BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP


Điều 176 Thẩm phán điều tra kiểm tra các yếu tố cấu thành tội phạm hiện hữu chống lại bị can để trên cơ sở đó xác định tội phạm. Điều 177



tải về 3.81 Mb.
trang11/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   49

Điều 176

Thẩm phán điều tra kiểm tra các yếu tố cấu thành tội phạm hiện hữu chống lại bị can để trên cơ sở đó xác định tội phạm.


Điều 177

Nếu thẩm phán điều tra cho rằng các tình tiết không cấu thành tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng hoặc tội vi cảnh, hoặc nếu vẫn chưa xác định được thủ phạm, hoặc nếu không có đủ các cáo buộc đối với người thuộc diện thẩm tra tư pháp thì ra lệnh là không có lý do truy tố.

Khi lệnh giải quyết được thúc đẩy bởi sự tồn tại của một trong các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự quy định tại đoạn một điều 122-1, các điều 122-2, 122-3, 122-4, 122-5 và 122-7 của Bộ luật Hình sự hoặc do người thuộc diện thẩm tra tư pháp đã chết, lệnh phải nêu là liệu có đủ chứng cứ chứng minh cá nhân liên quan đã thực hiện tội phạm bị cáo buộc.

Người thuộc diện thẩm tra tư pháp bị tạm giam trước khi xét xử được trả tự do. Lệnh này chấm dứt việc giám sát tư pháp.

Thẩm phán điều tra quyết định bằng một lệnh tương tự đối với việc trả lại các đồ vật được bảo quản tư pháp. Thẩm phán có thể từ chối trả lại tài sản nếu điều này cho thấy sự nguy hiểm đến người hoặc tài sản. Bất kì ai có lợi ích đều có thể liên hệ quyết định trả lại tài sản tới phòng điều tra theo các điều kiện và nguyên tắc quy định tại điều 99.
Điều 177-1

Theo yêu cầu của người liên quan hoặc được sự đồng ý của người này, hoặc theo thẩm quyền, hoặc theo yêu cầu của công tố viên, thẩm phán điều tra có thể ra lệnh xuất bản toàn bộ hoặc một phần lệnh giải quyết của mình, hoặc ra thông cáo thông báo cho công chúng các căn cứ và điều khoản thi hành của lệnh trong một hoặc nhiều tờ báo, tạp chí chuyên ngành hoặc dịch vụ thông tin công cộng điện tử do người này chọn.

Nếu phù hợp, người này quyết định sẽ xuất bản đoạn trích nào từ quyết định hoặc ấn định ngôn từ của thông cáo được ban hành.

Nếu thẩm phán không chấp nhận yêu cầu của người liên quan thì phải ra quyết định có lý do và có thể bị kháng cáo lên phòng điều tra.


Điều 177-2

Nếu ban hành lệnh giải quyết bắt đầu bằng việc thành lập bên dân sự, thẩm phán, nếu cảm thấy việc thành lập bên dân sự là quá thừa hoặc quá muộn, thì có thể theo yêu cầu của công tố viên cấp quận và bằng một quyết định có lý do, ấn định việc phạt tiền dân sự không quá 15.000 Euro đối với bên dân sự.

Chỉ có thể ban hành quyết định này sau hai mươi ngày kể từ khi công tố viên cấp quận gửi bình luận cho bên dân sự và luật sư, bằng thư bảo đảm hoặc fax với thông báo nhận được, nhằm cho phép bên liên quan gửi trả lời bằng văn bản cho thẩm phán điều tra.

Bên dân sự có thể kháng cáo quyết định này theo những điều kiện tương tự như lệnh giải quyết.

Nếu thẩm phán điều tra không làm theo những yêu cầu của công tố viên cấp quận thì người này có thể kháng cáo theo những điều kiện tương tự.
Điều 177-3

Nếu bên dân sự là pháp nhân thì việc phạt tiền dân sự quy định tại điều 177-2 có thể ấn định đối với người đại diện pháp lý, nếu phát hiện ra sự không trung thực của người này.


Điều 178

Nếu thẩm phán thấy rằng các tình tiết cấu thành tội vi cảnh thì có thể ra lệnh chuyển vụ án cho toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở.

Khi có hiệu lực, lệnh này loại bỏ toàn bộ các sai phạm tố tụng nếu có.

Lưu ý: Luật số 2005-47, điều 11: Những quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi phát hành. Mặc dù vậy, các vụ án mà toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở đã thụ lý hợp pháp trước ngày này vẫn thuộc thẩm quyền của những toà án này.


Điều 179

Nếu thẩm phán cho rằng các tình tiết cấu thành tội ít nghiêm trọng thì ra lệnh chuyển vụ án cho toà án cải tạo. Lệnh này cũng nêu, nếu như vậy, thì bị can được hưởng lợi từ các quy định của điều 132-78 Bộ luật Hình sự.

Lệnh đình chỉ chấm dứt việc tạm giam trước khi xét xử hoặc giám sát tư pháp. Nếu đã ban hành thì lệnh bắt vẫn có hiệu lực. Nếu lệnh triệu tập hoặc lệnh truy nã một cá nhân đã ban hành thì chấm dứt hiệu lực, nhưng không ảnh hưởng đến quyền của thẩm phán điều tra ban hành lệnh bắt bị cáo.

Tuy nhiên, thẩm phán điều tra có thể tiếp tục tạm giam hoặc giám sát tư pháp bị cáo cho đến khi người này có mặt trước toà án, bằng việc ban hành lệnh có lý do đặc biệt và riêng biệt. Trường hợp gia hạn việc tạm giam trước khi xét xử, các nhân tố của vụ án được tuyên bố công khai trong lệnh phải minh chứng được cho biện pháp đặc biệt này về sự cần thiết phải ngăn cản áp lực lên nhân chứng hoặc nạn nhân, để ngăn cản việc phạm tội mới, hoặc để bảo vệ bị cáo hoặc đảm bảo là người này vẫn thuộc sự định đoạt của công lý. Cũng có thể ra lệnh tương tự nếu tội phạm, do tính nghiêm trọng của nó, các tình huống phạm tội hoặc tầm quan trọng của thiệt hại do nó gây ra, đã tạo ra một sự xáo trộn dai dẳng và ngoại lệ đối với trật tự công cộng mà chỉ có thể bị chấm dứt bằng việc gia hạn tạm giam trước khi xét xử.

Bị cáo bị tạm giam được trả tự do ngay nếu toà án cải tạo không tiến hành xét hỏi vụ án theo đúng tính chất của nó khi hết thời hạn hai tháng kể từ ngày chuyển giao lệnh.

Tuy nhiên, nếu không thể xét hỏi theo đúng tính chất của vụ án trước khi hết thời hạn này, toà án có thể, trong những trường hợp ngoại lệ, ra lệnh gia hạn tạm giam thêm sáu tháng, trong quyết định ghi rõ những lý do pháp lý và thực tế ngăn cản việc xét xử vụ án. Bị cáo có quyền có mặt với tư cách cá nhân nếu người này hoặc luật sư yêu cầu. Quyết định này chỉ có thể được gia hạn một lần theo cách thức tương tự. Nếu khi kết thúc thời hạn mới gia hạn này, bị cáo vẫn chưa bị xét xử thì được trả tự do ngay.

Khi có hiệu lực, lệnh đề cập tại đoạn trên loại bỏ toàn bộ các sai phạm tố tụng nếu có.
Điều 179-1

Quyết định triệu tập người thuộc diện thẩm tra tư pháp có mặt trước toà án cấp cơ sở, toà án cảnh sát hoặc toà án cải tạo chỉ thị cho người này là công tố viên phải được thông báo, cho đến khi giải quyết xong vụ án, về bất kì thay đổi nào của địa chỉ được tuyên bố vào thời điểm người này được đưa vào diện thẩm tra tư pháp. Phải tiến hành điều này bằng một thư bảo đảm với yêu cầu thông báo khi nhận được. Quyết định cũng thông báo cho người này là bất kì việc triệu tập hoặc thông báo nào được chuyển đến địa chỉ biết được cuối cùng của người này được cho là đã chuyển đích thân người này.

Lưu ý: Luật số 2005-47, điều 11: Những quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi phát hành. Mặc dù vậy, các vụ án mà toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở đã thụ lý hợp pháp trước ngày này vẫn thuộc thẩm quyền của những toà án này.
Điều 180

Khi có dẫn chiếu đến toà án cấp cơ sở, toà án cảnh sát hoặc toà án cải tạo, thẩm phán điều tra chuyển giao hồ sơ vụ án cùng với lệnh của người này cho công tố viên cấp quận. Công tố viên này được yêu cầu gửi ngay cho văn phòng toà án phù hợp để quyết định vụ án.

Nếu toà án cải tạo thụ lý vụ án thì công tố viên cấp quận phải triệu tập bị cáo tại một trong những lần xét hỏi kế tiếp, tuân thủ thời hạn triệu tập quy định tại Bộ luật này.

LƯU Ý: Luật số 2005-47, điều 11: Những quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi phát hành. Mặc dù vậy, các vụ án mà toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở đã thụ lý hợp pháp trước ngày này vẫn thuộc thẩm quyền của những toà án này.


Điều 181

Nếu thẩm phán điều tra thấy rằng các cáo buộc được chấp nhận đối với người thuộc diện thẩm tra tư pháp cấu thành tội nghiêm trọng theo luật thì ra lệnh truy tố trước toà đại hình.

Người này cũng có thể chuyển cho toà án này các tội liên quan.

Lệnh truy tố bao gồm, với chế tài huỷ bỏ, bài thuyết trình và tiêu chuẩn pháp lý của các vấn đề cáo buộc, và chỉ rõ danh tính của bị can. Lệnh này cũng nêu, nếu phù hợp, là bị can được hưởng lợi từ các quy định của điều 132-78 Bộ luật Hình sự.

Khi có hiệu lực, lệnh truy tố loại bỏ những sai lầm về thủ tục, nếu có.

Biện pháp giám sát tư pháp mà bị can phải chịu vẫn giữ nguyên hiệu lực.

Việc tạm giam trước khi xét xử hoặc giám sát tư pháp những người bị đưa ra xét xử về một tội ít nghiêm trọng chấm dứt hiệu lực, trừ khi các quy định của đoạn ba điều 179 áp dụng. Thời hạn quy định tại đoạn bốn điều 179 được gia hạn đến sáu tháng.

Nếu bị can bị tạm giam trước khi xét xử, lệnh đưa vào trại giam đối với người này vẫn tiếp tục có hiệu lực và người liên quan vẫn ở trong trại giam cho đến khi được xét xử bởi toà đại hình, theo các quy định của hai đoạn sau và điều 148-1. Nếu đã ban hành, lệnh bắt vẫn có hiệu lực, không ảnh hưởng đến việc thẩm phán điều tra ban hành lệnh bắt bị can.

Bị can bị tạm giam vì các tội phạm mà theo đó bị triệu tập đến toà đại hình được trả tự do ngay nếu người này không có mặt trước toà án này vào cuối năm kể từ ngày lệnh truy tố có hiệu lực, nếu bị tạm giam vào thời điểm đó, hoặc kể từ ngày bị tạm giam trước khi xét xử.

Tuy nhiên, nếu việc xét hỏi đúng tính chất của vụ án không thể bắt đầu trước khi hết thời hạn này, phòng điều tra có thể ra lệnh mang tính ngoại lệ gia hạn tạm giam trước khi xét xử thêm sáu tháng, trong một quyết định có ghi lại các lý do pháp lý và thực tế ngăn cản việc xét xử vụ án. Bị can có quyền có mặt với tư cách cá nhân nếu người này hoặc luật sư yêu cầu. Quyết định này chỉ có thể được gia hạn một lần theo cách tương tự. Nếu vào lúc kết thúc của thời hạn gia hạn mới này, bị can vẫn chưa có mặt trước toà đại hình thì được trả tự do ngay.

Thẩm phán điều tra chuyển hồ sơ vụ án cùng quyết định cho công tố viên cấp quận. Công tố viên cấp quận có nghĩa vụ gửi ngay những tài liệu này cho văn phòng toà đại hình.

Vật chứng có bảng kê được chuyển cho văn phòng toà đại hình nếu có trụ sở khác với thẩm phán điều tra.


Điều 182

Có thể ban hành lệnh giải quyết từng phần trong quá trình điều tra.

Có thể ban hành trong điều kiện tương tự lệnh dẫn chiếu từng phần hoặc chuyển giao từng phần tài liệu, khi cáo buộc khẳng định liên quan đến một hoặc nhiều tội do thẩm phán điều tra thụ lý tỏ ra đầy đủ.

Cá nhân là chủ thể của lệnh chuyển giao từng phần vụ án hoặc tài liệu, và không thuộc diện thẩm tra tư pháp vì các cáo buộc khác, được xét hỏi với tư cách nhân chứng bổ trợ. Điều này áp dụng tương tự đối với việc điều tra tư pháp.


Điều 183

Người thuộc diện thẩm tra tư pháp và nhân chứng bổ trợ được thông báo về lệnh khép lại vụ án, và bên dân sự được thông báo về lệnh chuyển giao hoặc quyết định truy tố. Thông báo được đưa ra trong thời hạn ngắn nhất có thể, cả bằng lời nói với chữ ký được lưu trong hồ sơ vụ án hoặc bằng thư bảo đảm.

Theo điều 173-3, đoạn hai, quyết định có thể bị kháng cáo bởi một bên trong tố tụng hoặc bên thứ ba phù hợp với các điều 99, 186 và 186-1 được thông báo cho họ trong thời gian ngắn nhất có thể cả bằng lời nói với chữ ký được lưu trong hồ sơ vụ án hoặc bằng thư bảo đảm. Nếu người thuộc diện thẩm tra tư pháp bị tạm giam, thì họ cũng có thể được thông báo bởi giám thị trại giam bằng cách gửi ngay bản gốc hoặc bản sao biên lai có chữ ký của người này cho thẩm phán điều tra. Trong mọi trường hợp, bản sao quyết định được đưa cho người liên quan.

Việc tống đạt tài liệu cho một bên bằng thư bảo đảm, gửi đến địa chỉ đăng ký cuối cùng của người liên quan, được cho là đã chuyển tới đích thân người này.

Lệnh đề cập tại đoạn một và hai của điều này mà cần phải cho các bên biết thì cũng đồng thời được thông báo cho luật sư theo cách thức tương tự.

Thông báo được gửi đến công tố viên cấp quận bằng bất kì phương thức nào sẵn có. Khi thẩm phán điều tra ra lệnh không phù hợp với đề nghị của công tố viên cấp quận thì thư kí gửi thông báo về điều này cho công tố viên.

Trong mọi trường hợp, thư kí ghi trong hồ sơ vụ án loại và ngày thực hiện các bước tố tụng theo điều này và các biểu mẫu được sử dụng.
Điều 184

Các quyết định của thẩm phán điều tra quy định tại mục này, phải ghi rõ đầy đủ họ, tên, ngày sinh, nơi sinh, nơi cư trú và nghề nghiệp của bị can. Quyết định phải chỉ rõ tội danh tương ứng với hành vi quy cho bị can và các căn cứ buộc tội.


MỤC XII

KHÁNG CÁO QUYẾT ĐỊNH CỦA THẨM PHÁN ĐIỀU TRA VÀ THẨM PHÁN TỰ DO VÀ GIÁM SÁT

Các điều từ 185 đến 187-3


Điều 185

Công tố viên cấp quận có quyền nộp kháng cáo đến phòng điều tra đối với bất kì lệnh nào của thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do.

Kháng cáo phải được nộp trong vòng năm ngày kể từ khi thông báo quyết định và được đưa ra trong một tuyên bố tại văn phòng toà án quận.

Trường hợp người thuộc diện thẩm tra tư pháp kháng cáo việc bị truy tố, quy định tại điều 181, công tố viên cấp quận có một thời hạn phái sinh tuỳ nghi thêm năm ngày kể từ thời điểm người thuộc diện thẩm tra tư pháp kháng cáo.

Trong mọi trường hợp, quyền kháng cáo cũng thuộc về công tố viên cấp quận nhưng phải thông báo cho các bên về kháng cáo của mình trong vòng mười ngày kể từ khi có quyết định của thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám sát và tự do.
Điều 186

Người thuộc diện thẩm tra tư pháp có quyền kháng cáo lệnh và quyết định quy định tại các điều 87, 137-3, 139, 140, 145-1, 145-2, 148, 179 đoạn ba và 181.

Bên dân sự có thể nộp kháng cáo lệnh từ chối điều tra, lệnh xử lý và lệnh ảnh hưởng đến việc kiện đòi dân sự của mình. Tuy nhiên, người này không thể kháng cáo lệnh hoặc các quy định trong lệnh liên quan đến việc tạm giam người thuộc diện thẩm tra tư pháp hoặc biện pháp giám sát tư pháp.

Các bên cũng có thể nộp kháng cáo lệnh mà thẩm phán đã quyết định liên quan đến quyền tài phán của mình, cả theo thẩm quyền của người này và căn cứ vào phản đối quyền tài phán của người này.

Kháng cáo do các bên nộp cũng như đơn quy định tại đoạn năm điều 99 phải được soạn thảo trong các điều kiện và theo các nguyên tắc quy định tại các điều 502 và 503, trong vòng mười ngày kể từ khi thông báo hoặc tống đạt quyết định.

Hồ sơ điều tra vụ án, hoặc bản sao được làm phù hợp với điều 81, được chuyển giao cùng với quan điểm có lý do của công tố viên cấp quận cho công tố viên để tiến hành như tuyên bố tại điều 194.

Nếu chủ tịch phòng điều tra thấy rằng kháng cáo được nộp đối với một lệnh không quy định tại các đoạn từ 1 đến 3 của điều này, thì theo thẩm quyền ra lệnh không chấp nhận kháng cáo và lệnh này là không thể kháng cáo. Điều tương tự cũng áp dụng đối với kháng cáo bất kì quyết định nào của thẩm phán điều tra sau thời hạn quy định tại đoạn bốn điều này, hoặc khi kháng cáo trở nên không có căn cứ. Chủ tịch phòng điều tra cũng có thẩm quyền quyết định rút kháng cáo của người kháng cáo.
Điều 186-1

Các bên cũng có thể kháng cáo lệnh quy định tại đoạn chín điều 81, các điều 82-1 và 82-3, đoạn hai điều 156 và đoạn bốn điều 167.

Trong trường hợp này, hồ sơ điều tra vụ án hoặc bản sao được làm phù hợp với điều 81, được chuyển giao cùng với quan điểm có lý do của công tố viên cấp quận cho chủ tịch phòng điều tra.

Trong vòng tám ngày kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án này, bằng lệnh không được phép kháng cáo, cho dù có chuyển kháng cáo này đến phòng điều tra hay không. Nếu câu trả lời là có thì người này chuyển hồ sơ vụ án cho công tố viên để tiến hành như quy định tại điều 194.

Nếu câu trả lời là không thì người này ra lệnh có lý do đối với việc trả lại hồ sơ điều tra vụ án cho thẩm phán điều tra.
Điều 186-2

Trường hợp kháng cáo một phán quyết quy định tại điều 181, phòng điều tra phán quyết trong vòng bốn tháng kể từ ngày ra lệnh, không thực hiện đúng điều này thì người liên quan, nếu bị tạm giam, đương nhiên được trả tự do.


Điều 186-3

Người thuộc diện thẩm tra tư pháp và bên dân sự có thể kháng cáo quyết định quy định tại đoạn một điều 179 chỉ khi thấy rằng tội phạm được chuyển cho toà án cải tạo cấu thành tội nghiêm trọng đáng lẽ phải bị truy tố đến toà đại hình.


Điều 187

Khi kháng cáo một lệnh không phải lệnh khép lại vụ án, hoặc khi phòng điều tra trực tiếp thụ lý vụ án theo điều 81, đoạn chín, 82-1, đoạn hai, 156, đoạn hai, hoặc 167, đoạn bốn, thẩm phán điều tra tiến hành hoạt động điều tra tư pháp của mình, nếu phù hợp, cho đến khi kết thúc hoạt động điều tra này, trừ khi chủ tịch phòng điều tra quyết định khác. Quyết định này là không thể kháng cáo.

Nguyên tắc tương tự áp dụng khi phòng điều tra nhận được đơn xin huỷ theo điều 173.
Điều 187-1

Trường hợp kháng cáo lệnh tạm giam trước khi xét xử, người thuộc diện thẩm tra tư pháp hoặc công tố viên cấp quận có thể, nếu kháng cáo được nộp muộn nhất vào ngày sau ngày có lệnh, tới chủ tịch phòng điều tra, hoặc khi người này không thể hành động, tới thẩm phán thay thế, để xem xét kháng cáo ngay và không đợi phòng điều tra xét hỏi. Đơn này phải được nộp cùng thời điểm với kháng cáo tới phòng điều tra, với chế tài không được chấp nhận. Người thuộc diện thẩm tra tư pháp, luật sư hoặc công tố viên cấp quận có thể kèm theo các bình luận bằng văn bản để hỗ trợ đơn. Nếu người này yêu cầu như vậy thì luật sư của người thuộc diện thẩm tra tư pháp trình bày những bình luận của mình bằng lời nói trong quá trình xét hỏi tại toà tới chủ tịch phòng điều tra hoặc thẩm phán thay thế. Công tố viên được thông báo về việc xét hỏi này để đưa ra các đề nghị nếu phù hợp. Luật sư trình bày cuối cùng.

Chủ tịch phòng điều tra hoặc thẩm phán điều tra quyết định muộn nhất vào ngày thứ ba sau khi có đơn, sau khi kiểm tra tài liệu có trong hồ sơ vụ án bằng một lệnh không có lý do và không được phép kháng cáo.

Chủ tịch phòng điều tra hoặc thẩm phán thay thế có thể huỷ lệnh của thẩm phán điều tra và ra lệnh trả tự do cho cá nhân nếu thấy là các điều kiện quy định tại điều 144 không được đáp ứng đầy đủ. Phòng điều tra không tiếp tục quản lý hồ sơ.

Trong trường hợp ngược lại thì phải chuyển việc thẩm tra kháng cáo cho phòng điều tra.

Nếu huỷ lệnh của thẩm phán giám sát và tự do thì chủ tịch phòng điều tra hoặc thẩm phán thay thế có thể ra lệnh đưa người thuộc diện thẩm tra tư pháp vào diện giám sát tư pháp.

Nếu việc thẩm tra kháng cáo được chuyển đến phòng điều tra thì phải thông báo cho công tố viên biết quyết định. Phòng lưu trữ của thiết chế nhà tù có thể thông báo cho người thuộc diện thẩm tra tư pháp và, nếu có thể, ghi lại việc từ bỏ quyền kháng cáo của người này.

Khi kết thúc việc xét hỏi tranh tụng quy định tại đoạn bốn điều 145, thẩm phán điều tra có thể ghi lại việc nộp kháng cáo và đơn quy định tại đoạn một điều này. Vì mục đích của đoạn hai điều này, có thể chuyển hồ sơ cho chủ tịch phòng điều tra qua fax.


Điều 187-2

Người kháng cáo quy định tại điều 187-1 có thể yêu cầu phòng điều tra trực tiếp thẩm tra. Trong trường hợp này, sau khi xem xét các tình tiết trong hồ sơ vụ án, phải quyết định trong vòng không quá năm ngày làm việc kể từ khi nộp đơn.


Điều 187-3

Trong các trường hợp quy định tại đoạn hai điều 148-1-1, công tố viên kháng nghị lệnh trả tự do cho tù nhân trái với đề nghị của mình phải, với chế tài không được chấp nhận, nộp trong vòng bốn giờ từ thời điểm thông báo yêu cầu xem xét lại việc tạm giam cho chánh án toà phúc thẩm (hoặc người thay thế khi người này không thể hành động), nhằm tuyên bố kháng cáo này bị tạm hoãn. Công tố viên cấp quận kèm theo đơn của mình đề nghị bằng văn bản tạm giữ người thuộc diện thẩm tra. Người thuộc diện thẩm tra và luật sư cũng có thể nộp các bình luận bằng văn bản nếu muốn.

Chánh án toà án phúc thẩm hoặc thẩm phán thay thế phải quyết định trong vòng hai ngày làm việc kể từ khi có đơn. Trong thời gian này, hiệu lực của lệnh trả tự do bị tạm hoãn và cá nhân vẫn ở trong trại giam. Nếu chánh án toà phúc thẩm (hoặc thẩm phán thay thế) không phán quyết trong thời hạn này thì người bị tạm giam được trả tự do, trừ khi bị tạm giam vì lí do khác.

Chánh án đầu tiên của toà án phúc thẩm (hoặc thẩm phán thay thế) ra quyết định có lý do căn cứ vào hồ sơ và quyết định này không được phép kháng cáo. Theo yêu cầu của người này, luật sư của người bị thẩm tra có thể trình bày các đề nghị bằng lời nói trước thẩm phán này tại phiên xét hỏi ở phòng xử án, và phải thông báo điều này cho công tố viên để có những trình bày phù hợp.

Nếu chánh án đầu tiên của toà án phúc thẩm hoặc thẩm phán thay thế người này kết luận là theo hai tiêu chí trong điều 144 cho thấy sự cần thiết phải giữ người bị thẩm tra trong trại giam cho đến khi phòng điều tra phán quyết về kháng cáo của công tố viên thì ra lệnh hoãn lệnh trả tự do cho đến ngày này. Người bị thẩm tra sau đó có thể không được trả tự do cho đến khi phòng điều tra xét hỏi, trước đó người này có quyền có mặt với tư cách cá nhân. Phòng điều tra phải phán quyết càng sớm càng tốt và không muộn hơn mười ngày sau khi có kháng cáo, nếu không thực hiện điều này thì cá nhân đương nhiên được trả tự do, trừ khi người này bị tạm giữ vì một lý do khác.

Nếu không như vậy thì chánh án toà phúc thẩm (hoặc thẩm phán thay thế) ra lệnh trả tự do cho cá nhân, trừ khi người này bị tạm giam vì một lý do khác.

Với chế tài huỷ bỏ, thẩm phán đã phán quyết đối với yêu cầu xem xét lại việc tạm giam không thể là một phần của phòng điều tra để quyết định đối với kháng cáo của công tố viên.

Hồ sơ vụ án có thể được gửi cho chánh án toà án phúc thẩm (hoặc thẩm phán thay thế) qua fax.


Mục 13

Phục hồi điều tra vì có chứng cứ buộc tội mới
Điều 188

Bị can đã được miễn tố theo quyết định của thẩm phán điều tra không thể tiếp tục bị truy tố về cùng một sự việc, trừ trường hợp xuất hiện các căn cứ buộc tội mới.


Điều 189

Được coi là chứng cứ buộc tội mới, lời khai của người làm chứng, các giấy tờ và biên bản củng cố thêm các chứng cứu buộc tội đã có hoặc mang lịa những tình tiết mới cần thiết cho việc xác định sự thật.


Điều 190

Chỉ có Viện công tố mới có quyền phục hồi điều tra khi xuất hiện những căn cứ buộc tội mới.


CHƯƠNG II

BỘ PHẬN CÁO TRẠNG: CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CẤP THỨ HAI

Các điều từ 191 đến 229

MỤC I


QUY ĐỊNH CHUNG

Các điều từ 191 đến 218



Điều 191

Mỗi toà án phúc thẩm bao gồm ít nhất một phòng điều tra.

Bộ phận này gồm một Chánh án chuyên trách và hai thẩm phán, trong trường hợp cần thiết, có thể làm việc tại các bộ phận khác.

Chủ tịch phòng điều tra được chỉ định bằng một nghị quyết sau khi lắng nghe ý kiến của Hội đồng cấp cao về tư pháp. Khi chủ tịch phòng điều tra vắng mặt hoặc không thể hành động thì chánh án toà án phúc thẩm chỉ định chủ tịch một bộ phận khác hoặc thẩm phán tạm thời thay thế.

Các thẩm phán của phòng điều tra được lựa chọn hàng năm bởi cơ quan quyền lực cao nhất của toà án trong thời hạn năm tư pháp kế tiếp.

Nghị quyết có thể quy định là chủ tịch phòng điều tra của toà án phúc thẩm với ít hơn ba bộ phận trong trường hợp ngoại lệ sẽ đảm nhận công việc của bộ phận khác trong cùng một toà án.


Điều 192

Trách nhiệm của công tố viên bên cạnh phòng điều tra do công tố viên trưởng hoặc cấp phó của người này thực hiện. Công việc của văn phòng toà án do thư kí toà án phúc thẩm thực hiện.


Điều 193

Phòng điều tra họp ít nhất một lần một tuần, và bất kì khi nào thấy cần căn cứ vào thông báo của chủ tịch hoặc đơn của công tố viên trưởng.


Điều 194

Công tố viên trưởng chuẩn bị vụ án cho việc xét hỏi trong vòng bốn mươi tám giờ kể từ khi nhận được tài liệu về các vấn đề tạm giam trước khi xét xử và trong vòng mười ngày đối với các vấn đề khác; và chuyển vấn đề này cùng với các đề nghị cho phòng điều tra.

Trong các trường hợp quy định tại các điều 173 và 186-1, hoặc khi trực tiếp thụ lý theo điều 81, đoạn chín, 82-1, đoạn hai, 156, đoạn hai, hoặc 167, đoạn bốn, phòng điều tra quyết định trong vòng hai tháng kể từ khi chủ tịch phòng điều tra chuyển hồ sơ vụ án cho công tố viên trưởng.

Đối với các vấn đề tạm giam trước khi xét xử, phòng điều tra phải quyết định trong thời hạn ngắn nhất có thể và muộn nhất là trong vòng mười ngày kể từ khi kháng cáo, nếu liên quan đến lệnh tạm giam, hoặc trong vòng mười lăm ngày đối với tất cả các trường hợp khác, nếu không thực hiện được điều này thì người liên quan đương nhiên được trả tự do, trừ khi các hoạt động điều tra liên quan đến đơn của người này đã được ra lệnh hoặc nếu các tình huống không thể thấy trước và bất khả kháng ngăn cản việc xét hỏi vụ án trong thời hạn quy định tại điều này.


Điều 195

Trong các trường hợp liên quan đến toà cải tạo hoặc toà án cảnh sát, vào bất kì thời điểm nào trước khi bắt đầu việc xét hỏi, công tố viên trưởng, nếu thấy rằng các tình tiết cấu thành một tội nghiêm trọng hơn tội bị cáo buộc thì ra lệnh mang hồ sơ, chuẩn bị vụ án và chuyển cùng với đề nghị cho phòng điều tra.


Điều 196

Công tố viên trưởng hành động theo cách tương tự nếu, sau khi phòng điều tra ra phán quyết, nhận được chứng cứ có những cáo buộc mới theo ý nghĩa của điều 189. Trong trường hợp này, cho đến thời điểm khi phòng điều tra gặp chủ tịch bộ phận này thì có thể, căn cứ đề nghị của công tố viên trưởng, ban hành lệnh bắt hoặc tạm giam.


Điều 197

Công tố viên trưởng thông báo bằng thư bảo đảm cho mỗi bên và luật sư của họ ngày dự kiến xét xử vụ án. Giám thị trại giam gửi thông báo cho người bị tạm giam và trả lại ngay biên lai gốc có chữ ký của cá nhân, hoặc bản sao, cho công tố viên trưởng. Chừng nào thẩm phán chưa khép lại việc điều tra tư pháp, thông báo cho người không bị tạm giam, bên dân sự hoặc người nộp đơn đề cập tại đoạn năm điều 99 được gửi tới địa chỉ tuyên bố cuối cùng.

Thời hạn tối thiểu bốn mươi tám giờ đối với các vấn đề tạm giam trước khi xét xử và năm ngày đối với các vấn đề khác phải được tuân thủ giữa ngày gửi thư bảo đảm và ngày xét xử.

Trong thời hạn này, hồ sơ vụ án được gửi tại phòng điều tra và thuộc quyền định đoạt của luật sư của người bị thẩm tra tư pháp và bên dân sự có việc kiện tụng chưa bị phản đối hoặc, trong trường hợp phản đối, chưa bị từ chối.

Bản sao hồ sơ vụ án được gửi ngay cho những người này nếu họ có văn bản yêu cầu với chi phí do họ chịu. Những bản sao này không được công bố công khai.
Điều 197-1

Nếu việc từ chối cáo buộc bị kháng cáo, nhân chứng bổ trợ có thể, thông qua trung gian là luật sư, đề nghị với phòng điều tra. Ngày xét xử được thông báo cho người liên quan và luật sư của họ theo quy định của điều 197.


Điều 198

Các bên và luật sư được phép nộp các tuyên bố cho đến ngày xét hỏi để trao đổi với công tố viên và các bên khác.

Các tuyên bố này được nộp cho văn phòng của phòng điều tra với chữ kí của thư kí toà và ngày, giờ nộp.

Nếu luật sư không hành nghề tại thành phố nơi có phòng điều tra thì có thể gửi báo cáo cho thư kí, công tố viên và các bên khác bằng fax hoặc thư bảo đảm với yêu cầu thông báo khi nhận được và phải tới địa chỉ trước ngày xét xử.


Điều 199

Việc xét hỏi được tiến hành và phán quyết được tuyên tại phòng xử án. Tuy nhiên, nếu người đã thành niên bị thẩm tra tư pháp hoặc luật sư của người này có yêu cầu vào lúc bắt đầu tố tụng thì có thể tiến hành tố tụng và ra phán quyết tại phiên toà công khai, trừ khi việc công khai chắc chắn sẽ gây trở ngại cho các hoạt động điều tra cụ thể theo yêu cầu của việc thẩm vấn, hoặc gây hại cho phẩm giá của cá nhân hoặc lợi ích của bên thứ ba. Phòng điều tra quyết định đối với vấn đề này, sau khi ghi lại những nhận xét của công tố viên và, nếu phù hợp, nhận xét của luật sư của các bên, bằng một nghị quyết được tuyên tại phòng xử án chỉ có thể bị kháng cáo cùng với quyết định giải quyết đơn chính.

Sau khi thẩm phán báo cáo, công tố viên trưởng và luật sư của các bên có yêu cầu trình bày tổng hợp các bình luận.

Phòng điều tra có thể ra lệnh cho các bên có mặt với tư cách cá nhân cũng như xuất trình vật chứng.

Chánh án hoặc một trong các thẩm phán đọc phán quyết; có thể đọc khi vắng mặt các thẩm phán khác.

Đối với các vấn đề tạm giam trước khi xét xử, sự có mặt của người liên quan có thể được cho phép như là quyền nếu người này hoặc luật sư có yêu cầu. Yêu cầu này phải được đưa ra đồng thời với việc nộp kháng cáo hoặc đơn xin trả tự do được gửi tới phòng điều tra, với chế tài không được chấp nhận. Nếu có kháng cáo quyết định từ chối trả tự do cho người bị tạm giam, nếu người liên quan đã có mặt trước phòng điều tra ít hơn bốn tháng trước đó, chánh án có thể từ chối để họ lại có mặt trước toà, bằng quyết định có lý do không được phép kháng cáo.

Nếu ra lệnh cho người liên quan có mặt thì thời hạn quy định tại đoạn ba điều 194 được gia hạn thêm năm ngày.
Điều 199-1

Nếu có kháng cáo lệnh giải quyết với lý do là các quy định tại đoạn một điều 122-1 Bộ luật Hình sự, phòng điều tra phải căn cứ vào đơn của bên dân sự ra lệnh cho người bị thẩm tra tư pháp có mặt, nếu tình trạng sức khoẻ của người này cho phép. Với chế tài không được chấp nhận, đơn này phải được làm đồng thời với đơn kháng cáo.

Nếu đã ra lệnh cho người bị thẩm tra tư pháp có mặt và bên dân sự hoặc luật sư có đơn như vậy lúc bắt đầu xét xử thì việc xét xử được tiến hành và phán quyết được tuyên công khai, trừ khi việc công khai chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến trật tự công hoặc đạo đức. Phòng điều tra quyết định đối với đơn xin công khai sau khi lắng nghe các bình luận của công tố viên, người bị thẩm tra tư pháp và luật sư cũng như, nếu có thể, luật sư của các bên, bằng quyết định tuyên tại phòng xử án; điều này chỉ có thể bị kháng cáo cùng với phán quyết liên quan đến đơn chính.

Phòng điều tra phải xét hỏi chuyên gia đã thẩm tra người bị thẩm tra tư pháp.


Điều 200

Phòng điều tra hội ý khi kết thúc việc xét hỏi; trong bất kì trường hợp nào, công tố viên trưởng, các bên, luật sư hoặc thư kí cũng không được có mặt.


Điều 201

Trong bất kì trường hợp nào, phòng điều tra có thể ra lệnh tiến hành điều tra thêm nếu thấy phù hợp, theo đơn của công tố viên, hoặc một bên hoặc theo thẩm quyền của chính mình.

Trong bất kì trường hợp nào, sau khi lắng nghe ý kiến của công tố viên, phòng điều tra có thể ra lệnh trả tự do cho người bị thẩm tra tư pháp.

Phòng điều tra có thể ra lệnh tạm giam hoặc giám sát tư pháp người bị thẩm tra tư pháp. Trong những trường hợp khẩn cấp, chủ tịch phòng điều tra hoặc thẩm phán trợ lý do người này đề cử có thể ban hành lệnh triệu tập, lệnh bắt hoặc lệnh truy nã. Cũng có thể ra lệnh tạm giữ người này trong thời hạn không quá bốn ngày làm việc tại trụ sở phòng điều tra.


Điều 202

Phòng điều tra có thể, theo thẩm quyền hoặc theo đề nghị của công tố viên trưởng, ra lệnh liên quan đến người bị thẩm tra tư pháp hoặc bị cáo được chuyển tới điều tra các tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng hoặc vi cảnh, hoặc đã bị rút lại bởi lệnh giải quyết một phần, tách hoặc liên hệ tới toà án cải tạo hoặc toà án cảnh sát.

Phòng điều tra có thể quyết định mà không phải ra lệnh điều tra tư pháp mới nếu tội danh truy tố theo đoạn trên đã bao gồm trong các vấn đề mà thẩm phán điều tra áp dụng biện pháp thẩm tra tư pháp.
Điều 203

Các tội phạm liên quan với nhau cả khi chúng được thực hiện đồng thời bởi nhiều người cùng hành động, hoặc khi chúng được thực hiện bởi những người khác nhau, vào các thời điểm và địa điểm khác nhau, nhưng là kết quả của sự thoả thuận ngầm giữa những người này từ trước, hoặc khi các bên có tội thực hiện những tội phạm nhất định để có được phương thức thực hiện các tội khác, để tạo điều kiện thuận lợi hoặc đạt được việc thi hành hình phạt, hoặc để đảm bảo việc miễn hình phạt, hoặc khi đã nhận được tài sản đánh cắp do tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng.


Điều 204

Liên quan đến các tội phạm phát sinh từ hồ sơ vụ án, phòng điều tra cũng có thể ra lệnh đưa vào diện thẩm tra tư pháp những người không được chuyển tới theo các điều kiện quy định tại điều 205, trừ khi đã có lệnh giải quyết lần cuối đối với họ.

Quyết định này không phải là đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm.
Điều 205

Các hoạt động điều tra thêm được thực hiện phù hợp với các quy định điều chỉnh việc điều tra sơ bộ, cả bởi một thành viên của phòng điều tra hoặc bởi một thẩm phán được phân công vì mục đích này.

Công tố viên có thể yêu cầu trao đổi hồ sơ vào bất kì thời điểm nào, với điều kiện là phải trả lại tài liệu trong vòng hai mươi tư giờ.
Điều 206

Theo quy định tại các điều 173-1, 174 và 175, phòng điều tra kiểm tra tính hợp pháp của các thủ tục tố tụng do mình thụ lý.

Nếu phát hiện thấy căn cứ huỷ bỏ thì phải tuyên huỷ văn bản vi phạm và, khi cần, toàn bộ hoặc một phần tố tụng phát sinh sau đó.

Sau khi huỷ, phòng điều tra có thể chuyển vụ án cho chính mình và tiến hành theo các điều kiện quy định tại các điều 201, 202 và 204, hoặc trả lại hồ sơ vụ án cho chính thẩm phán điều tra đó hoặc thẩm phán điều tra khác để tiếp tục điều tra.


Điều 207

Nếu phòng điều tra đã ra quyết định giải quyết kháng cáo một lệnh liên quan đến các vấn đề tạm giam trước khi xét xử hoặc theo đơn của công tố viên cấp quận căn cứ vào đoạn hai điều 137, thì cho dù vẫn giữ nguyên quyết định của thẩm phán điều tra hoặc, sau khi huỷ bỏ, đã ra lệnh trả tự do hoặc tiếp tục việc tạm giam hoặc đã ban hành lệnh bắt hoặc tạm giam, công tố viên trưởng trả lại ngay hồ sơ vụ án cho thẩm phán điều tra, sau khi đảm bảo việc thực thi phán quyết của toà án phúc thẩm. Nếu phòng điều tra đã ban hành lệnh tạm giam hoặc nếu huỷ bỏ lệnh trả tự do hoặc từ chối gia hạn thời hạn tạm giam trước khi xét xử, quyền quyết định đối với các vấn đề tạm giam trước khi xét xử vẫn thuộc thẩm quyền của thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán tự do và giám sát, trừ khi phòng điều tra đã công khai tuyên bố là chỉ mình mới có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu đòi trả tự do hoặc để gia hạn, nếu phù hợp, thời hạn tạm giam trước khi xét xử. Điều này cũng áp dụng khi phòng điều tra ra lệnh giám sát tư pháp hoặc khi loại bỏ các điều kiện của lệnh giám sát tư pháp.

Lệnh của thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán tự do và giám sát, khi bị kháng cáo, vẫn hoàn toàn có hiệu lực nếu được phòng điều tra công nhận.

Trường hợp kháng cáo lệnh từ chối trả tự do, phòng điều tra có thể trong quá trình xét hỏi và trước khi kết luận, xem xét ngay đơn xin trả tự do chưa được thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán tự do và giám sát giải quyết. Trong trường hợp này, phòng điều tra quyết định cả việc kháng cáo và cả đơn.


Điều 207-1

Trong vòng tám ngày kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án, chủ tịch phòng điều tra thụ lý theo đoạn hai điều 175-1 quyết định liệu có căn cứ chuyển vụ án cho phòng điều tra hay không bằng một quyết định không được phép kháng cáo.

Nếu có thì chuyển hồ sơ vụ án cho công tố viên trưởng để tiến hành phù hợp với các điều từ 194 trở về sau. Khi nhận được vụ án, phòng điều tra có thể vừa chuyển vụ án cho toà án xét xử vừa truy tố bị cáo trước toà đại hình, quyết định là không có căn cứ để tiến hành, hoặc yêu cầu trả lại vụ án và tiến hành theo các điều 201, 202 và 204, hoặc gửi hồ sơ vụ án lại cho chính thẩm phán điều tra đó hoặc thẩm phán điều tra khác để tiến hành điều tra.

Nếu câu trả lời là không thì quyết định bằng một phán quyết có lý do trả lại hồ sơ điều tra vụ án cho thẩm phán điều tra.


Điều 208

Nếu đã đề ra hoạt động điều tra tư pháp bổ sung và hoạt động điều tra này đã kết thúc thì phòng điều tra ra lệnh nộp hồ sơ cho văn phòng toà án.

Công tố viên thông báo ngay cho mỗi bên và luật sư hoạt động này bằng thư bảo đảm.
Điều 209

Hồ sơ vụ án vẫn được gửi tại văn phòng toà án trong bốn mươi tám giờ đối với các vấn đề tạm giam trước khi xét xử, và năm ngày đối với các vấn đề khác.

Sau đó vụ án được tiến hành phù hợp với các điều 197, 198 và 199.
Điều 210

Phòng điều tra quyết định trong một phán quyết duy nhất toàn bộ các tình tiết mà giữa chúng có mối liên kết.



Điều 211

Phòng điều tra thẩm tra liệu có đủ cáo buộc đối với người bị thẩm tra tư pháp hay không.


Điều 212

Nếu phòng điều tra thấy rằng các tình tiết trong vụ án không cấu thành tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng, hoặc tội vi cảnh hoặc nếu vẫn chưa xác định được thủ phạm, hoặc khi không có đủ cáo buộc đối với người bị thẩm tra tư pháp thì tuyên bố không truy tố vụ án.

Những người bị áp dụng biện pháp giám sát tư pháp đang bị tạm giam được trả tự do. Phán quyết này kết thúc việc giám sát tư pháp.

Phòng điều tra quyết định bằng một phán quyết tương tự đối với việc trả lại các đồ vật được bảo quản tư pháp. Phòng điều tra có thể từ chối trả lại nếu điều này cho thấy mối nguy hiểm đối với người và tài sản.


Điều 212-1

Phòng điều tra có thể ra lệnh, theo yêu cầu của người liên quan hoặc với sự đồng ý của người này, theo thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của công tố viên, xuất bản toàn bộ hoặc một phần phán quyết giải quyết, hoặc ban hành thông cáo thông báo cho công chúng các căn cứ và điều khoản của phán quyết, trên một hoặc nhiều tờ báo, tạp chí hoặc dịch vụ thông tin công cộng điện tử do phòng lựa chọn.

Nếu phù hợp, quyết định các đoạn trích của quyết định được xuất bản hoặc lựa chọn từ ngữ của thông cáo để ban hành.

Nếu phòng điều tra không chấp nhận yêu cầu của người liên quan thì phải ra phán quyết nêu rõ lý do.


Điều 212-2

Nếu quyết định là không có lý do để tiến hành hoạt động điều tra do người tự mình cấu thành bên dân sự khởi xướng, và thấy rằng việc cấu thành bên dân sự là bị lạm dụng hoặc chậm trễ, phòng điều tra có thể, theo yêu cầu của công tố viên trưởng và trong một quyết định có lý do, phạt tiền dân sự không quá 15.000 Euro đối với bên dân sự.

Quyết định này không thể đưa ra trước khi hết thời hạn hai mươi ngày kể từ khi những nhận xét của công tố viên trưởng được gửi cho bên dân sự và luật sư, bằng thư bảo đảm hoặc fax với yêu cầu thông báo khi nhận được, nhằm cho phép bên liên quan gửi trả lời bằng văn bản cho phòng điều tra.

Nếu bên dân sự là một pháp nhân, thì khoản tiền phạt dân sự có thể được ấn định cho người đại diện pháp lý, nếu chứng minh được người này hành động với ý đồ xấu.


Điều 213

Nếu phòng điều tra thấy rằng các tình tiết của vụ án cấu thành một tội ít nghiêm trọng hoặc tội vi cảnh thì chuyển vụ án cho toà án cải tạo trong trường hợp thứ nhất, và cho toà án cảnh sát hoặc toà án cộng đồng trong trường hợp thứ hai.

Bị cáo bị tạm giam được trả tự do ngay và việc giám sát tư pháp kết thúc. Tuy nhiên, phòng điều tra có thể thực hiện thông qua một phán quyết có lý do đặc biệt các quy định tại đoạn ba và bốn điều 179.

Khi vụ án được chuyển cho toà án cảnh sát hoặc toà án cộng đồng, bị cáo bị tạm giam được trả tự do ngay. Việc giám sát tư pháp kết thúc.

LƯU Ý: Luật số 2005-47, điều 11: Những quy định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ ba sau khi phát hành. Mặc dù vậy, các vụ án mà toà án cảnh sát hoặc toà án cấp cơ sở đã thụ lý hợp pháp trước ngày này vẫn thuộc thẩm quyền của những toà án này.
Điều 214

Nếu các cáo buộc đối với người bị thẩm tra tư pháp cấu thành một tội nghiêm trọng theo luật thì phòng điều tra ra lệnh truy tố trước toà đại hình.

Phòng điều tra cũng có thể chuyển các tội phạm liên quan cho toà án này.
Điều 215

Quyết định truy tố bao gồm, với chế tài huỷ bỏ, tuyên bố các tình tiết mà cá nhân bị buộc tội và các tiêu chuẩn pháp lý của những tình tiết này, và chỉ rõ danh tính bị can. Quyết định này cũng nêu, nếu phù hợp, là bị cáo được hưởng các quy định tại điều 132-78 Bộ luật Hình sự.

Quyết định này cũng bao gồm lệnh bắt căn cứ việc truy tố bị can và đối với bất kì người nào được chuyển đến toà đại hình vì một tội ít nghiêm trọng liên quan.

Các quy định tại đoạn năm và sáu điều 181 được áp dụng.

Bị cáo được thông báo về quyết định truy tố phù hợp với các quy định tại đoạn hai điều 183.
Điều 216

Quyết định của phòng điều tra do chủ tịch và thư kí kí tên. Tên của các thẩm phán, việc nộp các tài liệu và báo cáo, đọc báo cáo, các đề xuất của công tố viên và, khi cần, việc xét hỏi các bên hoặc luật sư được đưa vào phần ghi chú.

Phòng ra lệnh cho thủ phạm trả cho bên dân sự số tiền do mình quyết định liên quan đến những chi phí mà Nhà nước không chi trả và do bên dân sự gánh chịu. Phòng xem xét đến tài sản và tình trạng tài chính của bên bị kết tội. Với căn cứ là những xem xét này, phòng có thể quyết định, cho dù là theo thẩm quyền, là không có lệnh nào như vậy.
Điều 217

Các quyết định được thông báo cho luật sư của các bên bằng thư bảo đảm trong vòng ba ngày kể từ khi tuyên bố, trừ trường hợp quy định tại điều 196.

Trong thời hạn và hình thức tương tự, quyết định giải quyết được thông báo cho người bị điều tra tư pháp. Các bên cũng được thông báo về quyết định chuyển giao gửi vụ án cho toà án cải tạo hoặc toà án cảnh sát.

Quyết định mà các bên có thể nộp đơn đề nghị giám đốc thẩm, ngoài những phán quyết đưa người vào diện thẩm tra tư pháp, được tống đạt tới những người này trong vòng ba ngày căn cứ vào yêu cầu của công tố viên trưởng. Tuy nhiên, những thông báo này được thông báo bằng thư bảo đảm cho các bên hoặc cho người nộp đơn đề cập tại đoạn năm điều 99 chừng nào thẩm phán điều tra chưa khép lại việc điều tra. Có thể tống đạt các văn bản này cho người bị tạm giam qua giám thị trại giam để gửi ngay cho công tố viên biên lai gốc có chữ kí của cá nhân hoặc bản sao biên lai này.

Bất kì việc tống đạt tài liệu nào đến địa chỉ cuối cùng của một bên được coi là đã tống đạt đến đích thân người này.
Điều 218

Quy định tại các điều 171, 172 và đoạn cuối điều 174 được áp dụng cho chương này.

Tính hợp pháp của các phán quyết của phòng điều tra và của các giai đoạn tố tụng trước đó, khi bộ phận này đã phán quyết về việc khép lại tố tụng, thuộc phạm vi giám sát của Toà án Giám đốc thẩm, cho dù đơn này được chấp nhận ngay hoặc cho dù chỉ có thể được thẩm tra đồng thời với phán quyết theo đúng nghĩa.
MỤC II

THẨM QUYỀN CỤ THỂ CỦA CHỦ TỊCH PHÒNG CÁO TRẠNG

Các điều từ 219 đến 223


Điều 219

Trưởng phòng điều tra và, tại các toà án có nhiều phòng điều tra, một vị chủ tịch được đặc biệt chỉ định bởi cơ quan có quyền lực cao nhất, thực hiện các thẩm quyền cụ thể được xác định trong các điều sau.

Khi vị chủ tịch này không thể hành động, các thẩm quyền cụ thể của người này được chuyển giao thông qua việc hội ý của cơ quan có quyền lực cao nhất của toà án cấp phúc thẩm cho một thẩm phán của toà án này.

Chủ tịch có thể chuyển giao toàn bộ hoặc một phần thẩm quyền của mình cho thẩm phán thuộc phòng điều tra và, tại toà án có nhiều phòng điều tra, cho một thẩm phán thuộc phòng điều tra khác với sự đồng ý của chủ tịch bộ phận này. Người này cũng có thể chuyển giao toàn bộ hoặc một phần thẩm quyền của mình cho một vị phó chủ tịch thường trực của toà án cấp quận do chủ tịch toà án này chỉ định.


Điều 220

Chủ tịch phòng điều tra giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động bình thường của các phòng điều tra trong phạm vi quyền tài phán của toà án phúc thẩm. Cụ thể là kiểm tra các điều kiện thực hiện các đoạn 4 và 5 của điều 81 và điều 144 và đảm bảo là tố tụng không bị trì hoãn bất hợp lý. Bất kì khi nào thấy cần và ít nhất một năm một lần, người này gửi các nhận xét bằng văn bản cho chủ tịch toà án phúc thẩm, công tố viên trưởng bên cạnh toà án này, và chủ tịch toà án quận liên quan và công tố viên bên cạnh toà án này.


Điều 221

Vì mục đích này, tuyên bố đối với toàn bộ các vụ án bị tạm hoãn trong đó đề cập đến ngày tiến hành biện pháp điều tra cuối cùng của mỗi vụ án được làm hai lần trong một năm tại mỗi phòng điều tra.

Các vụ án liên quan đến các cá nhân bị thẩm tra tư pháp bị tạm giam trước khi xét xử được đưa vào trong một tuyên bố đặc biệt.

Các tuyên bố quy định tại điều này được gửi cho chủ tịch phòng điều tra và công tố viên trong ba ngày đầu tiên của thời hạn sáu tháng.


Điều 221-1

Nếu đã qua bốn tháng kể từ khi tiến hành biện pháp điều tra cuối cùng cần thiết cho việc phát hiện sự thật, chủ tịch phòng điều tra có thể, theo đơn, chuyển vụ án cho phòng điều tra. Toà án này có thể vì lợi ích của việc thực thi công lý phù hợp chuyển vụ án cho chính mình và tiến hành như quy định tại các điều 201, 202, 204 và 205, hoặc trả lại vụ án cho thẩm phán điều tra hoặc một thẩm phán điều tra khác để tiếp tục điều tra.


Điều 221-2

Nếu đã qua bốn tháng kể từ khi tiến hành biện pháp điều tra cuối cùng, các bên có thể trực tiếp khiếu nại đến phòng điều tra như quy định tại đoạn ba điều 173. Thời hạn này được giảm xuống hai tháng vì lợi ích của người bị thẩm tra tư pháp khi người này đang bị tạm giam trước khi xét xử.

Trong vòng tám ngày kể từ khi văn phòng của phòng điều tra nhận được hồ sơ vụ án, chủ tịch có thể quyết định bằng lệnh có lý do là không có vụ án nào thuộc thẩm quyền của phòng điều tra.

Khi nhận được vụ án, phòng điều tra có thể chuyển vụ án cho chính mình và tiến hành như quy định tại các điều 201, 202, 204 và 205, hoặc trả lại vụ án cho thẩm phán điều tra hoặc một thẩm phán điều tra khác để tiếp tục điều tra.

Nếu không có biện pháp điều tra nào được tiến hành trong vòng hai tháng kể từ khi trả lại vụ án cho thẩm phán điều tra được chỉ định ban đầu, phòng điều tra có thể lại được chuyển vụ án theo thủ tục quy định tại đoạn một và hai điều này. Thời hạn này được giảm xuống một tháng vì lợi ích của người bị thẩm tra tư pháp khi người này đang bị tạm giam trước khi xét xử.

Phòng điều tra sau đó phải chuyển vụ án cho chính mình như quy định tại đoạn ba điều này, hoặc chuyển vụ án cho một thẩm phán điều tra khác để tiếp tục điều tra.


Điều 222

Chủ tịch phải đến trại tạm giam trong khu vực quyền tài phán của toà án phúc thẩm để kiểm tra tình trạng của người thuộc diện thẩm tra tư pháp bị tạm giam trước khi xét xử ở những cơ sở này, bất kì khi nào thấy cần và ít nhất một quý một lần.



Điều 223

Người này có thể chuyển cho phòng điều tra để cơ quan này quyết định liệu có tiếp tục tạm giam người thuộc diện thẩm tra tư pháp bị tạm giam trước khi xét xử hay không.


MỤC III

GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN VÀ SỸ QUAN CẢNH SÁT TƯ PHÁP

Các điều từ 224 đến 229


Điều 224

Phòng điều tra thực hiện việc giám sát đối với hoạt động của viên chức dân sự và quân sự là sỹ quan và nhân viên cảnh sát tư pháp tiến hành theo thẩm quyền.


Điều 225

Phòng nhận hồ sơ từ công tố viên hoặc chủ tịch.

Phòng có thể tự mình thụ lý theo thẩm quyền khi thẩm tra các thủ tục tố tụng được chuyển đến.
Điều 226

Khi nhận được vụ án, phòng điều tra tiến hành điều tra; xét hỏi công tố viên và sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát liên quan.

Sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát trước tiên phải được phép đọc hồ sơ sỹ quan cảnh sát tư pháp của mình được lưu tại văn phòng truy tố chung của toà án phúc thẩm.

Người này có thể được luật sư trợ giúp.


Điều 227

Không ảnh hưởng đến các biện pháp kỷ luật có thể áp dụng đối với nhân viên hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp bởi cấp trên của những người này, phòng điều tra có thể khiển trách hoặc quyết định là họ không được tạm thời hoặc vĩnh viễn thực hiện các chức năng của sỹ quan cảnh sát tư pháp do thẩm phán điều tra giao hoặc chức năng của nhân viên cảnh sát tư pháp, tại khu vực quyền tài phán của toà án phúc thẩm hoặc bất kì phần nào thuộc lãnh thổ quốc gia. Quyết định này có hiệu lực ngay.


Điều 228

Nếu phòng điều tra thấy rằng sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp đã phạm vào một tội quy định trong bộ luật hình sự thì ra lệnh chuyển hồ sơ cho công tố viên để tiến hành các biện pháp phù hợp.



Điều 229

Theo yêu cầu của công tố viên, quyết định do phòng điều tra tiến hành đối với các nhân viên hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp được thông báo cho các cơ quan chủ quản của những người này.


THIÊN IV

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Các điều từ 230 đến 230-5

CHƯƠNG DUY NHẤT



VĂN BẢN GHI CHÉP THÔNG TIN ĐƯỢC MÃ HOÁ CẦN THIẾT CHO VIỆC XÁC LẬP SỰ THẬT

Các điều từ 230 đến 230-5


Điều 230

Quy định tại chương này áp dụng đối với trợ lý nhân viên cảnh sát tư pháp, và cả các công chức và viên chức đảm nhận các chức năng của cảnh sát tư pháp.


Điều 230-1

Không ảnh hưởng đến quy định tại các điều 60, 77-1 và 156, khi thấy rằng dữ liệu bị thu giữ hoặc thu thập được trong quá trình thẩm tra hoặc điều tra đã bị sửa đổi, ngăn cản việc truy cập hoặc hiểu thông tin có trong đó một cách rõ ràng thì công tố viên cấp quận, phòng điều tra hoặc toà án xét xử nhận được vụ án có thể chỉ định pháp nhân hoặc thể nhân đủ tiêu chuẩn để tiến hành các hoạt động kỹ thuật cần thiết để có được một ấn bản có thể đọc được của thông tin này, và cả, nếu phương pháp mã hoá được sử dụng, chìa khoá bí mật để giải mã, nếu cần.

Nếu pháp nhân được chỉ định thì đại diện pháp lý nộp cho công tố viên cấp quận hoặc toà án thụ lý vụ án để phê chuẩn tên cá nhân hoặc các cá nhân, thuộc pháp nhân và dưới danh nghĩa của pháp nhân, sẽ tiến hành các hoạt động kỹ thuật đề cập tại đoạn một. Trừ khi những người này được đăng ký trong danh sách quy định tại điều 157, các cá nhân được đề cử như vậy tuyên thệ như quy định tại đoạn một điều 160 bằng văn bản.

Nếu hình phạt áp dụng cho tội phạm là ít nhất hai năm tù và sự cần thiết của hoạt động thẩm tra hoặc điều tra biện minh cho điều này thì công tố viên cấp quận, phòng điều tra hoặc toà án xét xử thụ lý vụ án có thể ra lệnh sử dụng các biện pháp được bảo vệ bởi bí mật Nhà nước, theo các thủ tục quy định tại chương này.


Điều 230-2

Nếu công tố viên cấp quận, toà án điều tra hoặc toà án xét xử phụ trách vụ án quyết định sử dụng, theo các thủ tục đề cập tại điều 230-1, các biện pháp được bảo vệ bởi bí mật Nhà nước, đề xuất bằng văn bản phải được gửi cho cơ quan cảnh sát tư pháp quốc gia có trách nhiệm đấu tranh với tội phạm công nghệ thông tin, cùng với phương tiện truyền tin có chứa dữ liệu cần giải mã hoặc bản sao dữ liệu này. Đề xuất này ấn định thời hạn tiến hành các thủ tục giải mã. Thời hạn có thể được gia hạn theo những điều kiện tương tự. Cơ quan tư pháp yêu cầu có thể ra lệnh tạm đình chỉ các thủ tục này vào bất kì thời điểm nào.

Cơ quan cảnh sát tư pháp nhận được đề xuất chuyển đề xuất này cùng với, nếu phù hợp, lệnh tạm đình chỉ, đến một tổ chức kỹ thuật được bảo vệ bởi bí mật Nhà nước, và được thành lập vì mục đích này bằng một Nghị quyết. Dữ liệu được bảo vệ bởi lợi ích an ninh quốc gia chỉ có thể được chuyển giao theo các điều kiện quy định tại luật số 98-567 ngày 8/7/1998 thành lập Uỷ ban Tư vấn về Bí mật công tác.
Điều 230-3

Ngay khi hoàn tất các thủ tục, hoặc khi thấy rõ là các thủ tục là không thể thực hiện được về mặt kỹ thuật, hoặc khi hết thời hạn quy định, hoặc khi nhận được lệnh tạm đình chỉ từ cơ quan tư pháp, cán bộ của cơ quan kỹ thuật trả lại các kết quả có được và tài liệu đã nhận cho cơ quan cảnh sát tư pháp đã yêu cầu. Theo các nghĩa vụ của bí mật Nhà nước, các kết quả được kèm theo bởi những chỉ dẫn kỹ thuật cho phép hiểu và sử dụng, cũng như bằng một tuyên bố do cán bộ của tổ chức kỹ thuật soạn thảo, chứng minh cho tính nguyên bản của các kết quả.

Cơ quan cảnh sát tư pháp quốc gia có trách nhiệm đấu tranh với tội phạm công nghệ thông tin trả lại ngay những tài liệu này cho cơ quan tư pháp.

Những tình tiết có được theo cách thức như vậy được ghi trong biên bản chính thức cùng với ngày nhận và được thêm vào hồ sơ tố tụng của vụ án.


Điều 230-4

Các quyết định tư pháp được tiến hành theo chương này không có vị thế tư pháp và không bị kháng cáo.


Điều 230-5

Không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ liên quan đến bí mật Nhà nước, các cán bộ nhận được yêu cầu theo các quy định tại chương này có nghĩa vụ hỗ trợ công lý.


QUYỂN II

TOÀ ÁN XÉT XỬ

Các điều từ 231 đến 566

THIÊN I


TOÀ ĐẠI HÌNH

Các điều từ 231 đến 380-15

CHƯƠNG I


THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ĐẠI HÌNH

Điều 231


Điều 231

Toà đại hình có toàn quyền xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm các cá nhân bị đưa ra xét xử trước toà bằng quyết định truy tố.

Toà không thể xét xử bất kì cáo buộc nào khác.

Điều 232

Tòa đại hình được lập ở Pari và ở mỗi tỉnh.


Điều 233

Theo yêu cầu của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm, Tò phúc thẩm có thể lập ra các phiên xét xử đại hình với số lượng tùy theo yêu cầu xét xử của Tòa.




Điều 234

Trong các tỉnh nơi Tòa phúc thẩm đóng trụ sở, các phiên xét xử đại hình được tổ chức thường kỳ tại trụ sở chính của Tòa phúc thẩm.

Tai các tỉnh khác, các phiên xét xử đại hình được tổ chức thường kỳ tại tỉnh lỷ của các tỉnh này.

Trong trường hợp đặc biệt, Chính phủ có thể chọn nơi mở phiên xét xử đại hình tại một thành phố khác của mỗi tỉnh nơi Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng đóng trụ sở.




Điều 235

Theo yêu cầu của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm, Tòa phúc thẩm có thể ra quyết định nêu rõ lý do mở phiên xét xử đại hình tại trụ sở của một Tòa án khác với Tòa án nơi vẫn thường diễn ra các phiên tòa đại hình.

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm phải thông báo quyết định đó cho các Tòa án có liên quan biết.
Điều 236

Các phiên xét xử đại hình được tổ chức ba tháng một lần

Tuy nhiên, sau khi lấy ý kiến của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm, Chánh án Tòa phúc thẩm có thể ra quyết định mởi một hoặc nhiều phiên xét xử bổ sung trong ba tháng đó.
Điều 237

Ngày mở phiên xét xử đại hình thường lệ hoặc bổ xung do Chánh án Tòa phúc thẩm quyết định, sau khi lấy ý kiến của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm hoặc do Tòa phúc thẩm quyết định trong trường hợp quy định tại Điều 235.

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm phải thông báo quyết định này cho Tòa án nơi mở phiên xét xử đại hình biết chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày mở phiên tòa.
Điều 238

Danh sách các vụ án đưa ra xét xử tại mỗi phiên tòa do Chánh án tòa đại hình quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện công tố.


Điều 239

Viện công tố phải thông báo cho bị cáo biết ngày phải ra trước Tòa đại hình


CHƯƠNG III

THÀNH PHẦN TÒA ĐẠI HÌNH
Điều 240

Thành phần Tòa đại hình bao gồm các thẩm phán xét xử chuyên nghiệp và đoàn bồi thẩm




Điều 241

Việc thực thi chức năng công tố tại Tòa phải tuân theo các quy định tại Điều 34 và 39

Tuy nhiên Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm có thể ủy quyền cho một công tố viên thuộc địa bàn theo thẩm quyền của mình thực thi quyền công tố tại phiên xét xử đại hình được tổ chức trong quản hạt đó.
Điều 242

Tại phiên xét xử đại hình phải có một lục sự giúp việc.

Tại Pải và trong các tỉnh nởi Tòa phúc thẩm đóng trụ sở, chức năng lục sự do Chánh lục sự hoặc lục sự của Tòa phúc thẩm đảm nhận.

Trong các tỉnh khác, chức năng này do Chánh lục sự hoặc lục sự của Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng nhận.


Điều 243

Thành phần các thẩm phán xét xử chuyên nghiệp của Tòa đại hình gồm Chủ tọa phiên tòa và các thẩm phán thành viên Hội đồng xét xử.


Điều 244

Chủ tọa phiên tòa đại hình là một Chánh tòa hoặc một thẩm phán của Tòa phúc thẩm.


Điều 245

Chánh án Tòa phúc thẩm ấn định ngày mở phiên tòa đại hình theo từng quý và chỉ định chủ tọa cho mỗi phiên tòa đại hình.


Điều 246

Trong trường hợp chủ tọa phiên tòa đại hình hình không thể đảm nhận được chức năng này trước ngày mở phiên tòa, Chánh án Tòa phúc thẩm ra quyết định thay thế chủ tọa phiên tòa.

Nếu chủ tọa phiên tòa đại hình không thể đảm nhận chức năng này trong thời gian diễn ra phiên tòa thì sẽ được một thẩm phán thành viên Hội đồng xét xử có cấp bậc cao nhất thay thế.


Điều 247

Chánh án Tòa phúc thẩm có thể làm chủ tọa phiên tòa đại hình khi cần thiết.




tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương