BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang4/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49

Điều 53-1

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 104 Công báo ngày 16

tháng 6 năm 2000 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

Sỹ quan và nhân viên cảnh sát tư pháp thông báo cho nạn nhân, sử dụng bất kì phương tiện giao tiếp nào, về quyền của họ:

1) có được việc đền bù thiệt hại phải chịu;

2) thực hiện các quyền của bên dân sự nếu việc khởi tố đã được công tố viên thực hiện hoặc trực tiếp chỉ ra thủ phạm trình diện trước toà án có thẩm quyền hoặc nộp khiếu nại chính thức trước thẩm phán điều tra;

3) nếu họ muốn thực hiện quyền của bên dân sự được trợ giúp bởi một luật sư theo sự lựa chọn của họ, hoặc theo yêu cầu của họ, bởi một luật sư do chủ tịch đoàn luật sư chỉ định thuộc toà án có thẩm quyền, chi phí do nạn nhân chịu, trừ khi họ được trợ giúp pháp lý, hoặc được bảo hiểm bảo hộ pháp lý chi trả;

4) được trợ giúp bởi một cơ quan thuộc một hoặc nhiều hơn các cơ quan địa phương hoặc một nạn nhân được hiệp hội trợ giúp nạn nhân phê chuẩn;

5) chuyển giao vụ án, nếu phù hợp, cho uỷ ban về đền bù thiệt hại cho các nạn nhân của tội phạm, khi tội phạm thuộc phạm vi tha miễn quy định tại các điều 706-3 và 706-14.

Điều 54

Trong trường hợp tội nghiêm trọng quả tang, sỹ quan cảnh sát tư pháp được báo tin phải thông báo ngay cho Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm biết và phải đến nơi xảy ra tội phạm để tiến hành các công việc xác minh cần thiết.

Sỹ quan cảnh sát tư pháp giám sát việc bảo quản các dấu vết có thể bị tiêu hủy và mọi thứ cần thiết cho việc xác định sự thật. Sỹ quan cảnh sát tư pháp tịch biên vũ khí và công cụ đã dung để thực hiện tội phạm cũng như mọi thứ bị nghi là kết quả của hành vi phạm tội.

Sỹ quan cảnh sát tư pháp đưa những vật bị tịch biên cho người bị nghi đã tham gia thực hiện tội nghiêm trọng để yêu cầu xác nhận, nếu họ có mặt.


Điều 55

Ở địa điểm nơi xảy ra tội nghiêm trọng, tất cả những người không có thẩm quyền không được làm thay đổi hiện trường hoặc lấy đi bất cứ thứ gì, trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường và thu giữ tang vật; nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền theo quy định về tội vi cảnh loại 4.

Tuy nhiên trọng trường hợp đặc biệt, vẫn có thể được phép thay đổi hiện trường hoặc lấy đi vật gì đó để đảm bảo an ninh, vệ sinh công cộng hoặc chăm sóc người bị hại.
Điều 55-1

(Bổ sung bởi Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 30 Công báo ngày 19 tháng 3 năm 2003)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 109 Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004)

Sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể tiến hành hoặc giám sát việc lấy các mẫu ngẫu nhiên từ bất kì ai có thể cung cấp thông tin về tội phạm liên quan, hoặc từ bất kì ai có lí do hợp lý để nghi ngờ là người này đã thực hiện hoặc nỗ lực thực hiện một tội phạm, nhằm tiến hành các thí nghiệm khoa học và kỹ thuật so sánh chúng với các dấu vết hoặc đầu mối có được vì mục đích điều tra.

Người này tiến hành hoặc giám sát các biện pháp ghi lại các đặc điểm nhận dạng, và cụ thể là lấy dấu vân tay, dấu bàn tay hoặc các bản ảnh cần thiết để đưa vào các hồ sơ liên quan của cảnh sát, và cung cấp thêm thông tin cho họ, theo các quy định áp dụng cho hồ sơ liên quan.

Việc từ chối, bởi một người tồn tại bất kì lý do xác đáng nào nghi ngờ là người này đã thực hiện hoặc nỗ lực thực hiện một tội phạm, tuân theo các thủ tục đề cập tại các đoạn một và hai và do sỹ quan cảnh sát tư pháp ra lệnh tiến hành, bị xử phạt tù một năm và phạt tiền 15.000 Euro.


Điều 56

(Pháp lệnh số 60-529 ngày 04 tháng 6 năm 1960 Điều 2 Công báo ngày 08 tháng 6 năm 1960)

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 22 Công báo ngày 24 tháng 6 năm 1999)

(Luật số 2001-1168 ngày 11 tháng 12 năm 2001 Điều 18 Công báo ngày 12

tháng 12 năm 2001)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 79 I Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004)

(Luật số 2004-575 ngày 21 tháng 6 năm 2004 Điều 41 Công báo ngày 22

tháng 6 năm 2004)

Khi loại tội nghiêm trọng là những tội mà chứng cứ chứng minh có thể được thu thập bằng việc tịch biên giấy tờ, tài liệu, dữ liệu điện tử hoặc các đồ vật khác thuộc sở hữu của những người có vẻ là liên quan đến tội nghiêm trọng hoặc sở hữu những giấy tờ, thông tin hoặc đồ vật gắn liền với tội phạm, sỹ quan cảnh sát tư pháp đến ngay nơi ở của những người này để khám xét, và lập một báo cáo chính thức liên quan đến việc này.

Chỉ có sũy quan cảnh sát tư pháp và những người quy định tại điều 57 cũng những người mà sỹ quan cảnh sát tu pháp trưng dụng theo điều 60 có quyền xem xét các giấy tờ và tài liệu trước khi tịch biên.

Tuy nhiên trước đó sỹ quan cảnh sát tư pháp có nghĩa vụ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo tôn trọng bí mật nghề nghiệp và các quyền bào chữa.

Mọi đồ vật và tài liệu tịch biên phải được kiểm kê và niêm phong ngay lập tức. Nhưng nếu việc kiểm kê tại chỗ gặp khó khăn thì những đồ vật, tài liệu ấy sẽ được tạm thời niêm phong kín, cho đến khi tiến hành kiểm kê và niêm phong chính thức. Phải tiến hành công việc này với sự có mặt của những người đã chứng kiến việc khám xét theo đúng quy định của Điều 57. Việc tịch biên bất kì dữ liệu điện tử nào cần thiết cho việc khám phá sự thật được tiến hành bởi thẩm phán, cả bằng việc nắm giữ chất liệu vật chất của dự liệu này hoặc bản sao dữ liệu được tiến hành với sự có mặt của những người này khi tịch biên.

Nếu làm một bản sao, thì theo lệnh của công tố viên trưởng cấp sơ thẩm, bất kì dữ liệu điện tử nào mà việc sở hữu hoặc sử dụng là bất hợp pháp hoặc nguy hiểm cho an toàn của người và tài sản có thể bị xoá vĩnh viễn khỏi bất kì chất liệu vật chất nào không được đưa vào lưu trữ tư pháp.

Sỹ quan cảnh sát tư pháp chỉ tịch biên các đồ vật tài liệu cần thiết cho việc xác định sự thật của vụ án khi được sự đồng ý của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm. Khi việc tịch biên liên quan đến tiền, kim loại quý hiếm, tài sản hoặc chứng khoán, việc gìn giữ nguyên vẹn những thứ này là không cần thiết cho việc khám phá sự thật, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm có thể ra lệnh gửi những thứ này vào Văn phòng Lưu giữ hoặc Ngân hàng quốc gia Pháp.

Khi việc tịch biên liên quan đến tiền xu hoặc tiền giấy euro giả, sỹ quan cảnh sát tư pháp phải gửi ít nhất mỗi loại một mẫu tiền giấy hoặc tiền xu nghi ngờ là giả cho phòng thí nghiệm quốc gia được uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ này, để phân tích và nhận dạng. Phòng thí nghiệm quốc gia có thể mở niêm phong chính thức. Cơ quan này viết một bản kê trong một báo cáo đề cập đến bất kì việc mở hoặc mở lại những niêm phong này. Khi hoàn tất những hoạt động này, báo cáo và đồ vật được niêm phong được chuyển đến tận tay thư kí toà án phù hợp. Việc chuyển giao này được ghi trong một báo cáo chính thức.

Các quy định của đoạn trên không áp dụng khi chỉ có một mẫu duy nhất của một loại tiền giấy hoặc tiền xu bị nghi ngờ và cần thiết cho việc khám phá sự thật.

Nếu chúng cho thấy khả năng cung cấp thông tin về các đồ vật, tài liệu hoặc dữ liệu điện tử bị tịch biên, người có mặt khi tiến hành tịch biên có thể bị sỹ quan cảnh sát tư pháp giữ lại hiện trường việc tịch biên trong khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành những hoạt động này.


Điều 56-1

(Luật số 85-1407 ngày 30 tháng 12 năm 1985 Điều 10 & 94 Công báo ngày 31 tháng 12 năm 1985 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 1986)

(Luật số 93-2 ngày 04 tháng 01 năm 1993 Điều 7 Công báo ngày 05 tháng 01 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1993)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 44 Công báo ngày 16

tháng 6 năm 2000)

(Luật số 2005-1549 ngày 12 tháng 12 năm 2005 Điều 37 Công báo ngày 13

tháng 12 năm 2005)

Việc khám xét văn phòng luật sư hoặc nơi cư trú của người này chỉ có thể do thẩm phán hoặc công tố viên tiến hành và với sự có mặt của Chủ nhiệm Đoàn luật sư hoặc đại diện của người này, sau khi có quyết định bằng văn bản và nêu rõ lý do của thẩm phán hoặc công tố viên này, trong đó chỉ rõ bản chất của tội phạm hoặc các tội phạm liên quan đến việc khám xét, lý do và mục đích khám xét. Thẩm phán hoặc công tố viên ngay từ đầu phải tiết lộ cho chủ nhiệm đoàn luật sư hoặc đại diện của người này biết nội dung quyết định. Chỉ có duy nhất thẩm phán hoặc công tố viên và chủ nhiệm đoàn luật sư hoặc đại diện của người này được thông báo về tài liệu tìm thấy trong quá trình khám xét nhằm tính đến khả năng tịch biên chúng. Những tài liệu này có thể bị tịch biên liên quan đến các tội phạm ngoài những tội được đề cập trong quyết định nói trên. Các quy định tại đoạn này được thực thi với hình phạt huỷ bỏ8.

Thẩm phán hoặc công tố viên tiến hành khám xét có trách nhiệm đảm bảo là nó không ảnh hưởng đến quyền tự do tiến hành nghề nghiệp luật sư.

Chủ nhiệm hoặc đại diện của người này có thể phản đối việc tịch biên tài liệu mà thẩm phán hoặc công tố viên có ý định tiến hành nếu thấy nó không theo quy tắc. Tài liệu sau đó được niêm phong chính thức. Điều này được ghi vào một hồ sơ chính thức chỉ rõ việc phản đối của chủ nhiệm hoặc đại diện của người này, không được đưa vào làm một phần của hồ sơ tố tụng. Khi các tài liệu khác đã bị tịch biên trong quá trình khám xét mà không bị phản đối, hồ sơ chính thức được tách khỏi yêu cầu tại điều 57. Hồ sơ chính thức này và tài liệu được niêm phong được chuyển cho thẩm phán giám sát và tự do cùng với bản gốc và bản sao hồ sơ.

Trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được tài liệu, thẩm phán giám sát và tự do ra một phán quyết có lý do về việc phản đối, phán quyết này không được phép kháng cáo.

Vì mục đích này, phải xét hỏi thẩm phán hoặc công tố viên tiến hành khám xét và, khi cần, công tố viên trưởng cấp sơ thẩm và cả luật sư tại các văn phòng bị khám xét và chủ nhiệm hoặc người đại diện của người này. Có thể mở niêm phong với sự có mặt của những người này.

Khi người này thấy không cần thiết phải tịch biên tài liệu, thẩm phán giám sát và tự do ra lệnh trả lại ngay và tiêu huỷ hồ sơ chính thức ghi lại các sự kiện và, khi cần, huỷ bỏ bất kì dẫn chiếu nào đến tài liệu đó hoặc nội dung của nó xuất hiện trong hồ sơ chính thức của vụ án.

Trong các trường hợp khác, người này ra lệnh đưa tài liệu và bản ghi chính thức tạo thành hồ sơ chính thức. Quyết định của người này không cấm các bên yêu cầu toà án xét xử hoặc phòng điều tra, nếu phù hợp, huỷ bỏ việc tịch biên.

Các quy định tại điều này cũng áp dụng cho việc khám xét được tiến hành tại văn phòng của Đoàn luật sư hoặc các văn phòng thực hiện việc trả tiền của luật sư. Trong những trường hợp này, trách nhiệm trao cho thẩm phán giám sát và tự do được thực hiện bởi chánh án toà án quận người phải thông báo trước khi khám xét. Điều này cũng áp dụng tương tự cho việc khám xét các văn phòng hoặc nơi ở của chủ tịch Đoàn luật sư.
Điều 56-2

(Luật số 93-2 ngày 04 tháng 01 năm 1993 Điều 55 Công báo ngày 05 tháng 01

năm 1993, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1993)

Chỉ có thẩm phán hoặc công tố viên mới có quyền ra lệnh khám xét trụ sở của một cơ quan báo chí hoặc phát thanh, truyền hình nhưng phải đảm bảo là việc điều tra này không vi phạm quyền tự do thực hiện nghề nghiệp của phóng viên và không gây trở ngại hoặc trì hoãn việc truyền thông mà không có lý do chính đáng.



Điều 56-3

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 44 Công báo ngày 16

tháng 6 năm 2000)

Việc khám xét văn phòng của một bác sỹ, công chứng viên, luật gia hoặc thừa phát lại có thể được ra lệnh bởi một thẩm phán hoặc công tố viên và với sự có mặt của người có trách nhiệm đối với tổ chức hoặc đoàn thể nghề nghiệp nơi người này công tác, hoặc với sự có mặt của đại diện của người này.


Điều 57-1

(Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 17 1º Công báo ngày 19

tháng 3 năm 2003)

Sỹ quan hoặc nhân viên cảnh sát tư pháp dưới sự giám sát của họ có thể, trong quá trình tịch biên được tiến hành theo các điều kiện quy định bởi Bộ luật này, truy cập bất kì dữ liệu nào liên quan đến việc điều tra đang diễn ra được lưu trong một hệ thống máy tính được thiết lập trong phạm vi các cơ sở nơi tiến hành việc tịch biên hoặc trong một hệ thống máy tính khác, với điều kiện là dữ liệu có thể truy cập hoặc sẵn có cho hệ thống ban đầu.

Khi biết trước là dữ liệu có thể truy cập hoặc sẵn có cho hệ thống ban đầu được lưu trong một hệ thống máy tính khác đặt bên ngoài lãnh thổ Pháp, thì sỹ quan cảnh sát tư pháp tiến hành thu thập, theo các điều kiện cho việc truy cập quy định tại bất kì thoả thuận quốc tế nào hiện có hiệu lực.

Dữ liệu có thể được truy cập theo các điều kiện của điều này có thể được sao chép sang bất kì phương tiện trung gian nào. Bất kì thiết bị lưu trữ máy tính nào có thể bị tịch biên và đặt tại kho tư pháp theo các điều kiện quy định tại Bộ luật này.


Điều 57

Ngoài nghĩa vụ quy định tại điều trên (Điều 56) về tôn trọng bí mật nghề nghiệp và quyền bào chữ việc khám xét quy định tại điều trên cần phải được tiến hành với sự có mặt của chủ nhà tại nơi khám xét.

Trong trường hợp chủ nhà không thể chứng kiến, sỹ quan cảnh sát tư pháp phải yêu cầu họ chọn và chỉ định một người đại diện. Nếu họ không chọn và chỉ định người đại diện, sỹ quan cảnh sát tư pháp sẽ chọn hai người làm chứng ngoài số nhân viên dưới quyền của sỹ quan cảnh sát tư pháp.

Biên bản khám xét phải được lập theo quy định tại Điều 66 và phải có chữ ký của những người nêu tại điều này. Nếu họ từ chối ký, phải ghi rõ điều đó vào văn bản.


Điều 58

(Pháp lệnh số 2000-916 ngày 19 tháng 9 năm 2000 Điều 3 Công báo ngày 22

tháng 9 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002)

Tuỳ thuộc vào sự cần thiết của cuộc điều tra, bất kì việc trao đổi hoặc tiết lộ một tài liệu bị tịch biên trong quá trình khám xét cho một người không có tư cách pháp lý để thẩm tra, tiến hành mà không có sự uỷ quyền của người bị điều tra tư pháp hoặc những người kế nhiệm của người này, hoặc chữ ký hoặc địa chỉ của tài liệu, bị xử phạt tiền 4.500 euro và phạt tù đến 2 năm.


Điều 59.

Trừ khi có tiếng hô hoán từ trong nhà hoặc trừ các trường hợp ngoại lệ theo luật định, không được khám nhà trước sáu giờ và sau hai mười mốt giờ.

Nếu không các tuân thủ các quy định tại các Điều 56, 56-1, và tại điều này thi việc khám nhà sẽ bị vô hiệu.
Điều 60

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 12 Công báo ngày 24

tháng 6 năm 1999)

Nếu cần tiến hành ngay lập tức các công việc xác nhận hoặc xét nghiệm kỹ thuật hoặc khoa học, sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể yêu cầu bất cứ người nào có đủ khả năng thực hiện công việc này.

Trừ trường hợp có tên trong số các danh sách quy định tại Điều 157, người được yêu cầu phải tuyên thệ bằng văn bản là sẽ giúp đỡ các cơ quan tư pháp bằng danh dự và lương tâm của mình.

Người được chỉ định tiến hành bất kì việc kiểm tra mang tính kỹ thuật hoặc khoa học nào có thể mở niêm phong chính thức. Họ lập một bảng kê và đề cập điều này trong một báo cáo được làm phù hợp với các điều 163 và 166. Họ có thể giao tiếp bằng lời nói những phát hiện của mình cho điều tra viên trong các trường hợp khẩn cấp.

Theo chỉ thị của công tố viên trưởng cấp sơ thẩm, sỹ quan cảnh sát tư pháp tiết lộ các phát hiện có được từ các cuộc thẩm tra mang tính khoa học và kỹ thuật cho những người mà các vấn đề hiện có phát sinh nghi ngờ là họ đã thực hiện hoặc nỗ lực thực hiện tội phạm, và cũng cho cả các nạn nhân.
Điều 60-1

(Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 18 º1 Công báo ngày 19

tháng 3 năm 2003)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 80 I Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004)

(Luật số 2004-575 ngày 21 tháng 6 năm 2004 Điều 56 Công báo ngày 22

tháng 6 năm 2004)

Sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể ra lệnh cho bất kì người nào, cơ quan hoặc tổ chức, công hay tư, hoặc bất kì dịch vụ công nào khác chắc chắn có tài liệu liên quan đến cuộc điều tra đang diễn ra, bao gồm cả những gì được lấy từ một máy vi tính đã đăng ký hoặc hệ thống xử lý dữ liệu, để cung cấp cho họ những tài liệu này. Không có căn cứ hợp pháp, trách nhiệm giữ bí mật nghề nghiệp có thể không được coi là lý do để không tuân thủ. Khi những lệnh này liên quan đến những người được đề cập tại các điều 56-1 đến 56-3, việc chuyển giao những tài liệu này chỉ có thể xảy ra với sự đồng ý của họ.

Ngoại trừ những người được đề cập tại các điều 56-1 đến 56-3, việc không đáp ứng kịp thời một lệnh như vậy bị xử phạt tiền 3.570 euro. Các pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại chương này, theo các điều kiện quy định tại điều 121-2 của Bộ luật Hình sự.
Điều 60-2

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 80 I Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004)

(Luật số 2004-575 ngày 21 tháng 6 năm 2004 Điều 56 Công báo ngày 22

tháng 6 năm 2004)

(Luật số 2004-801 ngày 06 tháng 8 năm 2004 Điều 18 II Công báo ngày 07

tháng 8 năm 2004)

Theo yêu cầu của một sỹ quan cảnh sát tư pháp, người có thể can thiệp bằng phương tiện máy vi tính hoặc truyền thông, các tổ chức công hoặc các pháp nhân tư, ngoại trừ những đối tượng quy định tại đoạn hai điều 31 và điều 33 Luật số 78-17 ngày 06 tháng 01 năm 1978 liên quan đến máy vi tính, cơ sở dữ liệu và các quyền tự do, phải cung cấp thông tin có ích cho việc tìm kiếm sự thật, ngoại trừ thông tin bí mật được bảo vệ bởi luật, khi nó được lưu trong một hoặc nhiều máy vi tính hoặc các hệ thống xử lý dữ liệu do họ quản lý.

Sỹ quan cảnh sát tư pháp, can thiệp vào các lệnh của công tố viên trưởng cấp quận được uỷ quyền từ trước bằng một sắc luật của thẩm phán giám sát và tự do, có thể yêu cầu người điều hành các phương tiện truyền thông, cụ thể là những người được đề cập tại khoản 1, phần I điều 6 Luật số 2004-575 ngày 21 tháng 6 năm 2004 liên quan đến bí mật trong nền kinh tế số, tiến hành ngay tất cả các biện pháp phù hợp để đảm bảo việc lưu trữ, trong thời hạn không quá một năm, thông tin được tư vấn bởi những người sử dụng các dịch vụ do những người điều hành cung cấp.

Các tổ chức hoặc cá nhân thuộc phạm vi áp dụng của điều này phải cung cấp kịp thời các thông tin được yêu cầu bằng các phương tiện máy vi tính hoặc truyền thông.

Việc từ chối đáp ứng một yêu cầu như vậy mà không có các lý do hợp pháp bị xử phạt 3.570 euro. Các pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại điều này theo các điều kiện quy định tại điều 121-2 Bộ luật Hình sự. Hình phạt áp dụng cho các pháp nhân này là phạt tiền, theo các quy định tại điều 131-38 Bộ luật Hình sự.

Nghị định của Chính phủ ban hành theo đề nghị của Uỷ ban Quốc gia về Bảo vệ Dữ liệu quy định các loại tổ chức thuộc phạm vi đoạn một, và các phương pháp kiểm tra, truyền tải và xử lý thông tin được yêu cầu.


Điều 62

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 4 Công báo ngày 16

tháng 6 năm 2000 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2002-307 ngày 04 tháng 3 năm 2002 Điều 2 Công báo ngày 05

tháng 3 năm 2002)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 82 I Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2004)

Sỹ quan cảnh sát tư pháp có thể triệu tập và xét hỏi9 bất kì ai chắc chắn sẽ cung cấp thông tin liên quan đến tội hoặc hoặc đồ vật và tài liệu bị tịch biên.

Người được triệu tập có nghĩa vụ trình diện. Sỹ quan cảnh sát có thể sử dụng các cơ quan thực thi pháp luật để buộc những người đề cập tại điều 61 trình diện. Với sự đồng ý trước đó của công tố viên trưởng cấp quận, người này cũng có thể sử dụng các cơ quan thực thi pháp luật để buộc những người không tuân thủ lệnh triệu tập hoặc những người mà người này nghi ngờ là sẽ không trình diện theo lệnh triệu tập.

Bổ sung đoạn cuối: “Một người chỉ có thể bị tạm giam trong thời hạn cần thiết cho việc xét hỏi người này nếu không có lý do xác đáng để nghi ngờ là họ đã thực hiện hoặc nỗ lực thực hiện một tội phạm.”


Điều 62-1

(Luật số 95-73 ngày 21 tháng 01 năm 1995 Điều 27 Công báo ngày 24

tháng 01 năm 1995)

(Luật số 99-291 ngày 15 tháng 4 năm 1999 Điều 14 Công báo ngày 16

tháng 4 năm 1999)

(Luật số 2001-1062 ngày 15 tháng 11 năm 2001 Điều 57 Công báo ngày 16

tháng 11 năm 2001)

Người tham gia tố tụng quy định tại các điều từ 16 đến 29 được phép cung cấp địa chỉ cơ quan công tác thay cho địa chỉ nhà ở.


Điều 63

(Pháp lệnh số 60-121 ngày 13 tháng 02 năm 1960 Điều 1 Công báo ngày 14 tháng 02 năm 1960)

(Luật số 63-22 ngày 15 tháng 01 năm 1963 Điều 1 Công báo ngày 16

tháng 01 năm 1963)

(Luật số 93-2 ngày 04 tháng 01 năm 1993 Điều 9 Công báo ngày 05

tháng 01 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 1993)

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 5 Công báo ngày 16

tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2002-307 ngày 04 tháng 3 năm 2002 Điều 2 Công báo ngày 05

tháng 3 năm 2002)

Sỹ quan cảnh sát tư pháp, khi cần thiết cho việc điều tra, có thể bắt và tạm giữ bất kì ai có một hoặc nhiều lý do xác đáng để nghi ngờ là họ đã thực hiện hoặc tìm cách thực hiện một tội phạm. Khi bắt đầu tiến hành việc bắt và tạm giữ người này thông báo cho công tố viên trưởng cấp quận.

Không được tạm giữ quá 24 giờ trong trường hợp này. Tuy nhiên, có thể gia hạn tạm giữ thêm một thời hạn nữa không quá 24 giờ nếu được công tố viên trưởng cấp quận phê chuẩn bằng văn bản. Công tố viên trưởng cấp quận có thể phê chuẩn với điều kiện là trước đó phải đưa người bị tạm giữ ra trình diện trước người này.

Căn cứ vào các chỉ thị của công tố viên trưởng cấp quận, bất kì ai mà chứng cứ thu thập được làm phát sinh việc truy tố họ, khi kết thúc việc tạm giữ, có thể được trả tự do hoặc chuyển đến công tố viên trưởng cấp quận.

Để thực hiện điều này, khu vực tài phán của các toà án quận tại Paris, Nanterre, Bobigny và Créteil tạo thành một quyền tài phán đơn nhất.



Điều 63-1

(Luật số 2000-516 ngày 15 tháng 6 năm 2000 Điều 7, 8 và 9 Công báo ngày 10

tháng 6 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2001)

(Luật số 2002-307 ngày 04 tháng 3 năm 2002 Điều 3 Công báo ngày 05

tháng 3 năm 2002)

(Luật số 2003-239 ngày 18 tháng 3 năm 2003 Điều 19 Công báo ngày 19

tháng 3 năm 2003)

(Luật số 2004-204 ngày 09 tháng 3 năm 2004 Điều 81 Công báo ngày 10

tháng 3 năm 2004)

Sỹ quan cảnh sát tư pháp, hoặc dưới sự giám sát của người này, nhân viên cảnh sát tư pháp thông báo ngay cho người bị tạm giữ về bản chất của tội phạm đang bị điều tra, về các quyền được đề cập tại các điều 63-2, 63-3 và 63-4 cũng như các quy định điều chỉnh thời hạn tạm giữ tại điều 63.

Phải đề cập đến thông báo này trong báo cáo chính thức có chữ ký của người bị tạm giữ; trong trường hợp từ chối ký thì phải ghi chú điều này.

Phải truyền đạt thông báo đề cập tại đoạn một cho người bị tạm giữ bằng ngôn ngữ người này hiểu, nếu thấy phù hợp thì dưới hình thức văn bản.

Khi người này bị điếc và không thể đọc, viết thì phải được trợ giúp bởi một người phiên dịch ngôn ngữ ra hiệu hoặc người khác có trình độ về ngôn ngữ hoặc phương pháp giao tiếp với người điếc. Cũng có thể sử dụng bất kì phương pháp nào khác có thể giao tiếp với người điếc.

Khi một người được trả tự do sau khi tạm giữ mà công tố viên trưởng cấp quận không ra quyết định truy tố, các quy định tại điều 77-2 được thông báo cho người này.

Trừ những trường hợp ngoại lệ và không thể tránh khỏi, các bước tiến hành bởi điều tra viên để thông báo các quyền đề cập tại các điều 63-2 và 63-3 phải được thực hiện không muộn hơn ba giờ kể từ khi người này bị tạm giữ.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương