BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư BÁo cáo nghiên cứu về pháp luậT ĐẦu tư CỦa một số NƯỚC


IV. MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ



tải về 285.88 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích285.88 Kb.
#18800
1   2   3   4   5   6

IV. MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ


Trừ Việt Nam và Trung Quốc là những nước thành lập cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở các cấp khác nhau để thực hiện chức năng thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư, xem xét áp dụng ưu đãi đầu tư và quản lý hoạt động ĐTNN, hầu hết các nước trong khu vực đều thành lập cơ quan phụ trách về đầu tư chỉ với nhiệm vụ chủ yếu là xem xét, cấp chứng nhận ưu đãi cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (như BOI của Thái Lan, Philippines, BKPM của Indonesia, EDB của Singapore, MIDA và MITI của Malaysia).

V. THỦ TỤC ĐẦU TƯ


Thủ tục đầu tư tại các nước khác nhau có thể chia làm hai nhóm:

-Nhóm 1 : các nước cấp Giấy phép đầu tư hoặc các hình thức chấp thuận đầu tư. Nhóm này gồm: Việt Nam (Giấy chứng nhận đầu tư) và Trung Quốc (Chấp thuận đầu tư), Thái Lan (Giấy phép kinh doanh nước ngoài), Malaysia (Giấy phép sản xuất), Philippines (Phê chuẩn của Ban đầu tư). Đối với nhóm này, Nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý về đầu tư nước ngoài trước khi hoặc đồng thời với việc thành lập doanh nghiệp để triển khai hoạt động. Đối với trường hợp Malaysia và Philippines, sau khi thành lập doanh nghiệp, trong một số trường hợp Nhà đầu tư phải làm các thủ tục lần lượt là cấp Giấy phép sản xuất hoặc Phê chuẩn của Ban đầu tư.

- Nhóm 2 : các nước không áp dụng thủ tục riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nhóm này bao gồm nước còn lại. Ở các nước nàyhệ thống quy định về đầu tư xác định rõ điều kiện đề nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng phải đáp ứng khi thực hiện đầu tư vào một lĩnh vực, sản xuất một sản phẩm hoặc trên một địa bàn xác định. Nếu nhà đầu tư đáp ứng được các điều kiện đó thì tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp đang hiện hữu để thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình. Có một số nước có thể yêu cầu nhà đầu tư thông báo về việc tiến hành đầu tư trong một số trường hợp nhất định (Canada).

Các bước của quá trình thực hiện đầu tư có thể khác nhau ở các quốc gia nhưng nhìn chung đều trải qua một số bước chính gồm chuẩn bị dự án, xin các chấp thuận hoặc giấy phép (nếu có), thành lập doanh nghiệp, xin các giấy phép chuyên ngành để đi vào hoạt động.17




PHẦN THỨ HAI

KHẢO SÁT QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ

CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

I. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

1. Trung Quốc


Trung quốc xây dựng hệ thống luật Đầu tư dựa trên hình thức mà Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư.

- Luật Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Capital Enterprises Law);

- Luật Hợp đồng liên doanh (Law on Chinese-Foreign Contractual Joint Ventures);

- Luật Liên doanh vốn (Law on Chinese-Foreign Equity Joint Ventures);

- Luật Liên doanh (Law on Chinese-Foreign Joint Ventures)

- Luật Hợp tác kinh doanh (Law on Sino-Foreign Cooperative Joint Ventures)

- Luật Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ( Law on Wholly Foreign-Owned Enterprises)

- Quy định hướng dẫn bắt đầu hoạt động đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc (Ban hành cùng với Nghị định số 346 năm 2002 của Hội đồng nhà nước).

- Danh mục lĩnh vực kêu gọi đầu tư nước ngoài (sửa đổi năm 2011), bao gồm danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, danh mục lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài, danh mục lĩnh vực cấm hoạt động đầu tư nước ngoài

- Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư nước ngoài ở khu vực Trung và Tây Trung Quốc (Ban hành kèm theo Nghị định số 4 của Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia và Bộ Thương mại).

- Quy định chuyển tiếp về hoạt động hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp trong nước của nhà đầu tư nước ngoài (Ban hành theo Nghị định số 10 năm 2006 của Bộ Thương mại).

2. Indonesia


- Luật đầu tư số 25 năm 2007;

- Quy định của Tổng thống số 36 năm 2010 ban hành danh mục lĩnh vực cấm đầu tư và lĩnh vực kêu gọi đầu tư có điều kiện;

- Quy định của Tổng thống số 76 năm 2007 ban hành tiêu chí xác định lĩnh vực cấm đầu tư, lĩnh vực kêu gọi đầu tư có điều kiện;

3. Thái Lan


- Luật Kinh doanh nước ngoài (Foreign Business Act of 1999) - FBA

- Luật Công ty TNHH đại chúng (Public Limited Company Act B.E.2535 1992)- PLCA


4. Malaysia


Malaysia không có đạo luật riêng về đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi các đạo luật về doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp chung với các doanh nghiệp trong nước.

- Luật Công ty năm 1965 số 125, sửa đổi lần cuối năm 2007 (Companies Act 1965);

- Luật Ủy ban doanh nghiệp Malaysia số 614, sửa đổi lần cuối năm 2001 (Companies Commission of Malaysia Act);

- Luật Đăng ký kinh doanh số 197, sửa đổi lần cuối năm 2001 (Registration of Business Act);

- Luật Công ty TNHH hợp danh, ban hành năm 2012 (Limited Liability Parnership Act);

- Luật Công ty Ủy thác của đảo Labuan số 442, ban hành năm 1990 (Labuan Trust Companies Act).

- Luật hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp năm 1975 (Malaysia's Industrial Co-ordination Act 1975 (ICA))

Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi đầu tư được quy định trong các đạo luật sau:

- Luật Xúc tiến đầu tư năm 1986 (the Promotion of Investments Act 1986)

- Luật Khu thương mại tự do năm 1990 (Free Zones Act 1990).


5. Philippines


- Luật Cộng hòa số 7042, còn được gọi là Luật Đầu tư nước ngoài năm 1991 (Republic Act No. 7042).

- Đạo luật Đầu tư Omnibus năm 1987- ban hành kèm theo Lệnh số 226 – The Omnibus Investment Code of 1987

- Luật cộng hòa số 8756 quy định về thuật ngữ, điều kiện và yêu cầu cấp phép đối với Trụ sở chính khu vực, trụ sở chính điều hành khu vực hoặc kho hàng khu vực của các tập đoàn đa quốc gia, sửa đổi quy định của Đạo luật Đầu tư Omnibus 1987

II. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

1. Trung Quốc


1.1. Hình thức đầu tư

Tại Trung Quốc, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp thông qua hai hình thức:

- Thành lập Văn phòng đại diện: Văn phòng này chỉ được thực hiện các hoạt động không trực tiếp phát sinh lợi nhuận như làm đầu mối, tiếp thị, nghiên cứu thị trường.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Công ty trách nhiêm hữu hạn bằng cổ phiếu.

Ngoài ra, để phân biệt với doanh nghiệp trong nước, pháp luật về đầu tư nước ngoài còn đưa ra ba hình thức đầu tư cụ thể như sau:

- Liên doanh vốn (Equity Joint Venture)(“EJV”)

- Hợp tác liên doanh (Cooperative Joint Venture)(“CJV”)

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (wholly foreign-owned enterprise

(“WFOE”)


Sự khác biệt căn bản giữa Doanh nghiệp liên doanh vốn và doanh nghiệp hợp tác liên doanh là:

- Các thành viên của CJV có thể hưởng mức lợi nhuận hoặc gánh chịu mức thiệt hại lớn hơn mức vốn góp mà họ đã góp vào công ty trước đó. Mức cụ thể do các bên thỏa thuận.

- Nhà đầu tư nước ngoài có thể thu hồi khoản vốn đầu tư của mình ngay trong quá trình thực hiện dự án (trong một số trường hợp là trước cả khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp).

- Mô hình CJV đặc biệt phù hợp với những dự án ngắn hạn, dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc hợp đồng BOT khi mà trang thiết bị được cung cấp bởi Nhà đầu tư nước ngoài được thanh toán trước cả lợi nhuận có thể phân phối.


2. Indonesia


2.1. Hình thức đầu tư

Nhà đầu tư được phép lựa chọn một trong những hình thức đầu tư sau đây:

- Đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn mới (mua toàn bộ cổ phần của cổ phần của công ty trách nhiệm hữu hạn ngay khi công ty này vừa thành lập);

- Mua cổ phần của các công ty đang tồn tại;



2.2. Loại hình doanh nghiệp

- Nhà đầu tư trong nước có thể lựa chọn đầu tư thành lập pháp nhân hoặc không thành lập pháp nhân, hoặc thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định của luật.

- Nhà đầu tư nước ngoài buộc phải đầu tư theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn

3. Thái Lan


- Tại Thái Lan, có 3 loại hình doanh nghiệp được áp dụng đối với đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp tư nhân đơn nhất, công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân. Hình thức phổ biến nhất đối với đầu tư nước ngoài là Công ty TNHH tư tư nhân.

- Thành viên sáng lập (Promoters): Thành viên sáng lập có trách nhiệm đăng ký thành lập công ty với Bộ Thương mại. Thành viên sáng lập phải là cá nhân (không được là pháp nhân) bằng hoặc hơn 20 tuổi và sẵn sàng kỹ vào các văn bản trong quá trình thành lập. Đối với Công ty TNHH tư nhân, phải có tối thiểu 3 thành viên sáng lập, đối với công ty TNHH đại chúng, phải có ít nhất 15 thành viên sáng lập.


4. Malaysia


Một mô hình kinh doanh ở Malaysia có thể được thực hiện theo một trong những hình thức sau:

- Bởi một cá nhân điều hành một doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietor);

- Bởi hai hoặc nhiều hơn 2 người (nhưng không quá 20 người) thành lập một liên danh;

- Bởi một công ty thành lập tại Malaysia hoặc một công ty nước ngoài nhưng đăng ký theo quy định của Luật Công ty Năm 1965.

Các doanh nghiệp tư nhân hoặc liên doanh phải được đăng ký với Ủy ban Doanh nghiệp của Malaysia (The Companies Commission of Malaysia) theo quy định của Luật Đăng ký kinh doanh năm 1965. Trong trường hợp liên danh, các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty một cách liên đới hoặc riêng biệt trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để trả các nghĩa vụ này.

Luật Công ty năm 1965 điều chỉnh hoạt động của tất cả các công ty ở Malaysia. Theo đó, một công ty phải đăng ký với Ủy ban Doanh nghiệp Malaysia để thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào.

Có 3 loại công ty thực hiệ theo quy định của Luật Công ty 1965.

- Công ty TNHH theo cổ phần là một công ty thành lập theo nguyên tắc trách nhiệm của các thành viên được giới hạn bởi một bản điều lệ dựa trên số vốn góp (kể cả cam kết) của mỗi thành viên;

- Một công ty TNHH theo cam kết nhiệm của mỗi thành viên thành lập theo nguyên tắc trách nhiệm của các thành viên được giới hạn dựa trên một bản ghi nhớ và điều lệ công ty tính theo tỷ lệ mà mỗi thành viên có trách nhiệm cung cấp vào tài sản của công ty trong trường hợp công ty bị phương hại.

- Một công ty trách nhiệm vô hạn được thành lập theo nguyên tắc không giới hạn trách nhiệm của các thành viên.

Hình thức phổ biến nhất ở Malaysia là Công ty TNHH theo cổ phần. Loại hình này được thành lập theo cả hai dạng: công ty TNHH tư nhân hoặc Công ty TNHH đại chúng.

Công ty TNHH tư nhân: là công ty mà Bản ghi nhớ và Điều lệ công ty thể hiện các nội dung sau:

+ Hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần;

+ Giới hạn thành viên không qua 50 người, ngoại trừ người lao động.

+ Không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu;

+ Không được nhận ký quỹ để nhận phí hoặc lãi suất.

Công ty TNHH đại chúng: có thể phát hành cổ phiếu, cổ phiếu này phải được đăng ký tại Ủy ban chứng khoán và cung cấp một bản cáo bạch cho Ủy ban doanh nghiệp Maylaysia trước khi phát hành cổ phiếu.

5. Philippines


Nhà đầu tư nước ngoài có hai tùy chọn: (1) Thành lập một công ty Philippines; (2) Đăng ký để hoạt động với tư cách là một công ty nước ngoài.

5.1. Thành lập một công ty Philippines

* Doanh nghiệp tư nhân;

Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp sở hữu bởi một cá nhân người mà có toàn quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp và sở hữu tất cả tài sản của công ty đồng thời cũng chịu trách nhiệm về tất cả các nghĩa vụ của công ty bằng tài sản cá nhân của mình.

Doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký Tên doanh nghiệp và đăng ký với

Cục Cục Thương mại và Công nghiệp vùng thủ đô quốc gia (The Department of Trade and Industry – National Capital Region).



* Công ty hợp danh;

Theo Luật Dân sự, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, có trách nhiệm pháp lý tách biệc so với các thành viên. Thành viên hợp danh có thể là các thành viên chung, người phải chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ của công ty và thành viên giới hạn, người chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn họ góp. Công ty hợp danh có từ 2 thành viên trở lên. Những công ty có trên 3000 thành viên phải đăng ký với Ủy ban chứng khoản Philippines.



* Công ty

Công ty là một pháp nhận được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và được quản lý bởi Ủy ban chứng khoán. Trách nhiệm của cổ đông dối với doanh nghiệp giới hạn trong số cổ phần mà họ sở hữu. Công ty phải có tối thiểu 5 thành viên và nếu có từ 15 thành viên trở lên thì phải đăng ký với Ủy ban chứng khoán. Vối điều lệ tối thiểu là 5.000 Pesos.

Một công ty có thể là công ty cổ phần hoặc không cổ phần tùy thuộc vào quốc tịch. Ví dụ: Nếu nhà đầu tư Philippine sở hữu 60% vốn thì công ty đó được coi là Công ty Philippines. Nếu Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 40% vốn thì công ty đó được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

5.2. Đăng ký để hoạt động với tư cách là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

* Chi nhánh

Văn phòng chi nhánh của một doanh nghiệp nước ngoài được thành lập và tồn tại theo pháp luật của nước ngoài tiến hành thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và nhận sự tài trợ về tài chính của công ty mẹ tại Philippines. Điều kiện để thành lập chi nhánh tại Philippine là phải đầu tư tối thiểu 200.000 USD vốn thanh toán. Số vốn này có thể giảm xuống 100.000 USD nếu hoạt động của chi nhánh tập trung vào công nghệ cao hoặc sử dụng tối thiểu từ 50 lao động được tiếp. Việc thành lập Chi nhánh phải được đăng ký với cơ quan quản lý.



* Văn phòng đại diện

Một văn phòng đại diện được tổ chức và tồn tại theo pháp luật của nước ngoài. Văn phòng đại diện không thể tạo ra doanh thu trực tiếp tại Philippines và được tài trợ tài chính hoàn toàn bởi công ty mẹ. Để thành lập văn phòng đại diện, Nhà đầu tư phải đầu tư tối thiểu 30.000 USD và phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.



* Trụ sở chính của khu vực hoặc Trụ sở điều hành chính của khu vực

Theo quy định của Luật Cộng hòa 8756, một tập đoàn đa quốc gia có thể thành lập RHQ hoặc ROHQ trong suốt thời gian tồn tại của tập đoàn này.

Trụ sở chính của khu vực (RHQS)

- Một RHQ thực hiện các hoạt động được giới hạn trong phạm vi một giám sát viên, một đầu mối kết nối thông tin và trung tâm điều phối cho các công ty con hoặc các chi nhánh của công ty mẹ trong khu vực Châu Á Thái bình dương.

- Hoạt động như một chi nhánh quản lý hành chính của tập đoàn để thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế;

- Không tạo ra doanh thu từ những nguồn lực trong phạm vi lãnh thổ Philippines và không tham gia trực tiếp theo bất kỳ cách nào vào việc điều hành quản lý của các công ty con hoặc chi nhánh tại Philippines.

- Tối thiếu phải có một khoản ký quỹ 50.000 USD để trang trải chi phí.

Trụ sở điều hành chính của khu vực (ROHQs)

Một ROHQ thực hiện các hoạt động sau đây phục vụ cho các công ty con và chi nhánh của tập đoàn trên lãnh thổ Philippines:

- Lập kế hoạch và quản lý hành chính chung;

- Lập kế hoạch kinh doanh và làm điều phối viên;

- Cung cấp nguyên liệu thô;

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp;

- Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm;

- Quản trị nhân lực và đào tạo;

- Cung cấp các dịch vụ hậu cần, vận tải;

- Nghiên cứu và phát triển;

- Hỗ trợ kỹ thuật và thông tin liên lạc;

- Phát triển kinh doanh;

- Có thể tạo ra doanh thu tại Philippines;

- Yêu cầu tối thiểu khoản ký quỹ một lần là 200.000 USD.


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 285.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương