BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ VĂn hóA, thể thao và du lịch trưỜng đẠi họC thể DỤC thể thao thành phố HỒ chí minh


Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh



tải về 1.66 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu24.02.2018
Kích1.66 Mb.
#36360
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3.2.1. Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.


Từ các vấn đề luận đã phân tích dựa trên những sở khoa học của quá trình huấn luyện VĐV bắn cung thực tế công tác huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao tại các địa phương, các Trung tâm cho thấy để lựa chọn được một số các bài tập phát triển thể lực chuyên môn ứng dụng trong quá trình huấn luyện vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh. cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo có chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Hình thức tập luyện phải đảm bao đơn giản, phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập luyện cũng như điều kiện thực tiễn của công tác huấn luyện môn bắn cung tại các địa phương.

Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo định hướng phát triển toàn diện cho các bộ phận chính của cơ thể tham gia vào hoạt động vận động phát triển tố chất sức bền chuyên môn, đồng thời hỗ trợ phát triển các tố chất thể lực chuyên môn khác (sức nhanh, sức mạnh, khả năng phối hợp...) trong tập luyện và thi đấu môn bắn cung.

Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu.

Qua tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, qua khảo sát công tác huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao tại các Trung tâm thể thao mạnh trên phạm vi toàn quốc, đã lựa chọn được 19 bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện nhằm phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh là:

Bài tập 1. Chạy bền 1500m - 3000m.

Bài tập 2. Bài tập nhảy dây.

Bài tập 3. Bài tập cúi kéo tạ.

Bài tập 4. Bài tập vớt tạ trước.

Bài tập 5. Bài tập vớt tạ sau.

Bài tập 6. Bài tập giữ tạ tĩnh.

Bài tập 7. Bài tập với dây lò xo (trước và sau).

Bài tập 8. Bài tập nằm ngửa trên ghế đẩy tạ.

Bài tập 9. Bài tập trương lực cơ.

Bài tập 10. Tập tạ tay Gante.

Bài tập 11. Nằm sấp chống đẩy.

Bài tập 12. Kéo giữ cung lâu trên tay.

Bài tập 13. Kéo cung liên tục nhiều lần trong một tổ.

Bài tập 14. Kéo cung đồng đội.

Bài tập 15. Kéo cung với tấm kêu. Bài tập 16. Kéo cung bậc thang.

Bài tập 17. Bài tập đẩy xe cút kít.

Bài tập 18. Nhóm bài tập trò chơi vận động.

Bài tập 19. Bài tập thi đấu.

Với mục đích xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn hệ thống các bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh, tiến hành phỏng vấn (phụ lục 1) 30 huấn luyện viên, các chuyên gia, các giáo viên hiện đang làm công tác huấn luyện môn bắn cung trên địa bàn thành phố.

Nội dung phỏng vấn là tiến hành lựa chọn và xác định mức độ ưu tiên của các bài tập ở 3 mức:

Ưu tiên 1: (Bài tập quan trọng).

Ưu tiên 2: (Bài tập bình thường).

Ưu tiên 3: (Bài tập không quan trọng).



Ngoài ra căn cứ vào kết quả phỏng vấn để tìm và lựa chọn ra được những bài tập đặc trưng tiêu biểu cho từng yếu tố của thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Thu được kết quả trình bày ở bảng 3.5

Bảng 3.5 : Kết quả phiếu phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên nữ

Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh (n=30)

TT

Bài tập

Kết quả phỏng vấn lần 1

Quan trọng

Bình thường

Không quan trọng

Tổng điểm

Tỷ lệ %

1

Bài tập 1. Chạy bền 1500m - 3000m.

27

3

0

87

96.7

2

Bài tập 2. Bài tập nhảy dây.

24

6

0

84

93.3

3

Bài tập 3. Bài tập cúi kéo tạ.

25

4

1

83

92.2

4

Bài tập 4. Bài tập vớt tạ trước.

27

3

0

87

96.7

5

Bài tập 5. Bài tập vớt tạ sau.

24

6

0

84

93.3

6

Bài tập 6. Bài tập giữ tạ tĩnh.

27

3

0

87

96.7

7

Bài tập 7. Bài tập với dây lò xo (trước và sau).

24

6

0

84

93.3

8

Bài tập 8. Bài tập nằm ngửa trên ghế đẩy tạ.

27

2

1

85

94.4

9

Bài tập 9. Bài tập trương lực cơ.

16

10

4

68

75.6

10

Bài tập 10.Tập tạ tay Gante.

24

6

0

84

93.3

11

Bài tập 11. Nằm sấp chống đẩy.

22

1

7

68

75.6

12

Bài tập 12. Kéo giữ cung lâu trên tay.

25

5

4

85

94.4

13

Bài tập 13. Kéo cung liên tục nhiều lần trong một tổ.

24

6

0

84

93.3

14

Bài tập 14. Kéo cung đồng đội.

25

5

4

85

94.4

15

Bài tập 15. Kéo cung với tấm kêu.

24

6

0

84

93.3

16

Bài tập 16. Kéo cung bậc thang.

25

5

0

85

94.4

17

Bài tập 17. Bài tập đẩy xe cút kít.

16

10

4

68

75.6

18

Bài tập 18. Nhóm bài tập trò chơi vận động.

22

1

7

68

75.6

19

Bài tập 19. Bài tập thi đấu.

25

5

4

85

94.4

Từ bảng 3.5 thấy có 19/19 bài tập huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu mà luận văn đưa ra được các ý kiến lựa chọn với số ý kiến chiếm tỷ lệ từ 75% trở lên, và phần lớn đều xếp ở mức độ ưu tiên 1.

Như vậy, qua khảo sát thực tiễn dưới hình thức phỏng vấn, đã lựa chọn được 19 bài tập chuyên môn ứng dụng trong huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu. Nội dung, phương pháp thực hiện các bài tập lựa chọn như sau:



Bài 1. Chạy bền 1500m - 3000m

Đây là bài tập phổ biến trong phát triển thể lực chung ở tất cả các môn thể thao nói chung để chuẩn bị nền tảng thể lực cần thiết cho VĐV. Đối với bắn cung nó cũng góp phần rất quan trọng vào phát triển lòng tự tin, ý chí quyết tâm dành chiến thắng. Chạy quanh sân điền kinh 400m hoặc chạy việt dã.

Bài 2. Bài tập nhảy dây.

Nhảy dây tại chỗ theo số tổ quy định. Rèn luyện khả năng cân bằng cho VĐV, cảm giác không gian…



Bài 3. Bài tập cúi kéo tạ.

Động tác cúi kéo tạ. Thực hiện hai chân đứng song song rộng bằng vai, thân người cúi vuông góc với chân, cánh tay và cẳng tay thẳng, bàn tay nắm chặt lấy đòn tạ từ từ kéo lên đến khi giữa cánh tay và cẳng tay tạo thành góc vuông thì dừng kéo và trở về vị trí ban đầu. Thực hiện từ 15 đến 20 lần trong 1 tổ và mỗi buổi tập thực hiện từ 4 đến 5 tổ với trọng lượng tạ 30kg.


Bài 4. Bài tập vớt tạ trước.


Động tác vớt tạ. Thực hiện động tác hai chân đứng rộng bằng vai thân người thẳng, chắc chắn, hai tay thẳng, bàn tay nắm chặt lấy tạ sát với phía trước thân người, dùng nhóm cơ vai và cánh tay, cẳng tay kéo tạ sát theo thân người sao cho tay cầm bánh tạ chạm cằm, hai khuỷu tay cao hơn vai thì kết thúc động tác và trở về vị trí ban đầu. Thực hiện từ 20 đến 25 lần trong 1 tổ và mỗi buổi tập thực hiện từ 5 đến 6 tổ với trọng lượng tạ nặng 10 kg.

Bài 5. Bài tập vớt tạ sau.


Động tác vớt tạ. Thực hiện động tác hai chân đứng rộng bằng vai, thân người thẳng, chắc chắn, hai tay thẳng, bàn tay nắm chặt lấy tạ, hai tay thẳng đưa tạ lên đỉnh đầu, từ từ hạ tạ xuống sao cho bánh tạ nằm sát sau gáy rồi lại dùng lực của vai, cánh tay và cẳng tay đẩy tạ về vị trí ban đầu.

Thực hiện từ 20 đến 25 lần trong 1 tổ và mỗi buổi tập thực hiện từ 5 đến 6 tổ với trọng lượng tạ nặng 10 kg.


Bài 6. Bài tập giữ tạ tĩnh.


Động tác giữ tạ tĩnh: Thực hiện động tác hai chân đứng rộng bằng vai, thân người thẳng, chắc chắn, cánh tay cao bằng vai trùng với mặt phẳng thân người vuông góc với cẳng tay, đặt tạ trên khuỷu tay giữ ở ổn định vị trí đó khoảng từ 40 đến 50 giây và lặp lại từ 6 đến 8 tổ với trọng lượng tạ mỗi bên là 10kg.

Bài 7. Bài tập với dây lò xo (trước và sau).


Thực hiện động tác hai chân đứng rộng bằng vai, thân người chắc chắn, hai tay đưa lên đỉnh đầu, cánh tay và cẳng tay thẳng từ từ đẩy sang hai bên trùng với mặt phẳng thân người, đến khi cánh tay và cẳng tay bằng vai thì kết thúc động tác, cứ thế lặp lại động tác. Mỗi tổ thực hiện từ 20 đến 25 lần, mỗi động tác thực hiện từ 4 đến 5 tổ trong một buổi tập. Bài tập này nhằm mục đích phát triển nhóm cơ vai và cơ cánh tay và tạo ra cho VĐV cảm giác thăng bằng trong khi kéo cung.

Bài 8. Bài tập nằm ngửa trên ghế đẩy tạ.


Thực hiện động tác nằm trên ghế, hai chân chạm đất giữ thăng bằng, cánh tay và cẳng tay thẳng, rộng bằng 2 lần vai, bàn tay nắm chặt đòn tạ từ từ hạ xuống sao cho cánh tay và cẳng tay vuông góc, xong dùng lực vai và cánh tay, cẳng tay đẩy tạ lên về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác từ 20 đến 25 lần lặp lại 4 đến 5 tổ trong một buổi tập với trọng lượng tạ 40kg. Tất cả các bài tập trên (từ bài tập 1 đến bài tập 6), thời gian nghỉ giữa các tổ phải đủ để cho VĐV hồi phục về gần trạng thái ban đầu mới cho thực hiện tổ tiếp theo.

Bài 9. Bài tập trương lực cơ.


Các bài tập này thường sử dụng để phát triển cơ tay, cơ ngực cho VĐV bắn cung, làm cho trương lực cơ tay ổn định để giảm độ rung động của cánh tay khi thực hiện phát bắn. Các bài tập này thường sử dụng trong khởi động chuyên môn trước khi vào bắn thi đấu hay bắn tập luyện. Thực hiện động tác bài tập hai bàn tay úp vào nhau để trước ngực, hai mũi bàn tay hướng ra phía trước, dùng lực của hai cánh tay đẩy mạnh vào nhau khoảng 60 đến 70% lực với thời gian từ 50 đến 60 giây mỗi lần, lặp lại từ 4 đến 5 lần/tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 30 giây.

Bài 10. Tập tạ tay Gante.


Là bài tập nhằm phát triển cơ đen ta và cơ bắp của cánh tay, dùng phương pháp lặp lại các động tác như cánh tay, khuỷu tay thẳng, cầm tạ với trọng lượng vừa phải, úp lòng bàn tay xuống nâng lên ngang vai, hạ xuống hai tay song song với thân người lặp lại 20 đến 25 lần 1 tổ nghỉ giữa các tổ lặp lại phải đủ thời gian để cho cơ thể hồi phục, cầm tạ gập khớp khuỷu nắm tay sát mỏm vai dùng lực cánh tay để kéo vào 25 đến 30 lần một tổ, cầm tạ hai tay song song thăng bằng vai tay một đưa lên, một tay đưa xuống lặp lại từ 25 đến 30 lần một tổ, lưu ý thời gian nghỉ giữa quãng của mỗi tổ phải đủ cho cơ thể hồi phục gần về mức bình thường mới thực hiện tổ tiếp theo. Mỗi động tác thực hiện từ 5 đến 6 tổ với trọng lượng tạ 3kg.

Bài 11. Nằm sấp chống đẩy.


Là phương pháp tập luyện để phát triển sức mạnh của cánh tay và cơ vai trước và cơ vai sau. Thực hiện bài tập này chủ yếu là bằng phương pháp lặp lại, thời gian nghỉ giữa các lần phải đủ để cơ thể hồi phục, thực hiện động tác hai tay chống xuống đất, thân người thẳng, hai chân thẳng gập khuỷu tay

hạ thân người xuống, cánh tay và cẳng tay vuông góc song dùng lực cánh tay và cẳng tay đẩy thân người lên, cẳng tay và cánh tay phải thẳng thực hiện 20 lần, 22 lần, 24 lần, 26 lần, 28 lần, 30 lần, hay gác chân lên bục cao khoảng 40cm đến 50cm, tốc độ lặp lại mỗi lần nhanh chậm khác nhau để tăng độ hưng phấn của bài tập.


Bài 12. Kéo giữ cung lâu trên tay.


Bài tập này chủ yếu phát triển nhóm cơ tay và sự chịu đựng của cơ thể để tăng tính ổn định của cung, làm quen với độ nặng của trọng lượng cung cũng như độ nặng của sức kéo cung trong thời gian kéo dài. Thường sử dụng bài tập giữ cung lâu trên tay với thời gian từ 30 đến 40 giây, nghỉ giữa các lần lặp lại 30 giây, lặp lại từ 10 đến 15 lần. Thường tập vào cuối buổi tập luyện hay thi đấu tập, để tăng sự hưng phấn và khả năng chịu đựng của cơ thể có thể tổ chức thi đấu giữ cung lâu trên tay với thời gian theo khả năng của từng VĐV.

Bài 13. Kéo cung liên tục nhiều lần trong một tổ.


Chủ yếu phát triển độ ổn định của nhịp điệu phát bắn với thời gian dài, nhịp điệu kết thúc( giai đoạn thả dây cung để tên bay đến mục tiêu), nhịp điệu bắn được ổn định trong khoảng thời gian nhanh, tránh được trạng thái tâm lý xấu trong thi đấu. Thực hiện động tác kéo liên tục từ 25 đến 30 lần trong 1 tổ, lặp lại từ 6 đến 8 tổ. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 30 giây.

Bài 14. Kéo cung đồng đội.


Dạng bài tập này nhằm rèn luyện cho VĐV tính tập trung trong tập luyện, tinh thần phối hợp đồng đội trong thi đấu. Phương pháp thực hiện bài tập là VĐV tập theo nhóm từ 3 đến 4 VĐV thành một nhóm, thực hiện động tác kéo cung vào áp sát lần lượt theo vòng tròn, thực hiện 36 lần lặp lại 2 tổ. Thời gian nghỉ giữa 2 tổ là 120 giây.

Bài 15. Kéo cung với tấm kêu.


Nhóm bài tập này sử dụng sau khi VĐV đã thực hiện xong nội dung bài tập chính. Phương pháp thực hiện là thường sử dụng phương pháp lặp lại từ 18 đến 24 lần, mỗi lần giữ ổn định từ 4 giây đến 6 giây, thực hiện từ 2 đến 3 tổ trong một buổi tập. Thời gian nghỉ giữa các lần lặp lại là 20 giây và giữa các tổ là 120 giây.

Bài 16. Kéo cung bậc thang.


Mục đích bài tập nhằm phát triển nhóm cơ vai trước, vai sau và cơ đen ta. Phương pháp thực hiện 10 tổ tăng dần. Tổ đầu kéo 8 lần và tăng dần mỗi tổ 1 lần. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 60 giây.

Bài 17. Bài tập đẩy xe cút kít.


Bài tập này chia thành nhóm 2 người một, người thực hiện bài tập nằm sấp, thân người thẳng, hai tay chống xuống đất, khuỷu tay thẳng, người giúp đứng phá sau hai tay cầm cổ chân người thực hiện và đẩy đi 20m đến 25m, người thực hiện động tác buộc phải đi bằng hai tay, sau đó đổi người thực hiện và lặp lại từ 6 đến 8 lần.

Bài 18. Nhóm các bài tập trò chơi vận động.


Bao gồm các bài tập trò chơi nhằm thả lỏng, hồi phục cho VĐV. Hiệu quả của bài tập là phát triển đầy đủ các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo, tính đoàn kết, phối hợp chiến thuật đồng đội, kết hợp để nâng cao ý thức tập thể, tăng tính hưng phấn của bài tập. Thường sử dụng rất nhiều loại trò chơi, mỗi trò chơi nhằm phát triển từng cơ quan bộ phận của cơ thể. Do vậy, muốn phát triển tố chất nào thì sử dụng trò chơi đó cho phù hợp. Mỗi buổi tập chỉ được chơi trò chơi vận động từ 10 đến 15 phút. Ví dụ: Muốn phát triển sức nhanh phản xạ thì cho chơi trò chơi cướp cờ…

Bài 19. Bài tập thi đấu.


Nhằm mục đích làm quen với điều kiện thi đấu, rèn luyện trạng thái tâm cho VĐV để tạo cho VĐV cảm giác tự tin để bước vào thi đấu đạt kết quả cao nhất. Hệ thống các bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam VĐV bắn cung cấp cao Việt Nam trên đây được phân bổ trong chương trình, kế hoạch thực nghiệm và tiến trình thực nghiệm cho nhóm thực nghiệm.

3.2.2. Ứng dụng hệ thống các bài tập phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.



  • Tổ chức thực nghiệm sư phạm.

Việc tổ chức ứng dụng các bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 1 năm tâm đào tạo VĐV thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm đã được trình bày cụ thể tại mục 2.1.4 chương 2 của luận văn. Chương trình thực nghiệm này có đặc điểm cơ bản sau:

Các nữ VĐV Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh là những VĐV đã qua giai đoạn huấn luyện chuyên môn hoá sâu hiện đang tập luyện ở Trung tâm đào tạo VĐV và đã tích luỹ được những tố chất thể lực chung, thể lực chuyên môn cần thiết cũng như các kỹ - chiến thuật trong tập luyện và thi đấu môn bắn cung. Tuy nhiên thành tích thi đấu tại giải toàn quốc chưa được cao so với VĐV bắn cung tại các Trung tâm huấn luyện thể thao mạnh như: Hà Nội...

Nhiệm vụ và phương pháp tập luyện tập trung vào việc phát triển thể lực chuyên môn bắn cung nhằm nâng cao hiệu quả cũng như thành tích trong tập luyện - thi đấu.

Toàn bộ quá trình thực nghiệm được tiến hành trong thời gian 12 tháng (từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014). Đối tượng thực nghiệm sư phạm của luận văn là 03 vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm đối tượng này được áp dụng hệ thống các bài tập phát triển thể lực chuyên môn đã lựa chọn và hệ thống các bài tập này được coi là những bài tập chính, sắp xếp khoa học trong chương trình huấn luyện và trong từng giáo án huấn luyện được ứng dụng vào nhóm thực nghiệm.

Trong quá trình thực nghiệm, tiến hành kiểm tra vào các thời điểm ban đầu và kiểm tra giai đoạn sau thực nghiệm theo kế hoạch huấn luyện năm.


  • Xây dựng kế hoạch huấn luyện tố chất sức bền chuyên môn cho đối tượng thực nghiệm trên cơ sở hệ thống các bài tập đã lựa chọn.

Căn cứ vào chương trình, kế hoạch huấn luyện năm của Ban huấn luyện đội tuyển bắn cung Thành phố Hồ Chí Minh thông qua, luận văn xây dựng chương trình huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn cho nhóm thực nghiệm.

Thời gian huấn luyện thể lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh được các HLV quản lý chặt chẽ, loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến huấn luyện, chỉ còn lại sự tác động của các bài tập tới từng nhóm nghiên cứu.



  • Chương trình huấn luyện phát triển sức bền chuyên môn trong các chu kỳ huấn luyện năm.

Nhiệm vụ huấn luyện.


Dựa trên trình độ kỹ thuật của VĐV hiện có, tăng cường huấn luyện để nâng cao chất lượng kỹ thuật, tính ổn định trong động tác.

Trang bị cho VĐV kiến thức về tâm lý, tạo cho VĐV trạng thái luôn luôn sẵn sàng tập luyện và thi đấu tốt nhất.

Xây dựng giáo án cá nhân trong chương trình huấn luyện để áp dụng lượng vận động phù hợp với từng VĐV.

Giới thiệu cho VĐV nắm chắc luật và áp dụng luật để thi đấu. Truyền đạt cho VĐV những kinh nghiệm xử lý tình huống trong thi đấu để VĐV luôn luôn chủ động và tự tin giành thành tích cao nhất.

Điều chỉnh lượng vận động, tạo điểm rơi tốt nhất giúp VĐV có trạng thái sung sức nhất vào thời điểm thi đấu tại các giải trong năm.

Giáo dục phẩm chất đạo đức cho VĐV, xây dựng mối quan hệ tốt giữa HLV và VĐV.


Nội dung huấn luyện.

Huấn luyện thể lực và huấn luyện sức bền chuyên môn.

Huấn luyện nâng cao thể lực chung và thể lực chuyên môn bằng các bài tập điền kinh, bài tập với tạ, bài tập với bóng, các trò chơi vận động... các bài tập với cung như thực hiện động tác kéo cung giữ lâu trên tay, kéo nhiều lần trong một tổ, kéo nhanh, kéo chậm, kéo với tên giữ ổn định trong khoảng thời gian nhất định... Tăng cường các bài tập phối hợp vận động, mềm dẻo, khéo léo và tính hài hoà của động tác, các bài tập về phản xạ, xử lý tình huống...

Huấn luyện thể lực phải đảm bảo sự phát triển và tính duy trì theo từng giai đoạn của kế hoạch năm nhằm mục đích điều chỉnh cho VĐV vào thời điểm thi đấu có thể lực và tinh thần tốt nhất.


* Huấn luyện chuyên môn.

Huấn luyện cho VĐV thực hiện tốt động tác kỹ thuật phù hợp với từng cá nhân theo từng giai đoạn như kéo cung, bắn gần để tạo cảm giác tốt về động tác, thống nhất về dùng lực của từng mũi tên bắn trong suốt buổi tập...

Trên cơ sở đã đạt được như trên cho VĐV tập luyện bắn ở cự ly 30m và 50m nhằm mục đích hoàn thành, củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác. Duy trì sự ổn định kỹ thuật động tác, nâng cao tính chuyên sâu trong tập luyện, tăng cường thời gian tập luyện kỹ thuật. Chú trọng huấn luyện độ thuần thục trong thực hiện động tác của từng cự ly, để VĐV định hình được động tác bắn chuẩn xác cảm giác tốt động tác đúng, tăng cường tập luyện các bài bắn ghi điểm thi đấu đào thải để rèn luyện tâm lý.

Huấn luyện, trang bị cho VĐV những kỹ năng cơ bản về xử lý tình huống, điều kiện thời tiết môi trường bên ngoài như nắng, gió, mưa...

Huấn luyện chiến thuật cho VĐV ở các nội dung bắn nhất là nội dung bắn đào thải cá nhân và đào thải đồng đội.


* Huấn luyện tâm lý.

Luôn luôn giáo dục về đạo đức, tư tưởng, tinh thần yêu nghề, ý thức kỷ luật, tính tự giác trong tập luyện cũng như trong sinh hoạt cho VĐV, đưa ra những tình huống trong thi đấu để VĐV tự xử lý, sau đó huấn luyện viên phân tích đúng, sai của VĐV để rút kinh nghiệm và trang bị cho VĐV những kiến thức về tâm lý để VĐV có thể tự điều chỉnh khi gặp các tình huống đó xảy ra (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Lượng vận động huấn luyện.



Lượng vận động

Khối lượng

Cường độ

Trung bình

300 lần bắn/buổi

Mỗi đợt bắn 72 tên

Trên trung bình

450 lần bắn/buổi

Mỗi đợt bắn 108 tên

Lớn

550 lần bắn /buổi

Mỗi đợt bắn 144 tên

Chu kỳ huấn luyện tuần (6 ngày):



  1. ngày sử dụng lượng vận động trung bình.

  2. ngày sử dụng lượng vận động trên trung bình. 2 ngày sử dụng lượng vận động lớn.

1 ngày sử dụng lượng vận động trung bình.

Chu kỳ huấn luyện tháng (4 tuần):

Tuần 1 sử dụng lượng vận động trung bình.

Tuần thứ 2 sử dụng lượng vận động trên trung bình.

Tuần thứ 3 sử dụng lượng vận động lớn (kiểm tra, thi đấu). Tuần thứ 4 sử dụng lượng vận động trung bình.

Phân chia giai đoạn huấn luyện


Bảng 3.7. Phân chia giai đoạn huấn luyện trong chu kỳ năm.

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Thời kỳ

Chuẩn bị chung

Chuẩn bị chuyên môn

Chuẩn bị thi đấu

Giai đoạn thi đấu

Giai đoạn chuyển tiếp

Nội dung










Thi đấu giải cúp




Thi đấu giải tay cung xuất sắc




Thi đấu giải vô địch trẻ







Thi đấu giải vô địch




3.2.3. Bàn luận nghiên cứu xây dựng và ứng dụng hệ thống các bài tập phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.

Trong các môn thể thao có cấu trúc năng lực thể thao như môn điền kinh, bơi lội, xe đạp, cử tạ… thì năng lực vận động có tác dụng chủ đạo. Còn các môn thể thao có cấu trúc năng lực thể thao như môn thể dục, nhảy cầu… thì kỹ năng có tác dụng chủ đạo. Trong các môn có cấu trúc năng lực thể thao như các môn bóng, môn boxing, vật, đấu kiếm… thì năng lực kỹ thuật và năng lực chiến thuật cùng có tác dụng chủ đạo. Đối với những môn thể thao này, tác dụng tâm lý của vận động viên đều rất quan trọng trong phần lớn các tình huống tập luyện và thi đấu. Song lại chỉ là sự hỗ trợ. Còn đối với các môn có yêu cầu kỹ thuật tương đối đơn điệu khi tập luyện và thi đấu động tác kỹ thuật giống nhau được lặp lại nhiều lần nhưng lại không trực tiếp đọ sức cao thấp về năng lực cơ thể của vận động viên như các môn bắn súng, bắn cung, bắn nỏ,… thì sự mạnh yếu về năng lực tâm lý của vận động viên đối với trình độ năng lực thi đấu chung hoặc đối với kết quả thi đấu lại có ảnh hưởng vô cùng to lớn. Chính vì vậy có thể đem những môn thể thao này quy về nhóm môn kỹ năng tâm lý làm chủ đạo.

Đặc trưng về tố chất vận động của môn bắn cung là sức mạnh tĩnh lực và sức mạnh bền tốt, tính ổn định của cơ thể, tính nhịp nhàng của động tác và năng lực của hệ thống thần kinh chống lại mệt mỏi là những tố chất chủ yếu của VĐV bắn cung.

Về chức năng sinh lý: Môn bắn cung yêu cầu về mặt các cơ quan cảm thụ và hệ thống thần kinh, cảm giác tiền đình, cảm giác bản thể, thị giác… cần có độ nhạy cảm cao, đồng thời yêu cầu tốc độ phản ứng nhanh, hệ thống tim mạch bình thường, phối hợp giữa mắt và tay nhịp nhàng.

Về năng lực tâm lý: Loại hình thần kinh của VĐV ở môn bắn cung phần lớn loại hình yên tĩnh hoạt bát. Khi tuyển chọn nên chú ý chọn những VĐV có sự ổn định về tâm lý, năng lực tự khống chế tốt, trầm tĩnh và lạnh lùng, quyết đoán, ngoan cường.

Chuẩn bị thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung là cơ sở của nội dung chuyên môn trong quá trình huấn luyện, trong đó có giáo dục những năng lực thể chất đặc trưng cần thiết trong quá trình tập luyện. Đồng thời việc chuẩn bị thể lực chuyên môn cho VĐV quan hệ chặt chẽ với sự nâng cao khả năng chức phận của cơ thể, với sự phát triển thể chất và tăng cường sức khoẻ. Trong quá trình huấn luyện không thể coi nhẹ bất kỳ một yếu tố nào phải phát triển một cách toàn diện và đồng bộ mới đảm bảo cơ sở cho việc nắm vững, ổn định toàn diện trình độ kỹ, chiến thuật, tâm sinh lý của VĐV bắn cung, đặc biệt là giai đoạn hoàn thiện thể thao.

Theo kết quả khảo sát của các chuyên gia về các VĐV bắn cung cấp cao của các chuyên gia tại các nước có thành tích bắn cung phát triển như Hàn Quốc, Nga, Anh… phương tiện để huấn luyện thể lực chuyên môn chủ yếu của VĐV bắn cung là những bài tập chuyên biệt, bài tập thi đấu và bài tập chuẩn bị chuyên môn được soạn ra trên cơ sở các bài tập thi đấu như: Bài tập với vật nặng để phát triển sức bền nhóm cơ vai, cánh tay, bài tập khắc phục trọng lượng...

Nhiều chuyên gia, HLV hàng đầu thế giới về bắn cung đã chỉ ra: Cách người Hàn Quốc tiếp cận môn bắn cung rất khác biệt coi đó như một nghệ thuật và là đất nước duy nhất trên thế giới suy nghĩ như thế, dù những người khác cũng bắt đầu học theo. Đầu tiên họ sẽ dành ra vài tháng chỉ để tập tư thế đứng cho đúng, rồi vài tháng nữa để học cách nâng một bên cánh tay, rồi cả hai cánh tay. Có những chú bé tập chạy liên tục trong sáu tháng trước khi được phép bắn mũi tên thật đầu tiên. Cách tiếp cận của các nước phương Tây trực tiếp hơn nhưng ít thành công hơn. Họ giải thích: “Chúng ta thường đặt cung vào tay cung thủ rồi sau đó yêu cầu họ bắn đi bắn lại. Tập luyện không giúp hoàn hảo mọi thứ mà chỉ tạo ra thói quen. Bạn càng tập nhiều cái sai thì càng khó sửa chữa”. Cách tiếp cận của Hàn Quốc đòi hỏi nhiều sự hi sinh và sẽ không có hiệu quả với các VĐV thuộc những nền văn hoá khác vốn đòi hỏi huy chương và những chức vô địch rất gắt gao thay vì mất quá nhiều thời gian cho thành công dài hạn.

HLV Lee Ki Sik nói trên đài BBC Sport: “Trong bất cứ môn thể thao nào, các kỹ năng khi tập luyện luôn thay đổi theo thời gian và bạn phải tiếp cận theo những cách khác nhau. Tôi bắt đầu làm việc chặt chẽ với Cục Khoa học thể thao Hàn Quốc từ năm 1983 và đã nghiên cứu rất kỹ để giúp cải thiện tối đa kỹ thuật của các cung thủ. Sự chuẩn bị về tinh thần cũng rất quan trọng”.

Giám đốc hiện giờ của KAA, Seo Geo Won nói với báo Wall Street Journal năm ngoái, trong nội dung luyện tập của đội Hàn Quốc có cả nhảy Bungee (buộc dây vào cổ chân nhảy từ độ cao xuống đất), nhảy cầu xuống hồ bơi và các khóa huấn luyện bắn cung đặc biệt ở sân bóng chày đông đúc, ồn ào nhằm đảm bảo các cung thủ của KAA có thể trầm tĩnh và cân bằng tuyệt đối khi bước vào giải.

Kết quả nghiên cứu về cơ bản hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu và những nhận định của các tác giả nêu trên. Qua tổng hợp các tài liệu chung chuyên môn qua phỏng vấn các chuyên gia, các HLV, các nhà chuyên môn làm công tác huấn luyện bắn cung đã chọn được 19 bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh, gồm các nhóm bài tập sau: Nhóm bài tập chuyên môn. Nhóm bài tập trò chơi vận động. Nhóm bài tập thi đấu.

Các nhóm bài tập phát triển thể lực chuyên môn trên chủ yếu ở thời kỳ chuẩn bị và thời kỳ thi đấu nhằm phát triển thể lực chuyên môn, nâng cao khả năng chuyên môn cho VĐV bắn cung TP.HCM. Nhóm bài tập chuyên môn và nhóm bài tập thi đấu chủ yếu để phát triển thể lực chuyên môn ổn định tâm lý, nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV.

Từ 19 bài tập đã lựa chọn là kết quả nghiên cứu thấy các bài tập rất đa dạng nằm trong ba nhóm chính phát triển tương đối toàn diện và điển hình cho thể lực chuyên môn theo các chu kỳ huấn luyện.



tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương