Một số nội dung cơ bản của nghị định số 111/2013/NĐ-cp



tải về 65.74 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích65.74 Kb.
#4037


Một số nội dung cơ bản của nghị định số 111/2013/NĐ-CP
Ngày 30/09/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2013/NĐ-CP quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nghị định này gồm 5 chương, 48 Điều quy định việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; việc xem xét, quyết định chuyển sang áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên, gồm một số nội dung cơ bản sau:

I. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG

1. Nhanh chóng, công khai, khách quan, công bằng; đúng thẩm quyền, đối tượng, trình tự, thủ tục quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.

2. Không xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tôn trọng và bảo vệ bí mật riêng tư của người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và người chưa thành niên được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.

Không công khai việc tổ chức, nội dung, kết quả cuộc họp tư vấn, hồ sơ và thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên.

3. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cộng đồng, nhà trường và gia đình trong việc giúp đỡ, giáo dục người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

5. Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

6. Chỉ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, chỉ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn khi không đủ điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.

7. Trong quá trình xem xét quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho họ.



II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI HIỆU, THỜI HẠN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

1. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, gồm:

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, thì thời hiệu là 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;

- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện;

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

2. Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nước ngoài.

3. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người vi phạm.

III. ĐIỀU KIỆN CHUYỂN SANG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẠI GIA ĐÌNH

1. Đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 của Nghị định 111/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây, thì được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:

a) Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;

c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, có điều kiện thuận lợi để quản lý, giáo dục người chưa thành niên và có bản cam kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.



IV. THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH UBND CẤP XÃ

1. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình

- Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vi phạm cư trú;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đã tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đóng trụ sở.

- Người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chưa thành niên cư trú.

2. Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác gửi đến

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được chuyển đến theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, Chủ tịch UBND cấp xã nơi đối tượng cư trú hoặc nơi cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em đóng trụ sở giao hồ sơ cho Trưởng Công an cấp xã cùng cấp kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP. Thời hạn kiểm tra, bổ sung các thông tin, tài liệu, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.



V. XÁC ĐỊNH TUỔI VÀ NƠI CƯ TRÚ CỦA ĐỐI TƯỢNG BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

1. Tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không có các giấy tờ trên để xác định tuổi, thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định tuổi của đối tượng.

Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.

2. Nơi cư trú ổn định là nơi đối tượng thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh sống. Đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, thì  nơi đối tượng vi phạm cư trú để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trường hợp đối tượng không có nơi cư trú ổn định là người chưa thành niên, mà không xác minh được nơi cư trú, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện, cơ quan Công an cấp tỉnh chuyển đối tượng và bản sao hồ sơ đến cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em theo Danh mục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; đồng thời chuyển hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em đó đóng trụ sở để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

VI. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, GỒM:

1. Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm;

2. Văn bản đề nghị lập hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định 111/2013/NĐ-CP;

3. Các văn bản, tài liệu được thu thập theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 111/2013/NĐ-CP;

4. Bệnh án (nếu có);

5. Bản tường trình của người vi phạm;

6. Các tài liệu khác có liên quan.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn để xem xét quyết định áp dụng biện pháp.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng Công an cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã xem xét quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Trong trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã không đồng ý với đề nghị của Trưởng Công an cùng cấp trong giai đoạn lập hồ hơ theo quy định thì chuyển lại để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

VII. THẨM QUYỀN CỦA TRƯỞNG CÔNG ÁN CẤP XÃ

1. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

- Trưởng Công an cấp xã tự lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với các đối tượng quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP hoặc trên cơ sở đề nghị của những người sau:

+ Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã; đại diện các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;

+ Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người vi phạm đang làm việc hoặc học tập ở cơ sở;

+ Đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở gồm: Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thôn, ấp, bản, buôn, làng, phum, sóc và các đơn vị tương đương.

- Trưởng Công an cấp xã được nhận văn bản đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Người đề nghị phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trong văn bản đề nghị quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Trưởng Công an cấp xã không chấp nhận đề nghị lập hồ sơ nếu thấy văn bản đề nghị không đúng đối tượng quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP hoặc sự việc đang trong quá trình hoà giải hoặc đã hoà giải thành theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở; nếu người đề nghị không đồng ý, thì báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã.

Sau khi chấp nhận đề nghị lập hồ sơ, Trưởng Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị theo quy định tại các Điều 11, 12, 13 và 14 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Trường hợp người vi phạm là người chưa thành niên, nếu xét thấy đủ điều kiện áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Trưởng Công an cấp xã lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này.

2. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP cư trú lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, sau đó đề nghị Chủ tịch UBND cùng cấp chuyển hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.

- Trưởng Công an cấp xã được tham gia cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.



VIII. TRÁCH NHIỆM CỦA TRƯỞNG CÔNG AN CẤP XÃ

1. Trường hợp áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm kiểm tra các thông tin về hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm; trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên, thì tham khảo ý kiến của công chức văn hoá - xã hội phụ trách công tác trẻ em hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có) về đặc điểm và hoàn cảnh gia đình của người chưa thành niên.

- Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người đề nghị về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Việc thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được thực hiện theo Điều 11 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.

- Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm xác minh nơi cư trú ổn định của đối tượng bị áp dụng biện áp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nơi cư trú ổn định là nơi đối tượng thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh sống. (Trường hợp xác minh được nơi cư trú của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không thuộc địa bàn quản lý của mình thì Trường Công an cấp xã đã lập hồ sơ đối với đối tượng đó đề nghị Chủ tịch UBND cùng cấp chuyển hồ sơ đến Chủ tịch UBND cấp xã nơi đối tượng cư trú để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn).

- Gửi hồ sơ và thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

+ Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị hoặc sau khi kiểm tra, bổ sung hồ sơ quy định tại Điều 15 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, Trưởng Công an cấp xã phải gửi hồ sơ đến Chủ tịch UBND cùng cấp, đồng thời thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp hoặc cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.

- Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp xã.

Ngay sau khi kết thúc cuộc họp tư vấn, căn cứ vào biên bản cuộc họp, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ để trình Chủ tịch UBND cùng cấp.

- Giúp Chủ tịch UBND cùng cấp theo dõi việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Thực hiện việc quản lý hồ sơ của người được giáo dục theo chế độ quản lý hồ sơ của Bộ Công an.

2. Trường hợp đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình

- Trưởng Công an cấp xã yêu cầu cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên làm bản cam kết gồm các nội dung được quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.

- Trưởng Công an cấp xã trình Chủ tịch UBND cùng cấp hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình. Hồ sơ gồm các loại giấy tờ quy định tại Điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 20 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.

- Phân công cán bộ, chiến sỹ hoặc Công an viên phối hợp với tổ chức được Chủ tịch UBND cấp xã phân công quản lý, giáo dục người được giáo dục trong việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục.



IX. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

1. Bộ Công an có trách nhiệm

- Hướng dẫn Công an cấp xã, công chức văn hoá - xã hội, các cơ quan tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp giúp UBND cấp xã trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định;

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn áp dụng pháp luật về thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

2. Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm

- Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 97 Luật Xử lý vi phạm hành chính lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP, sau đó chuyển hồ sơ đến Chủ tịch UBND cấp xã theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.

- Trường hợp đối tượng không có nơi cư trú ổn định là người chưa thành niên, mà không xác minh được nơi cư trú, thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện, cơ quan Công an cấp tỉnh chuyển đối tượng và bản sao hồ sơ đến cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em theo Danh mục do UBND cấp tỉnh quy định; đồng thời chuyển hồ sơ đến Chủ tịch UBND cấp xã, nơi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em đó đóng trụ sở để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Trường hợp cần thiết có thể được mời tham gia cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong trường hợp là cơ quan đã chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

3. UBND các cấp có trách nhiệm

- UBND các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

+ Báo cáo về công tác thi hành pháp luật về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng dự toán kinh phí cho việc triển khai thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình;

+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện thi hành các quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quản lý tại gia đình;

+ Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức xã hội tại địa phương phối hợp thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, quản lý, giáo dục người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình nhằm giúp các đối tượng hoà nhập cộng đồng;

+ Kiểm tra, thanh tra việc thi hành các quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quản lý tại gia đình ở địa phương.

- UBND cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:

+ Trình dự toán kinh phí hàng năm, xây dựng mức hỗ trợ người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;

+ Rà soát xây dựng cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn để bảo đảm thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định;

+ Quyết định danh mục các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em tiếp nhận người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- UBND cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:

+ Tổ chức triển khai thực hiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn;

+ Huy động những người có điều kiện, năng lực và kinh nghiệm tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương;

+ Chỉ đạo tổ chức các chương trình học nghề, tìm việc làm, vay vốn, sản xuất, kinh doanh, chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống, các dịch vụ y tế, xã hội, phòng, chống tái nghiện ma tuý trên địa bàn để tạo điều kiện cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp quản lý tại gia đình được tham gia; lập dự toán kinh phí cho việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để trình cấp có thẩm quyền quyết định;

+ Kiểm tra việc thi hành các quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quản lý tại gia đình ở địa phương.



X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nghị định 111/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2013 và thay thế Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Bãi bỏ Điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội như sau:

“Điều 5. Đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội gồm:

Các đối tượng xã hội cần sự bảo vệ khẩn cấp: Trẻ em bị bỏ rơi, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán, nạn nhân bị cưỡng bức lao động; người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định đang trong thời gian lập hồ sơ, thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.” ./.



Hoàng Bẩy – Sở Tư pháp


Каталог: uploadFiles -> TaiLieuVanBan
TaiLieuVanBan -> BỘ lao đỘng – thưƠng binh và XÃ HỘi tổng cục dạy nghề thông tin tuyển sinh các trưỜng trung cấp nghề, trưỜng cao đẲng nghề
TaiLieuVanBan -> HỘi nông dân việt nam cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam bch hnd tỉnh hà giang độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TaiLieuVanBan -> Ubnd tỉnh hà giang sở thông tin và truyềN thôNG
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyện hoàng su phì ban chỉ ĐẠO 389 huyện hsp
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyện hoàng su phì ban chỉ ĐẠO 389 huyện hsp
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyÖn Vị Xuyªn B¸o c¸o khsd§ huyện Vị Xuyªn năm 2016 MỤc lụC
TaiLieuVanBan -> ChuyêN ĐỀ 1 giới thiệu chung về BÁo cáo chính trị ĐẠi hộI ĐẠi biểu phụ NỮ toàn quốc lần thứ XII a. Chủ ĐỀ VÀ KẾt cấu báo cáo chính trị

tải về 65.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương