BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang6/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49

Điều 78-1

(Luật số 99-291 ngày 15 tháng 4 năm 1999 Điều 15 Công báo ngày 16

tháng 4 năm 1999)

Các nguyên tắc quy định tại chương này được thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan tư pháp quy định tại các điều 12 và 13.

Việc áp dụng các nguyên tắc này chịu sự kiểm tra của các cơ quan tư pháp đề cập tại các điều 12 và 13.

Bất kì ai được tìm thấy trên lãnh thổ quốc gia phải chấp nhận bị các cơ quan cảnh sát kiểm tra căn cước theo các điều kiện được quy định tại các điều sau đây.


Điều 78-2

(Luật số 99-291 ngày 15 tháng 4 năm 1999 Điều 15 Công báo ngày 16

tháng 4 năm 1999)

(Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 10 Công báo ngày 19

tháng 3 năm 2003)

(Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 143 Công báo ngày 19

tháng 3 năm 2003)

(Luật số 2003-1119 ngày 26 tháng 11 năm 2003 Điều 81 Công báo ngày 27

tháng 11 năm 2003)

Sỹ quan cảnh sát tư pháp, nhân viên và trợ lý nhân viên cảnh sát tư pháp, nhân viên và trợ lý nhân viên cảnh sát tư pháp quy định tại các Điều 20 và 21-1, thừa lệnh của sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể yêu cầu mọi người chứng minh căn cước của minh, bằng mọi cách, nếu có dấu hiệu cho phép suy đoán là:



  • đã phạm tội hoặc phạm tội chưa thành

  • chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêm trọng

  • có thể cung cấp những tin tức giúp ích ho việc điều tra tội nghiêm trọng hay tội ít nghiêm trọng

  • đối tượng đang có lệnh truy nã của cơ quan tư pháp

Theo kết luận bằng văn bản của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm nhằm truy tìm và truy tố các tội phạm mà Viện trưởng đã xác định, mọi người đều có thể bị kiểm tra căn cước theo cùng thể thức, tại các địa điểm và trong thời gian mà Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm ấn định. Nếu khi kiểm tra căn cước, phát hiện các tội phạm khác với tội pham nêu trong bản kết luận của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm, thì điều này không làm vô hiệu các hành vi tố tụng bổ xung.

Tất cả mọi người, dù thái độ thế nào, đều có thể bị kiểm tra căn cước theo các thể thức quy định tại khoản 1 nhằm phòng ngừa mọi hành vi xâm phạm đến trật tự công, nhất là hành vi xâm phạm đến an toàn của người hoặc tài sản.

Trong khu vực nằm giữa biên giới trên bộ giữa Pháp với các Quốc gia thành viên công ước ký tại Schengen ngày 19 tháng 6 năm 1990, và một đường ranh giới sau đó 20 km (các quy định bị tuyên vi hiến bởi Hội đồng Hiến pháp, số 93-323 DC ngày 05 tháng 8 năm 1993) cũng như trong phạm vi các khu vực phục vụ công chúng tại các cảng biển, sân bay và nhà ga xe lửa tiếp cận giao thông quốc tế và được liệt kê trong quyết định của bộ trưởng (các quy định bị tuyên vi hiến bởi Hội đồng Hiến pháp, số 93-323 DC ngày 05 tháng 8 năm 1993), có thể kiểm tra căn cước của bất kì ai theo các quy tắc quy định tại đoạn một nhằm đảm bảo việc tuân thủ trách nhiệm giữ gìn, mang theo và xuất trình phục vụ cho việc kiểm tra giấy tờ và tài liệu do pháp luật quy định. Ngoài ra, khi có đường dành cho xe cơ giới xuất phát từ khu vực nói trên, và điểm thu phí đầu tiên nằm ngoài ranh giới 20km, việc kiểm tra căn cước có thể được tiến hành cho đến điểm thu phí đầu tiên, tại bất kì chặng dừng nào cũng như ở chính điểm thu phí và những chặng dừng giao nhau. Những điểm thu phí chịu tác động của quy định này được quy định cụ thể trong một quyết định của bộ trưởng. Thực tế việc kiểm tra căn cước làm phát hiện một tội phạm khác với việc không tuân thủ trách nhiệm đề cập ở trên không tạo ra căn cứ huỷ bỏ tố tụng phát sinh.

Trong khu vực giữa đường biên giới trên bộ hoặc đường bờ biển tại French Guyana và đường ranh giới 20km sau đó, và trong đường ranh giới 5km về cả hai phía, cũng như tại đường quốc lộ số 2 ở tỉnh Régina, có thể kiểm tra căn cước của bất kì ai theo các quy tắc tại đoạn một nhằm đảm bảo việc tuân thủ trách nhiệm giữ gìn, mang theo và xuất trình phục vụ cho việc kiểm tra giấy tờ và tài liệu do pháp luật quy định.
Điều 78-2-1

(Luật số 97-396 ngày 24 tháng 4 năm 1997 Điều 19 Công báo ngày 25 tháng 4 năm 1997)

(Luật số 99-291 ngày 15 tháng 4 năm 1999 Điều 15 Công báo ngày 16 tháng 4 năm 1999)

Khi công tố viên trưởng cấp quận chính thức yêu cầu, sỹ quan cảnh sát tư pháp và, theo lệnh hoặc trách nhiệm của những sỹ quan này, nhân viên cảnh sát tư pháp đề cập tại các điều 20 và 21 (1º), được phép vào các cơ sở nghề nghiệp và khu phụ cận hoặc các toà nhà bên ngoài, trừ khi đây là nơi ở, hoặc đang xảy ra các hoạt động xây dựng, chế tạo, chế biến, sửa chữa, dịch vụ hoặc thương mại, nhằm:

- kiểm tra việc đăng ký nghề nghiệp, doanh nghiệp hoặc thương mại của những hoạt động này khi bắt buộc phải đăng ký, và tiến hành phù hợp với thoả ước của các thiết chế bảo vệ xã hội và cơ quan thuế;

- xuất trình việc đăng ký lực lượng lao động và các tài liệu chứng minh việc có các thoả ước trước khi tuyển dụng;

- kiểm tra căn cước của những người được tuyển dụng, hoàn toàn với mục đích kiểm tra xem họ đã được đăng ký hoặc đưa ra tuyên bố phù hợp với các thoả ước đề cập tại đoạn trên.

Lệnh chính thức của công tố viên trưởng cấp quận được lập thành văn bản và chỉ rõ các tội phạm, thuộc những tội được liệt kê tại các điều L. 324-9 và L. 341-6 Bộ luật Lao động, mà người này muốn được điều tra và truy tố, cũng như các cơ sở nơi diễn ra hoạt động kiểm tra. Những lệnh này có hiệu lực tối đa là một tháng và chủ sở hữu cơ sở hoặc đại diện của họ được xem lệnh này.

Các biện pháp được tiến hành theo các quy định tại điều này được ghi trong một báo cáo chính thức và chuyển cho người liên quan.
Điều 78-2-2

Căn cứ yêu cầu bằng văn bản của công tố viên trưởng cấp quận, vì mục đích điều tra và truy tố các hoạt động khủng bố tại các điều 421-1 đến 421-6 Bộ luật Hình sự, các tội phạm liên quan đến vũ khí và vật liệu nổ tại các điều L 2339-8, L 2339-9 và L 2353-4 Bộ luật Quốc phòng, các tội ăn cắp tại các điều 311-3 đến 311-11 Bộ luật Hình sự, sở hữu hoặc nhận các tài sản ăn cắp quy định tại các điều 321-1 và 321-2 Bộ luật này hoặc các hành vi buôn bán chất ma tuý tại các điều 222-34 đến 222-38 Bộ luật nói trên, sỹ quan cảnh sát tư pháp, được hỗ trợ bởi, nếu tình huống phát sinh, nhân viên cảnh sát tư pháp và trợ lý nhân viên cảnh sát tư pháp đề cập tại khoản 1, 1 bis và 1 ter điều 21, có thể, trong phạm vi địa điểm và thời hạn do công tố viên này quy định, không quá 24 giờ, có thể gia hạn bằng một phán quyết có nêu rõ lý do theo thủ tục tương tự, không chỉ tiến hành kiểm tra căn cước tại đoạn 6 điều 78-2 mà còn kiểm tra các phương tiện đang di chuyển, dừng hoặc đỗ tại đường giao thông công cộng hoặc tại các cơ sở phục vụ công chúng.

Nhằm áp dụng các quy định tại điều này, các phương tiện đang di chuyển chỉ có thể bị dừng lại vào thời điểm tối cần thiết để tiến hành kiểm tra, với sự có mặt của lái xe. Khi việc kiểm tra liên quan đến một phương tiện dừng hoặc đỗ, thì được tiến hành với sự có mặt của lái xe hoặc chủ sở hữu phương tiện hoặc, nếu không, thì là một người, không thuộc thẩm quyền hành chính, được sỹ quan cảnh sát tư pháp hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp triệu tập vì các mục đích này. Sự có mặt của người thứ ba là không được yêu cầu khi việc kiểm tra liên quan đến rủi ro cụ thể cho người hoặc tài sản.

Khi phát hiện thấy là tội phạm đã được thực hiện, hoặc khi lái xe hoặc chủ sở hữu phương tiện yêu cầu như vậy nếu việc điều tra xảy ra vắng mặt người này, phải lập biên bản ghi địa điểm, thời gian, và ngày khi những hoạt động này bắt đầu và kết thúc. Một bản sao được gửi cho bên liên quan và một bản khác được gửi ngay cho công tố viên trưởng cấp quận.

Tuy nhiên, việc kiểm tra các phương tiện đặc biệt thích hợp vì các mục đích cư trú và thực tế được sử dụng làm nơi cư trú chỉ có thể được tiến hành phù hợp với các quy định liên quan đến khám nhà.

Thực tế là những hoạt động này phát hiện các tội phạm ngoài những tội nêu trong yêu cầu bằng văn bản của công tố viên trưởng cấp quận không tạo thành lý do huỷ bỏ tố tụng.


Điều 78-2-3

Sỹ quan cảnh sát tư pháp, được hỗ trợ bởi, khi cần, nhân viên cảnh sát tư pháp và trợ lý nhân viên cảnh sát tư pháp đề cập tại khoản 1, 1 bis và 1 ter điều 21, có thể tiến hành kiểm tra các phương tiện đang di chuyển hoặc đỗ tại đường giao thông công cộng hoặc tại các cơ sở phục vụ công chúng khi có lý do xác đáng để nghi ngờ là lái xe hoặc hành khách đã thực hiện (cho dù là thủ phạm hoặc đồng bọn) một tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Các quy định này cũng áp dụng đối với phạm tội chưa đạt.

Các quy định tại đoạn hai, ba và bốn điều 78-2-2 áp dụng cho các quy định của điều này.
Điều 78-2-4

Nhằm ngăn chặn việc tấn công nghiêm trọng đến người và tài sản, sỹ quan cảnh sát tư pháp, và nhân viên cảnh sát tư pháp dưới sự giám sát của người này và trợ lý nhân viên cảnh sát tư pháp đề cập tại khoản 1, 1 bis và 1 ter điều 21 có thể tiến hành không chỉ việc kiểm tra căn cước quy định tại đoạn bảy điều 78-2, mà còn, với sự đồng ý của lái xe hoặc, nếu không, theo chỉ thị của công tố viên trưởng cấp quận chuyển giao bằng bất kì biện pháp nào, tiến hành kiểm tra các phương tiện đang di chuyển, dừng hoặc đỗ tại đường giao thông công cộng hoặc các cơ sở phục vụ công chúng.

Trong khi chờ chỉ thị của công tố viên trưởng cấp quận, phương tiện có thể bị tạm giữ trong thời hạn không quá 30 phút.

Các đoạn hai, ba và bốn điều 78-2-2 áp dụng cho các quy định tại điều này.


Điều 78-3

Nếu đương sự từ chối hoặc không thể chứng minh được căn cước của mình, trong trường hợp cần thiết, đương sự có thể bị giữ tại chỗ hoặc tại đồn cảnh sát mà họ được đưa tới để xác minh căn cước. Trong mọi trường hợp, đương sự được đưa ngay đến gặp một sỹ quan cảnh sát tư pháp để cung cấp, bằng mọi cách, các yếu tố cho phép chứng minh căn cước, và nếu cần, sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể tiến hành các biện pháp xác minh cần thiết. Sỹ quan cảnh sát tư pháp phải cho đương sự biết họ có quyền thông báo với Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm về việc kiểm tra căn cước và có quyền báo trước cho gia định hoặc cho người mà họ chọn vào bất cứ lúc nào. Trong tình thế đặc biệt cần thiết, sỹ quan cảnh sát tư pháp tự mình báo trước cho gia đình đương sự hoặc cho người mà đương sự chọn.

Công tố viên trưởng phải được thông báo ngay khi bắt đầu việc tạm giữ người chưa thành niên chưa đủ 18 tuổi. Người chưa thành niên phải được sự trợ giúp của đại diện pháp lý trừ khi điều này là không thể thực hiện được.

Người bị kiểm tra căn cước chỉ có thể bị giữ trong một thời gian đủ để xác minh căn cước. Thời gian giữ không quá bốn giờ kể từ khi việc kiểm tra được thực hiện theo quy định tại Điều 78-2 và vào bất cứ lúc nào, Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm cũng có thể đình chỉ việc này.

Nếu người được gọi để kiểm tra căn cước nhất định từ chối chứng mình căn cước hoặc cung cấp các yếu tố hoàn toàn không chính xác thì các biện pháp xác minh, sau khi được Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm hoặc thẩm phán điều tra cho phép, cỏ thể được tiến hành để lấy dấu vân tay hoặc chup ảnh, trong trường hợp biện pháp này là cách duy nhất để xác minh căn cước của đương sự.

Việc lấy dấu vân tay hoặc chụp ảnh phải được ghi và đặc biệt phải nêu lý du trong một biên bản được quy định dưới đây.

Sỹ quan cảnh sát tư pháp phải nêu rõ trong một biên bản những lý do kiem tra và xác minh căn cước, nêu rõ trong những điều kiện nào người bị kiểm tra được gọi đến, được biết các quyền của mình và được thực hiện các quyền đó. Biên bản phải ghi rõ ngày giời bắt đầu thực hiện việc kiểm tra, ngày giời kết thúc việc thu giữ và thời gian giữ đương sự.

Biên bản phải đưa cho đương sự ký. Nếu đương sự không chị ký thì phải ghi rõ việc từ chối và lý do từ chối.

Biên bản được chuyển cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm sau khi đương sự nhận được một bản sao trong trường hợp quy định tai khoản dưới đây.

Nếu sau khi đương sự bị giữ không có một hành vi tố tụng điều tra hoặc thi hành án nào được chuyển cho cơ quan tư pháp thì không thể ghi việc xác minh căn cước bộ phiếu và biên bản cũng như tất cả các giấy tờ xác minh căn cước sẽ bị tiêu hủy trong thời hạn sáu tháng dưới sự giám sát của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm.

Trong trường hợp thực hiện một hành vi tố tụng điều tra hoặc thi hành án chuyển cho cơ quan tư pháp có kèm theo yêu cầu tạm giữ, người bị giữ phải được biết ngay rằng học có quyền yêu cầu thông báo cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm về việc họ tiếp tục bị tạm giữ.

Các quy định về điều này buộc phải thực hiện, nếu không sẽ bị vô hiệu.


Điều 78-4

Thời gian tạm giữ quy định tại điều trên được khấu trừ, nếu liên quan, vào thời gian tạm giữ của cảnh sát.


Điều 78-5

Người nào không chị cho lấy dấu vân tay hoặc chụp ảnh khi đã có quyết định của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm hoặc quyết định của thẩm phán điều tra theo quy định tại điều 78-3, sẽ bị phạt tù ba tháng và phạt tiền 3.750 euro.


Điều 78-6

Nhân viên cảnh sát tư pháp đề cập tại khoản 1 bis, 1 ter, 1 quarter và 2 của điều 21 được uỷ quyền thu thập căn cước của những người thực hiện các tội vi cảnh nhằm chuẩn bị các báo cáo chính thức liên quan đến các vi phạm luật của địa phương, vi phạm Luật Giao thông mà luật cho phép phát hành vé hoặc liên quan đến các tội vi cảnh mà họ được quyền ghi lại theo một đạo luật cụ thể.

Khi tội phạm từ chối hoặc không thể chứng minh căn cước, trợ lý nhân viên cảnh sát tư pháp đề cập tại đoạn trên thông báo ngay cho sỹ quan cảnh sát tư pháp của lực lượng quốc gia hoặc hiến binh có thẩm quyền theo lãnh thổ, có thể ra lệnh đưa người phạm tội ra trình diện. Nhân viên cảnh sát địa phương không thể giữ người phạm tội mà không có một lệnh như vậy. Khi sỹ quan cảnh sát tư pháp quyết định tiến hành kiểm tra căn cước theo cách thức quy định tại điều 78-3, thời hạn quy định tại đoạn ba bắt đầu từ thời điểm kiểm tra căn cước.
THIÊN III

THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA TOÀ ÁN

Các điều từ 79 đến 229

CHƯƠNG I


THÂM PHÁN ĐIỀU TRA12: THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA TOÀ ÁN CẤP THỨ NHẤT

Các điều từ 79 đến 190

MỤC I


QUY ĐỊNH CHUNG

Các điều từ 79 đến 84


Điều 79

Việc Tòa án tiến hành điều tra trước khi xét xử là bắt buộc đối với tội nghiêm trọng, nhưng không bắt buộc với tội ít nghiêm trọng, trừ trường hợp có quy định đặc biệt; đối với tội vi cảnh Tòa cũng có thể tiến hành điều tra trước khi xét xử nếu Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa so thẩm yêu cầu theo quy định tại Điều 44.


Điều 80

Thẩm phán điều tra chỉ có thể điều tra phù hợp với đề nghị của công tố viên trưởng cấp quận.

Đề nghị của bên công tố có thể tiến hành đối với một người biết tên hoặc không biết tên.

Nếu thẩm phán điều tra biết được một tội phạm không có trong các đề nghị của bên công tố, thì phải trao đổi ngay với công tố viên trưởng cấp quận về các khiếu nại hoặc hồ sơ chính thức chứng minh sự tồn tại của tội phạm này. Công tố viên trưởng cấp quận có thể yêu cầu thẩm phán điều tra, bằng một đề nghị bổ sung, điều tra thêm các tình tiết, hoặc yêu cầu người này mở một cuộc điều tra riêng, hoặc gửi vụ án đến toà án xét xử, hoặc ra lệnh điều tra, hoặc quyết định từ bỏ vụ án, hoặc tiến hành một trong các biện pháp quy định tại các điều từ 41-1 đến 41-3, hoặc chuyển giao khiếu nại hoặc báo cáo chính thức cho công tố viên trưởng cấp quận có thẩm quyền theo lãnh thổ. Nếu công tố viên trưởng cấp quận yêu cầu mở một cuộc điều tra riêng, thì vụ án này có thể vẫn được trao cho thẩm phán điều tra đó, được chỉ định theo các điều kiện tại đoạn một điều 83.

Trường hợp khiếu nại cùng với đơn kiện của bên dân sự thì vụ án tiến hành như quy định tại điều 86. Tuy nhiên, khi thẩm phán điều tra được bên dân sự thông báo về các tình tiết mới trong quá trình điều tra, các quy định tại đoạn trên áp dụng.
Điều 80-1

Với hình phạt huỷ bỏ, thẩm phán điều tra có thể kiểm tra tư pháp chỉ những người nào có chứng cứ chắc chắn là họ có thể tham gia, với tư cách thủ phạm hoặc đồng bọn, vào việc thực hiện tội phạm người này đang điều tra.

Người này có thể tiến hành việc kiểm tra tư pháp chỉ sau khi đã lắng nghe những ý kiến của người đó hoặc đã cho họ cơ hội được nói và lắng nghe, cùng với luật sư, theo cách thức quy định tại điều 116 tại buổi hỏi cung đầu tiên, hoặc với tư cách nhân chứng được trợ giúp theo các quy định tại các điều từ 113-1 đến 113-8.

Thẩm phán điều tra có thể chỉ tiến hành kiểm tra tư pháp một người mà mình cho rằng không thể sử dụng thủ tục dành cho nhân chứng được trợ giúp.


Điều 80-2

Thẩm phán điều tra có thể thông báo cho bất kì ai bằng việc chuyển giao có ghi nhận là người này sẽ được triệu tập, trong một thời hạn không ít hơn 10 ngày hoặc nhiều hơn 2 tháng, đối với việc trình diện lần đầu được tiến hành theo các điều kiện quy định tại điều 116. Lá thư này ghi rõ ngày, giờ của việc trình diện được yêu cầu; thông báo cho người này về từng vấn đề mà thẩm phán thụ lý và dự báo việc kiểm tra tư pháp người này, đưa cho họ các định nghĩa pháp lý; cũng thông báo cho người này là họ có quyền chọn một luật sư hoặc yêu cầu chỉ định một luật sư làm việc theo trách nhiệm, việc lựa chọn hoặc yêu cầu được gửi đến thư kí của thẩm phán điều tra; chỉ rõ là việc kiểm tra tư pháp có thể không xảy ra cho đến sau khi có việc trình diện lần đầu của người này trước thẩm phán điều tra.

Thẩm phán điều tra cũng có thể được thông báo về việc triệu tập này thông qua một sỹ quan cảnh sát tư pháp. Thông báo này bao gồm toàn bộ các vấn đề quy định tại đoạn trên; được ghi trong một báo cáo chính thức có chữ ký của người nhận được bản sao.

Luật sư được lựa chọn hoặc chỉ định được triệu tập theo cách thức quy định tại điều 114; người này có thể tiếp cận hồ sơ tố tụng theo cách thức do điều này quy định.


Điều 80-3

Vào lúc bắt đầu cuộc điều tra, thẩm phán điều tra phải thông báo cho nạn nhân của tội phạm bị khởi tố là người này có quyền thực hiện các quyền của bên dân sự, và cách thức có thể thực hiện các quyền này. Nếu nạn nhân là người chưa thành niên, thông tin này được đưa cho những người đại diện của họ.

Thông báo quy định tại đoạn trên cho nạn nhân biết là nếu người này quyết định trở thành một bên dân sự, thì có quyền được trợ giúp bởi một luật sư theo lựa chọn, hoặc, nếu người này yêu cầu, thì bởi một luật sư do Đoàn luật sư chỉ định; cũng giải thích là chi phí sẽ do người này chịu, trừ khi được hưởng trợ giúp pháp lý hoặc được bảo hiểm bảo vệ pháp lý chi trả. Khi thẩm phán điều tra được nạn nhân thông báo là người này mong muốn trở thành bên dân sự và đã yêu cầu chỉ định một luật sư, thẩm phán điều tra thông báo ngay cho Đoàn luật sư.
Điều 80-4

Trong quá trình điều tra cái chết hoặc mất tích của một người quy định tại các điều 74 và 74-1, thẩm phán điều tra tiến hành theo các quy định tại Chương 1 của Thiên 3 của Quyển 1. Việc xâm phạm thư tín, viễn thông được tiến hành theo thẩm quyền của người này và kiểm soát theo các điều kiện quy định tại đoạn hai điều 100 và các điều 100-1 đến 100-7. Việc xâm phạm này không được vượt quá hai tháng, có thể gia hạn.

Các thành viên trong gia đình hoặc họ hàng thân thuộc của người quá cố hoặc mất tích có thể thực hiện các quyền của bên dân sự với tư cách là những người giúp sức. Tuy nhiên, khi tìm thấy người mất tích, địa chỉ của người này và các vấn đề khác dẫn đến việc tiết lộ gián tiếp hoặc trực tiếp địa chỉ này có thể không cho bên dân sự biết nếu không có sự đồng ý của bên liên quan, nếu họ là người đã thành niên, hoặc với sự đồng ý của thẩm phán điều tra trong trường hợp người chưa thành niên hoặc người đã thành niên đang chấp hành lệnh giám hộ.
Điều 81

Thẩm phán điều tra tiến hành theo luật bất kì hoạt động điều tra nào thấy có ích cho việc khám phá sự thật; tìm kiếm bằng chứng vô tội cũng như có tội.

Phải sao chép lại những hoạt động tố tụng này và toàn bộ tài liệu của quá trình tố tụng; mỗi bản sao được xác nhận đúng bởi thư kí13 hoặc sỹ quan cảnh sát tư pháp được chỉ định đề cập tại đoạn bốn. Toàn bộ tài liệu trong hồ sơ vụ án được thư ký đánh số14 như là chúng được thẩm phán điều tra soạn thảo hoặc nhận.

Tuy nhiên, nếu có thể sao chép bằng chụp ảnh hoặc các kỹ thuật tương tự, thì tiến hành sau khi chuyển giao hồ sơ vụ án. Có thể sao chép thành nhiều bộ tuỳ thuộc và sự cần thiết cho hoạt động tư pháp. Thư kí xác nhận sự đồng nhất của hồ sơ được sao chép với hồ sơ gốc. Nếu hoạt động điều tra tạm thời bị gián đoạn do có khiếu nại, việc sao chép phải được làm ngay để trong bất kì trường hợp nào cũng không trì hoãn việc chuẩn bị hồ sơ xét xử quy định tại điều 194.

Khi thẩm phán điều tra không thể tự mình tiến hành toàn bộ hoạt động điều tra, thì có thể gửi thư yêu cầu tương trợ đến các sỹ quan cảnh sát tư pháp để nhờ họ thực hiện các hoạt động điều tra cần thiết theo các điều kiện và hạn chế quy định tại các điều 151 và 152.

Thẩm phán điều tra được yêu cầu kiểm tra các thông tin thu thập được.

Thẩm phán điều tra tự mình tiến hành hoặc nhờ người khác, sỹ quan cảnh sát tư pháp theo đoạn bốn, hoặc bất kì ai đủ tiêu chuẩn theo các điều kiện quy định bằng một Nghị định của Chính phủ, điều tra nhân cách của những người bị điều tra, cũng như hoàn cảnh xã hội, gia đình và tài chính. Việc điều tra này, tuy vậy, là không bắt buộc đối với tội ít nghiêm trọng.

Thẩm phán điều tra cũng có thể chỉ định tuỳ vào bản chất vụ án việc đưa vào các cơ sở xã hội và quản chế, cơ quan bảo vệ trẻ em có thẩm quyền hoặc bất kì tổ chức nào được uỷ quyền theo các đoạn trên, nhằm kiểm tra hoàn cảnh xã hội, gia đình và tài chính của người bị kiểm tra tư pháp và thông báo cho thẩm phán về các bước phù hợp để hỗ trợ việc hoà nhập xã hội của người liên quan. Trừ khi công tố viên đã ra lệnh, những thủ tục tố tụng này phải được thẩm phán điều tra ra lệnh bất kì khi nào cân nhắc việc tạm giam trước khi xét xử một người đã thành niên ít hơn 21 tuổi vào thời điểm thực hiện tội phạm, khi hình phạt phải chịu không vượt quá 5 năm tù.

Thẩm phán điều tra có thể ra lệnh kiểm tra y tế, tâm lý hoặc bất kì biện pháp nào phù hợp.

Khi một bên đương sự nộp cho người này một đơn bằng văn bản có nêu rõ lý do để thực hiện một trong những việc kiểm tra này hoặc bất kì biện pháp nào khác phù hợp quy định tại đoạn trên, thẩm phán điều tra phải ban hành một lệnh có nêu lý do trong vòng một tháng kể từ khi nhận được đơn nếu quyết định không chấp nhận đơn.

Đơn đề cập tại đoạn trên phải được nộp cho thư kí của thẩm phán điều tra thụ lý vụ án; thư kí, người nộp đơn hoặc luật sư của họ phải lưu hồ sơ, ký tên, đóng dấu. Thư ký phải ghi rõ việc người nộp đơn không thể kí tên. Khi người nộp đơn hoặc luật sư của họ không cư trú trong phạm vi khu vực tài phán của toà án có thẩm quyền, tuyên bố được nộp cho thư kí có thể được gửi bằng một thư có ghi lại việc chuyển đi và yêu cầu thông báo khi nhận được. Khi người chấp hành việc kiểm tra tư pháp bị tạm giam, đơn cũng có thể được làm bằng một tuyên bố với giám thị trại giam. Giám thị và người làm đơn phải lưu, đóng dấu và kí tên vào tuyên bố này. Giám thị phải ghi rõ việc người này không thể kí. Phải gửi ngay bản gốc hoặc bản sao tài liệu này cho thư kí của thẩm phán điều tra bằng bất kì phương tiện nào.

Khi thẩm phán điều tra không thể giải quyết đơn trong vòng một tháng, đương sự có thể nộp trực tiếp cho chủ tịch phòng điều tra để giải quyết và hành động phù hợp với các đoạn ba, bốn và năm điều 186-1.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương