BỘ lao đỘng – thưƠng binh và XÃ HỘi tổng cục dạy nghề thông tin tuyển sinh các trưỜng trung cấp nghề, trưỜng cao đẲng nghề



tải về 5.54 Mb.
trang5/35
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích5.54 Mb.
#12258
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35

16. Tên nghề: Điện tử dân dụng

(1). Mô tả nghề

Nghề "Điện tử dân dụng" là nghề chuyên kiểm tra, sửa chữa các thiết bị điện tử dân dụng như: hệ thống âm thanh, máy ghi âm (cát sét), máy thu thanh, máy thu hình, máy CD, máy VCD, máy DVD, máy Camera... đúng yêu cầu kỹ thuật sửa chữa, đảm bảo an toàn.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề “Điện tử dân dụng” có thể tham gia vào các vị trí công việc như: trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm điện tử hoặc có thể tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.



(3). Nhiệm vụ chính của nghề

Người làm nghề “Điện tử dân dụng” có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Sửa chữa máy CAMCORDER; sửa chữa điện thoại di động; lắp ráp, cài đặt và bảo trì máy tính; sửa chữa đầu, máy DVD, VCD; sửa chữa máy thu hình màu; sửa chữa máy thu thanh (Radio), máy ghi âm, catset; sữa chữa các loại thiết bị điện tử dân dụng: như hệ thống âm thanh, máy thu hình công nghệ cao và digital, DVD, Monitor, CAMERA...; đo lường các đại lượng điện và không điện; tổ chức, quản lý sản xuất và bồi dưỡng bậc thợ dưới theo chuyên môn của mình.

17. Tên nghề: Thiết kế đồ họa

(1).Mô tả nghề

Nghề "Thiết kế đồ họa" là nghề kết hợp các hoạt động mang tính mỹ thuật và tính công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm hình ảnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của con người.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người làm nghề "Thiết kế đồ họa" làm việc tại bộ phận thiết kế trong các doanh nghiệp sản xuất: công ty quảng cáo truyền thông, nhà xuất bản, xưởng phim hoạt hình, studio ảnh nghệ thuật, công ty sản xuất game, công ty phần mềm...



(3). Nhiệm vụ chính của nghề

Người làm nghề “Thiết kế đồ họa” có các nhiệm vụ chủ yếu sau: xác định yêu cầu thiết kế; xây dựng ý tưởng về sản phẩm thiết kế; thiết kế bố cục, phông chữ, đồ vật, con người; thiết kế đồ họa động; thiết kế lôgô, quảng cáo, kiểu dáng bao bì, nhãn mác hàng hoá...; xử lý ảnh... với sự trợ giúp của máy tính.



18. Tên nghề: Hướng dẫn du lịch

(1). Mô tả nghề

Nghề "Hướng dẫn du lịch" là nghề chuyên tổ chức thực hiện và phục vụ khách theo các chương trình du lịch với các nhiệm vụ cơ bản như: Chuẩn bị, tổ chức thực hiện chương trình; thuyết minh; quản lý đoàn khách; hướng dẫn tham quan; hỗ trợ quảng cáo tiếp thị và bán chương trình du lịch; thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch; chăm sóc khách hàng… đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Bảo đảm các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề “Hướng dẫn du lịch” có thể tham gia vào các vị trí công việc như: hướng dẫn viên tại: điểm tham quan; hướng dẫn viên toàn tuyến; hướng dẫn viên dưới các hình thức du lịch khác; trưởng nhóm hướng dẫn viên; quản lý nghiệp vụ hướng dẫn của các công ty du lịch và các vị trí khác… Tùy theo khả năng cá nhân, lượng kiến thức được đào tạo và yêu cầu của công việc.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người làm nghề “Hướng dẫn du lịch” có các nhiệm vụ chủ yếu sau: chuẩn bị tổ chức thực hiện chương trình du lịch; tổ chức thực hiện chương trình du lịch; thuyết minh; quản lý đoàn khách; hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị và phối hợp bán sản phẩm du lịch; giải quyết các công việc sau chuyến đi; chăm sóc khách hàng; tạo lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch; đảm bảo vệ sinh, an toàn và an ninh trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch; xử lý tình huống phát sinh trong hoạt động hướng dẫn; học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.



19. Tên nghề: Thú y

(1). Mô tả nghề

Nghề “Thú y” là một nghề hoạt động trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, hướng dẫn kỹ thuật,...nhằm bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi theo đúng pháp luật, cung cấp cho xã hội các súc sản phẩm an toàn góp phần phát triển chăn nuôi bền vững. Môi trường hoạt động của thú y là các trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ quan quản lý nhà nước về thú y hoặc mạng lưới thú y ở tuyến cơ sở.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Vị trí làm việc của người làm công tác thú y ở các trang trại; mạng lưới thú y cấp phường, xã; trạm thú y quận, huyện, tỉnh; các công ty chăn nuôi, công ty thuốc thú y hoặc tự đứng ra kinh doanh cửa hàng thuốc thú y, mở bệnh xá thú y...



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Sử dụng thuốc thú y, vaccine; sử dụng dụng cụ thú y; phòng bệnh; chẩn đoán; điều trị bệnh; chống dịch bệnh; thực hành sản khoa; gieo tinh nhân tạo; thực hiện công tác khuyến nông; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; quán triệt luật thú y; tổ chức, điều hành cơ sở thú y theo từng cấp; nghiên cứu, ứng dụng khoa học.



20. Tên nghề: Kỹ thuật dược

(1). Mô tả nghề

Nghề “Kỹ thuật dược” là nghề thực hiện quá trình sản xuất dược phẩm, tham gia quá trình bảo quản, kiểm tra chất lượng thuốc, nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn cho người sử dụng, phù hợp với giấy phép lưu hành.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Học xong nghề “Kỹ thuật dược” có thể làm ở các vị trí: tại các phân xưởng sản xuất thuốc viên; phân xưởng sản xuất thuốc tiêm, tiêm truyền, nhỏ mắt; phân xưởng sản xuất thuốc dùng ngoài, thuốc uống; kho bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc; phòng kiểm tra chất lượng thuốc; tại các Khoa dược của các Bệnh viện; tại các cửa hàng thuốc, các công ty dược howcj có thể là chủ cửa hàng thuốc.



(3).Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Lập kế hoạch sản xuất; xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức lao động; thực hiện được các quá trình pha chế, đóng gói sản phẩm theo quy định của quy chế; thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, kiểm tra trong quá trình sản xuất; tham gia kiểm tra chất lượng; thực hiện việc bảo quản, cấp phát nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm; thực hiện vận hành thiết bị, máy móc trong sản xuất đúng qui trình kỹ thuật; thực hiện việc ghi chép hồ sơ lô, biểu mẫu đúng qui định;giải quyết được các sự cố đơn giản trong quá trình sản xuất; thực hiện vệ sinh công nghiệp, vệ sinh cá nhân đúng qui định GMP; thực hiện an toàn điện, phòng chống cháy nổ; tham gia bảo trì, bảo dưỡng thiết bị; tham gia đào tạo, bồi dưỡng các nhân viên mới.



21. Tên nghề: Cơ điện tử

(1). Mô tả nghề

Nghề "Cơ điện tử" là một nghề tích hợp các lĩnh vực cơ khí, điện - điện tử, thủy khí, kỹ thuật máy tính. Nghề Cơ điện tử thực hiện các công việc thiết kế, lắp ráp, kết nối, bảo trì và các dịch vụ liên quan đến các sản phẩm cơ điện tử và các hệ thống thiết bị tự động hóa.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người lao động trong nghề Cơ điện tử có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong: các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm cơ điện tử; các dây chuyền sản xuất tự động; các doanh nghiệp làm dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm cơ điện tử; các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện tử; bộ phận chăm sóc khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ cơ điện tử.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Thiết kế hệ thống cơ điện tử; phân tích cấu trúc và hoạt động của hệ thống cơ điện tử; lắp ráp, vận hành và bảo trì các hệ thống thiết bị cơ khí, điện - điện tử, thủy lực - khí nén, các hệ thống tự động hóa sử dụng các bộ điều khiển; lắp đặt, vận hành các thiết bị và hệ thống tự động; xử lý các sự cố của hệ thống thiết bị cơ điện tử; tổ chức sản xuất theo nhóm, bồi dưỡng thợ bậc thấp.



22. Tên nghề: Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò

(1). Mô tả nghề

Nghề “Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò” là nghề thực hiện các công việc lắp đặt, bảo dưỡng, vận hành các thiết bị cơ điện trong dây chuyền công nghệ đào lò hoặc khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò. Người hành nghề kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ lắp đặt. kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành và xử lý một số tình huống thông thường của các thiết bị trong quá trình phục vụ công tác phá vỡ đất đá (khoan nổ mìn); thông gió; thoát nước; vận tải; chiếu sáng.....đảm bảo cho thiết bị tham gia sản xuất hoạt động liên tục ổn định và an toàn



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề “Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò” làm việc trên phạm vi rộng, từ ngoài mặt bằng sân công nghiệp đến tất cả các vị trí trong lò mỏ có bố trí thiết bị điện; theo phạm vi mạng điện, mạng động lực bố trí trong hệ thống các đường lò; có thể làm việc trên xưởng hoặc trong hầm mỏ không có ánh sáng tự nhiên và điều kiện môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, không khí, tiếng ồn, bụi... công việc mang tính tập thể.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Lắp đặt, bảo dưỡng, đấu nối, vận hành hệ thống cáp điện cứng và cáp điện mềm; lắp đặt, bảo dưỡng, đấu nối, vận hành các thiết bị đóng cắt điện hạ áp bằng tay; lắp đặt, bảo dưỡng, đấu nối, vận hành hệ thống điện chiếu sáng trong mỏ hầm lò; lắp đặt, bảo dưỡng, đấu nối, vận hànhcầu chì, rơ le điều khiển, bảo vệ, linh kiện điện tử trong lưới điện hạ áp; lắp đặt, bảo dưỡng, đấu nối, vận hành dụng cụ đo lường điện hạ áp; lắp đặt, bảo dưỡng, đấu nối, vận hành động cơ điện xoay chiều một pha, ba pha; lắp đặt, bảo dưỡng, đấu nối, vận hành áp tô mát, khởi động từ thường; lắp đặt, bảo dưỡng, đấu nối, vận hành thiết bị đóng cắt bảo vệ phòng nổ trong lưới điện hạ áp; lắp đặt, bảo dưỡng, đấu nối và trực tiếp vận hành thiết bị trạm mạng; lắp đặt, bảo dưỡng, đấu nối, vận hành thiết bị bơm nước, thiết bị nén khí, thiết bị khoan , thiết bị thông gió; lắp đặt, bảo dưỡng, đấu nối, vận hành thiết bị vận tải, bốc xúc mỏ hầm lò; tạo các điều kiện an toàn và chuẩn bị thiết bị cơ điện và tham gia lắp đặt, bảo dưỡng, đấu nối các thiết bị khai thác, đào lò; tạo các điều kiện an toàn và chuẩn bị thiết bị cơ điện và thực hiện các hành động đề phòng, xử lý và khắc phục một số sự cố như: nổ khí, sự cố điện, bục nước...; tham gia công tác phát triển nghề nghiệp, chi sẻ kinh nghiệm và kèm cặp công nhân mới.



23. Tên nghề: Vận hành máy thi công nền

(1). Mô tả nghề

Nghề "Vận hành máy thi công nền" là nghề thực hiện các nhiệm vụ sau: Vận hành và bảo dưỡng các loại máy ủi, máy xúc, máy lu, máy san và một số loại máy liên quan khác để thi công nền các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện… đúng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, đảm bảo năng suất lao động, an toàn kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường và đúng thời gian qui định.



(2). Vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề "Vận hành máy thi công nền"được bố trí làm việc ở các vị trí sau: công nhân vận hành máy thi công nền làm việc trên các công trường xây dựng, san lấp, công trình thủy điện, thủy lợi...; chỉ huy một nhóm công nhân nghề Vận hành máy thi công nền làm việc; làm chủ máy thi công nền.



(3). Nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Vận hành thành thạo các loại máy ủi, máy xúc, máy lu, máy san và một số loại máy liên quan khác để san lấp mặt bằng, rải vật liệu và gia cố nền móng đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả; bảo dưỡng kỹ thuật một số loại máy thi công nền; thường xuyên cập nhật kiến thức mới, kỹ năng vận hành và bảo dưỡng; tổ chức, điều hành tổ, nhóm thi công nền và kèm cặp người thợ có tay nghề thấp; thực hiện an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường.



24. Tên nghề: Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp

(1). Mô tả nghề

Nghề "Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp" là nghề chuyên lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị và hệ thống điều khiển trong công nghiệp. Vận hành các thiết bị trong hệ thống cung cấp điện và các dây chuyền sản xuất công nghiệp đạt năng suất đảm bảo an toàn theo quy phạm hiện hành.



(2). Vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề “Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp” làm việc tại:các công trình xây lắp đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp ≤ 35kV; các doanh nghiệp quản lý, kinh doanh và chiếu sáng công trình đô thị, khu công nghiệp; các doanh nghiệp sản xuất và lắp đặt thiết bị điện và dây chuyền sản xuất công nghiệp.



(3). Nhiệm vụ chủ yếu của nghề

- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng công nghiệp; lắp đặt thiết bị phân phối; lắp đặt đường dây truyền tải; lắp đặt thiết bị đo lường điện; lắp đặt hệ thống điều khiển công nghiệp; kiểm tra, bảo dưỡng, hệ thống điều khiển điện công nghiệp...



25. Tên nghề: Quản trị cơ sở dữ liệu

(1). Mô tả nghề

Nghề “Quản trị cơ sở dữ liệu” là nghề chuyên thực hiện quá trình tổ chức, quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.



(2). Vị trí làm việc của nghề

Người làm nghề “Quản trị cơ sở dữ liệu” thường được bố trí làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia trong môi trường tổ chức, quản lý, khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu và phát triển phần mềm.



(3). Nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người làm nghề “Quản trị cơ sở dữ liệu” có nhiệm vụ :

Xác định yêu cầu của hệ thống CSDL(Cơ sở dữ liệu); lập kế hoạch phát triển hệ thống CSDL; phân tích hệ thống CSDL; thiết kế hệ thống CSDL; cài đặt phần mềm Quản Trị CSDL; thiết lập hệ thống CSDL; khai thác hệ thống CSDL; quản lý hệ thống CSDL; bảo trì hệ thống; bảo mật hệ thống CSDL; nâng cấp hệ thống CSDL; xây dựng ứng dụng; tích hợp các hệ thống cơ sở dữ liệu; hỗ trợ người dung; phát triển nghề nghiệp.

26. Tên nghề: Quản trị nhà hàng

(1). Mô tả nghề

Nghề "Quản trị nhà hàng" là nghề chuyên tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh nhà hàng và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác, với các hình thức phục vụ đa dạng phong phú (ăn theo thực đơn, chọn món, buffet, các loại tiệc, các loại đồ uống, các hình thức phục vụ khác...) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh, chu đáo và lịch sự ...



(2). Vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề "Quản trị nhà hàng" có thể làm việc trong các nhà hàng thuộc các khách sạn, khu resort, khu nghỉ dưỡng du lịch, các nhà hàng độc lập với các vị trí từ nhân viên phục vụ trực tiếp, trưởng nhóm nghiệp vụ, trưởng ca, quản lý và các vị trí khác trong nhà hàng tùy theo khả năng cá nhân, lượng kiến thức được đào tạo và yêu cầu của công việc



3. Nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người hành nghề "Quản trị Nhà hàng" cần phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: chuẩn bị phục vụ; phục vụ khách theo thực đơn đặt trước (Set menu); phục vụ khách ăn chọn món (À la carté ); phục vụ khách ăn tự chọn (Buffet); phục vụ tiệc (Banquet); phục vụ hội nghị, hội thảo; phục vụ khách ăn tại buồng nghỉ (Room service); tổ chức phục vụ các hình thức ăn uống khác; pha chế và phục vụ đồ uống; chăm sóc khách hàng; vệ sinh, an toàn, an ninh trong hoạt động kinh doanh nhà hàng; quản trị marketing nhà hàng; quản trị nhân lực nhà hàng; quản trị cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà hàng; quản trị chất lượng dịch vụ nhà hàng; quản trị tài chính nhà hàng.



27. Tên nghề: Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò

(1). Mô tả nghề

Nghề "Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò" là nghề thực hiện các công việc khai thác khoáng sản có ích bằng phương pháp hầm lò; đồng thời chống giữ khoảng trống mới khai thác cũng như thu hồi khoáng sản có ích kết hợp chèn lấp khoảng trống sau khu khai thác tại các vỉa khoáng sản có chiều dày và độ dốc bất kỳ. Ngoài ra còn tham gia thực hiện công việc đào và chống giữ các đường lò chuẩn bị cho khu khai thác.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò làm việc chủ yếu ở các lò khai thác trong lòng đất tại các mỏ khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Phá vỡ đất đá, khoáng sản (bằng thủ công, bán cơ giới, cơ giới hoặc bằng khoan nổ mìn); xúc bốc đất đá, khoáng sản lên thiết bị vận tải bằng dụng cụ thủ công hoặc thiết bị cơ giới; vận chuyển đất đá, khoáng sản bằng máng trượt, goòng hoặc băng tải hoặc máng cào hoặc tàu điện; vận chuyển vật liệu bằng thủ công hoặc thiết bị chuyên dùng; chống giữ lò khai thác bằng các loại vì chống gỗ hoặc kim loại hoặc giá khung thuỷ lực hoặc dàn chống thuỷ lực; chống giữ lò chuẩn bị (lò mở vỉa) bằng các loại vì chống gỗ hoặc kim loại hoặc vì neo hoặc bê tông;củng cố các vì chống bị suy yếu; sửa chữa các vì chống hoặc đoạn lò có vì chống bị hư hỏng, biến dạng quá mức cho phép; tham gia xử lý các sự cố trong quá trình sản xuất như sập đổ lò; cháy nổ khí hoặc bục nước ngầm.



28. Tên nghề: Điều khiển phương tiện thủy nội địa

(1). Mô tả nghề

Nghề "Điều khiển phương tiện thủy nội địa" là nghề trực tiếp điều khiển tàu, thuyền hoặc các cấu trúc nổi khác hoạt động trên đường thủy nội địa; thường xuyên lưu động, công việc nặng nhọc luôn luôn phải chịu sóng gió, rung động, tiếng ồn; luôn gặp khó khăn trong lúc hành nghề nhất là khi gặp sóng to, gió lớn, lũ lụt hoặc bão tố, khi làm việc trên cao hoặc dưới hầm hàng; luôn phải tiếp xúc với sơn, dầu mỡ và các chất độc hại khác. Nghề "Điều khiển phương tiện thủy nội địa" là nghề cần có tính sáng tạo, quyết đoán, xử lý nhanh nhạy kịp thời khi có tình huống khẩn cấp xảy ra; đồng thời cần có tính kiên trì, bền bỉ để phù hợp với những chuyến đi độc lập dài ngày.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề "Điều khiển phương tiện thủy nội địa" điều khiển được các phương tiện như: tàu, thuyền, xà lan, ca nô…



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người hành nghề “Điều khiển phương tiện thủy nội địa" có các nhiệm vụ chủ yếu sau: chuẩn bị cho chuyến đi;làm dây; vận hành các trang thiết bị boong; giao nhận và bảo quản hàng hóa; đón trả và phục vụ hành khách; điều động tàu; trực ca; bảo quản, bảo dưỡng phương tiện và các thiết bị boong; vận hành và bảo dưỡng các thiết bị hàng hải; đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường; thực hiện công tác hậu cần; thực hiện quan hệ giao dịch; hạch toán vận tải; thực hiện kế hoạch sửa chữa; lãnh đạo và quản lý; xử lý trong các tình huống nguy cấp.



29. Tên nghề: Khai thác máy tàu thủy

(1). Mô tả nghề

Nghề "Khai thác máy tàu thủy" là nghề khai thác, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị thuộc bộ phận máy quản lý nhằm đảm bảo sự hoạt động an toàn, hiệu quả cho con người, tàu và bảo vệ môi trường.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề "Khai thác máy tàu thủy" làm việc tại bộ phận quản lý máy trên tàu thủy hoặc có thể làm việc tại các xưởng đóng tàu (bộ phận mấy tàu thủy), xưởng sửa chữa và bảo dưỡng tàu thủy.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người hành nghề “Khai thác máy tàu thủy" có các nhiệm vụ chính sau: khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị động lực chính tàu thủy; khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị phụ và hệ thống phục vụ tàu thủy; trực ca buồng máy; thực hiện an toàn, an ninh hàng hải; phòng chống ô nhiễm môi trường; xử lý các tình huống nguy cấp; nhận và quản lý vật tư nhiên liệu.



30. Tên nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí

(1). Mô tả nghề

Nghề "Chế tạo thiết bị cơ khí" là nghề chuyên chế tạo ra các hệ thống thông gió, cấp nhiệt, thiết bị lọc bụi, thiết bị bồn bể, si téc, bun ke, si lô, băng tải, dàn khoan, cần trục, cột điện cao thế, cột thu phát thanh truyền hình, các chi tiết, thiết bị phi tiêu chuẩn, các dây chuyền sản xuất xi măng, sản xuất đường, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, lọc dầu. Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động.



2. Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề "Chế tạo thiết bị cơ khí" được bố trí làm việc trong các phân xưởng cơ khí hoặc trong các nhà máy xi măng, thủy điện, nhiệt điện hoặc có thể mở các xưởng cơ khí tư nhân.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Người hành nghề "Chế tạo thiết bị cơ khí" phải thực hiện các nhiệm vụ chính sau: chế tạo băng tải; ; chế tạo lan can, cầu thang; chế tạo hệ thống thông gió; chế tạo khung nhà công nghiệp một tầng; chế tạo cột điện cao thế  35KV; chế tạo bồn bể, téc; chế tạo bun ke - si lô; chế tạo thiết bị lọc bụi kiểu ly tâm – siclon; thực hiện an toàn trong thi công; đo kiểm tra kích thước thiết bị cơ khí; chế tạo trên máy CNC.



31. Tên nghề: Lâm sinh

(1). Mô tả nghề

Nghề “Lâm sinh” là nghề trồng cây gây rừng. Người làm nghề Lâm sinh phải thực hiện được các nhiệm vụ sau: tạo cây giống, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, cải tạo, làm giàu rừng và sản xuất nông lâm kết hợp trên đất nông lâm nghiệp của cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Để hành nghề ngưòi lao động cần có đủ sức khoẻ, cần cù, chịu khó, làm được các công việc ngoài trời, nơi địa hình phức tạp, đi lại khó khăn và khí hậu bất lợi.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người làm nghề “Lâm sinh” được bố trí làm việc tại các vị trí sau: Các trang trại, các hộ gia đình, các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái; các công ty môi trường và công ty môi trường đô thị.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Thiết kế trồng rừng; nhân giống cây trồng; trồng và chăm sóc rừng; nuôi dưỡng và phục hồi rừng; quản lý bảo vệ rừng; thiết kế khai thác gỗ; khai thác gỗ và tre nứa; trồng cây ăn quả; trồng cây công nghiệp; trồng và thu hoạch một số lâm sản ngoài gỗ; trồng hoa và cây cảnh; nông lâm kết hợp; khuyến nông lâm; kinh doanh sản xuất nông lâm nghiệp.



32. Tên nghề: Nguội sửa chữa máy công cụ

(1). Mô tả nghề

Nghề “Nguội sửa chữa máy công cụ” là nghề chuyên kiểm tra ,bảo dưỡng và sửa chữa các loại máy công cụ như: Máy tiện Khoan - Phay …và các thiết bị truyền dẫn thuỷ lực và khí nén đúng yêu cầu kỹ thuật, ngoài ra còn bảo dưỡng, điều chỉnh được các cơ cấu điều khiển truyền dẫn cơ khí trong máy máy công cụ CNC.

Nghề "Nguội sửa chữa máy công cụ" là một nghề đòi hỏi trình độ tay nghề cơ khí và khả năng phân tích, phán đoán chính xác để tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa các máy công cụ vốn là loại máy có độ chính xác rất cao.

(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề "Nguội sửa chữa máy công cụ" thường làm việc tại phòng cơ điện, phân xưởng sửa chữa hoặc tổ sửa chữa ở trong phân xưởng cơ khí hoặc làm chủ các xưởng cơ khí tư nhân.



(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề

Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp chế độ lao động; chuẩn bị trước khi bảo dưỡng và sửa chữa; thực hiện công việc bổ trợ cho nghề; sửa chữa chi tiết bằng phương pháp gia công nguội; tháo bộ phận máy; sửa chữa trục; sửa chữa vỏ hộp; sửa chữa thanh truyền , càng gạt; sửa chữa ổ trượt; sửa chữa chi tiết dạng đĩa; sửa chữa cơ cấu điển hình; sửa chữa mặt trượt trên thân máy; sửa chữa hệ thống thủy lực, khí nén; lắp ráp và điều chỉnh máy; bảo dưỡng máy công cụ; phát triển nghề nghiệp.



33. Tên nghề: Gia công và thiết kế sản phẩm mộc

(1). Mô tả nghề

Nghề “Gia công và thiết kế sản phẩm mộc” là nghề sử dụng nguyên liệu chính là gỗ để sản xuất ra các sản phẩm đồ mộc như bàn, ghế, giường, tủ... Nghề “Gia công và thiết kế sản phẩm mộc” là nghề phải thực hiện được các nhiệm vụ: Sấy gỗ; pha phôi; gia công mặt phẳng; gia công mối ghép mộng; gia công mặt cong; ghép ván; tiện gỗ; lắp ráp sản phẩm; trang sức bề mặt sản phẩm.



(2). Các vị trí làm việc của nghề

Người hành nghề “Gia công và thiết kế sản phẩm mộc” thường được làm trong các nhà máy chế biến gỗ từ khâu thiết kế mẫu đến sản xuất sản phẩm hoặc có thể làm chủ cơ sở sản xuất các sản phẩm mộc, các nhà máy chế biến gỗ…



(3). Các nhiệm vụ chính của nghề

Thiết kế sản phẩm mộc; chuẩn bị nguyên liệu; sấy gỗ; pha phôi; gia công mặt phẳng; gia công mối ghép mộng; gia công mặt cong; ghép ván; tiện gỗ; lắp ráp sản phẩm; trang sức bề mặt sản phẩm.



Каталог: uploadFiles -> TaiLieuVanBan
TaiLieuVanBan -> Một số nội dung cơ bản của nghị định số 111/2013/NĐ-cp
TaiLieuVanBan -> HỘi nông dân việt nam cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam bch hnd tỉnh hà giang độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TaiLieuVanBan -> Ubnd tỉnh hà giang sở thông tin và truyềN thôNG
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyện hoàng su phì ban chỉ ĐẠO 389 huyện hsp
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyện hoàng su phì ban chỉ ĐẠO 389 huyện hsp
TaiLieuVanBan -> Ubnd huyÖn Vị Xuyªn B¸o c¸o khsd§ huyện Vị Xuyªn năm 2016 MỤc lụC
TaiLieuVanBan -> ChuyêN ĐỀ 1 giới thiệu chung về BÁo cáo chính trị ĐẠi hộI ĐẠi biểu phụ NỮ toàn quốc lần thứ XII a. Chủ ĐỀ VÀ KẾt cấu báo cáo chính trị

tải về 5.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương