BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang18/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   49

Điều 556

(Pháp lệnh số 60-529 ngày 4-6-1960) Nếu người nhận ghi trong giấy tống đạt không có mặt tại nơi cư trú thì bản sao giấy tống đạt được giao cho môt người thân thuộc, thích thuộc, người ở hoặc bất cứ người nào cư trú ở đó.

Thừa phát lại ghi trong giấy tống đạt tư cách của người được giao giấy tống đạt.


Điều 557

(Pháp lệnh số 60-529 ngày 4-6-1960) Nếu bản sao giấy tống đạt được giao cho một người sống tại nơi cư trú của đương sự thì thừa phát lại phải thông báo ngay cho đương sự bằng thư bảo đảm có giấy báo nhận. Nếu căn cứ vào giấy báo nhận do đương sự ký mà biết rằng đương sự đã nhận được thư bảo đảm thì việc tống đạt tại nơi cư trú có hiệu lực như tống đạt cho đích thân đương sự.

(Luật số 95-125 ngày 8-2-1995) “Thừa phát lại cũng có thể gửi bằng thư thường cho đương sự một bản sao giấy tống đạt, đương sự phải ký vào giấy báo nhận và gửi trả bằng đường bưu điện hoặc đưa đến văn phòng thừa phát lại. Nếu giấy báo nhận đã được gửi trả lại thì việc tống đạt tại nơi cư trú có hiệu lực như tống đạt cho đích thân đương sự.”

(Luật số 92-1336 ngày 4-6-1960) Nơi cư trú của pháp nhạn là nơi đặt trụ sở của pháp nhân.
Điều 558

(Pháp lệnh số 60-529 ngày 4-6-1960) Nếu không có người nào ở nơi cư trú ghi trong giấy tống đạt thì thừa phát lại kiểm tra ngay xem nơi cư trú đó có chín xác không.

Nếu nơi cư trú đó đúng là nơi cư trú của đương sự thì thừa phát lại ghi vào giấy tống đạt những việc đã làm và ghi nhận xét của mình, sau đó, gửi một bản sao cho Tòa thị chính hoặc Ủy ban nhân dân xã, cho Thị trưởng hoặc Xã trưởng, ủy viên Hội đồng hàng xã được ủy quyền hoặc thư ký của Tòa thị chính hoặc Ủy ban nhân dân xã.

Thừa phát lại thông báo ngay bằng thư bảo đảm có giấy báo nhận cho đương sự yêu cầu đương sự phải đến ngày Tòa thị chính hoặc Ủy ban nhân dân xã để nhận lại bản sao giấy tống đạt.

Nếu tống đạt bản án xử vắng mặt nhiều lần thì phải ghi trong thư bảo đảm tính chất của văn bản được tống đạt cho đích thân đương sự.

Nếu căn cứ vào giấy báo nhận do đương sự ký mà biết rằng đương sự đã nhận được thư bảo đảm thì việc tống đạt đến Tòa thị chính hoặc Ủy ban nhân dân xã có hiệu lực như tống đạt cho đích thân đương sự.

(Luật số 95-125 ngày 8-2-1995) thừa phát lại cũng có thể gửi bằng thư thường cho đương sự một bản sao của giấy tống đạt kèm theo giấy báo nhận. Đương sự phải ký vào giấy báo nhận và gửi trả lại bằng đường bưu điện hoặc đưa đến văn phòng thừa phát lại. Khi giấy báo nhận được gửi trả thì việc tống đạt đến Tòa thị chính hoặc Ủy ban nhân dân xã có hiệu lực như tống đạt cho đích thân đương sự.

Việc triệu tập đương sự ra Tòa vi cảnh hoặc Tòa tiểu hình chỉ có hiệu lực theo quy định tại khoản trên, nếu thời hạn từ ngày đương sự ký giấy báo nhận đến ngày có mặt tại Tòa ít nhất phải bằng thời gian quy định tại Điều 552, có tính đến trường hợp đương sự ở xa.


Điều 559

(Pháp lệnh số 60-529 ngày 4-6-1960) Nếu người nhận ghi trong giấy tống đạt không có nơi cư trú hoặc nơi thường trú rõ ràng thì thừa phát lại giao một bản sao giấy tống đạt cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa án giải quyết vụ việc.

(Luật số 92-1336 ngày 16-12-1992) Những quy định trên được áp dụng đối với việc tống đạt một văn bản liên quan đến một pháp nhân mà không biết trụ sở của pháp nhân ở đâu.
Điều 560

Nếu không xác định được là đương sự đã nhận được thư bảo đảm do thừa phát lại gửi theo quy định tại Điều 558 và 558 hoặc nếu bản sao giấy tống đạt đã được giao cho Viện Công tố thì Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa án đang giải quyết vụ việc có thể yêu cầu sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp tiến hành tìm kiếm để xác định địa chỉ của đương sự. Nếu tìm thấy đương sự thì sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp đó cho đương sự biết giấy tống đạt. Trong trường hợp này, việc tống đạt đã tiến hành có hiệu lực như tống đạt cho đích thân đương sự.

Trong mọi trường hợp, sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp phải lập biên bản tìm kiếm và chuyển ngay biên bản đó cho Viện trưởng Viện công tố.

(Luật số 95-125 ngày 8-2-1995) “Nếu là giấy triệu tập bị cáo thì Viện trưởng Viện công tố cũng có thể ra lệnh cho lực lượng công quyền truy tìm đương sự. Nếu tìm thấy đương sự thì phải thông báo ngay cho Viện trưởng Viện công tố. Viện trưởng Viện công tố có thể gửi ngay bản sao giấy tống đạt cho sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp để người này tống đạt lại ngay cho đương sự. Việc tống đạt này cũng coi như tống đạt cho đích thân đương sự. Nếu sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp không tìm được bị cáo trước ngày ấn định mở phiên tòa thì lệnh truy nã vẫn có hiệu lực. Trong trường hợp tìm được đương sự, Viện trưởng Viện công tố có thể yêu cầu tống đạt cho đương sự giấy triệu tập ra Tòa.”

“Viện trưởng Viện công tố cũng có thể yêu cầu mọi cơ quan, xí nghiệp, và tổ chức chịu sự quản lý hành chính cung cấp cho mình tất cả những thông tin có thể được để xác định địa hỉ, nơi cư trú hoặc nơi thường trú của bị cáo. Cơ quan, tổ chức này không thể không thực hiện yêu cầu của Viện trưởng Viện công tố với lý do là phải bảo đảm bí mật nghề nghiệp.”


Điều 561

Trong trường hợp quy định tại các Điều 557 và 558, bản sao giấy tống đạt được để trong phong bì dán kín. Mặt trước của phong bì ghi họ tên và địa chỉ của pháp nhân đo. Trên mép dán ở mặt sau của phong bì có đóng dầu của thừa phát lại.


Điều 562

(Luật số 92-1336 ngày 16-12-1992) Nếu đương sự đang cư trú tại nước ngoài thì giấy triệu tập đương sự được gửi đến Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa án thụ lý vụ việc. Viện trưởng Viện công tố ký duyệt bản chính và gửi bản sao cho Bộ trưởng Bộ ngoại giao hoặc cho một cơ quan nào đó được xác định trong các công ước quốc tế.

Các quy định tại khoản trên cũng được áp dụng cho những pháp nhân có trụ sở nước ngoài.


Điều 563

Trong mọi trường hợp, thừa phát lại phải ghi vào bản chính giấy triệu tập dưới dạng biên bản những công việc đã thực hiện và những điều đã được trả lời đối với các yêu cầu của thừa phát lại.

Viện trưởng Viện công tố có thể yêu cầu thừa phát lại tiến hành tìm kiếm bổ xung, nếu thấy công việc đã được tiến hành chưa đủ.

Trong thời gian 24 giờ, bản chính giấy triệu tập phải được gửi cho người đã yêu cầu gửi giấy triệu tập.

Ngoài ra, nếu Viện trưởng Viện công tố là người yêu cầu gửi giấy triệu tập thì phải gửi cả bản sao và bản chính giấy triệu tập.
Điều 564

Thừa phát lại phải ghi chi phí của việc tống đạt vào phần dưới bản gốc và bản sao văn bản tống đạt, với hình phạt tiền là 3 Euro đến 15 Euro. Hình phạt tiền này do chánh án toà án thụ lý vụ án quyết định áp dụng.


Điều 565

Giấy triệu tập chỉ có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu xâm phạm quyền lợi của đương sự, trừ những quy định tại Điều 553-2 về thời hạn triệu tập.


Điều 566

Nếu giấy triệu tập bị vô hiệu do lỗi của thừa phát lại thì thừa phát lại có thể phải chịu chi phí gửi giấy triệu tập, chi phí tố tung và tiền bồi thường thiệt hại theo quyết định của Tòa án.

Tòa án đã tuyên bố vô hiệu cũng có thẩm quyền ra các quyết định này.


QUYỂN III

THỦ TỤC ĐẶC BIỆT

Các điều từ 567 đến 626-7

THIÊN I


ĐƠN XIN GIÁM ĐỐC THẨM

Các điều từ 567 đến 621

CHƯƠNG I


CÁC QUYẾT ĐỊNH CÓ THỂ BỊ KHÁNG CÁO VÀ ĐIỀU KIỆN NỘP ĐƠN

Các điều từ 567 đến 575


Điều 567

Các phán quyết của phòng điều tra và các phán quyết của toà án cấp cuối cùng đối với tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng hoặc tội vi cảnh có thể bị huỷ bỏ nếu vi phạm pháp luật căn cứ đơn xin giám đốc thẩm của công tố viên hoặc bên bị ảnh hưởng tiêu cực, theo những đặc điểm trình bày dưới đây.

Đơn được nộp cho toà hình sự của Toà án Giám đốc thẩm.
Điều 567-1

(Luật số 75-701 ngày 6-8-1975) Nếu xem xét thấy quyết định đang bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định cuối cùng không còn được kháng cáo, kháng nghị nữa, thì Cháng Tòa hình sự Tòa phá án ra quyết định không chap nhạn việc kháng cáo, kháng nghị đó. Quyết định này là quyết định cuối cùng, không ai được quyền khiếu kiện nữa.
Điều 567-2

Khi phòng hình sự nhận được đơn kháng cáo phán quyết của phòng điều tra đối với các vấn đề tạm giam trước khi xét xử thì phải phán quyết trong vòng ba tháng kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án của Toà án Giám đốc thẩm, nếu không thực hiện được điều này thì bị cáo đương nhiên được trả tự do.

Người nộp đơn xin giám đốc thẩm hoặc luật sư phải, với chế tài bị tuyên bố không đủ tiêu chuẩn, nộp tuyên bố giải thích các căn cứ giám đốc thẩm trong vòng một tháng kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án, trừ khi, trong trường hợp ngoại lệ, chánh toà hình sự gia hạn thêm tám ngày. Người làm đơn không được đưa ra các căn cứ mới và nộp tuyên bố sau khi hết thời hạn này.

Chánh toà hình sự ấn định ngày xét xử ngay khi tuyên bố được nộp.


Điều 568

Công tố viên và tất cả các bên có năm ngày kể từ ngày ban hành quyết định bị kháng cáo để nộp đơn xin giám đốc thẩm.

Tuy nhiên, thời hạn nộp đơn chỉ được tính từ khi tống đạt phán quyết, bằng bất kì phương thức nào:

1º đối với bất kì bị cáo nào, sau phiên xét hỏi tranh tụng, không có mặt hoặc được đại diện tại phiên xét hỏi khi đọc phán quyết, nếu người này không được thông báo như quy định tại điều 462, đoạn 2;

2º đối với bất kì bị cáo nào, nhưng sau khi xét hỏi một luật sư có mặt để tiến hành bào chữa và người này không có văn bản đại diện có chữ ký của bị cáo;

3º đối với bất kì bị cáo nào không có mặt cả ở trong các vụ án quy định tại điều 410 cả trong trường hợp quy định tại đoạn năm điều 411 khi luật sư không có mặt;

4º đối với bất kì bị cáo nào được xét xử sau khi đã vắng mặt nhiều lần.

Thời hạn nộp đơn xin giám đốc thẩm đối với các phán quyết sơ thẩm hoặc phúc thẩm tuyên vắng mặt chỉ tính đối với bị cáo kể từ ngày khi họ không còn bị phản đối bởi đơn xin miễn trừ. Đối với công tố viên, thời hạn được tính từ ngày hết thời hạn mười ngày sau khi tống đạt phán quyết.

Các quy định tại điều 498-1 áp dụng vì mục đích xác định thời điểm để tính thời hạn nộp đơn xin giám đốc thẩm đối với người bị phạt tù ngay hoặc hình phạt tù có một phần được hoãn.
Điều 568-1

Khi quyết định bị kháng cáo là một nghị quyết của phòng điều tra ban hành theo các điều kiện quy định tại đoạn bốn điều 695-31, việc áp dụng thời hạn quy định tại đoạn một điều 568 được giảm xuống ba ngày.

Hồ sơ vụ án được gửi, bằng bất kì biện pháp nào cho phép lưu lại bằng văn bản, cho thư kí toà hình sự của Toà án Giám đốc thẩm trong vòng bốn mươi tám giờ từ khi nộp kháng cáo.
Điều 569

(Luật số 70-643 ngày 17-7-1970) Trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị phá án cho đến khi Tòa án ra phán quyết, trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị phá án, tạm hoãn thi hành bản án phúc thẩm, trừ phần của bản án liên quan đến việc bồi thường thiệt hại và trừ trường hợp Tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án của Tòa sơ thẩm, khoản 1 hoặc Tòa phúc thẩm tự mình ra quyết định về việc tạm giam theo nhưng quy định đó.

Việc giám sát tư pháp chấm dứt, trừ trường hợp Tòa phúc thẩm có quyết định khác, khi tuyên án phạt tu Tòa phúc tù không cho hưởng án treo hoặc phạt tù cho hưởng án treo kèm theo thử thách. Nếu có tiền bảo lãnh thì áp dụng các khoản 1 và 2, Điều 142-2 và khoản 2, Điều 142-3.

Trong trường hợp Tòa phúc thẩm quyết định tha bổng, miễn hình phạt hoặc tuyên án phạt tù cho hưởng án treo thông thường hoặc án treo kèm theo thử thách hoặc tuyên án phạt tiền, thì bị cáo được trả tự do ngay sau khi tuyên án, dù có thể kháng cáo, kháng nghị lên Tòa phá án.

Điều 570

(Pháp lệnh số 60-529 ngày 4-6-1960) Nếu Tòa sơ thẩm hoặc Tòa phúc thẩm đã ra một quyết định khác với bản án về nội dung đình chỉ vụ án thì việc kháng cáo, kháng nghị quyết định đó lên Tòa phá án được chấp nhận ngay. Nếu cho rằng một bên đã hiểu lầm và coi quyết định đó là quyết định đình chỉ vụ án, thì Chánh Tòa hình sự Tòa phá án phải xem xét và ra quyết định chấp nhận đơn kháng cáo phá án để bảo đảm trật tự công hoặc quản lý tốt công tác tư pháp, hoặc ra quyết định không chấp nhận việc kháng cáo, kháng nghị đó.

Trong trường hợp quyết định của Tòa phúc thẩm không đình chỉ vụ án thì trước khi hết hạn kháng cáo, kháng nghị lên Tòa phá án, quyết định đó chưa có hiệu lực thi hành và Tòa phúc thẩm không được xét xử về mặt nội dung vụ án.


Điều 571

Thư kí thông báo cho chánh án toà án cấp sơ thẩm hoặc toà án phúc thẩm việc nộp đơn kiện này. Phán quyết phúc thẩm hoặc sơ thẩm không được thi hành và không được ra quyết định đối với vấn đề này cho đến khi có quyết định liên quan đến đơn kiện.

Ngay khi nhận được đơn xin giám đốc thẩm và đơn kiện, thư kí gửi các đơn này cho chánh toà hình sự cùng với bản sao phán quyết phúc thẩm hoặc sơ thẩm và bản sao đơn xin giám đốc thẩm.

Chánh toà hình sự giải quyết đơn kiện bằng một lệnh được ban hành trong vòng tám ngày kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án.

Nếu đơn kiện bị từ chối thì có thể thi hành phán quyết phúc thẩm hoặc sơ thẩm và toà án phúc thẩm hoặc sơ thẩm giải quyết theo đúng quy định. Lệnh của chánh án không được phép kháng cáo và đơn xin giám đốc thẩm chỉ được quyết định vào cùng thời điểm với bất kì đơn nào đối với phán quyết phúc thẩm hoặc sơ thẩm được ban hành theo đúng quy định.

Nếu chấp thuận đơn kiện vì lợi ích công hoặc thực thi công lý phù hợp thì chánh án ấn định ngày giải quyết đơn xin giám đốc thẩm.

Toà hình sự phải quyết định trong vòng hai tháng từ khi có lệnh của chánh án mà không cho phép đưa ra bất kì phản đối nào dựa trên thực tế là đơn xin giám đốc thẩm đối với quyết định bị kháng cáo là không được phép hoãn. Việc thi hành phán quyết sơ thẩm hoặc phúc thẩm bị tạm hoãn cho đến khi có quyết định của toà hình sự.

Các quy định tại điều 570 và điều này áp dụng đối với đơn xin giám đốc thẩm đối với các quyết định điều tra, quyết định tạm thời hoặc quyết định chuẩn bị của phòng điều tra, ngoại trừ các phán quyết đề cập tại đoạn ba điều 570.

Nếu tuyên bố chấp nhận ngay đơn xin giám đốc thẩm một phán quyết của phòng điều tra ban hành theo điều 173 chánh toà hình sự có thể ra lệnh cho thẩm phán điều tra phụ trách vụ án đình chỉ hoạt động điều tra tư pháp trừ các biện pháp khẩn cấp.
Điều 571-1

(Luật số 85-1407 ngày 30-12-1985) Việc rút kháng cáo, kháng nghị được Chánh Tòa hình sự Tòa phá án ra quyết định xác nhận.
Điều 572

Quyết định xử bị cáo trắng án của Tòa đại hình có thể bị kháng cáo, kháng nghị lên Tòa phá án vì lợi ích của pháp luật và không gây thiệt hại cho bên đã được xử trắng án.


Điều 573

Tuy nhiên trong trường hợp Tòa đại hình ra quyết định bị xử bị cáo trắng án theo quy định tại Điều 371 hoặc Điều 372, miễn hình phạt theo quy định tại Điều 372 và nếu quyết định này gây thiệt hại cho các bên có thể kháng cáo, kháng nghị lên Tòa phá án.


Điều 574

Phán quyết của phòng điều tra đưa bị cáo đến toà án cải tạo hoặc toà án cảnh sát chỉ có thể bị kháng cáo trước Toà án Giám đốc thẩm để ra quyết định, theo thẩm quyền hoặc sau khi các bên có phản đối, xét xử, hoặc đưa ra các phương án giải quyết theo đó toà án thụ lý vụ án không có quyền sửa đổi.


Điều 574-1

(Luật số 81-82 ngày 2-2-1981) Tòa hình sự Tòa phá án phải giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa điều tra phúc thẩm trong thời hạn ban tahngs kể từ ngày nhận được hồ sơ.

(Luật số 83-466 ngày 10-6-1983; Luật số 85-1407 ngày 30-12-1985) “Người kháng cáo hoặc luật sư của người kháng cáo phải nộp bản tường trình lý do kháng cáo trong thời hạn một tháng kể từ ngày Tòa phá án nhận được hồ sơ, trừ trường hợp đặc biệt, Chánh Tòa hình sự Tòa phá án quyết định ra hạn thêm tám ngày nữa.” Hết hạn đó, người kháng cáo không thể đưa ra những lý do mới và cũng không được nộp bản tường trình lý do kháng cáo nữa.

Nếu Tòa hình sự Tòa phá án không giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn quy định tại khoản 1, điều này thì bị cáo đương nhiên được trả tự do.


Điều 574-2

Toà hình sự của Toà án Giám đốc thẩm, nhận đơn kháng cáo phán quyết quy định tại điều 568-1, ra quyết định trong vòng bốn mươi ngày kể từ khi nộp đơn kháng cáo.

Người nộp đơn xin giám đốc thẩm hoặc luật sư phải, với chế tài bị tuyên bố không đủ tiêu chuẩn, nộp tuyên bố nêu các căn cứ giám đốc thẩm trong vòng năm ngày kể từ khi Toà án Giám đốc thẩm nhận được hồ sơ vụ án. Việc nộp tuyên bố của vụ án này có thể được tiến hành bằng bất kì biện pháp nào cho phép lưu giữ văn bản ghi lại việc này.

Khi hết thời hạn này, người này không thể đưa ra căn cứ mới, và không được nộp bất kì tuyên bố nào.

Khi nhận được tuyên bố, chánh toà hình sự quyết định ngày xét xử.
Điều 575

Bên dân sự có thể nộp đơn xin giám đốc thẩm phán quyết của phòng điều tra chỉ khi công tố viên đã nộp đơn này.

Tuy nhiên, đơn của bên này được chấp nhận trong những trường hợp sau:

1º khi phán quyết của phòng điều tra đã nêu là không có lý do cho hoạt động điều tra tư pháp;

2º khi phán quyết tuyên bố không chấp nhận vụ kiện của bên dân sự;

3º khi phán quyết đã ủng hộ việc phản đối làm đình chỉ việc truy tố;

4º khi phán quyết đã quyết định, theo thẩm quyền hoặc căn cứ vào phản đối của các bên, là toà án thụ lý vụ án không có thẩm quyền;

5º khi phán quyết bỏ lọt một trong các tội danh bị truy tố;

6º khi phán quyết không tuân thủ về mặt thủ tục với các điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại pháp lý của nó.

7º vi phạm các quyền cá nhân quy định tại các điều từ 224-1 đến 224-5 và 432-4 đến 432-6 Bộ luật Hình sự.


CHƯƠNG II

THỦ TỤC NỘP ĐƠN XIN GIÁM ĐỐC THẨM

Các điều từ 576 đến 590


Điều 576

Phải làm đơn kháng cáo gửi tại Phòng lục sự của Tòa án đã ra quyết định kháng cáo.

Đơn kháng cáo phải có chữ ký của lục sự, của người kháng cáo hoặc của một đại tụng viên bên cạnh Tòa án đã ra quyết định bị kháng cáo hoặc của một người được ủy quyền đặc biệt; trong trường hợp phải có chữ ký của một người được ủy quyền đặc biệt thì giấy ủy quyền phải đính vào văn bản do lục sự lập ra. Nếu người kháng cáo không thể ký được thì lục sự phải ghi điều này vào văn bản.

Đơn kháng cáo này phải được đưa vào một quyển sổ đặc biệt và mọi người có quyền đề nghị cấp cho mình một bản sao.


Điều 577

(Luật số 85-1407 ngày 30-12-1985) Nếu người kháng cáo đang bị tạm giam thì có thể làm đơn kháng cáo gửi Giám đốc trại giam.

Giám đốc trại giam xác nhận, ghi ngày tháng và ký vào đơn. Người kháng cáo cũng phải ký vào đơn kháng cáo; nếu người đó không ký được thì Giám đóc trại giam phải rõ điều này.

Bản chính hoặc bản sao đơn kháng cáo được gửi ngày cho Phòng lục sự của Tòa án đã ra quyết định bị kháng có, Lục sự chép lại vào quyển sổ quy định tại khoản 3, Điều 576 và đính tài liệu đó vào văn bản do mình lập ra.
Điều 578

Trong thời hạn ba ngày, người kháng cáo phải thông báo việc kháng cáo cho Viện Công tố và các bên đương sự khác bằng thư bảo đảm có giấy báo nhận.


Điều 579

Bên không nhận được thông báo quy định tại điều 578 có quyền nộp đơn xin miễn trừ phán quyết của Toà án Giám đốc thẩm, bằng một tuyên bố tại trụ sở toà án đã ra quyết định, trong vòng năm ngày kể từ khi có thông báo quy định tại điều 614.



Các Điều từ 580 đến 582

Bãi bỏ theo Luật số 81-759 ngày 6-8-1981.


Điều 583

Người bị phạt tù từ sáu tháng trở lên mà không chấp hành án hoặc không được Tòa án cho miền chấp hành kèm theo hoặc không kèm theo bảo lãnh thì bị truất quyền kháng cáo.

Chậm nhất là khi vụ án được đưa ra xét xử, họ phải xuất trình lệnh giam hoặc quyết định cho miễn chấp hành án.

Để việc kháng cáo được chấp nhận, người kháng cáo chỉ cần chứng minh là đã đến trình diện tại trại giam nơi đặt trụ sở của Tòa phá án hoặc nơi đã tuyên án phạt. Giám đốc trại giam nhận người đo theo lệnh của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Phá án hoặc Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa án đã xét xử vụ án.


Điều 584

Khi làm đơn kháng cáo hoặc trong thời hạn mười ngày sau khi làm đơn kháng cáo, người kháng cáo có thể nộp cho Phòng lục sự của Tòa án đã ra quyết định bị kháng cáo một bản tường trình lý do kháng cáo. Người kháng cáo phaỉ ký vào bản tường trình và lục sự ký giất biên nhận.


Điều 585

(Luật số 93-1013 ngày 24-8-1993) Phòng lục sự của Tòa Phá án phải nhận được bản tường trình lý do kháng án của người đã bị kết án hình sự trong thời hạn một tháng kể từ ngày có kháng cáo, trừ trường hợp Chánh Tòa hình sự Tòa phá án có quyết định khác.
Điều 586

Thư kí đánh số và ghi các chữ cái đầu tiên của tên mình vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án, kèm theo bản sao quyết định, bản sao đơn kháng cáo và, nếu phù hợp, tuyên bố của người nộp đơn, trong vòng tối đa là hai mươi ngày kể từ khi tuyên bố nộp đơn xin giám đốc thẩm. Thư kí soạn thảo một bảng kê toàn bộ hồ sơ.


Điều 587

Sau khi hoàn tất hồ sơ, lục sự chuyển hồ sơ cho công tố viên và công tố viên chuyển ngay cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Phá án. Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa Phá án lại chuyển hồ sơ cho Phòng lục sự của Tòa hình sự Tòa phá án.

Chánh Tòa hình sự Tòa phá án ủy quyền cho một thẩm phán làm báo cáo.
Điều 588

Nếu có một hoặc nhiều luật sư thì ấn định ngày các luật sư phải nộp bản tường trình lý do kháng cáo cho lục sự của Tòa hình sự Tòa phá án.


Điều 589

(Pháp lệnh số 60-529 ngày 4-6-1960) Bên không nhận được bản sao bản tường trình lý do kháng cáo có thể kháng cáo vắng mặt đối với bản án của Tòa Phá án. Họ phải làm đơn kháng cáo gửi cho Phòng lục sự của Tòa án đã tuyên án trong thời hạn năm ngày kể từ ngày tống đạt theo quy định tại Điều 614.
Điều 590

Bản tường trình lý do kháng cáo phải ghi những lý do kháng cáo phá án và những điều luật đã bị vi phạm.

Bản tường trình lý do kháng cáo phải được viết trên giấy có tem, trừ trường hợp người kháng có đã bị kết án về trọng tội.

(Pháp lệnh số 60-529 ngày 4-6-1960) “Phải nộp bản tường trình lý do kháng cáo trong thời hạn quy định. Sau khi thẩm phán báo cáo viên đã nộp báo cáo, các bên không thể nộp bản tường trình bổ xung nữa. Bản tường trình bổ xung nộp quá hạn có thể không được chấp nhận.”
Điều 591

Khi được ban hành theo đúng hình thức luật định, các phán quyết của phòng điều tra và cả các quyết định ban hành ở cấp xét xử cuối cùng bởi các toà án có thẩm quyền chỉ có thể bị huỷ bỏ do vi phạm luật.


Điều 592

Những quyết đinh đó bị tuyên bố vô hiệu nếu số lượng thẩm phán xét xử không theo đúng quy định của pháp luật hoặc có những thẩm phán không tham gia tất cả các phiên tòa xét xử vụ án. Nếu có nhiều phiên tòa xét xử cùng một vụ án thì những thẩm phán ra bản án được coi như đã tham gia tất cả những phiên tòa đó.

Những quyết đinh đó bị tuyên bố vô hiệu nếu Tòa án ra quyết định mà không nghe Viện Công tố trình bày.

(Luật số 72-1226 ngày 29-12-1972) “Ngoài ra, nếu quyết định không được đưa ra tại phiên tòa công khai hoặc nếu việc xét hỏi, tranh luận không tiến hành tại phiên tòa công khai thì quyết định sẽ bị tuyên bố vô hiệu, trừ những trường hợp ngoại lệ do pháp luật quy đinh.”



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương