BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư BÁo cáo nghiên cứu về pháp luậT ĐẦu tư CỦa một số NƯỚC


III. HÌNH THỨC ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ



tải về 285.88 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích285.88 Kb.
#18800
1   2   3   4   5   6

III. HÌNH THỨC ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

1. Trung Quốc


- Miễn giảm thuế (gồm thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp).

- Bên cạnh đó, khi đầu tư vào một số Vùng kinh tế trọng điểm, Nhà đầu tư có thể nhận được các lợi ích sau:

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%.

+ Được miễn thuế hai năm đầu tiên và hưởng mức thuế 12.5% cho ba năm tiếp theo.

+ Đối với những dự án đầu tư vào hạ tầng cơ bản, bảo vệ môi trường, năng lượng được miễn thuê 3 năm đầu và hưởng thuế xuất 12,5% cho 3 năm tiếp theo.

+ Những doanh nghiệp có chu trình sản xuất khép kín có thể được miễn thuế 5 năm đầu tiên và hưởng mức thuế suất 12,5% cho 5 năm tiếp theo.


2. Indonesia


- Miễn thuế đối với việc nhập khẩu máy móc nguyên vật liệu sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định đối với một số lĩnh vực khuyến khích.

- Miễn và Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.


3. Thái Lan


* Khuyến khích bằng thuế

- Miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị;

- Giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thô và những nguyên liệu cần thiết;

- Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế lợi tức;

- Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước;

- Bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp;

- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thô và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu.



* Khuyến khích không bằng thuế

- Cho phép công dân nước ngoài vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư;

- Cho phép đưa vào Thái Lan những người lao động kỹ năng cao và chuyên gia để thực hiện việc xúc tiến đầu tư;

- Cho phép sở hữu đất đai;

- Cho phép mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ;

* Biện pháp bảo đảm đầu tư

- Nhà nước sẽ không quốc hữu hóa các tài sản của Nhà đầu tư;

- Nhà nước sẽ không thực hiện những hoạt động cạnh tranh với các hoạt động của nhà đầu tư;

- Nhà nước sẽ không độc quyền bán các sản phẩm tương tự như sản phẩm của nhà đầu tư;

- Nhà nước sẽ không buộc nhà đầu tư phải điều chỉnh giá bán các sản phẩm của mình;

- Nhà nước sẽ cho phép xuất khẩu sản phẩm vào bất kỳ thời điểm nào nhà đầu tư có yêu cầu;

- Nhà nước sẽ không cho phép bất kỳ cơ quan nhà nước, tổ chức nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước nào miến thuế nhập khẩu bất kỳ loại sản phẩm nào đang được sản xuất bởi nhà đầu tư vào lãnh thổ Thái Lan.

* Biện pháp bảo vệ nhà đầu tư

- Thu khoản thuế nhập khẩu tăng thêm đối với những hàng hóa nhập khẩu vào Thái Lan mà mặt hàng đó tương tự với những mặt hàng do các nhà đầu tư sản xuất trong nước với mức thu không quá 50% giá của bảo hiểm và phí vận chuyển cho hàng hóa đó, thời gian áp dụng mức thuế tăng thêm này không quá một năm.

- Trong trường hợp Ban đầu tư cho rằng việc áp mức thuế nhập khẩu tăng thêm nói trên không đủ mạnh để bảo vệ hoạt động của nhà đầu tư, biện pháp cấp nhập khẩu đối với các mặt hàng tương tự sản phẩm sản xuất trong nước.

- Trong trường hợp các nhà đầu tư gặp bất kỳ khó khăn hoặc vướng mắc nào trong quá trình triển khai hoạt động đầu tư, Chủ tịch Ban Đầu tư sẽ đưa ra các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho nhà đầu tư.


4. Malaysia


Tại Malaysia, việc khuyến khích đầu tư tập trung vào khuyến khích đầu tư bằng thuế, cả trực tiếp và gián tiếp. Các lĩnh vực được khuyến khích chủ yếu bao gồm sản xuất, nông nghiệp, du lịch (bao gồm khách sạn) và những lĩnh vực được phê duyệt nghiên cứu phát triển, đào tạo và các hoạt động bảo về môi trường.

Ưu đãi thuế trực tiếp được thực hiện bằng việc giảm một phần hoặc toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định, trong khi đó ưu đãi thuế gián tiếp thực hiện thông qua việc miễn nghĩa vụ thuế nhập khẩu, thuế bán hàng hoặc thuế tiêu thụ nội địa.

Có hai nhóm chính được ưu đãi thuế là: (1) nhóm các dự án đầu tư vào những lĩnh vực tiên phong và (2) nhóm các dự án đầu tư vào các lĩnh vực cần phải trợ giúp từ Chính phủ.

Việc xác định các lĩnh vực ưu đãi thuế là lĩnh vực tiên phong hoặc lĩnh vực cần trợ cấp dựa vào một số yếu tố:

- Sự ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn;

- Mức độ gia tăng giá trị;

- Công nghệ sử dụng

- Công nghiệp phụ trợ.

Các hoạt động và sản phẩm này được gọi là “sản phẩm được khuyến khích” hoặc “hoạt động được khuyến khích”. Xem thêm Danh mục các sản phẩm và hoạt động được khuyến khích (gửi kèm) để biết chi tiết về các sản phẩm và hoạt động thuộc diện ưu đãi thuế.

5. Philippines


- Ưu đãi về thuế:

+ Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu;

- Khấu hao tài sản cố định;

-Chuyển lỗ;

- Hỗ trợ đầu tư:

+ Cho phép sử dụng lao động nước ngoài;

+ Đơn giản hóa thủ tục hải quan;

+ Hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu làm tài sản cố định sau đó tái xuất trong thời hạn 10 năm.

IV. MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

1. Trung Quốc


Tại Trung Quốc, hiện nay có ba hệ thống cơ quan quản lý hoạt động đầu tư:

- Bộ Thương mại (The PRC Ministry of Commece “MOFCOM”) và các Sở thương mại tại địa phương.

- Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia và cơ quan cấp dưới của cơ quan này tại địa phương (NDRC);

- Tổng cục quản lý hành chính về công nghiệp và thương mại (SAIC).

Sự tham gia cụ thể của các cơ quan nêu trên được mô tả trong phần thủ tục đầu tư nêu trên.

Sơ đồ 1: Thẩm quyền thụ lý hồ sơ dự án đầu tư tại Trung Quốc

2. Indonesia


- Cơ quan thống nhất quản lý về đầu tư (cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài) là Ban điều phối đầu tư Indonesia – BKPM. Đây là một cơ quan độc lập trực thuộc Tổng thống mà không nằm dưới bất kỳ cơ quan nào khác của Chính phủ.

Đây là cơ quan có nhiệm vụ điều phối hoạt động đầu tư giữa Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, Ngân hàng Indonesia và chính quyền địa phương cũng như giữa các chính quyền địa phương với nhau. Hơn thế nữa, BKPM còn được biết tới như một cơ quan ủy nhiệm của các nhà đầu tư, cung cấp cho họ những đảm bảo cần thiết để tiến hành hoạt động đầu tư;

- Về tổ chức, cơ quan này có trụ sở chính ở Jakata và có các văn phòng đại diện ở các địa phương. Ở tại mỗi văn phòng, đều có bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư.

- BKPM có trách nhiệm thụ lý đối với các dự án đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực ở Indonesia, tuy nhiên, có một số lĩnh vực chuyên ngành hồ sơ được nộp và xử lý tại bộ chủ quản, cụ thể như sau:

+ Ngân hàng - nộp tại Ngân hàng trung ương Indonesia;

+ Tài chính phi ngân hàng - tại Tổng giám đốc Các tổ chức tài chính;

+ Khai thác dầu mỏ, khí đốt

+ Khai thác than;

+ Trồng và khai thác rừng;

+ Khai thác quặng;

Đối với một số lĩnh vực thuộc lĩnh vực cấm và hạn chế đầu tư, nhà đầu tư cần được phê chuẩn từ bộ quản lý trong lĩnh vực

3. Thái Lan


Thái Lan có hai cơ quan liên quan đến việc quản lý đầu tư:

- Cục Phát triển kinh doanh (Department of Business development – DBD) trực thuộc Bộ Thương mại.

Đây là cơ quan đầu mối trong việc tiến hành các thủ tục đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh nước ngoài và đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Lan.

- Cục Quản lý đầu tư (Board of Investment – BOI) trực thuộc Bộ Công nghiệp.

Đây là cơ quan quản lý về đầu tư của Thái Lan. Cơ quan này có vai trò chủ trì trong việc xây dựng các danh mục khuyến khích, hạn chế đầu tư. Cơ quan này cũng tham gia vào việc xúc tiến đầu tư và hỗ trợ các dự án đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực được khuyến khích đầu tư tại Thái Lan.

4. Malaysia


- Cơ quan quản lý về đầu tư của Malaysia là Cục Phát triển đầu tư Malaysia (MIDA) trực thuộc Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp.

- Cơ quan quản lý về đăng ký kinh doanh của Malaysia là là Ủy ban doanh nghiệp Malaysia (Companies Commission of Malaysia - Viết tắt là SSM trong tiếng Malaysia) trực thuộc Bộ Thương mại nội địa, hợp tác xã và bảo vệ người tiêu dùng.


5. Philippines


- Ban Đầu tư – Board of Investment (BOI). Đây là cơ quan trực tiếp quản lý về hoạt động đầu tư và tiến hành đăng ký cho các dự án đầu tư tại Philippines.

- Ủy ban Chứng khoán -the Securities and Exchange Commission. Đây là cơ quan quản lý về đăng ký doanh nghiệp tại Philippines.



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 285.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương