BỘ luật tố TỤng hình sự CỘng hoà pháP



tải về 3.81 Mb.
trang23/49
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2016
Kích3.81 Mb.
#1709
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   49

Điều 694-6

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi việc theo dõi quy định tại điều 706-80 phải được tiến hành tại một quốc gia nước ngoài, thì phải do công tố viên cấp quận có trách nhiệm điều tra uỷ quyền, theo các điều kiện quy định bởi các công ước quốc tế.

Báo cáo chính thức việc thực thi các hoạt động theo dõi hoặc các báo cáo gắn liền với điều này và cũng là việc uỷ quyền để tiến hành việc thực thi điều này trên lãnh thổ nước ngoài được đưa vào hồ sơ vụ án.
Điều 694-7

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Với sự đồng ý của Bộ trưởng Tư pháp được chuyển đến yêu cầu tương trợ tư pháp vì mục đích này, sỹ quan cảnh sát nước ngoài có thể thực hiện các hoạt động đột nhập theo các quy định tại các điều 706-81 đến 706-87 trên lãnh thổ nước Pháp, dưới sự giám sát của các sỹ quan cảnh sát Pháp. Sự đồng ý của Bộ trưởng Tư pháp có thể là phải có điều kiện. Hoạt động này tiếp theo phải được sự uỷ quyền của công tố viên cấp quận bên cạnh toà án quận Paris hoặc thẩm phán điều tra cùng thẩm quyền xét xử, theo các điều kiện quy định tại điều 706-81.

Bộ trưởng Tư pháp có thể chỉ đưa ra sự đồng ý nếu các sỹ quan nước ngoài thuộc vào một bộ phận đặc biệt tại nước họ và tiến hành các nhiệm vụ cảnh sát tương tự với những gì được tiến hành bởi các đặc vụ quốc gia Pháp được đào tạo đặc biệt đề cập tại điều 706-81.
Điều 694-8

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Với sự đồng ý của các cơ quan tư pháp nước ngoài, các sỹ quan cảnh sát nước ngoài đề cập tại đoạn hai điều 694-7 cũng có thể, theo các điều kiện quy định tại các điều từ 706-81 đến 706-87 và dưới sự giám sát của các sỹ quan cảnh sát tư pháp Pháp, tham gia vào bất kì hoạt động đột nhập nào được tiến hành trên lãnh thổ nước pháp trong bối cảnh một thủ tục tố tụng pháp lý quốc gia.


Điều 694-9

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi, theo các quy định của công ước quốc tế, công tố viên cấp quận hoặc thẩm phán điều tra thông báo cho các cơ quan tư pháp nước ngoài thông tin về kết quả tiến trình tố tụng hình sự, thì có thể ấn định các điều kiện sử dụng thấy phù hợp.


CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP GIỮA PHÁP VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

Các điều từ 695-1 đến 695


Điều 695

(Luật số 92-1336 ngày 16 tháng 12 năm 1992 Điều 64 Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1992 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 1994)

(Luật số 99-515 ngày 23 tháng 6 năm 1999 Điều 30 Công báo ngày 24 tháng 6 năm 1999)

(Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Các quy định của chương này áp dụng cho các yêu cầu tương trợ tư pháp giữa Pháp và các thành viên khác của Liên minh Châu Âu.


MỤC I

CHUYỂN GIAO VÀ THỰC HIỆN YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP

Điều 695-1


Điều 695-1

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trừ khi một điều ước với nước ngoài quy định khác, và theo các quy định tại điều 694-4, các yêu cầu tương trợ tư pháp được gửi và các tài liệu thực thi được trả lại trực tiếp giữa các cơ quan tư pháp có thẩm quyền theo lãnh thổ để ban hành và thực thi chúng, theo các quy định tại các điều 694-1 đến 694-3.


MỤC II

CÁC ĐỘI ĐIỀU TRA LIÊN QUỐC GIA

Các điều từ 695-2 đến 695-3


Điều 695-2

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi cần tiến hành, trong bối cảnh của việc truy tố tại Pháp, cả các việc điều tra phức tạp liên quan đến việc huy động tổng hợp các nguồn lực và liên quan đến các quốc gia thành viên khác hoặc khi có nhiều quốc gia thành viên cùng tiến hành điều tra tội phạm đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên liên quan, với sự đồng ý của Bộ trưởng Tư pháp và đồng thuận của quốc gia hoặc các quốc gia thành viên liên quan, cơ quan tư pháp có thẩm quyền có thể thành lập đội điều tra liên quốc gia.

Các đặc vụ nước ngoài do một quốc gia thành viên biệt phái đến đội điều tra liên quốc gia có thể, trong phạm vi các quyền có được do vai trò của họ, và dưới sự giám sát của các cơ quan tư pháp có thẩm quyền, có nhiệm vụ tiến hành, một cách phù hợp, trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia:

1) việc thu thập chứng cứ chứng minh bất kì tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng hoặc các tội vi cảnh nào, và ghi những điều này vào hồ sơ chính thức, nếu cần thiết theo cách thức do luật của các quốc gia quy định;

2) việc nhận các báo cáo chính thức của bất kì tuyên bố nào được gửi đến họ bởi bất kì ai có trách nhiệm cung cấp thông tin về các sự việc liên quan, nếu cần thiết theo cách thức do luật của các quốc gia quy định;

3) việc biệt phái các sỹ quan cảnh sát tư pháp để thực hiện trách nhiệm của họ;

4) việc tiến hành bất kì hoạt động theo dõi và, nếu họ được uỷ quyền vì mục đích này, việc đột nhập, theo các điều kiện quy định tại các điều từ 706-81 trở về sau, và cần thiết cho việc áp dụng các điều 694-7 và 694-8.

Các nhân viên nước ngoài trong một đội điều tra liên quốc gia có thể tiến hành các nhiệm vụ này với sự đồng ý của quốc gia thành viên đã thực hiện việc biệt phái.

Các nhân viên này có thể chỉ tiến hành các hoạt động mà họ được giao. Không có quyền nào thuộc đặc quyền của sỹ quan cảnh sát tư pháp Pháp có trách nhiệm quản lý đội có thể được giao cho họ.

Bản sao gốc của các hồ sơ chính mà họ chuẩn bị, và phải được soạn thảo hoặc dịch ra tiếng Pháp, được đưa vào hồ sơ vụ án.


Điều 695-3

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trong bối cảnh của một đội điều tra liên quốc gia, các sỹ quan cảnh sát Pháp thuộc một đội điều tra liên quốc gia có thể tiến hành các hoạt động do đội trưởng ra lệnh, trên toàn lãnh thổ Quốc gia nơi họ đang hoạt động, trong phạm vi các quyền được giao bởi Bộ luật này.

Các nhiệm vụ của họ được xác định bởi các cơ quan của Quốc gia thành viên có thẩm quyền chỉ đạo đội điều tra liên quốc gia tại lãnh thổ nơi đội đang làm việc.

Họ có thể nhận được các tuyên bố và hồ sơ tội phạm theo các hình thức quy định tại Bộ luật này, với sự đồng ý của Quốc gia có lãnh thổ nơi họ đang hoạt động.


MỤC III

ĐƠN VỊ TƯ PHÁP CHÂU ÂU

Các điều từ 695-4 đến 695-7


Điều 695-4

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Theo quyết định ngày 28 tháng 02 năm 2002 của Hội đồng thành lập tổ chức Tư pháp Châu âu (Eurojust) nhằm tăng cường đấu tranh với các tội phạm nghiêm trọng, như là một công cụ của Liên minh Châu âu có tư cách pháp nhân hoạt động vừa mang tính tập thể vừa thông qua cấp trung gian là đại diện quốc gia, có trách nhiệm thúc đẩy và nâng cao hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên của Liên minh Châu âu trong toàn bộ các việc điều tra và truy tố thuộc quyền tài phán.


Điều 695-5

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Tổ chức Eurojust, hoạt động thông qua trung gian là các đại diện tại các quốc gia hoặc với tư cách một tập thể có thể:

1) thông báo cho công tố viên trưởng về bất kì tội phạm nào biết được, và yêu cầu người này tiến hành điều tra hoặc khởi tố;

2) đề nghị công tố viên trưởng báo cáo hoặc được báo cáo về tội phạm, đến cơ quan có thẩm quyền tại một quốc gia thành viên khác của Liên minh Châu âu;

3) đề nghị công tố viên trưởng giám sát việc thành lập đội điều tra liên quốc gia;

4) đề nghị công tố viên trưởng hoặc thẩm phán điều tra gửi cho mình bất kì thông tin nào phát sinh từ tố tụng tư pháp cần thiết cho việc hoàn thành nhiệm vụ.



Điều 695-6

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi công tố viên trưởng hoặc thẩm phán điều tra đã thụ lý không thi hành một yêu cầu từ Tổ chức Eurojust, người này phải thông báo cho họ càng nhanh càng tốt quyết định đã ban hành và lý do.

Tuy nhiên, không cần đưa ra lý do đối với các yêu cầu đề cập tại khoản 1, 2 và 4 của điều 695-5 khi điều này có thể đe doạ đến an ninh quốc gia hoặc khiến việc điều tra không thuận lợi hoặc an toàn của một cá nhân.
Điều 695-7

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Khi yêu cầu tương trợ tư pháp cần phải có sự can thiệp của tổ chức Eurojust nhằm đảm bảo một cách tiếp cận mang tính phối hợp, Eurojust có thể chuyển sự trợ giúp đến các cơ quan được yêu cầu thông qua trung gian là đại diện quốc gia liên quan.


MỤC IV

ĐẠI DIỆN QUỐC GIA CỦA EUROJUST

Các điều từ 695-8 đến 695-9


Điều 695-8

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Đại diện quốc gia là thẩm phán hoặc công tố viên được tách khỏi cơ cấu thứ bậc đặt dưới quyền định đoạt của tổ chức Eurojust trong thời hạn ba năm bởi một quyết định của Bộ trưởng Tư pháp.

Bộ trưởng Tư pháp có thể đưa cho người này các chỉ thị theo các điều kiện tại điều 30.
Điều 695-9

(Bổ sung bởi Luật số 2004-204 ngày 9 tháng 3 năm 2004 Điều 17 I Công báo ngày 10 tháng 3 năm 2004)

Trong khi thực hiện nhiệm vụ, đại diện quốc gia được quyền tiếp cận thông tin trong hồ sơ hình sự quốc gia và hồ sơ của cảnh sát tư pháp.

Người này cũng có thể yêu cầu các cơ quan tư pháp có thẩm quyền gửi cho mình bất kì thông tin nào phát sinh từ tố tụng tư pháp cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ của mình. Mặc dù vậy, cơ quan tư pháp được tiếp cận có thể từ chối tiết lộ thông tin nếu điều này đe doạ trật tự xã hội hoặc các lợi ích cơ bản của quốc gia. Cũng có thể ngừng việc trao đổi thông tin này vì lý do liên quan đến việc tiến hành thuận lợi một cuộc điều tra hoặc an toàn cá nhân.

Đại diện quốc gia được công tố viên trưởng thông báo về bất kì vụ án nào thuộc phạm vi trách nhiệm của Eurojust và liên quan đến ít nhất hai quốc gia thành viên khác của Liên minh Châu âu.

Người này cũng có thẩm quyền nhận và gửi cho công tố viên trưởng bất kì thông tin nào liên quan đến hoạt động điều tra của Văn phòng Chống gian lận Châu âu.
MỤC V

VIỆC BAN HÀNH VÀ THI HÀNH LỆNH PHONG TOẢ TÀI SẢN HOẶC CHỨNG CỨ TRONG KHUÔN KHỔ QUYẾT ĐỊNH NGÀY 22/7/2003 CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

Các điều từ 695-9-1 đến 695-9-30

Đoạn 1


Những quy định chung

Các điều từ 695-9-1 đến 695-9-6


Điều 695-9-1

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Quyết định phong toả tài sản hoặc chứng cứ là quyết định do cơ quan tư pháp của một Quốc gia Thành viên Liên minh Châu âu ban hành, được gọi là quốc gia ban hành, nhằm ngăn ngừa việc tiêu huỷ, làm biến đổi tính chất, thay đổi địa điểm, chuyển giao hoặc chuyển nhượng tài liệu cần phải tịch thu hoặc tạo thành một chứng cứ tại lãnh thổ một Quốc gia Thành viên khác, quốc gia thi hành.

Theo các nguyên tắc và điều kiện quy định tại mục này, cơ quan tư pháp có thẩm quyền thu thập và chuyển cho cơ quan tư pháp tại các Quốc gia Thành viên khác của Liên minh Châu âu hoặc thi hành, theo đòi hỏi của họ, một lệnh phong toả tài sản hoặc chứng cứ.

Quyết định phong toả tài sản hoặc chứng cứ phải tuân thủ các nguyên tắc tương tự và có cùng hiệu lực pháp lý như việc bắt giữ.


Điều 695-9-2

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Tài sản hoặc chứng cứ có thể làm phát sinh việc ban hành hoặc thi hành quyết định phong toả là:

1) Bất kì tài sản, động sản hoặc bất động sản, hữu hình hoặc vô hình, cũng như bất kì hành vi tư pháp hoặc văn bản tạo thành một chức danh hoặc quyền đối với tài sản đó, mà cơ quan tư pháp của Quốc gia ban hành coi là sản phẩm của tội phạm hoặc tương đương, toàn bộ hoặc một phần, với giá trị của sản phẩm này, hoặc tạo thành công cụ hoặc đối tượng của một tội phạm;

2) Bất kì đồ vật, văn bản hoặc dữ liệu nào có thể được sử dụng làm vật chứng tại phiên xét xử hình sự ở quốc gia ban hành.


Điều 695-9-3

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Quyết định phong toả tài sản hoặc chứng cứ phải kèm theo giấy chứng nhận do cơ quan tư pháp ra quyết định ban hành và bao gồm những thông tin sau:

1) danh tính cơ quan tư pháp đã ban hành, phê chuẩn hoặc xác nhận quyết định phong toả và danh tính cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định trên tại quốc gia ban hành, nếu khác với cơ quan ban hành;

2) danh tính cơ quan trung ương có thẩm quyền chuyển giao và tiếp nhận các quyết định phong toả, khi cơ quan này được chỉ định;

3) ngày và đối tượng của quyết định phong toả cũng như, nếu có thể, các nghi thức tố tụng phải tôn trọng trong khi thi hành quyết định phong toả chứng cứ;

4) dữ liệu cho phép xác định tài sản hoặc chứng cứ là đối tượng của quyết định phong toả, cụ thể là miêu tả chi tiết tài sản hoặc chứng cứ này, địa điểm tại quốc gia thi hành và việc chỉ định người sở hữu hoặc giám hộ của chúng;

5) danh tính của người hoặc các người, thể nhân hoặc pháp nhân, bị nghi ngờ thực hiện tội phạm hoặc người đã bị kết án và người là đối tượng của quyết định phong toả;

6) lý do của quyết định phong toả, tổng hợp các tình tiết mà cơ quan tư pháp ra quyết định biết, bản chất và tiêu chuẩn tư pháp của tội phạm là căn cứ chứng minh, bao gồm, nếu có, việc chỉ ra là tội phạm, theo luật của quốc gia ban hành, có một trong các loại tội phạm được đề cập tại các đoạn từ ba đến ba mươi tư của điều 695-23 và bị, theo điều luật đó, phạt tù không cho hưởng án treo ít nhất ba năm;

7) miêu tả đầy đủ tội phạm khi nó không phù hợp với một trong các loại đề cập tại đoạn 6;

8) các khả năng kháng cáo quyết định phong toả đối với các cá nhân liên quan, bao gồm bên thứ ba ngay tình, tại quốc gia ban hành, việc chỉ định cơ quan có quyền xem xét kháng cáo và thời hạn nộp kháng cáo;

9) nếu có, toàn bộ các tình tiết liên quan khác;

10) chữ ký của cơ quan tư pháp ban hành hoặc của đại diện chứng nhận tính chính xác của thông tin có trong giấy chứng nhận.


Điều 695-9-4

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Quyết định phong toả tài sản hoặc chứng cứ kèm theo, tuỳ thuộc các tình tiết:

1) Yêu cầu chuyển giao chứng cứ cho quốc gia ban hành;

2) Yêu cầu thi hành quyết định tịch thu tài sản.

Nếu không thực hiện điều này, giấy chứng nhận bao gồm một chỉ thị giữ tài sản hoặc đồ vật là chứng cứ ở quốc gia ban hành cho đến khi nhận được một trong các yêu cầu quy định tại khoản 1 và 2 và chỉ ra một ngày chắc chắn cho việc xuất trình yêu cầu.

Các yêu cầu quy định tại khoản 1 và 2 được chuyển giao bởi quốc gia ban hành và được giải quyết bởi quốc gia thi hành theo các nguyên tắc được áp dụng cho tương trợ tư pháp trong các vấn đề hình sự và hợp tác quốc tế trong các vấn đề tịch thu.


Điều 695-9-5

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Giấy chứng nhận phải được dịch ra ngôn ngữ chính thức hoặc một trong các ngôn ngữ chính thức của quốc gia thi hành hoặc một trong các ngôn ngữ chính thức của các thể chế của Cộng đồng Châu âu được quốc gia đó chấp nhận.


Điều 695-9-6

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Quyết định phong toả tài sản và giấy chứng nhận, theo các quy định của đoạn hai, được chuyển trực tiếp bởi cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành cho cơ quan tư pháp của quốc gia thi hành, bằng bất kì phương thức nào để lại dấu tích văn bản và trong các điều kiện cho phép kiểm tra tính nguyên bản của nó

Khi một Quốc gia Thành viên của Liên minh Châu âu ra tuyên bố về hiệu lực này, quyết định phong toả và giấy chứng nhận được gửi đi qua trung gian là một hoặc nhiều hơn các cơ quan trung ương được chỉ định bởi quốc gia được đề cập.
Đoạn 2

Các quy định liên quan đến các quyết định phong toả tài sản hoặc chứng cứ của các cơ quan tư pháp Pháp

Các điều từ 695-9-7 đến 695-9-9


Điều 695-9-7

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Khi ra lệnh phong toả tài sản hoặc chứng cứ, công tố viên cấp quận, toà án điều tra, thẩm phán giám hộ hoặc tự do và toà án xét xử có thẩm quyền, phù hợp với cách sắp xếp của Bộ luật này, có thẩm quyền tiến hành, trong các trường hợp và điều kiện tương tự, quyết định phong toả tài sản hoặc chứng cứ tại lãnh thổ Quốc gia Thành viên khác của Liên minh Châu âu và ban hành giấy chứng nhận các quyết định này.

Giấy chứng nhận có thể chỉ rõ là yêu cầu phong toả chứng cứ phải được thi hành tại quốc gia thi hành theo các quy định của Bộ luật này.
Điều 695-9-8

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Quyết định phong toả của thẩm phán điều tra được người này chuyển, cùng với giấy chứng nhận, cho cơ quan tư pháp của quốc gia thi hành, theo các quy định tại điều 695-9-6. Trong các trường hợp khác, quyết định và giấy chứng nhận được công tố viên chuyển cho toà án đã ban hành các giấy tờ này.


Điều 695-9-9

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Quyết định rỡ bỏ quyết định phong toả được chuyển giao ngay, theo các quy định tại điều 695-9-8, cho cơ quan tư pháp của quốc gia thi hành.


Đoạn 3

Các quy định liên quan đến việc thi hành các quyết định phong toả tài sản hoặc chứng cứ của các cơ quan nước ngoài

Các điều từ 695-9-10 đến 695-9-30



Điều 695-9-10

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Thẩm phán điều tra có thẩm quyền đối với các yêu cầu phong toả chứng cứ và thi hành chúng.

Thẩm phán giám hộ và tự do có thẩm quyền phán quyết đối với các yêu cầu phong toả tài sản nhằm tịch thu chúng. Công tố viên cấp quận có thẩm quyền thi hành các biện pháp do thẩm phán này ra lệnh.
Điều 695-9-11

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Quyết định phong toả và giấy chứng nhận được ban hành bởi cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành được chuyển giao, theo các quy định tại điều 695-9-6, cho thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám hộ hoặc tự do có thẩm quyền trong khu vực liên quan, nếu có thể thông qua trung gian là công tố viên cấp quận hoặc công tố viên trưởng.

Thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám hộ có thẩm quyền trong khu vực liên quan là thẩm phán tại địa điểm của bất kì tài sản hoặc chứng cứ nào là đối tượng của yêu cầu phong toả hoặc, nếu địa điểm đó không được xác định, thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám hộ hoặc tự do tại Paris.

Nếu cơ quan tư pháp được chuyển đến yêu cầu phong toả không có thẩm quyền thực hiện, thì phải chuyển giao ngay cho cơ quan tư pháp có thẩm quyền và thông báo cho cơ quan tư pháp tại quốc gia ban hành.


Điều 695-9-12

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Trước khi ban hành một quyết định, thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám hộ trực tiếp nhận yêu cầu phong toả chuyển yêu cầu này đến công tố viên cấp quận để xin ý kiến.

Công tố viên cấp quận trực tiếp nhận được yêu cầu phong toả chuyển giao yêu cầu này, cùng với ý kiến, cho thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám hộ để thi hành, tuỳ thuộc vào đối tượng của yêu cầu.

Trong tình huống miêu tả tại điều 694-4, công tố viên cấp quận chuyển cho công tố viên [cấp trên].


Điều 695-9-13

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Sau khi kiểm tra tính quy luật của yêu cầu, thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám hộ hoặc tự do chuyển giao quyết định để thi hành quyết định phong toả càng sớm càng tốt và, nếu có thể, trong vòng 24 giờ sau khi nhận được quyết định nói trên.

Người này thi hành hoặc ra lệnh thi hành ngay quyết định phong toả.

Người này thông báo ngay cho cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành việc thi hành quyết định phong toả bằng bất kì phương thức nào để lại dấu tích văn bản.


Điều 695-9-14

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Quyết định phong toả chứng cứ được thi hành theo các nguyên tắc tố tụng tại Bộ luật này.

Tuy nhiên, nếu yêu cầu hoặc chứng nhận chỉ rõ, quyết định phong toả được thi hành theo các quy định tại đoạn hai điều 694-3.
Điều 695-9-15

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Quyết định phong toả nhằm tịch thu tài sản được thi hành, do Ngân khố quốc gia chi trả, theo thủ tục thi hành án dân sự.


Điều 695-9-16

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Việc thi hành quyết định phong toả có thể bị từ chối nếu không xuất trình giấy chứng nhận, nếu nó không hoàn thiện hoặc nếu rõ ràng không tương ứng với quyết định phong toả.

Mặc dù vậy, thẩm phán điều tra hoặc thẩm phán giám hộ hoặc tự do có thể cho phép gia hạn đối với người ban hành quyết định nhằm ban hành giấy chứng nhận, hoàn thiện hoặc chỉnh sửa; người này cũng có thể chấp nhận văn bản tương tự hoặc, nếu cảm thấy đã được thông báo đầy đủ, thì có thể miễn cho cơ quan tư pháp của quốc gia ban hành xuất trình thêm tài liệu.
Điều 695-9-17

(Bổ sung bởi Luật số 2005-570 ngày 4 tháng 7 năm 2005 Điều 6 Công báo ngày 6 tháng 7 năm 2005)

Không ảnh hưởng đến việc áp dụng điều 694-4, việc thi hành quyết định phong toả bị từ chối một trong các trường hợp sau:

1) Nếu việc miễn trừ ngăn cản việc thi hành hoặc nếu theo luật của Pháp không thể thu giữ tài sản hoặc chứng cứ;

2) Nếu giấy chứng nhận cho thấy là quyết định phong toả căn cứ vào các tội phạm mà người là đối tượng của quyết định này đã được ra phán quyết cuối cùng bởi các cơ quan tư pháp Pháp hoặc các cơ quan tư pháp của một quốc gia không phải là quốc gia ban hành, với điều kiện là, trong trường hợp kết tội, hình phạt đã được thi hành, đang được thi hành hoặc không còn khả năng thi hành theo luật của quốc gia kết án;

3) Nếu có đủ căn cứ thấy rằng quyết định phong toả được tiến hành vì mục đích truy tố hoặc kết tội một người vì giới tính, chủng tộc, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc, quốc tịch, ngôn ngữ, quan điểm chính trị hoặc khuynh hướng tình dục, hoặc việc thi hành quyết định này có thể ảnh hưởng đến tình huống của người này vì một trong những lý do trên;

4) Nếu quyết định phong toả được tiến hành nhằm tịch thu tài sản và các tình tiết hỗ trợ không cấu thành một tội phạm cho phép, theo luật của Pháp, ra lệnh thực hiện biện pháp bảo quản.

Mặc dù vậy, lý do từ chối tại khoản 4 không được áp dụng khi quyết định phong toả liên quan đến một tội phạm mà, theo luật của quốc gia ban hành, thuộc một trong các loại tội đề cập tại đoạn ba đến ba mươi tư của điều 695-23 và, theo điều đó, bị phạt tù giam không cho hưởng án treo ít nhất ba năm.



tải về 3.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương