BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư BÁo cáo nghiên cứu về pháp luậT ĐẦu tư CỦa một số NƯỚC


II. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP



tải về 285.88 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích285.88 Kb.
#18800
1   2   3   4   5   6

II. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP


Đối với hình thức đầu tư, việc phân loại dựa thường được quy định dựa vào cách thức nhà đầu tư đưa tiền vào thị trường để thu lợi nhuận. Có ba hình thức đầu tư phổ biến là đầu tư sở hữu (ownership), đầu tư cho vay (lending) và đầu tư tiền – tương đương tiền (Cash – Cash Equivalents). Luật đầu tư của hầu hết các nướcchỉ quy định về hình thức đầu tư sở hữu.Một số nước quy định hình thức đầu tư cho vay (Ví dụ tại Điều 8 Luật Khuyến khích đầu tư của Hàn Quốc) quy định về hình thức đầu tư bằng các khoản cho vay dài hạn. Tuy nhiên, những quy định như luật Hàn Quốc là không phổ biến. Trong hình thức đầu tư sở hữucó hai hình thức cụ thể thường được pháp luật của các nước quy định là đầu tư thành lập pháp nhân mới và đầu tư thông qua việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đã tồn tại. Ví dụ, Khoản 3 Điều 5 Luật Đầu tư số 25 năm 2007 của Indonesia cũng quy định nhà đầu tư được đầu tư theo hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc mua cổ phần, trong đó đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp nhà đầu tư được yêu cầu phải mua cổ phần của công ty vào thời điểm công ty được thành lập. Khoản b, Điều 2 Luật Đầu tư trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ13 quy định hai hình thức đầu tư: đầu tư thành lập mới một công ty hoặc chi nhánh của nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư mua cổ phần của một công ty đã được thành lập ở Thổ Nhĩ Kỳ. Quy định này có nhiều điểm tương đồng đối với các thức quy định của Luật Đầu tư Việt Nam.

Bên cạnh hình thức đầu tư, loại hình doanh nghiệp cũng được quy định trong Luật Đầu tư của nhiều nước. Việc phân loại các loại hình doanh nghiệp chủ yếu dựa vào phạm vi trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các nghĩa vụ của công ty và mức độ tách bạch giữa sở hữu và điều hành quá trình trong quản lý và vận hành công ty. Có bốn loại hình doanh nghiệp phổ biến: Doanh nghiệp tư nhân (Sole proprietorships), Công ty hợp danh (Parnerships), Công ty cổ phần (Corporations) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company - LLC). Những loại hình doanh nghiệp này thường được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp các nước. Tuy vậy, Luật Đầu tư mỗi nước khác nhau lại có những giới hạn khác nhau đối với nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Ví dụ: Luật Đầu tư Indonesia chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn (Khoản 3 Điều 5 Luật Đầu tư số 25). Luật Khuyến khích đầu tư Hà Quốc không đưa ra một giới hạn cụ thể nào về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài trong khi luật doanh nghiệp nước này cũng quy định 4 loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh, công ty hợp danh hữu hạn, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Luật Trung Quốclại đưa ra những loại hình doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài tham gia ví dụ như: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp liên doanh vốn, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn nước ngoài, tập đoàn. Mỗi loại hình doanh nghiệp nói trên cho nhà đầu tư nước ngoài được quy định bởi một đạo luật riêng về đầu tư nước ngoài.


III. HÌNH THỨC ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

1. Về căn cứ và thể thức áp dụng:


Tương tự như Việt Nam, các nước đều ban hành chính sách khuyến khích và hạn chế ĐTNN phù hợp với chương trình phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu thu hút vốn ĐTNN trong từng thời kỳ của mình. Chính sách này được thể hiện dưới hình thức các Danh mục lĩnh vực khuyến khích, cấm và hạn chế ĐTNN. Một số nước không ban hành Danh mục khuyến khích ĐTNN mà chỉ đưa ra các Danh mục lĩnh vực cấm hoặc hạn chế đầu tư; ngoài các lĩnh vực này, nhà đầu tư được phép tiến hành hoạt động đầu tư và xin được hưởng ưu đãi nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định.

2. Về hình thức hạn chế ĐTNN:


Các nước có thể áp dụng nhiều cách thức khác nhau để hạn chế nhà đầu tư nước ngoài như: hạn chế về sở hữu vốn tối đa và tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài; hạn chế về địa bàn tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ; yêu cầu xuất khẩu, nội địa hóa, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước; yêu cầu về chuyển giao công nghệ, mức độ sử dụng lao động...Tuy nhiên, để thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương, các nước trong Khu vực đã xóa bỏ hầu hết những hạn chế nói trên. Hiện nay, hình thức hạn chế ĐTNN được áp dụng chủ yếu ở các nước này là quy định về giới hạn sở hữu vốn tối đa của nhà đầu tư nước ngoài và phạm vi kinh doanh, chủ yếu trong một số ngành dịch vụ nhạy cảm. Các nước thường xây dựng các danh mục cấm đầu tư, khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện. Trong trường hợp Thái Lan, nước này còn ban hành Danh mục hoạt động kinh doanh trong đó doanh nghiệp Thái Lan chưa sẵn sàng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Philippines ban hành danh mục các lĩnh vực đầu tư trong đó quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư tối đa bao nhiêu phần trăm.14

3. Chính sách ưu đãi đầu tư


Có những chính sách khuyến khích đầu tư cơ bản được các nước trên thế giới sử dụng bao gồm:

- Khuyến khích bằng thuế hoặc trợ cấp: đây là một trong nhữ biện pháp phổ biến nhất được áp dụng trên thế giới cũng như trong khu vực. Các nước có thể ban hành các chính sách miễn, giảm các loại thuế (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển lợi nhuận về nước) hoặc hỗ trợ một số chi phí như chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật kết nối với nhà máy của doanh nghiệp, chi phí vận hành (vận chuyển, điện, nước). Ví dụ: trường hợp Thái Lan có thể áp dụng giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực ưu đãi, bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp;khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước hoặc miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị.

- Hỗ trợ phi thuế nhưcho phép đưa vào lãnh thổ của mình công dân nước ngoài để nghiên cứu cơ hội đầu tư hoặcđưa vào những người lao động kỹ năng cao và chuyên gia để thực hiện việc xúc tiến đầu tư; cho phép sở hữu đất đai; cho phép mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ;15

4. Các chính sách bảo đảm đầu tư


Những biện pháp bảo đảm đầu tư đang áp dụng phổ biến ở một số nước bao gồm:

- Nhà nước không quốc hữu hóa các tài sản của Nhà đầu tư;

- Nhà nước không thực hiện những hoạt động cạnh tranh với các hoạt động của nhà đầu tư;

- Nhà nước không độc quyền bán các sản phẩm tương tự như sản phẩm của nhà đầu tư;

- Nhà nước không buộc nhà đầu tư phải điều chỉnh giá bán các sản phẩm của mình;

- Nhà nước cho phép xuất khẩu sản phẩm vào bất kỳ thời điểm nào nhà đầu tư có yêu cầu;

- Nhà nước không cho phép bất kỳ cơ quan nhà nước, tổ chức nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước nào miễn thuế nhập khẩu bất kỳ loại sản phẩm nào đang được sản xuất bởi nhà đầu tư vào lãnh thổ nước sở tại.

Cùng với việc tham gia ngày càng sâu hơn vào tiến trình tự do hóa đầu tư, phạm vi, mức độ của các cam kết bảo đảm đầu tư ở các nước đã dần dần trở nên tương đồng hơn. Những biện pháp bảo đảm đầu tư nói trên được áp dụng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.16



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 285.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương