BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ VĂn hóA, thể thao và du lịch trưỜng đẠi họC thể DỤC thể thao thành phố HỒ chí minh


Đặc điểm huấn luyện thể lực chuyên môn VĐV môn bắn cung



tải về 1.66 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu24.02.2018
Kích1.66 Mb.
#36360
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.2.3. Đặc điểm huấn luyện thể lực chuyên môn VĐV môn bắn cung.


Trong môn bắn cung các tố chất biểu hiện hết sức đa dạng, song yếu tố sức mạnh biểu hiện rõ hơn cả là các bài tập thể hiện sự nỗ lực cơ bắp để khắc phục trọng lượng và lực kéo cung hoặc đề kháng lại nó. Bài tập này được lựa chọn để có thể thúc đẩy sự hình thành kỹ xảo vận động “cốt lõi” và phát triển các tố chất thể lực thích hợp với môn bắn cung.

Hoàn thiện kỹ thuật và chiến thuật được tiếp tục huấn luyện ở giai đoạn chuyên sâu. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo nắm vững kỹ thuật môn bắn cung, có thể sử dụng được trong các điều kiện khó khăn của tập luyện và thi đấu, phát triển kỹ thuật sở trường, các tố chất thể lực chuyên môn cần thiết và ý chí có tác dụng hoàn thiện trình độ điêu luyện về kỹ thuật và chiến thuật cho VĐV.

Ở giai đoạn huấn luyện này, phương pháp thi đấu có vai trò ngày càng lớn trong việc hoàn thiện kỹ thuật. Trình độ điêu luyện về chiến thuật phần nhiều phụ thuộc vào trình độ huấn luyện thể lực, kỹ thuật và tâm lý của VĐV bắn cung.

Trong quá trình giảng dạy huấn luyện VĐV bắn cung, phải quan tâm đúng cho việc huấn luyện thể lực chuyên môn. Việc huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung phải theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc tăng lượng vận động ngày một lớn hơn cho đến tối đa.


Khi huấn luyện thể lực tác động của bài tập các cơ quan vận chuyển và tiêu thụ ôxy phải hoạt động nhiều hơn so với yêu cầu trong suốt các buổi tập hàng tuần và những hoạt động thể lực bình thường. Cơ thể dần dần thích nghi với lượng vận động ngày một tăng, sự hấp thụ ôxy được cải thiện, mặt khác, tác dụng tập luyện sẽ được giảm dần khi lượng vận động đã được tăng lên ở mức chỉ có tác dụng duy trì. Nếu muốn tăng trình độ thể lực hơn phải tăng lượng vận động lên cao hơn nữa [11], [12], [18].

Việc tập luyện có thể được tăng theo từng bước về thời gian luyện tập, cường độ hoặc tần suất các bài tập, nghĩa là có thể lập kế hoạch tập luyện theo các yếu tố thời gian, cường độ số lần thực hiện bài tập. Điều quan trọng nhất là huấn luyện phải có kế hoạch và phải phù hợp với điều kiện tập luyện, khả năng thể lực của VĐV và thời gian của mùa thi đấu. Điều này quan trọng không chỉ vì để có được hiệu quả tối ưu khi tập luyện còn tránh cho VĐV không bị tổn thương do tập luyện quá sức. Khi thực hiện nguyên tắc này việc sử dụng các bài tập đều phải đảm bảo tác động chính và phụ [21], [23], [33], [50].

Mỗi bài tập có ảnh hưởng tới cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau. Ví dụ: Bài tập chạy là bài tập sơ đẳng nhất về các cơ quan vận chuyển và hấp thụ ôxy. Khi chạy tất cả các cơ quan đều phải hoạt động tích cực hơn và chúng được rèn luyện; ngay cả các khớp, gân, dây chằng và các liên kết trong cơ cũng được rèn luyện. Tác dụng chính của việc tập chạy là luyện tập khả năng ưa khí, còn tác dụng phụ rất quan trọng là luyện tập các khớp xương và các liên kết. Trên thực tế có thể đạt được hiệu quả luyện tập 100% ở một khía cạnh nào đó. Vì vậy không thể đồng thời luyện tập cả khả năng ưa khí và sức mạnh tối đa có hiệu quả bằng một bài tập. Nhận thức được ảnh hưởng phụ là vô cùng quan trọng vì những ảnh hưởng phụ này thường tác động lên những chương trình tập luyện. Chính vì vậy khi lên chương trình và thời gian biểu luyện tập phải chú ý tới chúng [65], [66], [76].

Nguyên tắc kết hợp với chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn.


Chuẩn bị thể lực chung được sử dụng phần lớn trong giai đoạn huấn luyện cơ bản với những mục tiêu rõ ràng.

Chuẩn bị thể lực chuyên môn là phần không được thiếu và là hình thức luyện tập chủ yếu trong các thời kỳ thi đấu.

Chuẩn bị chung là cơ sở bảo đảm cho phát triển kỹ năng vận động và năng lực tâm lý, tinh thần cho VĐV chuẩn bị chuyên môn. Hai phần đó không thể tách rời nhau trong tất cả các giai đoạn, chu kỳ huấn luyện của kế hoạch huấn luyện [2], [4], [6], [35], [39].

Nguyên tắc biến đổi lượng vận động và nghỉ ngơi.


Đây là nguyên tắc phản ánh quy luật sinh lý: Hồi phục cũng quan trọng như lượng vận động trong quá trình thích nghi. Vì vậy huấn luyện viên không chỉ chú ý đến lượng vận động mà còn phải quan tâm đến thời gian và các thông số khác nhau của quá trình nghỉ ngơi hồi phục, đặc biệt trong tình hình có hạn chế về dinh dưỡng [19], [30], [31].

Việc tính toán lượng vận động và nghỉ ngơi trong từng bài tập, từng buổi tập và cả chu kỳ khác nhau phải theo đúng nguyên tắc khoa học và quy luật sinh lý nhằm đạt được hiệu quả huấn luyện tích cực nhất, hạn chế các tác động tiêu cực. Việc vận dụng nguyên tắc này khi sử dụng các bài tập phải có sự biến đổi lượng vận động, bởi mối quan hệ giữa lượng vận động và nghỉ ngơi trong tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích cho VĐV [41], [44]. Hiện nay quan niệm nghỉ ngơi nên sử dụng hình thức nghỉ ngơi tích cực không nên sử dụng hình thức nghỉ ngơi tiêu cực trong quá trình tập luyện. Sau tiếp thu lượng vận động nhất định thì quá trình hồi phục xảy ra. Trong một buổi tập hay một chu kỳ tập luyện với nhiều lượng vận động xen kẽ các quãng nghỉ thì nguồn năng lượng cơ thể luôn biến động và diễn biến dưới dạng “làn sóng”. Việc sắp xếp lượng vận động và nghỉ ngơi hợp lý nhằm tác động các lượng vận động phù hợp vào các thời điểm thích hợp để nâng cao dần đỉnh của các làn sóng, để nhằm đạt được mục đích của huấn luyện [49], [64].


Nguyên tắc huấn luyện theo chu kỳ.


Đây là nguyên tắc phản ánh hiện tượng sinh học của con người, muốn có kết quả huấn luyện tốt thì huấn luyện viên phải chú ý quán triệt nguyên tắc này, thường có các loại [27], [41], [47]:

Chu kỳ ngắn thường là chu kỳ tuần.

Chu kỳ trung bình gồm 3 - 6 chu kỳ ngắn. Chu kỳ dài (từ 6 tháng đến 1 năm).

Chu kỳ nhiều năm (nhiều chu kỳ dài).

Việc phân chia chu kỳ tập luyện trong năm thường căn cứ vào các giải thi đấu chính trong năm.

1.3. Các quan điểm và phương pháp phát triển tố chất sức bền chuyên môn trong huấn luyện VĐV bắn cung cấp cao.

1.3.1. Các quan điểm về sức bền chuyên môn trong huấn luyện thể thao.


Sức bền là một trong những tố chất thể lực quan trong trong huấn luyện thể thao, trong vận động sức bền là khái niệm rất rộng. Các quan điểm về sức bền trong nhiều tài liệu có những cách thể hiện và tiếp cận khác nhau. Qua phân tích tổng hợp có các quan điểm sau:

Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000): Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được [65].

Do thời gian hoạt động đó cuối cùng bị giới hạn bởi xuất hiện của mệt mỏi nên cũng có thể định nghĩa sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Các tác giả cho rằng, sức bền luôn luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi. Khi thực hiện một hoạt động liên tục và tương đối căng thẳng nào đó thì sau một thời gian con người sẽ thấy việc tiếp tục ngày càng khó khăn hơn. Trong một thời gian nhất định, mặc dù khó khăn tăng lên nhưng cường độ hoạt động vẫn được duy trì ở mức ban đầu nhờ sự nỗ lực của ý chí.

Theo Harre.D (1996) cho rằng: Sức bền là khả năng chống lại sự mệt mỏi của VĐV. Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dùng lực, nhịp độ chơi hoặc thi đấu, sử dụng sức lực) trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu tương ứng năng lực huấn luyện của mình. Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật tới cuối cuộc thi đấu và khi vượt qua một khối lượng vận động lớn trong tập luyện. Tác giả cũng cho rằng, sức bền là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến thành tích thi đấu và khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV. Sức bền được phát triển tốt cũng là một trong những điều kiện quan trọng để hồi phục nhanh sau vận động [27].

Theo góc độ sinh hoá Mensicop V.V và Volcop N.I (1997) cho rằng: Sức bền thể hiện dưới dạng kéo dài thời gian hoạt động ở một cường độ nhất định đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của mệt mỏi cũng như giảm khả năng hoạt động khi bắt đầu mệt mỏi và cuối cùng dẫn đến ngừng vận động. Sức bền được đo bằng thời gian thực hiện vận động đến khi phải dừng lại (thời gian ngưỡng - tng) [42]. Trên quan điểm sinh hoá, sức bền được xác định bởi tỷ số dự trữ các chất năng lượng được sử dụng với tốc độ tiêu hao năng lượng khi thực hiện bài tập đã định:

tr÷ n¨ng l­îng (J)

Søc bÒn (t, phót) =

Tèc ®é tiªu hao n¨ng l­îng (J/phót)

Như vậy sức bền được xác định bằng thời gian hoạt động ở cường độ đã định đến khi hết hoàn toàn năng lượng dự trữ có thể có. Theo góc độ sinh lý, các tác giả Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003) cho rằng: Sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó. Sức bền là một tố chất thể lực vậy tính tương đối rất cao, được thể hiện trong một loại hoạt động nhất định. Nói cách khác, sức bền là một khái niệm chuyên biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định. Sức bền thường đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài liên tục từ 1 - 3 phút trở lên, với sự tham gia của một khối lượng cơ bắp lớn (từ 1/2 toàn bộ lượng cơ bắp của cơ thể), nhờ hấp thụ ôxy để cung cấp năng lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa khí. Như vậy sức bền trong thể thao là khả năng thực hiện lâu dài hoạt động cơ bắp toàn thân hoặc chủ yếu mang tính ưa khí [30], [31].

Từ phân tích các quan điểm về sức bền của các tác giả trong nước và trên thế giới cho thấy:

Hầu hết các tác giả đều thống nhất và cho sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó với cường độ nhất định, nên sức bền là tố chất thể lực được thể hiện trong một loại hoạt động. Nói cách khác sức bền là một khái niệm chuyên biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định.

Sức bền có vai trò to lớn với thành tích thi đấu và khả năng chịu đựng LVĐ, luôn gắn liền với hiện tượng mệt mỏi và khả năng hồi phục của VĐV.

Để phát triển được sức bền trong tập luyện thì VĐV phải khắc phục mệt mỏi.

Trong tập luyện và thi đấu bắn cung hiện đại đòi hỏi rất nhiều về thể lực thể hiện qua việc VĐV phải vận động rất tích cực. Phần lớn các phối hợp kỹ - chiến thuật phải dựa trên sự duy trì hoạt động căng cơ với sự nỗ lực ý chí cao nên điều này đòi hỏi VĐV phải có trình độ phát triển cao về sức mạnh bền và sức bền chuyên môn.

Tóm lại, từ phân tích đặc điểm thi đấu của môn bắn cung và các quan điểm về sức bền của các chuyên gia, có thể đưa ra khái niệm sức bền chuyên môn trong huấn luyện VĐV bắn cung như sau: Sức bền chuyên môn trong bắn cung là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐV để đảm bảo nhịp độ và chất lượng hoạt động chuyên môn trong từng loạt bắn, đợt bắn, hay chu kỳ bắn với cường độ cao trong suốt thời gian thi đấu. Theo góc độ sinh lý sức bền chuyên môn trong bắn cung là sức bền hỗn hợp ưa khí và yếm khí, trong đó sức bền yếm khí là chính, sức bền ưa khí là cơ sở.

1.3.2. Phân loại sức bền.


Hoạt động vận động của con người rất đa dạng. Các môn thể thao khác nhau có hoạt động đặc thù riêng mang tính chất và cơ chế mệt mỏi khác nhau. Mệt mỏi phân ra: mệt mỏi về trí lực mệt mỏi về phương diện cảm giác, mệt mỏi về thể xác (thể lực) mệt mỏi về tinh thần (tình cảm). Sự mệt mỏi về thể xác được tạo ra bởi sự hoạt động của cơ bắp, nên các loại sức bền tương ứng cũng khác nhau [12], [22], [25], [34], [72]. Cách phân loại sức bền như sau:

Căn cứ vào thời gian hoạt động, các nhà khoa học như Harre.D [27], Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga [57], Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sĩ Hà [58], Nguyễn Thế Truyền [72], chia sức bền ra thành 3 loại:

Sức bền trong thời gian dài là sức bền cần thiết để vượt qua cự ly hoặc hoàn thành khối lượng vận động trong thời gian 11 phút tới nhiều giờ, thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động ưa khí. Trên cơ sở yêu cầu khác nhau về trao đổi chất nên sức bền trong thời gian dài lại chia thành 3 loại là sức bền trong thời gian dài I, II và III tương ứng với thời gian thi đấu từ 10 - 30 phút, từ 30 đến 90 phút và trên 90 phút.

Sức bền trong thời gian trung bình là sức bền cần thiết để hoàn thành khối lượng vận động trong thời gian từ 2 đến 11 phút. Thành tích sức bền này đòi hỏi sự hoạt động đầy đủ của khả năng ưa khí và khả năng yếm khí, phụ thuộc vào mức độ phát triển của sức mạnh - bền và sức nhanh bền.

Sức bền trong thời gian ngắn (45 giây đến dưới 2 phút): Thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động yếm khí và sự phát triển sức mạnh - bền và sức nhanh bền.



Căn cứ vào trạng thái năng lực làm việc của hệ thống cung cấp năng lượng, Aulic I.V [2], Nguyễn Ngọc Cừ và cộng sự [18], Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên [31], Nabatnhicova M.Ia [46] chia sức bền ra thành 2 loại.

Sức bền ưa khí (aerobic) là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện sử dụng nguồn năng lượng thông qua quá trình ôxy hoá hợp chất hữu cơ giàu năng lượng trong cơ thể.

Sức bền yếm khí (anaerobic) là khả năng hoạt động lâu dài của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (ATP, CP) phốt phorin và sức bền hệ thống cung cấp năng lượng láctat. Các nhà khoa học khẳng định: sức bền là chỉ làm việc trong một thời gian dài mới có tác dụng là sai lầm vì thực tế trong hoạt động thể thao có mệt mỏi thì có sức bền.

Dựa trên 2 quan điểm trên thì tố chất sức bền môn bắn cung thuộc loại sức bền trong thời gian trung bình sử dụng năng lượng hỗn hợp ưa khí và yếm khí, thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động của hệ cung cấp năng lượng ưa khí và yếm khí.



Căn cứ vào số lượng các nhóm cơ tham gia hoạt động và chế độ hoạt động của cơ: Daxưorơxki B.M [22] ; Novicốp A.D, Matveép L.P [49]; Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn [65] chia sức bền thành 3 loại:

Sức bền cục bộ (mệt mỏi cục bộ): Là sức bền có dưới 1/3 các nhóm cơ tham gia hoạt động. Hoạt động cục bộ không làm cho hoạt động hệ thống tim mạch và hô hấp tăng đáng kể. Nguyên nhân mệt mỏi của hoạt động nằm trong các khâu của bộ máy thần kinh cơ trực tiếp đảm bảo động tác.

Sức bền khu vực (mệt mỏi khu vực): Là loại sức bền trong các hoạt động có từ 1/3 đến 2/3 khối lượng cơ tham gia.

Sức bền chung (mệt mỏi chung): Là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp có sự tham gia của 2/3 nhóm cơ trở lên. Trong hoạt động này đòi hỏi cơ quan tuần hoàn và hô hấp hoạt động khẩn trương để đảm bảo cung cấp năng lượng cho hoạt động.

Dưới góc độ tâm lý, tác giả Phạm Ngọc Viễn cho rằng: Tri giác chuyên môn của tố chất sức bền thể hiện dưới dạng cảm giác sức bền tốc độ, sức bền mạnh và sức bền - mạnh - tốc độ. Vì cấu trúc tâm lý của tố chất sức bền không biểu hiện rõ nét nên sự phân chia sức bền chỉ mang tính chất tương đối, tuy trong mỗi môn thể thao tri giác chuyên môn tố chất sức bền lại có cấu trúc tâm lý riêng và khác nhau. Với các môn thể thao cá nhân thì cảm giác độ lớn và thời gian của sự nỗ lực trong điều kiện giới hạn thời gian để chống lại đối phương có ý nghĩa quan trọng [81], [82].

Dựa trên đặc điểm vận động riêng biệt của từng môn thể thao đa số các nhà khoa học như: Baigunop [4]; Daxưorơxki V.M [22]; Harre.D [27], Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sĩ Hà [33]; Novicốp A.D, Matveép L.P [49]; OzolinM.G [50]; Philin [53]; Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn [65], chia sức bền thành sức bền chung (sức bền cơ sở) và sức bền chuyên môn.

Tổng hợp các quan điểm về phân loại sức bền trên thấy: Dưới góc độ khác nhau có các cách phân loại khác nhau. Nhưng, dù ở góc độ nào thì sức bền đều có liên quan tới lượng vận động và cơ chế mệt mỏi, nên sự phân chia sức bền chỉ mang tính chất tương đối.

Như vậy sức bền trong môn bắn cung có một số đặc điểm sau:

Sức bền trong tập luyện và thi đấu bắn cung là sức bền trong thời gian trung bình. Thành tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tâm lý, trình độ kỹ thuật và khả năng phối hợp vận động, trong đó năng lực hoạt động ưa khí và yếm khí có vai trò quan trọng trong phát triển sức bền.

Dưới góc độ sư phạm, sức bền trong môn bắn cung được chia thành các loại sau:

Sức bền chung là năng lực vận động được tiến hành trong thời gian kéo dài với sự tham gia hầu như toàn bộ cơ bắp, là cơ sở để hình thành sức bền chuyên môn trong thi đấu. Năng lực vận động này được xác định trước hết bởi mức độ cao về hấp thụ oxy tối đa và mức độ tác dụng cao trong hoạt động cung cấp oxy. Do đó huấn luyện sức bền chung phải hướng chủ yếu vào việc nâng cao khả năng ưa khí và năng lực hoạt động ưa khí cũng hướng vào sự phát triển các phẩm chất cá nhân tương ứng.

Sức bền chuyên môn chỉ năng lực, chức năng của cơ thể được động viên tới mức tối đa của thành tích môn chuyên sâu. Tức là, năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định được gọi là sức bền chuyên môn. Sức bền chuyên môn là sức bền đặc trưng riêng cho từng môn thể thao. Trong môn bắn cung, sức bền chuyên môn là năng lực duy trì tốc độ, nhịp độ trận đấu với hiệu suất cao, đảm bảo chất lượng điều khiển động tác và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ - chiến thuật tới cuối cuộc thi đấu [8]. Đặc trưng cơ bản nhất sức bền chuyên môn của bắn cung là nhanh, vững (ổn định), chính xác và khả năng kiểm soát chặt chẽ của hệ thống thần kinh trung ương tới khả năng khống chế về tốc độ và sức mạnh trong quá trình thi đấu. Dưới góc độ sinh lý học thể thao, sức bền chuyên môn trong bắn cung là sức bền hỗn hợp ưa khí và yếm khí trong đó sức bền yếm khí có vai trò quan trọng. Sức bền chuyên môn là một trong những tố chất thể lực đặc trưng hàng đầu đối với VĐV bắn cung.




tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương