BỘ lao đỘng – thưƠng binh và XÃ HỘi tổng cục dạy nghề thông tin tuyển sinh các trưỜng trung cấp nghề, trưỜng cao đẲng nghề



tải về 5.54 Mb.
trang4/35
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích5.54 Mb.
#12258
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35





GIỚI THIỆU VÀ MÔ TẢ NGHỀ ĐÀO TẠO


1. Tên nghề: Điện công nghiệp

(1). Mô tả nghề

Nghề Điện công nghiệp là nghề thực hiện việc lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện, tủ phân phối điện, mạng điện chiếu sáng, máy điện và thiết bị điện trong các xí nghiệp công nghiệp với các môi trường trong nhà, ngoài trời, mỏ, hầm lò trong điều kiện an toàn lao động.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề “Điện công nghiệp” có khả năng làm việc ở các vị trí sau:

Làm việc ở các Công ty Điện lực: Tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây; làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng: Nhân viên vận hành; làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện; làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.

(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Người làm nghề “Điện công nghiệp” có nhiệm vụ:

Sử dụng được các loại dụng cụ đo điện năng: Vônmét, Ampemét, Ampekìm, Đồng hồ đo vạn năng, Mêgômét, Hioki… đo đúng thông số cần đo vào trường hợp cụ thể trong thực tế; Sử dụng đúng các dụng cụ an toàn điện, an toàn lao động, an toàn cháy nổ trong từng công việc; Sơ cứu cấp cứu người bị tai nạn điện; lắp đặt hệ thống cung cấp điện; lắp đặt tủ điện phân phối; lắp đặt mạng điện chiếu sáng; lắp đặt bộ điều khiển dùng công tắc tơ, các bộ điều khiển lập trình; bảo dưỡng, sửa chữa mạng động lực tủ điện phân phối; bảo dưỡng, sửa chữa bộ điều khiển dùng công tắc tơ và các bộ điều khiển lập trình; vận hành được hệ thống điều khiển tự động dùng PLC; bảo dưỡng động cơ điện một chiều và xoay chiều; sửa chữa động cơ điện một chiều và xoay chiều; quấn dây động cơ điện, máy biến áp công suất nhỏ; sửa chữa máy phát điện xoay chiều; vận hành, sửa chữa các thiết bị mỏ hầm lò như: Áptômát phòng nổ, khởi động từ phòng nổ, biến áp khoan phòng nổ; đọc và phân tích được các bản vẽ thiết kế lắp đặt điện công nghiệp; khảo sát được hiện trường để có phương án lắp đặt hoặc sửa chữa hợp lý; lắp đặt, vận hành, sửa chữa và kiểm tra, hiệu chỉnh được hệ thống cung cấp điện và thiết bị điện công nghiệp.

2. Tên nghề: Công nghệ ô tô

(1). Mô tả nghề

Nghề Công nghệ ô tô là nghề thực hiện các nhiệm vụ về bảo dưỡng, sửa chữa động cơ; bảo dưỡng, sửa chữa trang bị điện; bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực (gầm ô tô); chuẩn đoán tình trạng kỹ thuật và các pan bệnh của các hệ thống trên ô tô; vận hành, kiểm tra động cơ và ô tô; thực hiện các công việc gia công bổ trợ như hàn điện, hàn hơi, gò, sửa dụng các thiết bị nghề nguội ….



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người tốt nghiệp nghề “Công nghệ ô tô” là kỹ thuật viên có khả năng làm việc ở các vị trí sau:

- Tại các cơ sở lắp ráp ô tô: Làm việc tại một vị trí cụ thể, trưởng dây chuyền lắp ráp, giám sát quá trình lắp ráp, giám sát chất lượng ô tô...; tại các cơ sở bảo dưỡng , sửa chữa, bảo hành ô tô: làm việc tại một vị trí cụ thể, điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật, cố vấn dịch vụ, đào tạo kỹ thuật viên bậc dưới tại cơ sở...; tại các cơ sở chế tạo phụ tùng ô tô: kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân phối sản phẩm…; tại các cơ sở kinh doanh ô tô và phụ tùng: cố vấn bán hàng, cố vấn dịch vụ, nhân viên bán hàng...; tại các cơ sở đào tạo nghề: hướng dẫn thực hành, thực tập; làm tổ trưởng tổ sản xuất hoặc các phân xưởng tại các nhà máy về lắp ráp, bảo dưởng ô tô; có khả năng làm việc và giải quyết các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp tương ứng với trình độ quy định.

(3). Nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người làm nghề “Công nghệ ô tô” có nhiệm vụ:

Giao dịch với khách hang; bảo dưỡng động cơ ô tô;sửa chữa động cơ ô tô; bảo dưởng hệ thống trang bị điện ô tô; sửa chữa hệ thống trang bị điện ô tô; bảo dưỡng hệ thống truyền lực (hệ thống ly hợp, hệ thống số, hệ thống truyền động các đăng, hệ thống cầu chủ động, hệ thống phanh, hệ thống phanh thủy lực, phanh khí nén, phanh ABS, hệ thống lái, hệ thống treo, khung xe, thân vỏ xe.. ); kiểm tra tính năng làm việc, chuẩn đoán tình trạng kỹ thuật và các pan bệnh của các hệ thống trên ô tô; vận hành, kiểm tra động cơ và ô tô; xác định mức độ hư hỏng, tìm ra nguyên nhân và đề ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa thích hợp;

3. Tên nghề: Hàn

(1). Mô tả nghề

Nghề Hàn là nghề thực hiện các công việc nối hai đầu của một hay nhiều chi tiết kim loại thành một liên kết liền khối, không thể tháo rời, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt, áp lực hoặc cả nguồn nhiệt và áp lực, có sử dụng hoặc không sử dụng kim loại phụ.

Trong trường hợp tạo ra liên kết liền khối chỉ sử dụng nguồn nhiệt, kim loại tại chỗ hàn cần được nung tới trạng thái chảy để tạo ra bể hàn, bể hàn sau khi kết tinh sẽ tạo nên mối hàn.

Trường hợp tạo ra liên kết liền khối chỉ sử dụng áp lực, kim loại tại chỗ hàn cần được tác động một lực ép đủ lớn để các nguyên tử kim loại tại bề mặt tiếp xúc tiến sát lại gần nhau tạo nên liên kết phân tử.

Trường hợp sử dụng cả nguồn nhiệt và lực ép, kim loại chỗ hàn cần được nung tới trạng thái dẻo, sau đó nhờ lực ép mà mối hàn được hình thành.

(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề Hàn làm việc trong các lĩnh vực như: Cơ khí, xây dựng, giao thông, đóng tàu, dầu khí... Mối hàn được thực hiện ở tất cả các tư thế trong không gian, công việc hàn có thể thực hiện tại xưởng tập trung, tại hiện trường hoặc trực tiếp trên kết cấu đang lắp ghép. Giá thành chế tạo của liên kết hàn thấp hơn một số phương pháp khác vì vậy đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người làm nghề “Hàn” có nhiệm vụ:

Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hàn; hàn kim loại bằng hồ quang; hàn kim loại bằng khí cháy; hàn kim loại bằng các phương pháp khác; kiểm tra các quá trình và sản phẩm hàn; giám sát hoạt động hàn; bảo đảm chất lượng; quản lý; bảo đảm an toàn; phát triển công nghệ mới.

4. Tên nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

(1). Mô tả nghề

“Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” là nghề chuyên lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí như: Hệ thống máy lạnh trong các kho lạnh, hệ thống máy lạnh thương nghiệp, máy kem, máy đá, tủ lạnh; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí cục bộ... đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất, an toàn.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người làm nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị, Các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hòa không khí, các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí;



(3). Những nhiệm vụ chính của nghề

Người làm nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” có nhiệm vụ:

Thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh thương nghiệp; lắp đặt hệ thống điều hoà không khí trung tâm; lắp đặt hệ thống điều hoà không khí cục bộ; vận hành hệ thống máy lạnh; vận hành hệ thống điều hoà không khí trung tâm; bảo trì - Bảo dưỡng hệ thống lạnh; sửa chữa hệ thống lạnh; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; tổ chức lao động; giao tiếp với khách hàng

5. Tên nghề: Cắt gọt kim loại

(1). Mô tả nghề

Nghề cắt gọt kim loại là nghề sử dụng các loại máy công cụ vạn năng và điều khiển theo chương trình số để gia công tạo hình sản phẩm (chi tiết máy) có phoi nhằm phục vụ cho tất cả các ngành chế tạo máy công nghiệp và nông nghiệp theo yêu cầu của những công ty, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc những cơ sở gia công cơ khí.

Nghề Cắt gọt kim loại là nghề sử dụng các máy công cụ có tạo phôi như: Tiện, phay, bào, mài, doa … để chế tạo các chi tiết đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất và an toàn.

(2) Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề cắt gọt kim loại thường làm việc tại những công ty, xí nghiệp chế tạo máy hoặc tại những cơ sở gia công cơ khí trong môi trường: máy làm việc với tốc độ cao; ồn; nóng; va chạm với những hóa chất công nghiệp như emulsi, dầu nhờn, … và tính chất công việc mang tính tập thể (mỗi người phụ trách một công đoạn trong dây chuyền sản xuất). Vì vậy, người công nhân phải có đủ sức khỏe, có tâm với nghề nghiệp và có đủ năng lực, kiến thức về kỹ thuật cơ khí để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên.

Tổ chức, điều hành và thực hiện gia công sản xuất trên các loại máy công cụ vạn năng như tiện, phay, bào, mài, doa; các máy chuyên dùng như phay lăn răng, xọc răng; các máy điều khiển số như tiện, phay CNC và EDM.

(3). Những nhiệm vụ chính của nghề

- Vận dụng được kiến thức cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại; sử dụng thành thạo các máy cắt gọt kim loại thông dụng; vận hành và điều chỉnh được máy công cụ điều khiển số; chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ cắt, dụng cụ đo kiểm, đồ gá và các trang bị công nghệ thích hợp; gia công trên máy tiện vạn năng; gia công trên máy phay vạn năng; gia công trên máy tiện CNC; gia công trên máy phay CNC; gia công trên máy EDM’; gia công trên máy bào và xọc vạn năng; gia công nguội; gia công trên máy doa vạn năng; tổ chức sản xuất và đào tạo, bồi dưỡng công nhân trình độ thấp hơn; khi có trình độ cao cùng với kinh nghiệm thực tiễn có thể được đào tạo bồi dưỡng trở thành giáo viên dạy nghề.



6. Tên nghề: Điện tử Công nghiệp

(1). Mô tả nghề

Nghề “Điện tử công nghiệp” là nghề chuyên thực hiện quá trình thiết kế, xử lý và lắp đặt các mạch: điện tử công nghiệp, khí cụ điện, mạch đo lường điện tử, mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rơle-khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng PLC, thiết bị kỹ thuật xung-số.

Nghề Điện tử công nghiệp là nghề bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp, các mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rơle - khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, bộ điều khiển dùng PLC, mạch kỹ thuật xung - số, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng.

(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề Điện tử công nghiệp thường được bố trí làm việc ở các nhà máy hoặc phân xưởng, các công ty, doanh nghiệp điện điện tử. Làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.



(3). Những nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người làm nghề “Điện tử công nghiệp” có nhiệm vụ:

Lắp ráp, vận hành các thiết bị điện tử trong xí nghiệp và dây chuyền công nghiệp; lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các mạch điện tử cơ bản; lắp đặt và sửa chữa bảo dưỡng các khí cụ điện hạ thế; lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các bộ điều khiển; lắp đặt và bảo trì các mạch xung - số; lắp đặt và sửa chữa các vi mạch số và IC thông dụng; phân tích, lắp ráp các bộ biến đổi công suất; lắp đặt các hệ thống đo lường điện tử; lắp đặt các tủ điều khiển thiết bị công nghiệp, các thiết bị và hệ thống bảo vệ, các bảng mạch điện tử công nghiệp; kiểm tra sửa chữa được các hư hỏng trên thiết bị điện tử công nghiệp; thay thế tương đương, linh kiện, mạch điện hư hỏng đơn giản trên thiết bị điện tử công nghiệp; hiệu chỉnh được các thông số kỹ thuật của mạch điện; xử lý một số tình huống phát sinh trong quá trình làm việc của thiết bị; lập trình đơn giản các phần mềm khi có sự cố; kết nối mạch điện đúng theo sơ đồ nguyên lý; chống ẩm và rò điện tốt cho thiết bị; vận hành chạy thử toàn bộ mạch điện; thực hiện các biện pháp an toàn lao động, an toàn điện và vệ sinh công nghiệp

7. Tên nghề: Quản trị mạng máy tính

(1). Mô tả nghề

Nghề “Quản trị mạng” là nghề chuyên thực hiện quá trình khảo sát, thiết kế, lắp đặt và quản trị một hệ thống mạng trong các cơ quan, xí nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như bảo mật các thông tin, dữ liệu trong doanh nghiệp.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người làm nghề “Quản trị mạng” thường được bố trí làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia trong môi trường tiếp xúc với các máy tính, thiết bị mạng.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người làm nghề “Quản trị mạng” có nhiệm vụ:

Khảo sát và thiết kế các hệ thống mạng LAN, WAN; lắp đặt hệ thống mạng; cài đặt phần mềm mạng; quản lý dịch vụ mạng; quản lý các đối tượng sử dụng mạng; chia sẻ tài nguyên hệ thống mạng; quản lý ứng dụng trên mạng; giám sát hệ thống mạng; đảm bảo an toàn hệ thống mạng; bảo dưỡng hệ thống mạng; sửa chữa hệ thống mạng; nâng cấp hệ thống mạng

8. Tên nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn

(1). Mô tả nghề:

Nghề “Kỹ thuật chế biến món ăn” là nghề kỹ thuật, trực tiếp chế biến các loại món ăn tại các cở sở kinh doanh ăn uống (khách sạn, nhà hàng…) với các nhiệm vụ cơ bản như: chuẩn bị công việc đầu ca; chế biến nước dùng; chế biến xốt; chế biến xúp, canh; chế biến sa lát, nộm; chế biến thịt gia súc, gia cầm; chế biến trứng gia cầm; chế biến thủy sản; chế biến rau, củ, quả; chế biến cơm, mỳ; chế biến bánh Á và món tráng miệng Á; chế biến bánh Âu và món tráng miệng Âu… đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài các nhiệm vụ cơ bản nói trên người lao động còn phải thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan trực tiếp đến kỹ thuật chế biến món ăn như: xây dựng thực đơn; quản lý nguyên liệu chế biến; quản lý tài sản; quản lý lao động; quản lý tác nghiệp (tổ chức sản xuất)… trong bộ phận chế biến.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại bộ phận chế biến món ăn (khu vực nhà bếp) của các nhà hàng, khách sạn.



(3.) Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người làm nghề “Kỹ thuật chế biến món ăn” có nhiệm vụ:

Xây dựng thực đơn; chuẩn bị công việc đầu ca; chế biến nước dùng; chế biến xốt, nước chấm;hế biến xúp, canh; chế biến nộm, sa lát; chế biến món ăn từ thịt gia súc, gia cầm; chế biến món ăn từ trứng gia cầm; chế biến món ăn từ thủy sản; chế biến món ăn từ rau, củ, quả; chế biến cơm, mỳ; chế biến bánh Á và món ăn tráng miệng Á; chế biến bánh Âu và món ăn tráng miệng Âu; kết thúc công việc; quản lý nguyên liệu chế biến; quản lý tài sản; quản lý lao động; quản lý tác nghiệp (tổ chức sản xuất);

9. Tên nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính

(1). Mô tả nghề

Nghề “Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính” là nghề lắp đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, mạng LAN nhỏ; khảo sát nhu cầu, tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng theo yêu cầu của doanh nghiệp;lập hồ sơ quản lý; chẩn đoán, sửa chữa máy tính, khắc phục các sự cố, bảo trì hệ thống máy tính, mạng LAN nhỏ và các thiết bị văn phòng.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề “Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính” thường được bố trí làm việc tại các công ty có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các toà nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty chuyên kinh doanh máy tính và các thiết bị CNTT, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính; tính chất công việc đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử và mang tính tập thể, làm việc nhóm.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người làm nghề “Kỹ thuật chế biến món ăn” có nhiệm vụ:

Sửa chữa các thành phần cơ bản của hệ thống máy tính; sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị ngoại vi của hệ thống máy tính; sửa chữa màn hình, sửa chữa máy in; lắp ráp phần cứng hệ thống máy tính; cài đặt phần mềm; hép nối các máy tính; thiết kế mạng cục bộ - LAN; sửa chữa máy tính xách tay; bảo dưỡng máy tính xách tay; bảo dưỡng hệ thống máy tính; nâng cấp hệ thống máy tính.

10. Tên nghề: May thời trang

(1). Mô tả nghề

May thời trang là nghề thiết kế, cắt, may các kiểu sản phẩm may từ cơ bản đến phức tạp, thực hiện chuyên sâu ở lĩnh vực may các sản phẩm trong ngành may công nghiệp và may các sản phẩm thời trang. Đồng thời là nghề sản xuất hàng loạt các sản phẩm may mặc trên dây chuyền theo một quy trình nhất định, được thực hiện từ khâu chuẩn bị sản xuất, cắt, may, hoàn thiện, tổ chức quản lý và điều hành sản xuất nhằm đảm bảo về các tiêu chuẩn của sản phẩm và thời gian ký kết với khách hàng.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người làm nghề May thời trang có thể trực tiếp làm việc tại các vị trí của dây chuyền may hoặc làm nhiệm vụ quản lý, tổ chức dây chuyền sản xuất may công nghiệp; làm kỹ thuật viên tại các phòng kỹ thuật của các doanh nghiệp may; có thể tham gia thiết kế mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các cơ sở sản xuất của ngành may mặc. Ngoài ra, có khả năng làm việc độc lập tại các cửa hiệu may đo.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người hành nghề “May thời trang” có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Chuẩn bị kỹ thuật; cắt bán thành phẩm; may công đoạn; may ráp sản phẩm; hoàn thiện sản phẩm; thực hiện công tác an toàn và vệ sinh môi trường; quản lý và điều hành dây chuyền may; quản lý chất lượng sản phẩm; quản lý thiết bị, dụng cụ, đồ gá; quản lý vật tư, nguyên, phụ liệu; quản lý lao động.

11. Tên nghề: Kỹ thuật xây dựng

(1). Mô tả nghề

Từ các vật liệu xây dựng; gạch, đá, vôi, cát, xi măng, gỗ, thép…..nghề Kỹ thuật Xây dựng làm các nhiệm vụ xây, trát, lát, ốp, sơn vôi, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp các thiết bị vệ sinh; gia công lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, làm cốt thép và đổ bê tông một số bộ phận của công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Ngoài các dụng cụ cầm tay như: Dao xây, bay, bàn xoa, các loại thước; nghề Kỹ thuật Xây dựng cần trang bị thêm máy trộn, máy cắt, máy đầm, máy mài,.hầu hết các công việc của nghề Kỹ thuật Xây dựng được thực hiện ngoài trêi nên người làm nghề này phải có sức khoẻ tốt.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người làm nghề Kỹ thuật xây dựng có thể trực tiếp làm việc tại các vị trí của dây chuyền tại các công trường xây dựng, công trường sản xuất bê tông và các Công ty sản xuất vật liệu xây dựng hoặc làm nhiệm vụ quản lý, tổ chức tại các tổ đội sản xuất tại các công ty xây dựng; làm kỹ thuật viên tại các phòng kỹ thuật của các doanh nghiệp xây dựng. Ngoài ra, có khả năng làm việc độc lập tại các nhà, xưởng về xây dựng.



(3). Nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người làm nghề “Kỹ thuật xây dựng” có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Đào móng; xây gạch; lắp đặt; lắp đặt cấu kiện loại nhỏ; trát, láng; lát, ốp; bả ma tít, sơn vôi; làm họa tiết trang trí; làm mái; lắp đặt thiết bị vệ sinh; gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo; gia công lắp đặt cốt thép; hàn Hồ quang tay; trộn, đổ, đầm bê tong; xây đá; lắp đặt mạng điện sinh hoạt; lắp đặt đường ống cấp nước trong nhà; lắp đặt đường ống thoát nước khu vệ sinh; trát vữa trộn đá

12. Tên nghề: Quản trị khách sạn

(1). Mô tả nghề

Nghề “Quản trị khách sạn” là nghề trực tiếp quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày của khách sạn, bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh của khách sạn; giám sát các hoạt động dịch vụ và bộ phận chức năng: lưu trú, ăn uống, dịch vụ khác, tài chính, bán hàng - tiếp thị, nhân sự - hành chính, kỹ thuật, an ninh - an toàn.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người làm nghề “Quản trị khách sạn” thường có thể đảm nhiệm được các vị trí: Trưởng các bộ phận, Quản lý khách sạn, Phó Giám đốc khách sạn, Giám đốc khách sạn, tùy theo khả năng cá nhân, lượng kiến thức được đào tạo và yêu cầu của công việc.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người làm nghề “Quản trị khách sạn” có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Quản lý chung (General Management); quản lý Tiền sảnh (Front Office Management); quản lý dịch vụ Buồng (Housekeeping Management); quản lý Dịch vụ ăn uống (Restaurant Management); quản lý Chế biến món ăn (Food Production Management); quản lý dịch vụ khác (Other Services Management); quản lý Nhân sự - Hành chính (Personel &Administration Management); quản lý Bán hàng và tiếp thị (Sales & Marketing Management); quản lý Cơ sở vật chất - kỹ thuật (Building & Engineering Management); quản lý tài chính (Financial Management); quản lý công tác An toàn - An ninh (Safety & Security Management); điều phối hoạt động bộ phận An ninh - An toàn với các bộ phận liên quan.

13. Tên nghề: Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)

(1). Mô tả nghề

Nghề “Công nghệ thông tin” (Ứng dụng phần mềm) là nghề thực hiện các công việc ứng dụng phần mềm tin học để xử lý, vận hành, trên một hệ thống công nghệ thông tin (hệ thống máy tính, thiết bị xử lý thông tin) để tạo nên thành phẩm là một sản phẩm kỹ thuật số, multimedia (voice/video), một bộ cơ sở dữ liệu hoặc một bộ các thông tin dưới dạng văn bản và số hóa đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế, đạt năng suất chất lượng và bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người làm nghề “Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)” thường có thể đảm nhiệm được các vị trí: Trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở sản xuất trong nước hoặc ở nước ngoài; làm tổ trưởng tổ tin học, cán bộ kỹ thuật tin học, kỹ thuật viên tin học, bác sỹ máy tính, nhân viên kỹ thuật, nhân viên làm việc với máy tính để thiết kế và sửa chữa các sản phẩm, các mặt hàng trên máy tính; tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trên máy tính với quy mô vừa và nhỏ.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người làm nghề “Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)” có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Xác định phần mềm; cài đặt công nghệ; tạo môi trường làm việc; kiểm tra; tạo phiên làm việc; xử lý dữ liệu; sao lưu dữ liệu; đảm bảo an toàn; xử lý lỗi; bảo trì hệ thống.

14. Tên nghề: Điện dân dụng

(1). Mô tả nghề

Nghề “Điện dân dụng” là nghề chuyên lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện dân dụng, các thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện dân dụng như: máy phát điện; động cơ điện; máy biến áp; thiết bị điều khiển, thiết bị đo lường,…đúng với yêu cầu kỹ thuật đạt năng suất và an toàn.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người làm nghề “Điện dân dụng” thường có thể đảm nhiệm được các vị trí: trực tiếp tham gia lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện dân dụng và thiết bị điện gia dụng; làm cán bộ kỹ thuật, cán bộ thiết kế trong các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị kinh doanh điện; tự tổ chức và làm chủ những cơ sở lắp đặt, sản xuất, sửa chữa thiết bị điện gia dụng.



(3). Các Nhiệm vụ chính của nghề

Người làm nghề “Điện dân dụng” có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa máy phát điện dân dụng; lắp đặt vận hành và sửa chữa động cơ điện dân dụng; lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện gia dụng; lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp dân dụng; lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị điều khiển dân dụng; lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng; sử dụng dụng cụ đo lường; thực hiện các công việc nghề bổ trợ; thực hiện các biện pháp an toàn lao động; quản lý sản xuất.

15. Tên nghề: Lập trình máy tính

(1). Mô tả nghề

Nghề lập trình máy tính là nghề đào tạo ra các lập trình viên để thực hiện các nhiệm vụ như: vận hành, bảo trì máy tính; kết nối máy tính với mạng; sử dụng máy tính hỗ trợ công việc văn phòng, công việc tính toán; lập kế hoạch thiết kế; thiết kế mẫu; xử lý hình ảnh; xây dựng chương trình ứng dụng cơ bản; phân tích, cài đặt thuật toán trên các cấu trúc dữ liệu; xây dựng ứng dụng theo hướng đối tượng; xây dựng cơ sở dữ liệu; quản trị cơ sở dữ liệu; xây dựng ứng dựng Web; phân tích thiết kế ứng dụng và kiểm thử phần mềm.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người làm nghề “Lập trình máy tính” thường có thể đảm nhiệm được các vị trí: văn phòng các công ty, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin; làm cán bộ kỹ thuật, trưởng nhóm tại các Công ty về công nghệ thông tin; các doanh nghiệp phát triển phần mềm; tự tổ chức và làm chủ những cơ sở về công nghệ thông tin.



(3). Nhiệm vụ chính của nghề

Người làm nghề “Lập trình máy tính” có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Vận hành và bảo trì máy tính; kết nối máy tính; sử dụng máy tính; sử dụng máy tính hỗ trợ công việc văn phòng; tạo và trình diễn báo cáo; sử dụng máy tính hỗ trỡ công việc tính toán; lập kế hoạch thiết kế; thiết kế mẫu; xử lý hình ảnh; xây dựng chương trình ứng dụng cơ bản; phân tích và cài đặt thuật toán trên các cấu trúc dữ liệu; xây dựng ứng dụng theo hướng đối tượng; xây dựng cơ sở dữ liệu; Quản trị cơ sở dữ liệu; xây dựng ứng dụng sử dụng công nghệ; xây dựng ứng dụng web; kiêm thử phần mềm; phát triển nghề nghiệp.


Каталог: uploadFiles -> TaiLieuVanBan
TaiLieuVanBan -> Một số nội dung cơ bản của nghị định số 111/2013/NĐ-cp
TaiLieuVanBan -> HỘi nông dân việt nam cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam bch hnd tỉnh hà giang độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TaiLieuVanBan -> Ubnd tỉnh hà giang sở thông tin và truyềN thôNG
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyện hoàng su phì ban chỉ ĐẠO 389 huyện hsp
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyện hoàng su phì ban chỉ ĐẠO 389 huyện hsp
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyÖn Vị Xuyªn B¸o c¸o khsd§ huyện Vị Xuyªn năm 2016 MỤc lụC
TaiLieuVanBan -> ChuyêN ĐỀ 1 giới thiệu chung về BÁo cáo chính trị ĐẠi hộI ĐẠi biểu phụ NỮ toàn quốc lần thứ XII a. Chủ ĐỀ VÀ KẾt cấu báo cáo chính trị

tải về 5.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương