ vật được niêm phong chính thức cho các chuyên gia, thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán do toà án chỉ định lập bảng kê, nếu cần, theo các điều kiện quy định tại điều 97. Người này lập danh sách các đồ vật được niêm phong chính thức trong hồ sơ.

Để tiến hành nhiệm vụ, chuyên gia được uỷ quyền mở hoặc mở lại niêm phong, và niêm phong mới sau khi khôi phục các đồ vật có trách nhiệm thẩm tra. Trong trường hợp này, chuyên gia phải ghi lại việc mở hoặc mở lại niêm phong trong hồ sơ và phải lập bảng kê các đồ vật được niêm phong. Các quy định tại đoạn bốn điều 97 không áp dụng.
Điều 164

Để thu thập thông tin và khi đặc biệt cần thiết để tiến hành nhiệm vụ, chuyên gia có thể nhận các tuyên bố của cá nhân ngoài những người thuộc diện thẩm tra tư pháp, nhân chứng bổ trợ hoặc bên dân sự.

Tuy nhiên, nếu thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán do toà án đề cử đã cho phép điều này, họ có thể với sự đồng ý của các bên liên quan nhận tuyên bố của người thuộc diện thẩm tra tư pháp, nhân chứng bổ trợ hoặc bên dân sự nếu điều này là cần thiết để cho phép họ tiến hành nhiệm vụ. Những tuyên bố này được đưa ra với sự có mặt của luật sư hoặc sau khi người này đã được thông báo một cách phù hợp về điều này theo các quy định của đoạn cuối điều 114, trừ khi văn bản từ chối được chuyển cho chuyên gia. Cũng có thể nhận những tuyên bố này khi việc tuyên bố hoặc thẩm vấn được tiến hành trước thẩm phán điều tra với sự có mặt của chuyên gia.

Bác sỹ hoặc các chuyên gia tâm lí có trách nhiệm giám định người thuộc diện thẩm tra tư pháp, nhân chứng bổ trợ hoặc bên dân sự có thể trong mọi trường hợp hỏi bất kì câu hỏi nào cần thiết để tiến hành nhiệm vụ mà không cần sự có mặt của thẩm phán và luật sư.


Điều 165

Trong quá trình giám định, các bên có thể làm đơn đến toà án đã ủy thác để chỉ đạo các chuyên gia tiến hành những hoạt động điều tra cụ thể hoặc xét hỏi bất kì người nào được chỉ định theo tên có thể cung cấp thông tin liên quan đến bản chất kỹ thuật.


Điều 166

Khi kết thúc hoạt động, chuyên gia phải soạn thảo báo cáo bao gồm việc mô tả hoạt động cũng như các kết luận. Chuyên gia phải ký tên vào báo cáo và ghi lại tên và địa vị của bất kì ai trợ giúp họ theo chỉ đạo và những người mà họ có trách nhiệm tiến hành nhiệm vụ được giao.

Khi có nhiều chuyên gia được chỉ định và có sự khác nhau về quan điểm, hoặc nếu họ có bảo lưu liên quan đến những kết luận chung, thì mỗi người phải nêu quan điểm hoặc bảo lưu và lý do của mình.

Báo cáo và đồ vật được niêm phong hoặc phần còn lại được trả lại cho thư kí toà án đã ra lệnh trưng cầu giám định bảo quản; phải lập biên bản chính thức việc gửi giữ này.

Với sự đồng ý của thẩm phán điều tra, chuyên gia có thể gửi kết luận báo cáo của mình trực tiếp và bằng bất kì phương tiện nào cho sỹ quan cảnh sát tư pháp có trách nhiệm thi hành thư yêu cầu tương trợ.
Điều 167

Thẩm phán điều tra thông báo cho các bên và luật sư của họ kết luận giám định, sau khi triệu tập họ phù hợp với các quy định tại đoạn hai điều 114. Người này cũng thông báo cho họ, khi cần, kết luận báo cáo của những người được triệu tập phù hợp với các điều 60 và 77-1, khi các quy định tại đoạn bốn điều 60 không áp dụng. Sau đó phải chuyển giao toàn bộ bản sao báo cáo, theo yêu cầu, cho luật sư của các bên.

Cũng có thể chuyển giao kết luận bằng thư bảo đảm hoặc, khi cá nhân bị tạm giam, qua giám thị trại giam để gửi ngay bản gốc hoặc bản sao biên lai giao nhận với chữ ký của người liên quan cho thẩm phán điều tra.

Trong mọi trường hợp, thẩm phán điều tra đặt ra thời hạn cho các bên đưa ra bình luận của mình hoặc nộp đơn, đặc biệt là để yêu cầu tiếp tục báo cáo hoặc quan điểm phụ. Đơn này phải được nộp phù hợp với các quy định tại đoạn mười điều 81. Trong thời hạn này, luật sư của các bên được phép tiếp cận hồ sơ vụ án. Thời hạn do thẩm phán điều tra ấn định, có tính đến tính chất phức tạp của báo cáo giám định, không được ít hơn mười lăm ngày hoặc, trong trường hợp báo cáo giám định về kế toán hoặc tài chính, là một tháng. Khi thời hạn này đã hết, không được nộp yêu cầu tiếp tục báo cáo, quan điểm phụ hoặc báo cáo giám định mới cho dù căn cứ vào điều 82-1, trừ khi xuất hiện những nhân tố mới.

Khi từ chối đơn, thẩm phán điều tra soạn thảo một quyết định có lý do trong vòng một tháng kể từ khi nhận đơn. Điều này cũng áp dụng nếu người này chỉ định một chuyên gia duy nhất khi các bên yêu cầu chỉ định nhiều chuyên gia. Các quy định tại đoạn cuối điều 81 được áp dụng.

Thẩm phán điều tra cũng có thể thông báo cho nhân chứng bổ trợ, theo cách thức quy định tại điều này, kết luận của bất kì báo cáo chuyên gia nào liên quan đến mình, trong khi đặt ra thời hạn yêu cầu báo cáo thêm hoặc quan điểm phụ. Tuy nhiên, thẩm phán không có nghĩa vụ ra quyết định có lý do nếu thấy rằng yêu cầu không lý giải được điều này, trừ khi nhân chứng bổ trợ yêu cầu được đưa vào diện giám sát tư pháp phù hợp với điều 113-6.


Điều 168

Nếu cần giám định, viên có thể trình bày kết quả giám định trước phiên tòa sau khi tuyên thệ sẽ trình bày một cách trung thực, bằng danh dự và lương tâm của mình. Khi trình bày giám đinhi viên có thể xem báo cáo và các bản phụ lục.

Chủ tọa phiên tòa có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Viện công tố, các bên hoặc luật sư của các bên, đặt mọi câu hoi liên quan đến các công việc mà giám định viên đã tiến hành.

Sau khi trình bày, giam định viên tiếp tục tham dự phiên xét xử, trừ trường hợp chủ tọa cho phép ra về.


Điều 169

Nếu trong quá trình toà án xét hỏi một người với tư cách nhân chứng hoặc nguồn thông tin phát hiện thấy trái với kết luận trong báo cáo của chuyên gia hoặc có thông tin mới từ quan điểm kỹ thuật, thì chánh án hỏi chuyên gia, công tố viên, người bào chữa và, nếu có thể, bên dân sự, đưa ra những bình luận của mình. Toà án ra phán quyết, bằng một quyết định có lý do, là sẽ tiếp tục xét hỏi hoặc vụ án bị hoãn vào một ngày khác. Nếu hoãn thì toà án có thể ra lệnh bất kì biện pháp nào phù hợp liên quan đến quan điểm của chuyên gia.


MỤC X

ĐIỀU TRA TƯ PHÁP: CÁC TRƯỜNG HỢP ĐÌNH CHỈ HIỆU LỰC

Các điều từ 170 đến 174-1


Điều 170

Trong quá trình điều tra, phòng điều tra có thể, trong bất kì vấn đề nào, đình chỉ hiệu lực văn bản tố tụng hoặc tài liệu tố tụng của thẩm phán điều tra, công tố viên, các bên hoặc nhân chứng bổ trợ.


Điều 171

Trong qua trình điều tra, Tòa điều tra phúc thẩm có thể tuyên bố vô hiệu một văn bản tố tụng hay một hành vi tố tụng nào đó theo yêu cầu của thẩm phán điều tra, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm hoặc các bên đương sự.


Điều 172

Một văn bản tố tụng hay một hành vi tố tụng sẽ bị vô hiệu nếu không tuân theo các thủ tục cơ bản quy định tại bộ luật này hoặc tại các văn bản pháp luật tố tụng hình sự khác và xâm phạm đến lợi ích của các bên liên quan.


Điều 173

Nếu thẩm phán điều tra cho rằng một bước tố tụng hoặc tài liệu tố tụng bị huỷ bỏ thì phải chuyển cho phòng điều tra để ra quyết định, sau khi nghe ý kiến của công tố viên cấp quận và sau khi đã thông báo cho các bên.

Nếu công tố viên cấp quận cho rằng có cơ sở huỷ bỏ thì ra lệnh cho thẩm phán điều tra gửi cho mình hồ sơ vụ án để chuyển cho phòng điều tra, nộp đơn xin huỷ cho phòng này và thông báo cho các bên về điều này.

Nếu một trong các bên hoặc nhân chứng bổ trợ cho rằng có cơ sở huỷ bỏ thì chuyển vụ án cho phòng điều tra bằng cách nộp đơn có lý do và một bản sao cho thẩm phán điều tra để chuyển hồ sơ vụ án cho chủ tịch phòng điều tra. Đơn phải được nộp, với chế tài là không được chấp nhận, như là một tuyên bố cho văn phòng của phòng điều tra. Thư kí phải lưu, ghi ngày và kí tên cùng với người nộp đơn và luật sư. Nếu người nộp đơn không thể kí thì thư kí ghi lại điều này. Khi người nộp đơn hoặc luật sư không cư trú trong khu vực quyền tài phán của toà án có thẩm quyền, tuyên bố gửi đến văn phòng toà án có thể dưới hình thức thư bảo đảm với yêu cầu thông báo khi nhận được. Khi người thuộc diện thẩm tra tư pháp bị tạm giam, cũng có thể nộp đơn bằng cách nộp tuyên bố cho giám thị trại giam. Giám thị trại giam lưu, ghi ngày và kí tên cùng với người nộp đơn. Nếu người nộp đơn không thể kí thì giám thị trại giam ghi lại điều này. Phải gửi ngay bản gốc hoặc bản sao tài liệu này bằng bất kì cách nào cho văn phòng của phòng điều tra.

Quy định của ba đoạn trên không áp dụng đối với các quyết định tố tụng có thể bị các bên kháng cáo, và cụ thể là, đối với các quyết định liên quan đến việc tạm giam trước khi xét xử hoặc giám sát tư pháp.

Trong vòng tám ngày kể từ khi văn phòng của phòng điều tra nhận được hồ sơ vụ án, chủ tịch có thể, bằng một lệnh không thể kháng cáo, quyết định là đơn không được chấp nhận theo điều này, đoạn ba hoặc bốn, điều 173-1, điều 174 đoạn 1, hoặc 175 đoạn hai; cũng có thể quyết định là đơn không được chấp nhận nếu không nêu lý do. Nếu thấy rằng đơn không được chấp nhận, chủ tịch phòng điều tra ra lệnh trả hồ sơ điều tra cho thẩm phán điều tra; trong các trường hợp khác thì chuyển cho công tố viên tiến hành như quy định tại điều từ 194 trở về sau.


Điều 173-1

Với chế tài không được chấp nhận, người thuộc diện thẩm tra tư pháp phải tuyên bố các căn cứ huỷ bỏ bất kì biện pháp nào được tiến hành trước khi thẩm vấn người này vào lần trình diện đầu tiên, hoặc tại chính buổi thẩm vấn này, trong vòng sáu tháng kể từ khi được thông báo là người này thuộc diện thẩm tra tư pháp, trừ các trường hợp người này không thể biết về những điều này. Điều tương tự cũng áp dụng đối với các căn cứ để tuyên vô hiệu bất kì bước tố tụng nào tiến hành trước mỗi lần thẩm vấn sau này.

Điều tương tự áp dụng đối với các nhân chứng bổ trợ, từ thời điểm lần đầu tiên xét hỏi người này, và các lần xét hỏi sau này.

Điều tương tự áp dụng đối với bên dân sự, từ thời điểm lần đầu tiên xét hỏi người này, và các lần xét hỏi sau này.


Điều 174

Khi phòng điều tra nhận được vụ án căn cứ điều 173, phải nộp toàn bộ các cơ sở cho việc huỷ bỏ tố tụng được chuyển đến, không ảnh hưởng đến quyền của toà án thực hiện theo thẩm quyền.

Phòng điều tra quyết định liệu có nên giới hạn việc huỷ bỏ đối với toàn bộ hoặc phần văn bản hoặc tài liệu tố tụng có vấn đề, hoặc nên mở rộng đến toàn bộ hoặc một phần của các thủ tục tố tụng sau này, và tiến hành như quy định tại đoạn ba điều 206.

Văn bản hoặc tài liệu bị huỷ bỏ được rút khỏi hồ sơ điều tra vụ án và nộp cho văn phòng toà phúc thẩm. Văn bản hoặc tài liệu bị huỷ bỏ một phần bị tiêu huỷ sau khi lưu lại bản sao có chứng nhận của bản gốc, được nộp cho văn phòng toà phúc thẩm. Không được phép thu thập thông tin chống lại các bên từ các văn bản hoặc tài liệu bị huỷ bỏ hoặc từ những phần bị huỷ bỏ của các văn bản hoặc tài liệu này, với chế tài kỷ luật đối với luật sư, thẩm phán hoặc công tố viên.


Điều 174-1

Khi phòng điều tra huỷ bỏ việc điều tra tư pháp do vi phạm các quy định của điều 80-1, cá nhân được coi là nhân chứng bổ trợ từ thời điểm thẩm vấn người này trong lần trình diện đầu tiên, và đối với toàn bộ các lần thẩm vấn sau này, cho đến khi kết thúc việc điều tra, theo quy định tại các điều 113-6 và 113-8.


MỤC XI

LỆNH ĐÌNH CHỈ

Các điều từ 175 đến 184


Điều 175

Ngay khi cho rằng việc điều tra đã kết thúc, thẩm phán điều tra thông báo cho các bên và luật sư về điều này, cả bằng lời nói với chữ kí được lưu trong hồ sơ vụ án hoặc bằng thư bảo đảm. Khi cá nhân bị tạm giam thì thông báo này cũng có thể được giám thị trại giam tống đạt và gửi ngay bản gốc biên lai giao nhận hoặc bản sao có chữ kí của cá nhân liên quan cho thẩm phán điều tra.

Sau khi hết thời hạn hai mươi ngày kể từ khi gửi thông báo quy định tại đoạn trên, các bên không còn quyền nộp đơn hoặc yêu cầu trên cơ sở điều 81 (đoạn chín), 82-1, 156 (đoạn một), hoặc 173 (đoạn ba). Các bên có thể, với sự có mặt của luật sư hoặc khi luật sư đã được triệu tập bằng hình thức phù hợp, từ bỏ quyền huỷ bỏ thời hạn này.

Thẩm phán điều tra gửi hồ sơ vụ án cho công tố viên cấp quận khi thời hạn này đã hết. Công tố viên này sau đó gửi đề nghị trong vòng một tháng nếu người thuộc diện thẩm tra tư pháp bị tạm giam, và trong vòng ba tháng trong các trường hợp khác.

Thẩm phán điều tra không nhận được đề nghị của công tố viên trong thời hạn quy định có thể ra lệnh đình chỉ.

Quy định tại đoạn một và, liên quan đến yêu cầu huỷ bỏ tại đoạn hai, cũng áp dụng đối với các nhân chứng bổ trợ.


Điều 175-1

Người thuộc diện thẩm tra tư pháp, nhân chứng bổ trợ hoặc bên dân sự có thể, khi kết thúc thời hạn quy định cho người này phù hợp với đoạn 8 điều 116 hoặc đoạn hai điều 89-1, tính một cách tương ứng từ ngày đưa vào diện thẩm tra tư pháp, lần xét hỏi đầu tiên hoặc khi chính thức tạo thành bên dân sự, hỏi thẩm phán điều tra, phù hợp với các điều kiện quy định tại đoạn mười điều 81, đưa vụ án ra trước toà án bằng việc chuyển giao hoặc cáo trạng, hoặc tuyên bố là không trả lời. Điều này bao gồm cả tố tụng, nếu phù hợp, đối với việc tách vụ án. Yêu cầu này cũng có thể được tạo thành khi chưa tiến hành bất kì hoạt động điều tra nào trong thời hạn bốn tháng.

Trong vòng một tháng kể từ khi nhận được yêu cầu này, thẩm phán điều tra phải cho phép hoặc tuyên bố trong quyết định có lý do là có căn cứ để tìm kiếm thêm thông tin. Trong trường hợp đầu tiên, thẩm phán tiến hành phù hợp với các điều kiện quy định tại mục này. Trong trường hợp thứ hai, hoặc nếu thẩm phán không ra quyết định trong tháng quy định, người thuộc diện thẩm tra tư pháp, nhân chứng bổ trợ hoặc bên dân sự có thể chuyển giao vụ án cho chủ tịch phòng điều tra, phù hợp với điều 207-1. Việc chuyển vụ án cho toà án theo cách này phải được thực hiện trong vòng năm ngày kể từ khi thông báo quyết định của thẩm phán, hoặc khi kết thúc thời hạn một tháng.

Khi thẩm phán điều tra tuyên bố là đang tiếp tục việc điều tra thì phải nộp đơn mới khi kết thúc thời hạn sáu tháng.

Quy định tại điều này không áp dụng sau khi đã gửi thông báo quy định tại đoạn một điều 175.
Điều 175-2

Trong toàn bộ các trường hợp, thời gian điều tra không được quá một thời gian hợp lý, có xem xét đến tính nghiêm trọng của các cáo buộc đối với người thuộc diện thẩm tra tư pháp, tính phức tạp của các hoạt động điều tra cần thiết để minh chứng cho sự thật, và việc thực hiện quyền của bên bào chữa.

Nếu, hai năm sau khi mở hoạt động điều tra, không thể kết thúc thì thẩm phán điều tra ra phán quyết có lý do, với dẫn chiếu đến các tiêu chí quy định tại đoạn trên, giải thích các lý do cho thời hạn tố tụng, bao gồm các chỉ dẫn biện minh cho việc tiếp tục điều tra và cụ thể hoá các triển vọng hoàn tất. Phán quyết này được thông báo cho chủ tịch phòng điều tra, và nếu có yêu cầu thì có thể chuyển vụ án cho toà án này phù hợp với quy định của điều 221-1.

Lệnh quy định tại đoạn trên phải được gia hạn sáu tháng một lần.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương