BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ VĂn hóA, thể thao và du lịch trưỜng đẠi họC thể DỤC thể thao thành phố HỒ chí minh


Đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện



tải về 1.66 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu24.02.2018
Kích1.66 Mb.
#36360
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện.


3.3.1. So sánh sự phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện.

Sau thời gian ứng dụng thực nghiệm các bài tập được lựa chọn để phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tiến hành thu thập số liệu đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả được trình bày tại bảng được trình bày ở bảng 3.8. Để đánh giá mức độ tăng tiến, đề tài tính t-Student.

Qua bảng 3.8 ta thấy:

Từ kết quả lập test trước và sau thực nghiệm của của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh có thể nhận xét như sau:

Các chỉ tiêu về thể lực chuyên môn sau thực nghiệm của của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p<0.05), ở tất cả các chỉ tiêu đánh giá: Chạy 12 phút (m); Thăng bằng tĩnh (s); Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần); Dẻo gập thân (cm); Gập cơ bụng 1 phút (lần); Gâp cơ lưng 1 phút (lần); Lực bóp tay (kg); Giữ cung lâu trên tay (s); Giương cung liên tục tối đa (lần); Kéo dây cung tối đa (lần); Kéo cung giữ lâu trên tay (s).

Nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu dao động từ (3.1% Lực bóp tay) đến (15.2% Nằm sấp chống đẩy 1 phút). Ngoài ra mức độ phát triển sau thực nghiệm của các chỉ tiêu thể lực chuyên môn còn được thể hiện thông qua biểu đồ 3.2



Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh

sau thực nghiệm (n = 3)

TT

Nội dung các Test

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

W%

t

p

 

±

Cv%

  

±

Cv%

1

Chạy 12 phút (m)

2140.0

75.5

3.5

2243.3

77.7

3.5

4.7

6.2

<0.05

2

Thăng bằng tĩnh (s)

49.7

5.03

10.1

56.3

5.13

9.1

12.6

20

<0.05

3

Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần)

20.3

2.52

12.4

23.7

2.08

8.8

15.2

7.05

<0.05

4

Dẻo gập thân (cm)

21.7

1.87

8.6

24.2

1.51

6.2

10.9

12.01

<0.05

5

Gập cơ bụng 1 phút (lần)

47.7

2.52

5.3

52.0

3.00

5.8

8.7

13

<0.05

6

Gâp cơ lưng 1 phút (lần)

60.7

2.08

3.4

65.7

3.06

4.7

7.9

8.66

<0.05

7

Lực bóp tay (kg)

57.5

1.96

3.4

59.4

2.42

4.1

3.1

4.88

<0.05

8

Giữ cung lâu trên tay (s)

93.7

9.07

9.7

108.0

9.17

8.5

14.2

8.61

<0.05

9

Giương cung liên tục tối đa (lần/phút)

30.3

2.52

8.3

32.7

2.52

7.7

7.4

7.02

<0.05

10

Kéo dây cung tối đa (lần)

45.0

4.00

8.9

47.7

3.51

7.4

5.8

8.01

<0.05

11

Kéo cung giữ lâu trên tay (s)

47.3

4.51

9.5

51.0

3.61

7.1

7.5

5.5

<0.05


t0.05 = 4.303

Biểu đồ 3.2: Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu thể lực chuyên môn

3.3.2. Bàn luận về đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện.

Trước thực nghiệm đã kiểm tra ban đầu thể lực chuyên môn của nhóm thực nghiệm để có thể dễ dàng so sánh kết quả lập test sau thực nghiệm. Với điều kiện số lượng VĐV bắn cung nữ TP.HCM có hạn nên việc xác định phương pháp thực nghiệm ở đây là so sánh tự đối chiếu.

Sau 1 năm tiến hành thực nghiệm huấn luyện áp dụng các bài tập đã chọn với 11/11 test chuyên môn thấy thể lực chuyên môn của nhóm nghiên cứu bước đầu đã có khác biệt so với thời điểm trước thực nghiệm (p<0.05). Sau 1 năm thực nghiệm mức tăng trưởng trung bình là 8.9% ở các test sư phạm, như vậy sau 1 năm thực nghiệm áp dụng các bài tập mới vào huấn luyện cho đối tượng thực nghiệm bước đầu nhóm này đã có mức tăng rõ, chứng tỏ tác động của hệ thống bài tập được lựa chọn có khác biệt về năng lực phản ứng của hệ thần kinh cơ và thể lực chuyên môn của hệ cơ quan vận động của nhóm nghiên cứu.

Như vậy có thể thấy được chương trình thực nghiệm ứng dụng các bài tập được đề tài lựa chọn đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc nâng cao thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu chứng minh qua thực nghiệm theo mục tiêu của luận án có một số kết luận sau:

1. Quá trình nghiên cứu của luận văn đã lựa chọn được hệ thống gồm 11 test sư phạm đánh giá thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh: Chạy 12 phút (m); Thăng bằng tĩnh (s); Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần); Dẻo gập thân (cm); Gập cơ bụng 1 phút (lần); Gâp cơ lưng 1 phút (lần); Lực bóp tay (kg); Giữ cung lâu trên tay (s); Giương cung liên tục tối đa (lần); Kéo dây cung tối đa (lần); Kéo cung giữ lâu trên tay (s).

2. Vấn đề huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh hiện chưa được quan tâm đúng mức và quy trình đào tạo huấn luyện VĐV chưa hệ thống lại bị thúc ép cao nhằm sớm đạt thành tích. Vì vậy, các HLV dành chủ yếu thời gian cho huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật để sớm có thành tích nên còn ít sử dụng các bài tập huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn, dẫn đến trình độ thể lực chuyên môn của các VĐV không đều và chưa cao, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo và thành tích thi đấu của VĐV.

3. Luận văn đã lựa chọn được 19 bài tập chuyên môn cơ bản thuộc 03 nhóm bài tập nhằm huấn luyện phát thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.

Qua thời gian thực nghiệm sư phạm 1 năm đã xác định rõ được hiệu quả của hệ thống các bài tập đã chọn ứng dụng trong huấn luyện để phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các test với ttính > tbảng ở ngưỡng xác xuất P < 0.05.




tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương