BỘ lao đỘng – thưƠng binh và XÃ HỘi tổng cục dạy nghề thông tin tuyển sinh các trưỜng trung cấp nghề, trưỜng cao đẲng nghề


Tên nghề: Kỹ thuật mạng ngoại vi và Thiết bị đầu cuối



tải về 5.54 Mb.
trang7/35
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích5.54 Mb.
#12258
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   35

70. Tên nghề: Kỹ thuật mạng ngoại vi và Thiết bị đầu cuối


(1). Mô tả nghề

Kỹ thuật mạng ngoại vi và Thiết bị đầu cuối là nghề thực hiện việc thi công, bảo trì, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hệ thống mạng cáp ngoại vi và các thiết bị đầu cuối: tổng đài nội bộ, điện thoại cố định có dây, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động, máy fax, modem ADSL, máy vi tính.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề Kỹ thuật mạng ngoại vi và Thiết bị đầu cuối: làm việc trong các lĩnh vực/công ty chuyên ngành viễn thông, điện tử, tin học, vận hành sửa chữa mạng cáp ngoại vi và thiết bị đầu cuối.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Thi công, lắp đặt hệ thống mạng cáp ngoại vi và các thiết bị đầu cuối : Tổng đài nội bộ, điện thoại cố định có dây, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động, máy Fax, MODEM ADSL – MODEM/WI-FI ROUTER, máy vi tính. Phân tích được nguyên lý hoạt động của thiết bị đầu cuối cần được sửa chữa; Phân tích được nguyên nhân dẫn đến tình trạng hư hỏng thiết bị/hệ thống đầu cuối ; Lập được quy trình sửa chữa cho các thiết bị/hệ thống/máy móc thiết bị đầu cuối; Tính toán, lựa chọn được vật tư, thiết bị phù hợp với điều kiện làm việc của thiết bị/hệ thống cần sửa chữa; Kiểm tra sửa chữa và thay thế được các linh kiện hư hỏng trong thiết bị/hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của thiết bị/hệ thống; Đánh giá được chất lượng của thiết bị/hệ thống sau khi đã sửa chữa; Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý các công việc thuộc lĩnh vực nghề sửa chữa Kỹ thuật ngoại vi và Thiết bị đầu cuối, bồi dưỡng người có kỹ năng nghề bậc thấp hơn.



71. Tên nghề: Gia công ống công nghệ

(1). Mô tả nghề

“Gia công ống công nghệ” là nghề chuyên gia công và sửa chữa chi tiết, phụ kiện, cụm ống cho các hệ thống ống công nghiệp.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề “Gia công ống công nghệ” thường được bố trí làm việc trong nhà xưởng hoặc mặt bằng của các công trình xây dựng nhà máy lọc dầu, nhiệt điện, thuỷ điện, sản xuất phân bón, sản xuất xi măng, sản xuất thép, sản xuất bột giấy, chế biến sữa, cụm công trình khí, …



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Gia công chi tiết từ ống tiêu chuẩn; Gia công chi tiết ống từ thép tấm; Gia công phụ kiện từ ống tiêu chuẩn; Gia công phụ kiện ống từ thép tấm; Gia công kết cấu thép giữ ống; Gia công cụm ống công nghệ; Sửa chữa đường ống công nghệ; Sơn chống gỉ đường ống công nghệ; Bảo ôn đường ống; Tổ chức, quản lý quá trình sản xuất; Ứng dụng các phần mềm kỹ thuật; Thực hiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.



72. Tên nghề: Công nghệ may Veston

(1). Mô tả nghề

Nghề công nghệ may Veston là nghề nghiên cứu và sản xuất ra bộ sản phẩm cao cấp Veston được sử dụng nguyên phụ liệu từ thiên nhiên và nhân tạo đáp ứng nhu cầu thị trường. Nghề công nghệ may Veston được thực hiện theo quy trình công nghệ sản xuất trên các thiết bị may thông dụng, chuyên dụng trong dây chuyền sản xuất Veston.



(2). Vị trí làm việc

Nghề "Công nghệ may Veston" được tổ chức trong các cơ sở doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm Veston cao cấp. Nghề công nghệ may Veston được bố trí làm việc trong các xưởng sản xuất, các phòng thiết kế kỹ thuật, các phòng nghiên cứu công nghệ hoặc các phòng kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Thiết kế kỹ thuật; Thiết kế công nghệ; Khai thác sử dụng thiết bị; Chế tạo cữ dưỡng; Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu; Cắt và chuẩn bị bán thành phẩm; May sản phẩm; Hoàn thiện sản phẩm; Điều độ kế hoạch sản xuất nghiên cứu sản xuất.



73. Tên nghề: Tài chính - tín dụng

(1). Mô tả nghề

Nghề “Tài chính - Tín dụng” là nghề thực hiện phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình kinh tế, tài chính của khách hàng; Cung cấp đầy đủ thông­ tin kinh tế về hoạt động thương mại – dịch vụ phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở doanh nghiệp - ngân hàng; Tham mưu được cho lãnh đạo doanh nghiệp - ngân hàng những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính tiền tệ của ngân hàng đúng pháp luật.



(2). Vị trí làm việc

Giao dịch viên tại ngân hàng; Quan hệ khách hàng tại ngân hàng; Phát hành thẻ ATM tại ngân hàng; Hỗ trợ tín dụng tại ngân hàng; Ngân quỹ tại doanh nghiệp; ngân hàng; Chăm sóc khách hàng tại doanh nghiệp; ngân hàng; Tín dụng tại ngân hàng; Thẩm định tín dụng tại ngân hàng; Phân tích tài chính tại doanh nghiệp; ngân hàng; Thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp; ngân hàng.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Quản lý ngân quỹ; Quản lý tín dụng khách hàng; Kế toán chi tiết; Kế toán tổng hợp; Quản lý thẻ; Quản lý dịch vụ khách hàng cá nhân; Kinh doanh vàng, ngoại tệ; Thanh toán quốc tế; Marketing; Quản lý thông tin pháp luật; Kiểm soát nội bộ; Quản trị hành chính – nguồn nhân lực; Xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp; Phân tích báo cáo tài chính.



74. Tên nghề: Sửa chữa đường dây trung áp đang vận hành đến 22 kV

(1). Mô tả nghề

Nghề “sửa chữa đường dây trung áp đang vận hành đến 22 KV” là quá trình người thợ làm việc trực tiếp với lưới điện đang mang điện đến cấp điện áp 22KV để sửa chữa, bảo trì, thay thế các phần tử lưới điện (sứ cách điện; mối nối; thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, thiết bị đo đếm, trụ/cột, xà/đà; xử lý dây dẫn bị tưa/xước) mà không làm gián đoạn cung cấp điện, ứng dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, các trang cụ an toàn; đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề “sửa chữa đường dây trung áp đang vận hành đến 22kV” được bố trí làm việc tại các đơn vị quản lý, bảo trì lưới điện đến cấp điện áp 22KV.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Khảo sát hiện trường; Thực hiện an toàn; Bảo trì sứ đứng; Bảo trì sứ néo; Bảo trì đà (xà); Bảo trì mối nối; Xử lý dây dẫn bị tưa (xước); Cô lập, đấu nối lưới điện; Thay thiết bị; Thay trụ (cột).



75. Tên nghề: Nghiệp vụ lưu trú - Quản trị buồng phòng

(1). Mô tả nghề

Nghiệp vụ lưu trú - Quản trị buồng phòng là nghề thực hiện quá trình thu, dọn và thay đổi các vật dụng, đồ vải trong buồng khách; thực hiện qui trình vệ sinh sạch sẽ tất cả các khu vực buồng khách, khu vực công cộng, hậu sảnh theo tiêu chuẩn của khách sạn, khu resort hoặc các đơn vị có kinh doanh lưu trú; duy trì vẻ đẹp và kéo dài tuổi thọ của các loại trang thiết bị, tiện nghi trong khách sạn thuộc phạm vi trách nhiệm của bộ phận Buồng. Ngoài ra, còn cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách lưu trú như giặt là, mini bar... Ngoài ra, nghề này còn thực hiện việc quản lý trong bộ phận Buồng của các khách sạn, khu resort hoặc các đơn vị có kinh doanh lưu trú về các mặt nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, tiện nghi, vật tư, đồ cung cấp và chất lượng dịch vụ nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt, có hiệu quả của cả bộ phận Buồng nói riêng và cả đơn vị kinh doanh lưu trú nói chung.



(2). Vị trí làm việc

Các vị trí làm việc chính của nghề Nghiệp vụ lưu trú - Quản trị Buồng phòng là nhân viên bộ phận Buồng, giám sát viên, trợ lý trưởng bộ phận, trưởng bộ phận Buồng.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Phục vụ buồng khách; Phục vụ các khu vực công cộng; Thực hiện các công việc tại khu giặt là; Thực hiện các công việc vệ sinh không thường xuyên; Cung cấp dịch vụ mini bar; Thực hiện công việc quản gia khu biệt thự; Quản trị nhân sự bộ phận Buồng; Quản lý trang thiết bị buồng khách; Quản lý thiết bị, dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh, đồ cung cấp và vật tư bộ phận Buồng; Quản trị rủi ro trong bộ phận Buồng; Giám sát chất lượng dịch vụ Buồng ngủ; Giám sát chất lượng dịch vụ giặt là; Giám sát chất lượng dịch vụ các khu vực công cộng; Giám sát chất lượng các dịch vụ bổ sung khác của bộ phận Buồng; Giám sát, phục vụ các sự kiện của khách sạn có liên quan đến bộ phận Buồng; Giám sát việc chăm sóc cảnh quan, cây cảnh; Làm việc với các đơn vị hợp đồng bên ngoài; Kiểm soát an ninh, an toàn; Quản lý hành chính trong bộ phận Buồng; Xây dựng các nội quy, quy định của bộ phận Buồng và các quy trình tiêu chuẩn; Quản lý chung bộ phận Buồng.



76. Tên nghề: Kiểm lâm

(1). Mô tả nghề

“Kiểm lâm” là nghề thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề “Kiểm lâm” thường được bố trí làm việc tại các hạt kiểm lâm cấp huyện, hạt kiểm lâm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, cơ quan kiểm lâm vùng, các trạm Kiểm lâm cửa rừng, địa bàn hoặc làm chuyên viên ở một số bộ phận tại cơ quan kiểm lâm cấp cục, chi cục kiểm lâm, và các cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của kiểm lâm; Tuyên truyền giáo dục pháp luật lâm nghiệp; Thực hiện nghiệp vụ hành chính kiểm lâm; Nâng cao hiệu lực thi hành nhiệm vụ kiểm lâm; Thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng; Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; Xây dựng biện pháp bảo tồn thực vật rừng; Bảo tồn đa dạng sinh học và động vật; Quản lý kỹ thuật gây nuôi một số động, thực vật hoang dã; Quản lý bền vững hệ sinh thái rừng; Xây dựng và phát triển rừng; Chuyển giao kỹ thuật khuyến nông lâm.



77. Tên nghề: Điều hành tour du lịch

(1). Mô tả nghề

Nghề điều hành tour là một trong những nghề kinh doanh lữ hành. Nhiệm vụ cơ bản của người làm nghề điều hành tour du lịch bao gồm: đặt chỗ, giữ chỗ và thu xếp các chương trình du lịch cho khách du lịch; điều hành tổ chức và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch; thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác; thiết kế chương trình du lịch; tham gia vào hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp; hỗ trợ xúc tiến và bán sản phẩm du lịch; quản lý nhân sự, quản lý tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật; giám sát và đánh giá kết quả công việc của bộ phận điều hành; đảm bảo an ninh, an toàn.



(2). Vị trí làm việc

Vị trí làm việc chính của nghề Điều hành tour là: nhân viên điều hành tour, nhân viên đặt giữ chỗ tour du lịch; giám sát viên bộ phận điều hành tour và trưởng bộ phận điều hành.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Các nhiệm vụ trên chủ yếu được thực hiện tại bộ phận điều hành của các doanh nghiệp lữ hành trong điều kiện môi trường làm việc rất đa dạng, phong phú, thường xuyên có sự giao tiếp với khách hàng, với các nhà cung cấp dịch vụ và các đối tác trong và ngoài nước.



78. Tên nghề: Điện đầu máy đường sắt

(1). Mô tả nghề

Nghề “Điện đầu máy đường sắt” được sử dụng tại các xí nghiệp đầu máy, nhà máy chế tạo đầu máy. Người thợ nghề “Điện đầu máy đường sắt” làm các công việc chuyên môn: lắp ráp các thiết bị, hệ thống điện hoàn chỉnh trên đầu máy. Đồng thời làm các công việc: bảo dưỡng hệ thống điện đầu máy theo các cấp quy định đối với mỗi loại đầu máy, sửa chữa thiết bị điện đầu máy theo quy trình đã ban hành.



(2). Vị trí làm việc

Vị trí làm việc: Có cơ hội làm việc trong tổ điện, điện mạch, điện động lực của các xí nghiệp đầu máy, nhà máy chế tạo đầu máy, các khu công nghiệp có sử dụng đầu máy.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Chế tạo, lắp ráp mới hệ thống điện, thiết bị điện trên đầu máy mới. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện, thiết bị điện trên đầu máy đang sử dụng. Bảo dưỡng, sửa chữa gồm: Kiểm tra các thiết bị điện; Bảo dưỡng, hiệu chỉnh các thiết bị điện; Bảo dưỡng hiệu chỉnh máy điện; Sửa chữa hệ thống dây dẫn; Sửa chữa các thiết bị điện; Sửa chữa thiết bị điện tử; Sửa chữa máy điện; Thử nghiệm hệ thống điện. Lắp đặt hệ thống điện gồm: Lắp đặt hệ thống điện; Lắp đặt thiết bị điện; Lắp đặt máy điện; Thử nghiệm hệ thống điện.



79. Tên nghề: Chế tạo khuôn mẫu

(1). Mô tả nghề

Nghề chế tạo khuôn mẫu là nghề sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị cơ khí, phần mềm điều khiển số để thực hiện các công việc từ đơn giản đến phức tạp để chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, hiệu chỉnh, bảo dưỡng các loại khuôn mẫu (kim loại).



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề chế tạo Khuôn là người có kỹ thuật cao, có thể làm việc tại các Công ty, Doanh nghiệp, Nhà máy sản xuất,, thiết kế chế tạo, sửa chữa Khuôn mẫu hoặc trong các đơn vị có máy cắt kim loại.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Thiết kế khuôn mẫu; Lập qui trình công nghệ; Tổ chức sản xuất; Gia công khuôn; Gia công nguội khuôn; Gia công các chi tiết khác; Hoàn thiện khuôn; Thử khuôn; Sửa chữa khuôn.



80. Tên nghề: Bảo vệ môi trường đô thị

(1). Mô tả nghề

Nghề Bảo vệ môi trường đô thị là nghề có các hoạt động đảm bảo chất lượng môi trường sống cho người dân trong khu đô thị, bao gồm môi trường: đất, nước, không khí và các vấn đề về chất thải đô thị, cảnh quan đô thị, quy hoạch môi trường như: quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; quản lý môi trường không khí xung quanh; xử lý khí thải tại các nhà máy, khu công nghiệp; quản lý chất lượng nước mặt và nước ngầm; xử lý nước cấp cho đô thị; xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, trạm xử lý tập trung; vệ sinh môi trường khu vực đô thị; giảm thiểu chất thải; quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý môi trường đô thị, quản lý khu công nghiệp và ứng phó ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường và người dân đô thị.



(2). Vị trí làm việc

Người hành nghề Bảo vệ môi trường đô thị có thể được làm việc tại các Sở, ban, ngành như Sở Tài nguyên và môi trường, Chi cục bảo vệ môi trường; Thanh tra môi trường; Cảnh sát môi trường; Khu xử lý chất thải rắn; Khu hoạt động xử lý chất thải nguy hại; Công ty môi trường đô thị; Công ty cấp thoát nước, Các công ty tư nhân, phòng thí nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi trường như Tư vấn môi trường; xử lý chất thải, quan trắc môi trường; quản lý môi trường theo ISO14000...



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Quản lý chất thải rắn đô thị; Xử lý chất thải rắn đô thị; Quản lý chất thải nguy hại đô thị; Xử lý chất thải nguy hại; Quản lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn; Xử lý khí thải công nghiệp; Xử lý nước cấp đô thị và nước giếng khoan; Xử lý nước thải đô thị; Quản lý hệ thống cấp và thoát nước đô thị; Quản lý ô nhiễm môi trường đất đô thị; Quản lý cảnh quan và vệ sinh môi trường đô thị; Quản lý hoạt động bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp; Bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp; Thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ngập lụt đô thị; Quản lý và tiết kiệm năng lượng đô thị; Bảo vệ môi trường giao thông đô thị; Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị.



81. Tên nghề: Bảo vệ môi trường công nghiệp

(1). Mô tả nghề

“Bảo vệ môi trường công nghiệp” là nghề mà người thực hiện các công việc bảo quản, thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý các sản phẩm độc hại được thải ra trong quá trình sản xuất công nghiệp để xử lý nhằm giảm đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của các phế phẩm, các nguyên vật liệu này đến môi trường sống tự nhiên; đồng thời quan trắc, thu thập, phân tích, xử lý, bảo quản, thống kê báo cáo đánh giá những ảnh hưởng tác động đến môi trường tự nhiên của các ngành sản xuất công nghiệp.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề “Bảo vệ môi trường công nghiệp” được bố trí làm việc tại các nhà máy, trạm xử lý chất thải hoặc các đơn vị thu gom, phân loại, vận chuyển chất thải; các tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi để đánh giá mức độ ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến môi trường tự nhiên.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Lấy mẫu chất thải ở dạng rắn, dạng lỏng; dạng khí để phân tích xác định các thành phần độc hại. Thu gom, phân loại, đóng gói, bảo quản, vận chuyển chất thải thông thường hoặc nguy hại bằng phương tiện thủ công hoặc lên thiết bị chuyên dụng để đưa đến các kho, bãi, nhà máy phân loại và xử lý trên các dây chuyền công nghệ hoặc bằng các phương pháp đơn giản. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng nhỏ thường gặp trong dây chuyền xử lý nước thải công nghiệp Thực hiện các công việc của qui trình hoàn nguyên môi trường. Điều tra, khảo sát; thống kê, báo cáo đánh giá tác động của sản xuất công nghiệp đến môi trường tự nhiên xung quanh và sức khỏe của con người. Tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của sản xuất công nghiệp đến môi trường.



82. Tên nghề: An ninh mạng

(1). Mô tả nghề

An ninh mạng là nghề thực hiện công việc an toàn thông tin, an ninh hệ thống mạng nội bộ và mạng internet cho công ty, tổ chức, doanh nghiệp (DN), trường học; khảo sát nhu cầu, tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống an ninh thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp; lập quy trình chính sách bảo mật mạng; phân tích dò tìm và khai thác các lỗ hỏng bảo mật của hệ thống mạng, lập báo cáo tình hình hoạt động và rủi ro mà DN có thể gặp phải; Triển khai, vận hành và hướng dẫn người dùng cuối đảm bảo an ninh thông tin khi sử dụng hệ thống mạng máy tính.



(2). Vị trí làm việc

Người hành nghề an ninh mạng làm việc tại bộ phận an toàn thông tin, an ninh mạng của các công ty, tổ chức, DN; các tổ chức về tài chính, tập đoàn kinh tế, các tổ chức của nhà nước có yêu cầu cao về đảm bảo an ninh thông tin.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Lắp ráp phần cứng hệ thống máy tính, phần mềm máy tính; Triển khai & Quản trị hệ thống mạng; Dò tìm & khai thác lỗ hỏng bảo mật, mã hóa thông tin, điều khiển truy cập; Bảo mật mạng, bảo mật dịch vụ mạng, bảo mật Cơ sở dữ liệu; Quản trị rủi ro an ninh thông tin, giám sát hệ thống an ninh thông tin; Sao lưu, phục hồi và dự phòng thảm họa dữ liệu; Xây dựng quy trình và chính sách an ninh thông tin, hướng dẫn bảo mật cho người dùng cuối, phát triển nghề nghiệp.



83. Tên nghề: Sửa chữa thiết bị tự động hóa

(1). Mô tả nghề

Nghề sửa chữa thiết bị tự động hóa là nghề thực hiện các công việc sửa chữa các thiết bị, dây chuyền, hệ thống tự động điện của các nhà máy, các công ty, xí nghiệp.



(2). Vị trí làm việc

Người hành nghề sửa chữa thiết bị tự động hóa làm việc trong lĩnh vực: nhà máy sản xuất, các công ty thiết kế, chế tạo thiết bị /hệ thống tự động... Việc sửa chữa được có thể thực hiện ở trong xưởng hoặc ngay tại vị trí đặt máy của dây chuyền



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Tính toán, thiết kế, chọn được vật tư, thiết bị phù hợp với điều kiện làm việc của thiết bị/hệ thống cần sửa chữa; Phân tích được nguyên nhân dẫn đến tình trạng hư hỏng thiết bị/hệ thống; Lập được quy trình sửa chữa cho các thiết bị/hệ thống/máy móc khác nhau; Đánh giá được chất lượng của thiết bị/hệ thống sau khi đã sửa chữa; Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý các công việc thuộc lĩnh vực nghề sửa chữa thiết bị tự động, bồi dưỡng người có kỹ năng nghề bậc thấp hơn; Sử dụng thành thạo các trang thiết bị của nghề; Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.



84. Tªn nghÒ: ChÕ biÕn n«ng s¶n thùc phÈm

(1). Mô tả nghề

NghÒ chÕ biÕn n«ng s¶n thùc phÈm lµ nghÒ s¶n xuÊt ra c¸c s¶n phÈm thùc phÈm cã nguån gèc tõ s¶n phÈm n«ng nghiÖp (ch¨n nu«i, trång trät vµ ®¸nh b¾t thñy s¶n nh­ chÌ, cµ phª, rau, qu¶, thÞt, c¸, s÷a….) thµnh s¶n phÈm tiªu dïng trong ®êi sèng hµng ngµy.



(2). Vị trí làm việc

Lµm viÖc trªn mét c«ng ®o¹n (nÕu quy m« s¶n xuÊt lín) hoÆc lµm viÖc trªn toµn bé d©y chuyÒn s¶n xuÊt (nÕu quy m« s¶n xuÊt nhá) ®Ó s¶n xuÊt ra s¶n phÈm thùc phÈm. Qu¶n lý c¸c qu¸ tr×nh s¶n xuÊt thùc phÈm vÒ m¸y thiÕt bÞ vµ tiªu chuÈn chÊt l­îng s¶n phÈm. Kh¾c phôc kÞp thêi sù cè cña mét sè thiÕt bÞ. TiÕp nhËn c«ng nghÖ s¶n xuÊt s¶n phÈm míi.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Quy tr×nh chÕ biÕn, nh÷ng tÝnh chÊt c¬ lý hãa cña nguyªn liÖu ®­îc biÕn ®æi ë nh÷ng møc ®é kh¸c nhau t¹o thµnh c¸c s¶n phÈm thùc phÈm. ChÕ biÕn n«ng s¶n thùc phÈm ®­îc thùc hiÖn theo c¸c qu¸ tr×nh c«ng nghÖ vµ nh÷ng trang thiÕt bÞ thÝch hîp cho tõng quy tr×nh làm ra s¶n phÈm.



84. Tên nghề: Công nghệ sợi

(1). Mô tả nghề

Là nghề thực hiện các công việc xé, trộn, làm sạch, chải, làm đều, làm mảnh, chập sợi, xe săn, quấn ống tạo nên thành phẩm là sợi đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế, đạt năng suất, chất lượng và an toàn.



(2). Vị trí làm việc

Trên các dây chuyền sản xuất sợi ở các nhà máy sợi.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Vận hành thành thạo các máy trong dây chuyền sản xuất sợi; Thực hiện chuẩn xác các thao tác công nghệ cơ bản; Phát hiện sự cố về máy và báo chỉnh sửa chữa kịp thời; Có đủ sức khỏe làm việc trong môi trư­ờng ồn, nóng, bụi.



85. Tên nghề: Hệ thống điện

(1). Mô tả nghề

Nghề Hệ thống điện là nghề lắp đặt, quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lưới điện từ hạ áp đến 220kV.



(2). Vị trí làm việc

Người hành nghề hệ thống điện có thể làm việc tại các công ty điện lực, công ty truyền tải điện, nhà máy điện; các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, quản lý vận hành trạm biến áp và hệ thống cung cấp điện tại các khu công nghiệp.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Lắp đặt hệ thống lưới điện và trạm biến áp phân phối có U ≤ 35kV; Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa khí cụ điện, tủ phân phối điện, hệ thống thanh góp, tụ điện cao áp và lưới điện phân phối; Quản lý vận hành lưới điện phân phối đến 110kV, lưới điện truyền tải 220kV; Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đo lường, điều khiển tín hiệu, bảo vệ rơ le và tự động hóa và thống điện một chiều, máy phát điện, máy biến áp có U£ 110kV; Bảo dưỡng, sửa chữa đường dây tải điện; Người hành nghề hệ thống điện phải có đủ sức khỏe để làm việc trong môi trường có điện; làm việc trong nhà, ngoài trời, trên cao; phải sử dụng thành thạo các dụng cụ cầm tay, dụng cụ đo kiểm các đại lượng điện và không điện, các thiết bị, phương tiện xây lắp đường dây như: Tời, tó, palăng, typho, máy trắc địa, máy hàn điện, máy lấy độ võng, dụng cụ ép đầu cốt... máy vi tính, các trang bị bảo hộ lao động và phòng cháy chữa cháy...



86. Tên nghề: Khoan thăm dò địa chất

(1). Mô tả nghề

Khoan là một trong các phương pháp được áp dụng để thi công thăm dò các mỏ khoáng sản nằm sâu dưới bề măt trái đất trong công tác thăm dò địa chất.



(2). Vị trí làm việc

Người hành nghề sẽ được làm việc tại các Tổ máy Khoan thăm dò địa chất với vai trò là một người thợ phụ, thợ cả, kíp trưởng khoan tại các tổ máy của các Liên đoàn Địa chất, các công ty thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, khai thác nước ngầm, khí, khoan trong lò, các lỗ khoan nổ mìn phá đá, các xí nghiệp khảo sát của các công ty khảo sát thiết kế xây dựng.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Lựa chọn và sử dụng thành thạo các dụng cụ dùng để khoan các lỗ khoan thăm dò địa chất; Lắp tháo bộ dụng cụ khoan thành thạo đảm bảo kỹ thuật và an toàn; khắc phục khó khăn khi tháo lắp như: biến dạng ren; cần khoan cong; khó tháo do tự xiết quá chặt...; Bảo quản, bảo dưỡng dụng cụ và thiết bị khoan đúng qui định và đảm bảo an toàn, bảo dưỡng bôi trơn thiết bị đúng định kỳ; Sản xuất và kiểm tra được các thông số cơ bản của dung dịch sét khi sản xuất và khi sử dụng; Lựa chọn bộ dụng cụ khoan phù hợp điều kiện đất đá khoan qua, kiểm tra điều chỉnh bộ ống mẫu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.Tính toán, lựa chọn điều chỉnh được chế độ công nghệ khoan phù hợp với điều kiện địa chất lỗ khoan; Vận hành được bộ máy khoan để thực hiện khoan lấy mẫu; khoan phá toàn đáy; khoan chuyển đường kính, chống ống trong lỗ khoan đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn; Tổ chức và chỉ đạo công tác bảo dưỡng thiết bị khoan đang sử dụng; điều chỉnh và sửa chữa được một số hư hỏng nhỏ của các cụm cơ cấu máy; Tính toán, lựa chọn điều chỉnh và kiểm tra được tất cả các thông số của dung dịch khoan sử dụng trong điều kiện bình thường và phức tạp; Tổ chức và điều hành kíp khoan một cách khoa học để nâng cao năng suất và hạ giá thành mét khoan; Tổ chức xử lý các tình huống phức tạp và sự cố lỗ khoan nhanh chóng và hiệu quả.



Каталог: uploadFiles -> TaiLieuVanBan
TaiLieuVanBan -> Một số nội dung cơ bản của nghị định số 111/2013/NĐ-cp
TaiLieuVanBan -> HỘi nông dân việt nam cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam bch hnd tỉnh hà giang độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TaiLieuVanBan -> Ubnd tỉnh hà giang sở thông tin và truyềN thôNG
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyện hoàng su phì ban chỉ ĐẠO 389 huyện hsp
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyện hoàng su phì ban chỉ ĐẠO 389 huyện hsp
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyÖn Vị Xuyªn B¸o c¸o khsd§ huyện Vị Xuyªn năm 2016 MỤc lụC
TaiLieuVanBan -> ChuyêN ĐỀ 1 giới thiệu chung về BÁo cáo chính trị ĐẠi hộI ĐẠi biểu phụ NỮ toàn quốc lần thứ XII a. Chủ ĐỀ VÀ KẾt cấu báo cáo chính trị

tải về 5.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương