BỘ lao đỘng – thưƠng binh và XÃ HỘi tổng cục dạy nghề thông tin tuyển sinh các trưỜng trung cấp nghề, trưỜng cao đẲng nghề



tải về 5.54 Mb.
trang6/35
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích5.54 Mb.
#12258
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35

34. Tên nghề: Cơ điện nông thôn

(1). Mô tả nghề

Nghề “Cơ điện nông thôn” là nghề đào tạo kỹ thuật viên để chuyên thực hiện các công việc trong lĩnh vực cơ khí nông nghiệp như vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ máy động lực, máy nông nghiệp được sử dụng chủ yếu và phổ biến trong nông nghiệp nông thôn như: các loại máy canh tác, chăm sóc cây trồng, thu hoạch và chế biến sản phẩm nông sản phổ biến... Ngoài ra, người hành nghề Cơ điện nông thôn còn có khả năng gia công, sửa chữa nhỏ một số sản phẩm cơ khí sử dụng phổ biến ở nông thôn.

Nghề “Cơ điện nông thôn” là nghề đào tạo kỹ thuật viên để chuyên thực hiện các công việc trong lĩnh vực điện nông thôn bao gồm công việc lắp đặt, vận hành bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ hệ thống điện dân dụng; bơm điện, thủy điện nhỏ quy mô hộ gia đình; các trang thiết bị điện lắp đặt trên các loại máy nông nghiệp và trang thiết bị điện gia dụng.

(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người học nghề Cơ điện nông thôn có thể tham gia vào vị trí sau: kỹ thuật viên bảo dưỡng và sửa chữa các máy nông nghiệp, các động cơ đốt trong, hệ thống truyền động máy kéo; nhân viên vận hành các máy canh tác, máy thu hoạch; nhân viên bảo quản máy sau thời vụ; kỹ thuật viên phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; Có khả năng tổ chức, quản lý quá trình sản xuất hoặc tự mở các cơ sở dịch vụ cơ điện phục vụ nông nghiệp, nông thôn.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Bảo dưỡng động cơ đốt trong; bảo dưỡng hệ thống truyền động Máy kéo; bảo dưỡng, sửa chữa Máy Nông nghiệp; sửa chữa những hư hỏng bất thường của Máy kéo; vận hành máy canh tác; vận hành máy thu hoạch; vận hành thiết bị bảo quản chế biến; bảo quản máy sau thời vụ; gia công sản phẩm cơ khí gia dụng; thực hiện quy định về An toàn lao động; lắp đặt hệ thống điện một pha, ba pha; lắp đặt, vận hành bơm điện và máy thủy điện nhỏ; sửa chữa máy điện và thiết bị điện dân dụng; bảo dưỡng máy bơm điện công suất nhỏ; dịch vụ cơ điện nông nghiệp; tổ chức, quản lý quá trình vận hành, bảo dưỡng.



35. Tên nghề: Xây dựng cầu đường bộ

(1). Mô tả nghề

Nghề "Xây dựng cầu đường bộ" là nghề trực tiếp thi công, duy tu, sửa chữa các công trình cầu đường bộ ở miền núi, đồng bằng, các khu công nghiệp, khu dân cư trong cả nước cũng như trong khu vực. Nghề “Xây dựng Cầu đường bộ” làm các nhiệm vụ thi công nền đường, thi công mặt đường, thi công hệ thống thoát nước, thi công móng, mố, trụ cầu và các hạng mục phụ trợ khác. Người lao động phải biết sử dụng được các công cụ máy móc thiết bị như: máy đóng cọc, thiết bị khoan cọc nhồi, các thiết bị đo đạc, thiết bị lao lắp dầm cầu, các máy thi công nền đường, mặt đường.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề "Xây dựng cầu đường bộ" làm việc tại các công ty cầu đường, các công ty công trình giao thông đường bộ; làm tổ tưởng của các đội sản xuất, đội thi công các công trình cầu, đường bộ.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Chuẩn bị thi công; thi công nền đường; thi công mặt đường; thi công hệ thống thoát nước; thi công móng; thi công mố, trụ cầu; hi công kết cấu phần trên cầu; thi công các hạng mục phụ trợ khác.



36. Tên nghề: Vận hành máy xây dựng

(1). Mô tả nghề

Nghề "Vận hành máy xây dựng" (nhóm máy phục vụ thi công, gia công cốt liệu) là nghề vận hành thiết bị ở các công đoạn trong dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng tại các trạm nghiền, trạm trộn bê tông và một số máy phục vụ thi công xây dựng gồm: băng tải, vận thăng, máy nghiền, máy sàng, máy trộn bê tông. Là nghề thực hiện việc vận hành các thiết bị, hệ thống như: bộ phận cung cấp nguyên liệu thô, băng tải, vít tải, thiết bị nghiền, sàng trong trạm nghiền sàng; máy trộn bê tông, hệ thống cung cấp xi măng, hệ thống cung cấp nước, hệ thống cung cấp khí nén trong trạm trộn; vận hành trung tâm điều khiển trạm, vận hành máy vận thăng đảm bảo theo quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề "Vận hành máy xây dựng" được bố trí làm việc tại các trung tâm điều khiển, vận hành thiết bị ở các công đoạn trong dây chuyền sản xuất bê tông, xi măng; làm tổ trưởng, đội trưởng hoặc trưởng nhóm trong dây chuyền sản xuất của các công ty, công trường xây dựng.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Cung cấp nguyên liệu thô; vận hành băng tải; vận hành thiết bị nghiền; vận hành máy sang; vận hành hệ thống cung cấp xi măng trong trạm trộn; vận hành hệ thống cung cấp nước trong trạm trộn; vận hành hệ thống khí nén; vận hành thùng trộn bê tông di động; vận hành máy vận thăng; tổ chức sản xuất; thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường lao động; phát triển nghề nghiệp.



37. Tên nghề: Quản trị lữ hành

(1). Mô tả nghề

Nghề "Quản trị lữ hành" là nghề trực tiếp thực hiện, quản lý và điều phối các hoạt động du lịch lữ hành. Là nghề phải thực hiện được việc: thiết kế chương trình du lịch; tổ chức xúc tiến và bán sản phẩm du lịch; điều hành tổ chức và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng để duy trì thị phần; thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác; quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật; quản lý nhân sự; quản lý tài chính.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Cán bộ quản lý điều hành về nghiệp vụ lữ hành; trưởng nhóm nghiệp vụ; nhân viên nghiên cứu thị trường, thiết kế chương trình du lịch và bán chương trình du lịch; điều hành tour; đại lý viên lữ hành; tư vấn lữ hành; kiểm soát viên lữ hành; các vị trí khác tại phòng ban trong doanh nghiệp lữ hành tùy theo yêu cầu của công việc và khả năng cá nhân.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Thiết kế chương trình du lịch; tổ chức xúc tiến và bán sản phẩm du lịch; điều hành tổ chức và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng để duy trì thị phần; thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác; quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật; quản lý nhân sự; quản lý tài chính; đảm bảo an toàn, an ninh theo quy định; giám sát và đánh giá kết quả công việc một cách chặt chẽ nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.



38. Tên nghề: Thiết kế thời trang

(1). Mô tả nghề

Nghề "Thiết kế thời trang" là nghề trực tiếp thiết kế, cắt, may các kiểu sản phẩm may từ cơ bản đến phức tạp, thực hiện chuyên sâu ở lĩnh vực thiết kế và may các sản phẩm thời trang.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề "Thiết kế thời trang" thường được bố trí làm việc ở các vị trí sau: tại các cửa hiệu may đo, quản lý và điều hành công việc thiết kế, làm kỹ thuật viên tại các phòng kỹ thuật của các doanh nghiệp may.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Tìm hiểu và phân tích thị trường; xác định nhân trắc cơ thể người; thiết kế hình khối trang phục; sử dụng màu sắc; bố cục trang phục; lựa chọn nguyên vật liệu; Định hướng thời trang; thiết kế mẫu trang phục; ứng dụng phần mềm chuyên dụng để sáng tác mẫu; ứng dụng phần mềm chuyên dụng để sáng tác mẫu; may mẫu thời trang; xây dựng qui trình công nghệ và quản lý chất lượng; hoàn thiện mẫu; Marketing sản phẩm; quản lý, điều hành thiết kế và môi trường làm việc; bồi dưỡng, học tập, phát triển nghề nghiệp.



39. Tên nghề: Chăn nuôi gia súc, gia cầm

(1). Mô tả nghề

Nghề "Chăn nuôi gia súc, gia cầm" là nghề sản xuất tạo ra các loại sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho con người. Nghề Chăn nuôi gia súc, gia cầm là nghề phải thực hiện được việc: thiết kế và xây dựng chuồng trại chăn nuôi; lắp đặt, kiểm tra dụng cụ, thiết bị chăn nuôi; sản xuất giống gia súc, gia cầm; nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; vệ sinh thú y và phòng bệnh, điều trị bệnh cho vật nuôi; thu hoạch và bảo quản sản phẩm chăn nuôi; tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đúng với yêu cầu kỹ thuật, đạt hiệu quả và bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi cũng như môi trường.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề "Chăn nuôi gia súc, gia cầm" làm việc tại: các cơ sở chăn nuôi; công ty chăn nuôi; công ty giống vật nuôi; cơ sở sản xuất thức ăn gia súc; các trang trại chăn nuôi; trung tâm khuyến nông khuyến lâm.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Nghiên cứu xu hướng thị trường; lập phương án sản xuất kinh doanh; thiết kế và xây dựng chuồng trại chăn nuôi; kiểm tra chuồng trại; lắp đặt và kiểm tra dụng cụ, thiết bị chăn nuôi; chuẩn bị thức ăn và nguyên liệu; kiểm tra nước uống; sản xuất giống gia súc, gia cầm; nuôi dưỡng vật nuôi; chăm sóc vật nuôi; vệ sinh thú y và phòng bệnh; điều trị bệnh; thu hoạch và bảo quản sản phẩm; tiêu thụ sản phẩm.



40. Tên nghề: Thương mại điện tử

(1). Mô tả nghề

Nghề "Thương mại điện tử" là nghề giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử. Nghề Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua phương tiện điện tử; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử; vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Nghề “Thương mại điện tử” được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Vị trí làm việc của lao động làm nghề "Thương mại điện tử" là làm việc tại các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, siêu thị, các phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng marketing của các doanh nghiệp.

Địa bàn hoạt động của nghề Thương mại điện tử theo đối tượng khách hàng, phạm vi hoạt động có thể trong nước hoặc ngoài nước.

(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Thực hiện mua, bán hàng hóa; thực hiện marketing điện tử; thực hiện quy trình vận tải, giao nhận và bảo hiểm hàng hóa; thực hiện các giao dịch thương mại điện tử; thực hiện xây dựng và sử dụng hệ thống mạng máy tính; xử lý ảnh và thiết kế đồ họa; thiết kế và quản trị hệ thống website.



41. Tên nghề: Cấp, thoát nước

(1). Mô tả nghề

Nghề "Cấp, thoát nước" là nghề chuyên lắp đặt, vận hành, quản lý, bảo trì các thiết bị công trình cho hệ thống cấp, thoát nước. Nghề Cấp, thoát nước là nghề phải thực hiện được các công việc, như: lắp đặt đường ống và thiết bị, phụ kiện mạng lưới đường ống cấp nước, thoát nước, thiết bị vệ sinh, ống và thiết bị thu nước, xử lý nước, làm sạch nước thải, các trạm bơm; quản lý, bảo trì, vận hành toàn bộ hệ thống cấp, thoát nước đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề "Cấp thoát nước" thường được bố trí làm tại các Công ty cổ phần Cấp thoát nước; các nhà máy nước; các Công ty quản lý công trình đô thị; các Công ty xây dựng; Công ty đóng tàu biển; các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu, khai thác hầm mỏ trên toàn quốc...



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Lắp đặt các đường ống cấp nước; lắp đặt các đường ống thoát nước; lắp đặt các thiết bị dùng nước; lắp đặt hệ thống ống và thiết bị cho các công trình xử lý nước cấp; lắp đặt ống và thiết bị cho các công trình xử lý nước thải; lắp đặt máy bơm; vận hành công trình xử lý nước cấp; vận hành, quản lý hệ thống đường ống cấp, thoát nước; vận hành công trình xử lý nước thải; thực hiện an toàn lao động và dùng nước công nghiệp; phát triển nghề nghiệp.



42. Tên nghề: Vận hành cần, cầu trục

(1). Mô tả nghề

Nghề "Vận hành cần trục" là nghề sử dụng cần trục để xếp dỡ hàng hóa, xây dựng các công trình ở miền núi, đồng bằng, các khu công nghiệp, khu dân cư trong cả nước cũng như trong khu vực.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề "Vận hành cần trục" thường được bố trí làm việc tại các công ty, xí nghiệp, các cảng nội địa, cảng biển...



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Lập phương án cẩu; đưa phương tiện đến nơi làm việc; xếp dỡ hàng hoá; hướng dẫn thợ phụ; xử lý sự cố xảy ra khi l àm việc; bảo dưỡng thiết bị.



43. Tên nghề: Điều dưỡng

(1). Mô tả nghề

Điều dưỡng là một nghề độc lập đã được công nhận trên thế giới nói chung và trong hệ thống y tế Việt Nam nói riêng. Đối tượng phục vụ của người điều dưỡng là người bệnh và người bình thường nhưng quan tâm đến vấn đề sức khỏe trong cộng đồng, điều dưỡng đưa ra quyết định về hoạt động chăm sóc, tư vấn về sức khỏe và thực hiện chỉ định của bác sĩ.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề điều dưỡng có thể được bố trí làm việc tại bất kỳ một cấp nào trong hệ thống y tế Việt Nam như: Các Bệnh viện, Trung tâm y tế, Phòng khám, Trạm y tế, Y tế cơ quan, mạng lưới y tế dự phòng, các Viện điều dưỡng và Trung tâm Phục hồi chức năng, các Viện nghiên cứu và các Trường đào tạo điều dưỡng.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Chăm sóc về tinh thần cho người bệnh; Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh; Chăm sóc về dinh dưỡng cho người bệnh; Chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh; Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật; Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong; Chăm sóc sản phụ và người mắc bệnh phụ khoa; Chăm sóc trẻ sơ sinh và bệnh nhi; Sơ cứu cấp cứu; Làm các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản; Làm các kỹ thuật điều dưỡng nâng cao; Làm một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa cơ bản; Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh; Theo dõi, đánh giá người bệnh; Kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện; Tư vấn, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và thân nhân người bệnh; Kiểm soát an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; Ghi chép và quản lý hồ sơ bệnh án; Đào tạo và nghiên cứu khoa học.



44. Tên nghề: Kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội

(1). Mô tả nghề

Nghề “Kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội” là nghề chuyên thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình hoạch toán kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội; tham gia phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp. Cung cấp đầy đủ thông­ tin về kế toán lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội cho các nhà quản lý, hoạch toán kế toán theo quy định và chế độ cho người lao động nhằm phục vụ yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở các tổ chức, doanh nghiệp. Tham mưu cho lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp cải tiến công tác kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội hiệu quả, đúng pháp luật.



(2).Vị trí làm việc

Người hành nghề kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội đảm nhận những công việc tại các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, liên kết, hành chính sự nghiệp và bảo hiểm xã hội như sau: Kế toán tiền lương; Kế toán thuế thu nhập cá nhân; Thống kê nhân sự; Giải quyết chế độ lao động; Kế toán các khoản thu chi bảo hiểm; Quản lý nhân sự.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Quản lý thông tin pháp luật; Quản lý lao động; Xây dựng thang bảng lương; Xây dựng kế hoạch lao động; Xây dựng quỹ tiền lương; Kế toán chi tiết tiền lương và bảo hiểm xã hội; Đăng ký kê khai Bảo hiểm xã hội; Kế toán các khoản trích nộp; Kế toán các chế độ lao động khác; Kế toán thuế thu nhập cá nhân; Kế toán tổng hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội; Nâng cao trình độ chuyên môn; Lưu trữ hồ sơ.



45. Tên nghề: Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên

(1). Mô tả nghề

"Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp tải có điện áp từ 220 kV trở lên" là nghề thực hiện xây lắp, thi công các đường dây tải điện, các trạm biến áp có điện áp từ 220 kV trở lên.



(2). Vị trí việc làm

Người làm nghề "Lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp tải có điện áp từ 220 kV trở lên" thường được bố trí làm việc trong các Tổ, đội, công ty xây lắp điện tại các công trình xây lắp đường dây và trạm biến áp. Các vị trí làm việc cụ thể của nghề này thường là: Công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành thi công công trình.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Thi công đào đúc móng cột, trụ móng, trụ đỡ thiết bị; Thi công tiếp địa và lấp móng; Lắp dựng cột thép bằng trụ leo; Dựng cột bê tông bằng trụ; Rải dây, lấy độ võng, lắp phụ kiện cho đường dây; Lắp đặt trụ đỡ thiết bị, dàn thanh cái; Lắp đặt MBA lực; Lắp đặt thiết bị nhất thứ; Lắp đặt các thiết bị nhị thứ; Lắp đặt cáp lực và cáp điều khiển, cáp chiếu sáng; Rải dây, lấy độ võng, lắp phụ kiện cho đường dây cáp quang.



46. Tên nghề: Marketing Du lịch

(1). Mô tả nghề

Marketing du lịch là nghề chuyên xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai và đánh giá các hoạt động marketing, các sự kiện trong lĩnh vực lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng, vận chuyển du lịch, điểm đến du lịch và các dịch vụ bổ sung khác trong ngành du lịch.



(2). Vị trí việc làm

Người làm nghề “Marketing du lịch” thường được bố trí làm việc trong các phòng Marketing, phòng Kinh doanh, phòng Kinh doanh và Tiếp thị… tại các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng, vận chuyển du lịch, các khu vui chơi giải trí, điểm đến du lịch du lịch, cơ quan thông tin, xúc tiến du lịch của địa phương. Các vị trí làm việc cụ thể của nghề này thường là: nhân viên, giám sát viên, người quản lý marketing, nghiên cứu thị trường, quan hệ khách hàng, chăm sóc khách hàng, quảng cáo sản phẩm, bán hàng, tổ chức sự kiện, thông tin truyền thông…



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Người làm nghề “Marketing du lịch” có nhiệm vụ chính là: Nghiên cứu thị trường; Tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm dịch vụ du lịch; Quản lý ngân sách Marketing du lịch; Xây dựng kênh phân phối sản phẩm dịch vụ du lịch; Bán sản phẩm dịch vụ du lịch; Quản lý bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trong ngành du lịch; Quảng cáo sản phẩm dịch vụ lữ hành và sản phẩm liên quan; Quảng cáo sản phẩm dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống; Thực hiện marketing sản phẩm dịch vụ du lịch trực tuyến; Thực hiện hoạt động khuyến mãi trong kinh doanh du lịch; Quan hệ khách hàng trong kinh doanh du lịch; Quan hệ công chúng trong kinh doanh du lịch; Triển khai sự kiện marketing du lịch; Xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch du lịch; Quan hệ nội bộ.



47. Tên nghề: Phiên dịch tiếng Anh Du lịch

(1). Mô tả nghề

Phiên dịch tiếng Anh du lịch là nghề tiếp xúc với ngôn ngữ nguồn ở dạng văn bản viết hoặc văn bản nói, sau đó sử dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội của ngôn ngữ nguồn để phân tích văn bản và chuyển ngữ một cách chính xác và đầy đủ sang ngôn ngữ đích. Ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích trong nghề phiên dịch tiếng Anh du lịch bao gồm tiếng Việt và tiếng Anh. Ngữ cảnh và nội dung của các văn bản này thuộc lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn, lữ hành và những lĩnh vực liên quan. Người làm nghề phiên dịch tiếng Anh du lịch sẽ thực hiện công tác phiên dịch các văn bản trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại với hai hình thức chính là phiên dịch (dịch văn bản nói) và biên dịch (dịch văn bản viết) đồng thời có thể làm nhân viên các bộ phận hành chính trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, lữ hànhvà trong các tổ chức về du lịch có yếu tố nước ngoài.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề Phiên dịch tiếng Anh du lịch làm việc cho công ty, tổ chức du lịch, khách sạn, nhà hàng, lữ hành tại các vị trí sau: Biên dịch viên; Phiên dịch viên; Hướng dẫn viên du lịch quốc tế; Nhân viên điều hành tour; Trợ lí cho các trưởng bộ phận; Nhân viên hành chính văn phòng (bộ phận nhân sự, hành chính, lễ tân); Nhân viên marketing dự án du lịch.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho công việc phiên dịch hoặc biên dịch trước khi thực hiện công việc; Biên dịch các biểu mẫu, văn bản, tài liệu trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng; Phiên dịch các cuộc giao tiếp trực tiếp hoặc qua các phương tiện thông tin liên lạc về các chủ đề du lịch, khách sạn, nhà hàng; Quản lý công việc dịch của nhóm chuyên viên dịch thuật; Quản lý chất lượng sản phẩm dịch; Xây dựng tư liệu dịch làm tài liệu tham khảo phục vụ cho những lần dịch sau; Hỗ trợ thực hiện các công việc hành chính, đối ngoại của tổ chức, công ty; Hỗ trợ chăm sóc khách hàng của tổ chức, công ty; Tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, kiến thức chuyên môn, kỹ năng dịch thuật.



48. Tên nghề: Kế toán ngân hàng

(1). Mô tả nghề

“Kế toán ngân hàng” là nghề chuyên thực hiện công tác hạch toán kế toán ngân hàng theo chế độ tài chính kế toán của Nhà nước.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề “Kế toán ngân hàng” thường được bố trí làm việc tại phòng tài chính kế toán ở các sở giao dịch của các ngân hàng thương mại thuộc các loại hình sở hữu theo luật doanh nghiệp Việt Nam.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Vận dụng kiến thức về pháp luật, kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, tài chính - tiền tệ, kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được đào tạo theo đúng chuyên ngành ở vị trí công tác được giao; Xác định cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình ngân hàng; Xác định kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của ngân hàng; Vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, hình thức kế toán và hệ thống báo cáo kế toán vào thực tiễn; Lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán; Sử dụng chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết; Sắp xếp, xử lý, tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ; Lập các báo cáo kế toán của ngân hàng; Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng nhà nước, với các tổ chức tín dụng và khách hàng; Kiểm tra giám sát công tác kế toán của ngân hàng; Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị; Cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại ngân hàng.



49. Tên nghề: Khuyến nông lâm

(1). Mô tả nghề

“Khuyến nông lâm” là nghề tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo huấn luyện và tư vấn, hỗ trợ cho nông dân nhằm thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề “Khuyến nông lâm” thường đảm nhiệm các vị trí công việc của cán bộ khuyến nông làm việc tại các trung tâm khuyến nông, các trạm khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở tùy theo yêu cầu công việc và năng lực cá nhân.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong sản xuất nông lâm nghiệp đến người dân; Tổng hợp và phổ biến các kỹ thuật, tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp; Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp; Trình diễn và nhân rộng các mô hình tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm; Tư vấn về ngành nghề sản xuất và dịch vụ nông nghiệp nông thôn; Đọc và hiểu được các tài liệu liên quan đến nghề; Am hiểu về các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong công việc.



50. Tên nghề: Kỹ thuật rau hoa công nghệ cao

(1). Mô tả nghề

Là nghề chuyên thực hiện quá trình canh tác cây rau, hoa công nghệ cao với quy trình từ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật cho đến thu hoạch bảo quản rau hoa và xuất khẩu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật năng suất và chất lượng theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững.



(2). Vị trí làm việc

Nông trại sản xuất rau hoa, các cơ sở nuôi cấy mô, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu cây rau, hoa, các cơ sở sản xuất kinh doanh rau hoa, các cơ sở bảo quản và chế biến rau, hoa, các trung tâm nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cây rau, hoa ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp bền vững; Vận hành những trang thiết bị phòng nuôi cấy như máy cất nước, tủ nuôi cấy, tủ sinh trưởng, tủ hod, kính hiển vi, máy li tâm; Vận hành những trang thiết bị trong nhà kính, nhà lưới như hệ thống thông gió, hệ thống tăng nhiệt, hệ thống tưới tiêu; Xây dựng quy trình nhân nhanh giống cây trồng; Trông cây rau hoa theo hướng thủy canh; Phát hiện, khắc phục sự cố xảy ra trong quá trình thao tác; Tổ chức quản lý sản xuất và bồi dưỡng thợ lành nghề bậc dưới; Thực hiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp; Trang thiết bị và dụng cụ chính: hệ thống thiết bị trong phòng nuôi cấy, nhà kính, nhà lưới, vườn ươm, phòng bảo quản, hệ thống thủy canh, các dụng cụ làm vướn, máy nông nghiệp.



51. Tên nghề: Lâm nghiệp đô thị

(1). Mô tả nghề

Nghề “Lâm nghiệp đô thị” là nghề thiết kế, trồng, chăm sóc, bảo vệ và quản lý hệ thống cây bóng mát, cây trang trí trong các khu đô thị.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề "Lâm nghiệp đô thị" có thể được bố trí làm việc tại các doanh nghiệp, làm việc ở các công ty công trình đô thị, các khu du lịch, các cơ quan, trường học và các cơ sở sản xuất, dịch vụ cây xanh.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Các nhiệm vụ chính của nghề "Lâm nghiệp đô thị" là: Thiết kế và tổ chức thi công các công trình cảnh quan, chuẩn bị cây giống, trồng, chăm sóc và quản lý, bảo vệ cây bóng mát, cây trang trí, sử dụng thành thạo các công cụ, dụng cụ và thiết bị thường dùng trong sản xuất và thi công công trình cây xanh đô thị, bảo dưỡng công trình cảnh quan, thực hiện an toàn vệ sinh lao động và quản lý rừng đô thị.



52. Tên nghề: An ninh mạng

(1). Mô tả nghề

An ninh mạng là nghề thực hiện công việc an toàn thông tin, an ninh hệ thống mạng nội bộ và mạng internet cho công ty, tổ chức, doanh nghiệp (DN), trường học; khảo sát nhu cầu, tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống an ninh thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp; lập quy trình chính sách bảo mật mạng; phân tích dò tìm và khai thác các lỗ hỏng bảo mật của hệ thống mạng, lập báo cáo tình hình hoạt động và rủi ro mà DN có thể gặp phải; Triển khai, vận hành và hướng dẫn người dùng cuối đảm bảo an ninh thông tin khi sử dụng hệ thống mạng máy tính.



(2). Vị trí làm việc

Người hành nghề an ninh mạng làm việc tại bộ phận an toàn thông tin, an ninh mạng của các công ty, tổ chức, DN; các tổ chức về tài chính, tập đoàn kinh tế, các tổ chức của nhà nước có yêu cầu cao về đảm bảo an ninh thông tin.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Lắp ráp phần cứng hệ thống máy tính, phần mềm máy tính; Triển khai & Quản trị hệ thống mạng; Dò tìm & khai thác lỗ hỏng bảo mật, mã hóa thông tin, điều khiển truy cập; Bảo mật mạng, bảo mật dịch vụ mạng, bảo mật Cơ sở dữ liệu; Quản trị rủi ro an ninh thông tin, giám sát hệ thống an ninh thông tin; Sao lưu, phục hồi và dự phòng thảm họa dữ liệu; Xây dựng quy trình và chính sách an ninh thông tin, hướng dẫn bảo mật cho người dùng cuối, phát triển nghề nghiệp.



53. Tên nghề: Công nghệ may Veston

(1). Mô tả nghề

Nghề công nghệ may Veston là nghề nghiên cứu và sản xuất ra bộ sản phẩm cao cấp Veston được sử dụng nguyên phụ liệu từ thiên nhiên và nhân tạo đáp ứng nhu cầu thị trường. Nghề công nghệ may Veston được thực hiện theo quy trình công nghệ sản xuất trên các thiết bị may thông dụng, chuyên dụng trong dây chuyền sản xuất Veston.



(2). Vị trí làm việc

Nghề "Công nghệ may Veston" được tổ chức trong các cơ sở doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm Veston cao cấp. Nghề công nghệ may Veston được bố trí làm việc trong các xưởng sản xuất, các phòng thiết kế kỹ thuật, các phòng nghiên cứu công nghệ hoặc các phòng kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Người làm nghề "Công nghệ may Veston" cần thực hiện các nhiệm vụ chính: Thiết kế kỹ thuật; Thiết kế công nghệ; Khai thác sử dụng thiết bị; Chế tạo cữ dưỡng; Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu; Cắt và chuẩn bị bán thành phẩm; May sản phẩm; Hoàn thiện sản phẩm; Điều độ kế hoạch sản xuất nghiên cứu sản xuất.



54. Tên nghề: Điều hành tour du lịch

(1). Mô tả nghề

Nghề Điều hành tour du lịch là một trong những nghề kinh doanh lữ hành; người làm nghề điều hành tour du lịch thực hiện các công việc như: đặt chỗ, giữ chỗ và thu xếp các chương trình du lịch cho khách du lịch; điều hành tổ chức và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch; thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác; thiết kế chương trình du lịch; tham gia vào hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp; hỗ trợ xúc tiến và bán sản phẩm du lịch; quản lý nhân sự, quản lý tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật; giám sát và đánh giá kết quả công việc của bộ phận điều hành; đảm bảo an ninh, an toàn.



(2). Vị trí làm việc

Vị trí làm việc chính của nghề Điều hành tour là: nhân viên điều hành tour, nhân viên đặt giữ chỗ tour du lịch; giám sát viên bộ phận điều hành tour và trưởng bộ phận điều hành.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề: Chuẩn bị kiến thức chung về du lịch, lữ hành và doanh nghiệp lữ hành; Chuẩn bị làm việc; Tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn và an ninh tại nơi làm việc; Làm việc tại văn phòng; Xây dựng, hệ thống thông tin về điểm đến; Cập nhật kiến thức về sản phẩm và dịch vụ; Thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác; Thiết kế xây dựng chương trình du lịch theo yêu cầu khách hàng; Hỗ trợ việc quảng cáo và bán chương trình du lịch; Hỗ trợ thực hiện các giao dịch tài chính; Thực hiện giữ chỗ và đặt chỗ; Thu xếp dịch vụ và điều hành chương trình du lịch; Xử lý tình huống; Chăm sóc khách hàng; Thiết lập và lưu trữ hồ sơ, số liệu thống kê, báo cáo, kiến nghị và đề xuất; Quy hoạch và phát triển đội ngũ điều hành tour; Quản lý tài chính trong hoạt động điều hành tour.



55. Tên nghề: Lắp đặt thiết bị lạnh

(1). Mô tả nghề

“Lắp đặt thiết bị lạnh” là nghề chuyên về lắp đặt và vận hành kiểm tra các thiết bị của các hệ thống lạnh công nghiệp, thương nghiệp và dân dụng.



(2). Vị trí làm việc

Người hành nghề “Lắp đặt thiết bị lạnh” có thể làm việc ở các vị trí: Cán bộ kỹ thuật tại các khu công nghiệp, cơ sở dịch vụ, chế biến, bảo quản nông sản và thực phẩm, các nhà máy chế tạo thiết bị lạnh; Trực tiếp tham gia thi công lắp đặt sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị lạnh tại các doanh nghiệp; Tham gia trong các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực điện lạnh...



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Chuẩn bị các điều kiện cho lắp đặt; Lắp đặt cụm máy nén; Lắp đặt thiết bị trao đổi nhiệt, van tiết lưu; Lắp đặt hệ thống đường ống; Lắp đặt các thiết bị phụ; Lắp đặt hệ thống điện; Hiệu chỉnh, bàn giao hệ thống; Bảo trì, bảo hành hệ thống.



56. Tên nghề: Sửa chữa, lắp ráp xe máy

(1). Mô tả nghề

Nghề sửa chữa, lắp ráp xe máy đư­ợc làm trong các doanh nghiệp, các xưởng sửa chữa, lắp ráp xe máy và ở các trường dạy nghề trong lĩnh vực dạy nghề.



(2). Vị trí làm việc

Người thợ nghề sửa chữa, lắp ráp xe máy có thể làm việc tại các nhà máy lắp ráp xe máy, các trung tâm bảo hành, các xưởng sửa chữa xe máy hoặc có thể tự tổ chức, thành lập các cơ sở, xưởng sửa chữa xe máy.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Bảo dưỡng – Sửa chữa động cơ; Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống nhiên liệu; Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống bôi trơn và làm mát; Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống truyền lực xe máy; Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống trang bị điện xe máy; Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống khởi động và đánh lửa; Bảo dưỡng – Sửa chữa hệ thống phanh; Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống treo, di chuyển xe máy; Bảo dưỡng - sửa chữa khung vỏ; Chẩn đoán xe máy; Lắp ráp và hiệu chỉnh xe máy.



57. Tên nghề: Xếp dỡ cơ giới tổng hợp

(1). Mô tả nghề

Nghề “Xếp dỡ cơ giới tổng hợp” là nghề vận hành, bảo dưỡng sửa chữa một số hư hỏng thông thường trên các phương tiện máy nâng hàng, cần trục chân đế, cần trục kiểu tự hành, cần cẩu tháp, máy xúc lật, máy vận thăng, máy vận chuyển liên tục, máy tời, máy cẩu cổng trục, cầu trục và một số loại máy liên quan khác để thực hiện xếp, dỡ hàng hóa trong các công ty, nhà máy, bến bãi, hải cảng, công trình xây dựng,… lên xuống phương tiện vận chuyển hoặc có thể từ nơi sản xuất vào trong kho chứa và ngược lại



(2). Vị trí làm việc

Làm thợ vận hành và bảo dưỡng các loại máy: máy nâng hàng, cần trục chân đế, cần cẩu tháp, cần trục kiểu tự hành và các máy liên quan trong nghề Xếp dỡ cơ giới tổng hợp trong các bến cảng, nhà máy, công trường xây dựng; Chỉ huy một nhóm công nhân nghề Xếp dỡ cơ giới tổng hợp làm việc; Làm tổ trưởng hoặc quản đốc tại các bến cảng, nhà máy, công trường xây dựng, ... chuyên về công việc xếp dỡ hàng hóa. Tham gia nguồn xuất khẩu lao động; Làm giáo viên dạy thực hành vận hành máy xếp dỡ cơ giới tổng hợp trong các trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Phân loại, tổ chức xếp dỡ hàng hóa; Vận hành các loại máy nâng hàng, cần trục chân đế, cần trục kiểu tự hành, cần cẩu tháp và một số loại máy liên quan để xếp dỡ hàng hóa, xếp hàng hóa để thực hiện xếp dỡ hàng hóa trong kho, bến cảng, nhà máy, công trường xây dựng,... đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả. Bảo dưỡng và sửa chữa kỹ thuật một số hư hỏng thông thường trên các máy xếp dỡ cơ giới tổng hợp. Xử lý một số sự cố khi đang thực hiện xếp dỡ hàng hóa. Tổ chức, điều hành tổ, nhóm thợ xếp dỡ và kèm cặp người thợ có tay nghề thấp.



58.Tên nghề: Sửa chữa máy nâng chuyển

(1). Mô tả nghề

Sửa chữa máy nâng chuyển là nghề thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa phục hồi, thay thế, căn chỉnh các chi tiết, cụm chi tiết để duy trì tình trạng máy nâng chuyển đúng yêu cầu kỹ thuật, giúp máy hoạt động bình thường đáp ứng yêu cầu sản xuất, thi công.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề sửa chữa máy nâng chuyển thường được bố trí làm việc trong các nhà máy, xưởng sửa chữa cơ khí, các công trình xây lắp, kho bãi, bến cảng...



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Nhiệm vụ của người hành nghề bao gồm: Tháo, kiểm tra chất lượng, phân loại các cụm, cơ cấu và chi tiết máy; lắp cụm, cơ cấu, tổng thành; thử cụm, cơ cấu, tổng thành và chạy rà máy nâng chuyển; đánh giá chất lượng máy sau bảo dưỡng sửa chữa; tháo, lắp đặt máy vào vị trí sản xuất; tổ chức quá trình sửa chữa bảo dưỡng; thực hiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.



59. Tên nghề: Sửa chữa cơ khí động lực

(1). Mô tả nghề

"Sửa chữa cơ khí động lực" là nghề sửa chữa các loại động cơ đốt trong dùng để dẫn động: phương tiện giao thông, các loại máy thi công công trình, máy khai thác lâm ngiệp; máy nông nghiệp, máy công nghiệp, tàu biển, máy mỏ và các loại máy khác phụ vụ sản xuất và đời sống.Việc sửa chữa bao gồm: kiểm tra, chẩn đoán, phục hồi, thay thế, cân chỉnh để làm cho động cơ trở về trạng thái hoạt động bình thường.



(2). Vị trí làm việc

Phạm vi, vị trí làm việc: Người hành nghề “ Sửa chữa cơ khí động lực” có thể tự tạo việc làm hoặc làm việc tại các nhà máy, công ty. Nơi làm việc là xưởng sửa chữa hoặc công trường (nếu công việc sửa chữa đơn giản).



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Chẩn đoán hư hỏng của các loại động cơ đốt trong và lập phương án sửa chữa; Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền trên động cơ đốt trong; Sửa chữa cơ cấu phân phối khí trên động cơ đốt trong; Sửa chữa hệ thống bôi trơn, làm mát trên động cơ đốt trong; Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng trên động cơ đốt trong; Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel trên động cơ đốt trong; Sửa chữa hệ thống cung cấp điện trên động cơ đốt trong; Sửa chữa hệ thống khởi động đánh lửa trên động cơ đốt trong; Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện kiểm tra theo dõi và hệ thống điện tử điều khiển động cơ; Tổ chức, quản lý sản xuất, thực hiện an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp.



60. Tên nghề: Sản xuất hàng da, giầy (sản xuất hàng giầy da)

(1). Mô tả nghề

Nghề sản xuất hàng giầy da là nghề kỹ thuật sản xuất sản xuất giầy da và giả da bao gồm: thiết kế, chế tạo sản phẩm, tạo năng lực sản xuất (thiết bị, công cụ, công nghệ), tổ chức sản xuất (dây chuyền, nguồn nhân lực) từ nguyên phụ liệu da và giả da, đế và các nguyên liệu phụ trợ (keo dán, chỉ, nhãn, cót...) đáp ứng nhu cầu thị trường (sản phẩm: giầy da, giầy giả da, giầy vải...). Nghề sản xuất hàng da, giầy được thực hiện theo quy trình công nghệ trên các thiết bị thông dụng, chuyên dụng, phụ trợ trong sản xuất giầy da.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề "sản xuất hàng giầy da" trong các cơ sở doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm giầy da cao cấp được bố trí làm việc trong các xưởng sản xuất, các phòng thiết kế kỹ thuật, các phòng nghiên cứu công nghệ hoặc các phòng kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Thực hiện an toàn lao động sản xuất giầy; Thực hiện an toàn lao động sử dụng hóa chất sản xuất giầy; Đánh giá nguyên liệu và phụ liệu; Thiết kế mỹ thuật sản phẩm giầy; Thiết kế mẫu giầy; Nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới; Chuẩn bị năng lực sản xuất; Chuẩn bị sản xuất các nguyên liệu chính; Chuẩn bị sản xuất các nguyên liệu phụ trợ; Công nghệ thêu, in da; May ráp mũ giầy; Gò định hình giầy; Ráp đế lưu hóa giầy; Ráp đế ép dán giầy; Hoàn thiện giầy lưu hóa; Hoàn thiện giầy ép dán; Bảo dưỡng thiết bị sản xuất giầy; Điều độ kế hoạch sản xuất.



61. Tên nghề: Sản xuất cáp điện và thiết bị đầu nối

(1). Mô tả nghề

Sản xuất cáp điện và thiết bị đầu nối” là nghề tạo ra các sản phẩm cáp điện hạ thế và thiết bị đầu nối từ kim loại đồng hoặc nhôm. Sản phẩm này được sử dụng trong ngành điện; cáp điện dùng để dẫn điện; đầu nối dùng nối cáp điện với nhau hoặc nối cáp điện với các phần tử, thiết bị điện khác.



(2). Vị trí làm việc

Công nhân, kỹ thuật viên, tổ trưởng sản xuất, quản đốc tại các nhà máy sản xuất cáp điện và thiết bị đầu nối



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Thực hiện thiết kế cáp điện và thiết bị đầu nối. Thực hiện đúc rút đồng, kéo sợi đồng\nhôm, xoắn cáp điện, bọc cáp điện. Thực hiện dập, đúc thiết bị đầu nối. Thực hiện mạ chi tiết đầu nối. Thực hiện lắp ráp đầu nối. Kiểm tra nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm. Thực hiện an toàn và vệ sinh công nghiệp. Tổ chức, quản lý sản xuất và bồi dưỡng thợ bậc dưới cùng chuyên môn.



62. Tên nghề: Quản trị bán hàng

(1). Mô tả nghề

Quản trị bán hàng là nghề tổ chức, quản lý, điều hành và kinh doanh bán hàng bao gồm: phát triển thị trường; thu mua, bảo quản, tiêu thụ hàng hóa; dịch vụ khách hàng; nhượng quyền thương mại, cung ứng và giám sát các dịch vụ theo nhiều phương thức nhằm phục vụ các nhu cầu đa dạng của khách hàng tại các cửa hàng bán buôn, bán lẻ (thông dụng và chuyên dụng), bán hàng đại lý, chuỗi cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, ki-ốt, bán hàng tự động, bán hàng trực tuyến, bán hàng đa cấp. Trong quá trình quản trị bán hàng, người làm nghề phải tìm hiểu chất lượng hàng hóa, tiện ích của hàng hóa, phòng ngừa, phát hiện và quản lý để đảm bảo các yêu cầu về chất lượng vệ sinh, an toàn của hàng hóa, an ninh, chu đáo và lịch sự với khách hàng.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề “Quản trị bán hàng” có thể làm việc trong các cửa hàng bán buôn, bán lẻ (thông dụng và chuyên dụng), bán hàng đại lý, chuỗi cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, ki-ốt, bán hàng tự động, bán hàng trực tuyến, bán hàng đa cấp với các vị trí từ nhân viên bán hàng trực tiếp, tổ trưởng, trưởng ngành hàng, phụ trách các bộ phận, quản lý cửa hàng, sản phẩm.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Khởi sự kinh doanh bán hàng; Nghiên cứu, xác định nhu cầu hàng hóa, dịch vụ; Định vị phân khúc thị trường; Khai thác nguồn cung ứng hàng hóa; Nghiên cứu và phát triển thị trường; Quản trị và luân chuyển hàng hóa; An ninh, an toàn trong bán hàng; Trưng bày hàng hóa; Chăm sóc khách hàng; Quản trị hành chính; Tổ chức hoạt động bán hàng (Bán lẻ, bán hàng đại lý, bán hàng trực tuyến, bán hàng siêu thị, bán hàng đa cấp); Giám sát bán hàng; Mở rộng và phát triển thị trường; Quản trị tài chính bán hàng.



63. Tên nghề: Kỹ thuật pha chế đồ uống

(1). Mô tả nghề

"Kỹ thuật pha chế đồ uống" là pha chế và phục vụ đồ uống tại các quán bar, khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch, các câu lạc bộ (clubs), các quán cà phê.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề "Kỹ thuật pha chế đồ uống" thường được bố trí làm việc ở tại quầy pha chế, khu vực phục vụ khách bao gồm 1) nhân viên pha chế 2) nhân viên phục vụ 3) nhân viên giám sát 4) tổ trưởng tổ bar 5) nhân viên quản lý.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Chuẩn bị ca làm việc; Sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ; Yêu cầu và tiếp nhận dụng cụ, nguyên vật liệu; Pha chế và phục vụ các loại trà, cà phê; Pha chế, phục vụ các loại nước, hoa quả, sinh tố; Pha chế và phục vụ các loại mocktail; Pha chế và phục vụ các loại cocktail; Phục vụ bia, nước ngọt, nước khoáng; Phục vụ các loại rượu vang; Phục vụ các loại rượu mạnh, rượu mùi; Pha chế, phục vụ các loại đồ uống khác; Chăm sóc khách hàng; Xây dựng danh mục đồ uống và các hàng hóa khác; Giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh của bar



64. Tên nghề: Kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí tàu bay

(1). Mô tả nghề

Nghề Kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí tàu bay là nghề chuyên kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa khung sườn, các hệ thống thuộc nhóm cơ khí như hệ thống càng đáp, hệ thống thủy lực, hệ thống điều khiển bay, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, trang thiết bị khoang hành khách… và các loại động cơ tàu bay như: động cơ piston, động cơ tua bin cánh quạt, động cơ tua bin phản lực cánh quạt…



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí tàu bay thường được bố trí làm việc tại sân đỗ tàu bay, xưởng bảo dưỡng tàu bay, phân xưởng sửa chữa chuyên dụng.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Kiểm tra tàu bay trước và sau khi bay; Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu, nạp nhiên liệu; Bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí, ô xy, khí nén; Bảo dưỡng hệ thống điều khiển bay; Bảo dưỡng thân tàu bay; Bảo dưỡng hệ thống thủy lực; Bảo dưỡng hệ thống điện, đèn, chống cháy; Bảo dưỡng hệ thống càng, thay thế bánh xe, cụm phanh; Bảo dưỡng hệ thống chống băng, mưa, nước sạch, nước thải; Bảo dưỡng trang thiết bị khoang hành khách; Bảo dưỡng động cơ tua bin khí; Bảo dưỡng động cơ pít tông, cánh quạt.



65. Tên nghề: Cơ điện lạnh thủy sản

(1). Mô tả nghề

Cơ điện lạnh thủy sản là nghề chuyên về vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và hệ thống lạnh ở tàu khai thác, sơ chế, các nhà máy chế biến và bảo quản thủy sản.



(2). Vị trí làm việc

Cán bộ kỹ thuật, trực tiếp vận hành tại các nhà máy, doanh nghiệp khai thác, chế biến và bảo quản thủy sản. Tham gia đào tạo, kinh doanh trong lĩnh vực điện lạnh thủy sản.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm; Chế biến bảo quản lạnh đông thủy sản; Vận hành hệ thống lạnh một cấp nén; Vận hành hệ thống lạnh hai cấp nén; Bảo dưỡng hệ thống lạnh; Sửa chữa hệ thống lạnh; Thực hiện tiết kiệm năng lượng trong vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lạnh; Vận hành máy và thiết bị chế biến, bảo quản thủy sản.



66. Tên nghề: Xử lý rác thải

(1). Mô tả nghề

Nghề xử lý rác thải theo tên chuyên môn và giới hạn phạm vi hành nghề, được hiểu là nghề thực hiện tiếp nhận, phân tích chất thải rắn sinh hoạt và vận hành các hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.



(2). Vị trí làm việc

Kỹ thuật viên, đốc công, quản đốc trong các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt hoặc đơn vị thi công biogas.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Thực hiện việc tiếp nhận, phân tích, đánh giá, phân loại chất thải rắn và vận hành, vệ sinh, bảo dưỡng các công trình, thiết bị xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm: Tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt; Phân tích chất thải rắn sinh hoạt; Vận hành hệ thống xử lý chất rắn sinh hoạt bằng phương pháp nhiệt; Vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp; Vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân bón hữu cơ; Vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành khí đốt; Tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành nguyên liệu; Giám sát thi công và đảm bảo an toàn lao động; Vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị xử lý chất thải rắn sinh hoạt.



67. Tên nghề: Thiết kế mạch điện tử trên máy tính

(1). Mô tả nghề

Nghề “Thiết kế mạch điện tử trên máy tính” là nghề sử dụng máy tính và các công cụ cần thiết để thiết kế mạch điện tử trong các lĩnh vực như: Thiết kế IC, Thiết kế mạch in, Thiết kế lập trình nhúng, thiết kế mạch điện tử theo yêu cầu.



(2). Vị trí làm việc

Ngưới làm nghề “thiết kế mạch điện tử trên máy tính” thường được bố trí làm việc trong các công ty thiết kế mạch điện tử, lập trình nhúng, thiết kế mạch in, gia công mạch in, thiết kế IC, kiểm tra thiết kế …

(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Chuẩn bị trước và sau thiết kế; Thực hiện an toàn lao động; Lắp đặt trang thiết bị; Thiết kế sơ đồ nguyên lý; Thiết kế sơ đồ mạch in; Thiết kế lập trình nhúng; Thiết kế IC; Thiết kế giao diện người dùng trên máy tính; Gia công sản phẩm mẫu; Lưu trữ; Bảo trì trang thiết bị phòng thiết kế; Bồi dưỡng, nâng cao trình độ; Sử dụng các thiết bị hỗ trợ; Quản lý điều hành.



68. Tên nghề: Sửa chữa thiết bị dệt

(1). Mô tả nghề

Sửa chữa thiết bị dệt là nghề sử dụng các loại công cụ, dụng cụ để bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị dệt trong dây chuyền dệt vải nhằm đảm bảo các thiết bị này hoạt động tốt phù hợp với các tính năng công nghệ của thiết bị và đáp ứng yêu cầu sản xuất.



(2). Vị trí làm việc

Người làm nghề “Sửa chữa thiết bị dệt” sau khi tốt nghiệp có khả năng làm công việc sửa chữa, bảo dưỡng, quản lý thiết bị dệt ở trong xưởng dệt hoặc các đơn vị sản xuất vải.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Chuẩn bị tổ chức sửa chữa thiết bị dệt; Sửa chữa các loại máy: máy mắc đồng loạt; máy mắc phân băng; máy hồ sợi; máy nối sợi; máy đánh suốt sợi ngang; máy dệt thoi; máy dệt không thoi; máy kiểm tra vải; Bồi dưỡng nâng cao trình độ và Thực hiện an toàn và vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, cần hiểu về công nghệ và vận hành được các thiết bị dệt; Biết quản lý và lập kế hoạch tu sửa thiết bị dệt theo định kỳ hoặc đột xuất tại các xưởng dệt vải; Biết di chuyển, lắp đặt thiết bị dệt trong xưởng sản xuất vải; Biết gia công phục hồi được các chi tiết đơn giản trong các thiết bị dệt; Đọc, hiểu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh để tra và xử lý lỗi trên màn hình thiết bị dệt; Biết sử dụng thành thạo các công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc sửa chữa; Biết tổ chức, triển khai việc sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị dệt; Biết lập dự trù vật tư, chi tiết phục vụ cho việc tu sửa và biết gia công, chế tạo một số dụng cụ chuyên dùng ở mức độ đơn giản.



69. Tên nghề: Sửa chữa điện máy công trình

(1). Mô tả nghề

Nghề Sửa chữa điện máy công trình là nghề thực hiện các công việc bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa hệ thống điện, điện tử trên các loại máy công trình như máy San, máy Lu, máy Xúc, máy Ủi, máy Rải thảm, và một số máy chuyên dùng khác, để thi công cầu, đường, thi công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hầm mỏ … đảm bảo máy móc hoạt động ổn định, an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường



(2). Vị trí làm việc

Người hành thực hiện sửa chữa phần điện, điện tử trực tiếp trên máy công trình tại các công trường thi công, các xưởng sửa chữa, các doanh nghiệp kinh doanh máy công trình; Người thợ sửa chữa điện máy công trình có thể làm việc trực tiếp, có thể quản lý nhóm thợ sửa chữa điện máy công trình hoặc là nhân viên tư vấn kỹ thuật cho khách hàng, quản lý kho thiết bị điện, điện tử trên máy công trình.



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Chuẩn bị làm việc; Sửa chữa hệ thống cung cấp điện; Sửa chữa hệ thống điện khởi động; Sửa chữa hệ thống hiển thị - tín hiệu – cảnh báo; Sửa chữa hệ thống điện điều khiển động cơ bằng mô tơ ga; Sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ bằng bộ điều tốc điện tử; Sửa chữa hệ thống điều khiển điện động cơ bằng phun dầu điện tử; Sửa chữa hệ thống điện điều khiển thủy lực; Sửa chữa hệ thống điện điều khiển khí nén; Sửa chữa hệ thống chiếu sáng và tín hiệu; Sửa chữa hệ thống gạt mưa; Sửa chữa hệ thống điện điều hòa; Thực hiện các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường; Tổ chức quản lý sửa chữa điện máy công trình; Thử máy sau sửa chữa; Phát triển nghề nghiệp.



Каталог: uploadFiles -> TaiLieuVanBan
TaiLieuVanBan -> Một số nội dung cơ bản của nghị định số 111/2013/NĐ-cp
TaiLieuVanBan -> HỘi nông dân việt nam cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam bch hnd tỉnh hà giang độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TaiLieuVanBan -> Ubnd tỉnh hà giang sở thông tin và truyềN thôNG
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyện hoàng su phì ban chỉ ĐẠO 389 huyện hsp
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyện hoàng su phì ban chỉ ĐẠO 389 huyện hsp
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyÖn Vị Xuyªn B¸o c¸o khsd§ huyện Vị Xuyªn năm 2016 MỤc lụC
TaiLieuVanBan -> ChuyêN ĐỀ 1 giới thiệu chung về BÁo cáo chính trị ĐẠi hộI ĐẠi biểu phụ NỮ toàn quốc lần thứ XII a. Chủ ĐỀ VÀ KẾt cấu báo cáo chính trị

tải về 5.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương