BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ VĂn hóA, thể thao và du lịch trưỜng đẠi họC thể DỤC thể thao thành phố HỒ chí minh


Lựa chọn, xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể lực của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh



tải về 1.66 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu24.02.2018
Kích1.66 Mb.
#36360
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3.1. Lựa chọn, xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể lực của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.1. Cơ sở lý luận lựa chọn hệ thống test đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.


Trong bắn cung, vấn đề huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn nói chung chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Thành tích của VĐV bắn cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Kỹ - chiến thuật, thể lực, tâm lý... trình độ của đối phương vậy, hiệu quả của việc nâng cao thể lực chuyên môn chính kết quả tổng hợp của những yếu tố trên.

Người HLV phải căn cứ vào thể lực hướng mục đích đề ra, nâng cao giới hạn của các tố chất vận động, năng lực học hỏi cũng như làm việc, điều khiển tốt các cơ quan vận động cũng như toàn bộ cơ quan nội tạng để đạt tới mục tiêu cơ bản và chịu được lượng bài tập với lượng vận động ngày càng tăng, bảo đảm cho quá trình biến đổi, thích nghi diễn ra liên tục, duy trì trạng thái ổn định cơ thể, trạng thái sung sức cũng như kéo dài tuổi thọ thể thao, không ngừng nâng cao thành tích cho người tập luyện.

Phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là thể lực chuyên môn là cơ sở để tiếp thu và nắm vững kỹ thuật bắn cung, tiếp thu và vận dụng kỹ - chiến thuật bắn cung một cách linh hoạt và sáng tạo trong thi đấu, ổn định tâm lý và thành tích trong thời gian tập luyện và thi đấu. Nói cách khác, việc tiếp thu và vận dụng có hiệu quả kỹ - chiến thuật bắn cung chỉ có thể thực hiện được trên nền tảng thể lực chuyên môn vững chắc.

Nâng cao thể lực chuyên môn còn đảm bảo phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa năng lực thể chất của cơ thể người tập với việc nâng cao tâm lý, có tác động tích cực đến việc giáo dục các phẩm chất, nhân cách, đặc biệt là giáo dục đạo đức ý chí cho VĐV. Điều này được thể hiện ở những cố gắng nỗ lực hoàn thành khối lượng tập luyện, phấn đấu vượt qua những thành tích của bản thân để vươn lên các thành tích mới, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, chủ động sáng tạo trong tập luyện cũng như thi đấu.

Hiệu quả quy trình đào tạo - huấn luyện VĐV bắn cung nói chung và huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung nói riêng luôn được kiểm tra, đánh giá nhằm giám sát chặt chẽ quá trình huấn luyện. Từ đó giúp từng bước điều chỉnh, hoàn thiện quy trình huấn luyện phù hợp với quy luật phát triển sinh học, hoàn thiện khả năng của VĐV trong môn thể thao chuyên sâu qua từng giai đoạn huấn luyện khác nhau.

Trong quá trình huấn luyện các môn thể thao nói chung và bắn cung nói riêng, các nhà chuyên môn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá sự phát triển của các VĐV về: Trình độ kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, chức năng, sự phát triển các tố chất thể lực. Ở các môn thể thao cá nhân, phương pháp đánh giá khá đơn giản, dễ định lượng thành tích thi đấu hơn so với các môn thể thao đối kháng cá nhân và các môn đối kháng tập thể. Thể lực chuyên môn của VĐV bắn cung là một năng lực mang tính tổng hợp do nhiều yếu tố cấu thành nên khi đánh giá phải sử dụng tổng hợp nhiều các chỉ tiêu khác nhau về y sinh học, tâm lý học và sư phạm, trong đó, chỉ tiêu sư phạm được sử dụng nhiều nhất vì nó mang tính đặc thù của hoạt động thể lực môn thể thao bắn cung đòi hỏi. Các chỉ tiêu y sinh học - tâm lý phản ánh khả năng chức phận của cơ thể, có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện tính định hướng cao trong huấn luyện và là những yếu tố điều kiện trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV bắn cung.



Do đó để lựa chọn các test ứng dụng trong công tác kiểm tra đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh, qua tham khảo các tài liệu có liên quan thấy, quá trình lựa chọn các chỉ tiêu, các test đánh giá phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Các bài test lựa chọn phải đánh giá được toàn diện về mặt thể lực, tâm lý, y học, hứng thú, kỹ thuật, chiến thuật.

Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các test phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết của đối tượng nghiên cứu. Nói cách khác, việc thực hiện nguyên tắc này là việc lựa chọn các test nhằm đến việc xác định các nội dung về thể lực chuyên môn...

Nguyên tắc 3: Các test lựa chọn phải có các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, có hình thức tổ chức đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn của công tác huấn luyện VĐV bắn cung tại địa phương.

Qua tổng hợp và phân tích các cơ sở lý luận về vấn đề đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV bắn cung cấp cao ở trên thấy: Để đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh một cách toàn diện cần phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu, các test sư phạm thuộc các nhóm kỹ thuật và thể lực, các chỉ tiêu sư phạm này phải được coi là phương pháp chủ đạo trong quá trình kiểm tra đánh giá. Khi đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh bằng các chỉ tiêu, các test sư phạm thì các test thể lực và kỹ thuật cần thiết phải được vận dụng.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn lựa chọn hệ thống test đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.

Qua tổng hợp và phân tích các phương pháp và phương tiện đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh ở trên cho thấy:



Để đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh một cách toàn diện phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu như tâm lý và sư phạm, trong đó phương pháp chủ đạo là sử dụng các test phạm. Khi đánh giá thể lực chuyên môn bằng các test phạm phải vận dụng các test thể lực và kỹ thuật.

Từ kết quả thu được như trình bày chương 1, qua tham khảo các tài liệu chuyên môn liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong ngoài nước như: Dương Nghiệp Chí (1987); Daxiorơxki V.M (1978); Novicop A.D, Matveep L.P (1990); Nguyễn Duy Phát (1999); Philin V.P (1996);Hồng Sơn (2006), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000); Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002) ;... Đồng thời qua tham khảo tìm hiểu thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bắn cung tại các Trung tâm huấn luyện thể thao mạnh trên phạm vi toàn quốc như: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Quân Đội, Hưng Yên, Bắc Kạn thành phố Hồ Chí Minh, các giáo viên, HLV tại các Trường Đại học TDTT… đã lựa chọn được 11 chỉ tiêu, test đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh. Các test được lựa chọn về bản đều đáp ứng được các tiêu chuẩn trên về góc độ phạm bao gồm:

  1. Lực bóp tay (kg)

  2. Thăng bằng tĩnh (s)

  3. Chống đẩy 1 phút (lần)

  4. Nằm ngữa gập bụng 1 phút (lần)

  5. Gập cơ lưng 1 phút (lần)

  6. Dẻo gập thân (cm)

  7. Chạy 12 phút (m)

  8. Giữ cung lâu trên tay (s)

  9. Giương cung liên tục tối đa (lần/phút)

  10. Kéo dây cung tối đa (lần)

  11. Kéo cung giữ lâu trên tay (s)

Với mục đích lựa chọn các test ứng dụng nhằm đánh giá thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu phù hợp điều kiện thực tiễn của các địa phương, trong quá trình nghiên cứu, tiến hành điều tra thực trạng về các hình thức, nội dung kiểm tra và các chỉ tiêu thường được áp dụng trong đánh giá thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu thông qua hình thức phỏng vấn bằng phiếu hỏi (phụ lục 1).

Đối tượng phỏng vấn của luận văn là 30 HLV, chuyên gia, chuyên viên, giáo viên, VĐV của các Trung tâm Huấn luyện thể thao mạnh thuộc các tỉnh, thành phố trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh; các giáo viên, HLV tại các trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh; các chuyên gia, HLV tại thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ - những người trực tiếp làm công tác đào tạo, huấn luyện VĐV bắn cung hiện nay.



Mục đích của các câu hỏi này là nhằm tìm hiểu và lựa chọn các test cần thiết để đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh. Những người được hỏi chọn một trong 3 phương án: Thường sử dụng, ít sử dụng và không sử dụng; được phân mức tính điểm như sau: Thường sử dụng 3 điểm, ít sử dụng 2 điểm và không sử dụng 0 điểm. Kết quả phỏng vấn, tiến hành tính tỷ lệ % và tổng điểm để lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh như sau: qua 2 lần phỏng vấn kết quả trung bình tổng điểm từ 90% trở lên thì đề tài sẽ chọn chỉ tiêu đó. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ

đội tuyển Bắn cung TP.HCM

TT

Test

Kết quả phỏng vấn lần 1

Kết quả phỏng vấn lần 2

Chi chú

Thường sử dụng

Ít sử dụng

Không sử dụng

Tổng điểm

Tỷ lệ %

Thường Sử dụng

Ít sử dụng

Không sử dụng

Tổng điểm

Tỷ lệ %

1

Lực bóp tay (kg)

27

3

0

87

96.7

28

2

0

88

97.8

X

2

Thăng bằng tĩnh (s)

24

6

0

84

93.3

25

5

0

85

94.4

X

3

Chống đẩy 1 phút (lần)

25

4

1

83

92.2

26

3

1

84

93.3

X

4

Nằm ngữa gập bụng 1 phút (lần)

27

2

1

85

94.4

28

2

0

88

97.8

X

5

Gập cơ lưng 1 phút (lần)

25

5

4

85

94.4

27

3

3

87

96.7

X

6

Dẻo gập thân (cm)

24

6

0

84

93.3

25

5

0

85

94.4

X

7

Chạy 12 phút (m)

24

6

0

84

93.3

25

5

0

85

94.4

X

8

Giữ cung lâu trên tay (s)

27

2

1

85

94.4

28

2

0

88

97.8

X

9

Giương cung liên tục tối đa (lần/p)

27

3

0

87

96.7

28

2

0

88

97.8

X

10

Kéo dây cung tối đa (lần)

24

6

0

84

93.3

25

5

0

85

94.4

X

11

Kéo cung giữ lâu trên tay (s)

25

4

1

83

92.2

26

3

1

84

93.3

X

Kết quả phỏng vấn cho thấy: Các HLV, và các chuyên gia có sự nhất trí cao về ý kiến trả lời. Theo phương pháp luận đã trình bày ở trên các chỉ tiêu trong phỏng vấn chiếm tỷ lệ 90% tổng số điểm trở lên ở 2 lần phỏng vấn được tiếp tục đưa vào nghiên cứu là 11 test.

Để kiểm định sự trùng hợp kết quả hai lần phỏng vấn, đề tài tiến hành so sánh chúng qua chỉ số  bảng 3.2



Bảng 3.2: So sánh kết quả hai lần phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung TP.HCM

TT

Bài tập

KQPV lần 1

KQPV lần 2

So sánh

bảng =(3.841)

Điểm

Điểm

 

P

1

Lực bóp tay (kg)

87

88

0.1

>0.05

2

Thăng bằng tĩnh (s)

84

85

0.1

>0.05

3

Chống đẩy 1 phút (lần)

83

84

0.1

>0.05

4

Nằm ngữa gập bụng 1 phút (lần)

85

88

0.24

>0.05

5

Gập cơ lưng 1 phút (lần)

85

87

0.16

>0.05

6

Dẻo gập thân (cm)

84

85

0.1

>0.05

7

Chạy 12 phút (m)

84

85

0.1

>0.05

8

Giữ cung lâu trên tay (s)

85

88

0.24

>0.05

9

Giương cung liên tục tối đa (lần/p)

87

88

0.1

>0.05

10

Kéo dây cung tối đa (lần)

84

85

0.1

>0.05

11

Kéo cung giữ lâu trên tay (s)

83

84

0.1

>0.05

Số liệu từ bảng 3.2 cho thấy kết quả quan sát qua hai lần phỏng vấn của 08 test được lựa chọn có  tính <  bảng ( bảng = 3.841) ở ngưỡng xác suất P>0.05 nên sự khác biệt ở hai giá trị quan sát không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P>0.05. Vậy kết quả giữa hai lần phỏng vấn các chuyên gia, HLV, có sự đồng nhất về ý kiến trả lời ở 11 test. Như vậy sau khi phỏng vấn các HLV, các chuyên gia đề tài thu được 11 test dùng để đánh giá thể lực chuyên môn cho vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung TP.HCM.

Các test lựa chọn bao gồm:


  1. Lực bóp tay (kg)

  2. Thăng bằng tĩnh (s)

  3. Chống đẩy 1 phút (lần)

  4. Nằm ngữa gập bụng 1 phút (lần)

  5. Gập cơ lưng 1 phút (lần)

  6. Dẻo gập thân (cm)

  7. Chạy 12 phút (m)

  8. Giữ cung lâu trên tay (s)

  9. Giương cung liên tục tối đa (lần/phút)

  10. Kéo dây cung tối đa (lần)

  11. Kéo cung giữ lâu trên tay (s)

3.1.3. Xác định độ tin cậy, tính thông báo của hệ thống test đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.

* Kiểm tra độ tin cậy:

Độ tin cậy của test là mức độ phù hợp giữa kết quả các lần lập test trên cùng một khách thể nghiên cứu trong cùng một điều kiện, song ngay sau khi tiêu chuẩn hóa chặt chẽ và dụng cụ đo lường rất chính xác và kết quả test vẫn có sự biến động. Các nguyên nhân chính gây ra sự biến động này là:

- Biến đổi trạng thái của khách thể thực nghiệm (Sự mệt mỏi, sự tập trung chú ý….).

- Sự thay đổi điều kiện bên ngoài và dụng cụ đo lường không được chuẩn hóa (Nhiệt độ, gió, độ ẩm, nguồn điện….) tức là những gì liên quan đến thuật ngữ “sai số tự nhiên của phép đo”.

- Sự thay đổi trạng thái của người tiến hành đo lường hoặc đánh giá.

- Sự thiếu hoàn thiện của kỹ thuật lập test.

Theo Dương Nghiệp Chí: “Dùng phương pháp test lặp lại (retest) đánh giá mức độ tương đồng hay mức độ tương quan giữa hai lần lặp lại test. Lần thứ nhất (test) lần thứ hai (retest) được tiến hành trong cùng một điều kiện; cùng một đối tượng; khoảng nghỉ giữa hai lần thực hiện đủ để nghiệm thể hồi phục hoàn toàn… Khoảng nghỉ thích hợp thường từ 1 đến 7 ngày. Phân tích tương quan bằng phương pháp Pearson.”

Để xác định độ tin cậy của các test, đề tài tiến hành kiểm tra khách thể nghiên cứu qua hai đợt, thời gian giữa hai đợt cách nhau 5 ngày. Sau đó tiến hành tính hệ số tương quan (r) theo Pearson của các chỉ tiêu giữa hai lần kiểm tra và kết quả kiểm nghiệm được trình bày ở bảng 3.3.

+ Nếu hệ số tương quan r ≥ 0.8, p ≤ 0.05 thì test có đủ độ tin cậy.

+ Nếu hệ số tương quan r < 0.8, p > 0.05 thì test không có đủ độ tin cậy.



Bảng 3.3: Hệ số tin cậy các test đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh

TT

Test

Lần 1

Lần 2

r

p



δ



δ

1

Chạy 12 phút (m)

2140.0

75.5

2186.7

32.1

0.92

> 0.05

2

Thăng bằng tĩnh (s)

49.7

5.03

48.0

2.6

0.9

> 0.05

3

Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần)

20.3

2.52

20.7

2.1

0.95

> 0.05

4

Dẻo gập thân (cm)

21.7

1.87

22.2

1.1

0.94

> 0.05

5

Gập cơ bụng 1 phút (lần)

47.7

2.52

46.7

2.9

0.93

> 0.05

6

Gâp cơ lưng 1 phút (lần)

60.7

2.08

61.0

1.7

0.98

> 0.05

7

Lực bóp tay (kg)

57.5

1.96

58.1

2.1

0.96

> 0.05

8

Giữ cung lâu trên tay (s)

93.7

9.07

95.0

7.0

0.88

> 0.05

9

Giương cung liên tục tối đa (lần/p)

30.3

2.52

31.0

1.7

0.9

> 0.05

10

Kéo dây cung tối đa (lần)

45.0

4.00

44.7

4.5

0.95

> 0.05

11

Kéo cung giữ lâu trên tay (s)

47.3

4.51

46.3

6.0

0.91

> 0.05

Qua bảng 3.3 cho thấy hệ số tin cậy giữa hai lần kiểm tra đều có (r > 0.8 và p < 0.01). Điều này cho thấy hệ thống các test trên đều có đủ độ tin cậy và có tính khả thi để đánh giá sức bền chung cho khách thể nghiên cứu.

* Kiểm tra tính thông báo:

Như mục 3.1.3 đã chứng minh, tất cả 11 test đánh giá thể lực chuyên môn qua phỏng vấn đều đạt độ tin cậy cho phép. Nên vấn đề tiếp theo là cần phải xác định tính thông báo của chúng. Theo GS.TS Dương Nghiệp Chí và GS.TS Lê Văn Lẫm giữa độ tin cậy và tính thông báo thì độ tin cậy là quan trọng hơn cả. Do đó, trong đề tài này chúng tôi không tiến hành đuổi theo đánh giá tính thông báo của các test nêu trên.

3.1.4. Đánh giá thực trạng thể lực của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.

Đề tài tiến hành ứng dụng các test đã lựa chọn để kiểm tra thực trạng thể lực của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả kiểm tra tổng hợp được trình bày ở bảng 3.4 sau:



Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh

TT

Các Test

Thực trạng



±

Cv%

1

Chạy 12 phút (m)

2140.0

75.5

3.5

2

Thăng bằng tĩnh (s)

49.7

5.03

10.1

3

Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần)

20.3

2.52

12.4

4

Dẻo gập thân (cm)

21.7

1.87

8.6

5

Gập cơ bụng 1 phút (lần)

47.7

2.52

5.3

6

Gâp cơ lưng 1 phút (lần)

60.7

2.08

3.4

7

Lực bóp tay (kg)

57.5

1.96

3.4

8

Giữ cung lâu trên tay (s)

93.7

9.07

9.7

9

Giương cung liên tục tối đa (lần/phút)

30.3

2.52

8.3

10

Kéo dây cung tối đa (lần)

45.0

4.00

8.9

11

Kéo cung giữ lâu trên tay (s)

47.3

4.51

9.5

Qua bảng 3.4 ta thấy:

- Chạy 12 phút (m): Có giá trị trung bình = 2140 ± 75.5, hệ số biến thiên Cv% = 3.5% < 10 chứng tỏ ở chỉ số đánh giá này của VĐV Bắn cung đội tuyển, TP. HCM đồng đều.

- Thăng bằng tĩnh (s): Có giá trị trung bình = 49.7 ± 5.03, hệ số biến thiên Cv% = 10.1% > 10 chứng tỏ ở chỉ số đánh giá này của VĐV Bắn cung đội tuyển, TP. HCM chưa đồng đều.

- Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần): Có giá trị trung bình = 20.3 ± 2.52, hệ số biến thiên Cv% = 12.4% > 10 chứng tỏ ở chỉ số đánh giá này của VĐV Bắn cung đội tuyển, TP. HCM chưa đồng đều.

- Dẻo gập thân (cm): Có giá trị trung bình = 21.7 ± 1.87, hệ số biến thiên Cv% = 8.6% < 10 chứng tỏ ở chỉ số đánh giá này của VĐV Bắn cung đội tuyển, TP. HCM đồng đều.

- Gập cơ bụng 1 phút (lần): Có giá trị trung bình = 47.7 ± 2.52, hệ số biến thiên Cv% = 5.3% < 10 chứng tỏ ở chỉ số đánh giá này của VĐV Bắn cung đội tuyển, TP. HCM đồng đều.

- Gập cơ lưng 1 phút (lần): Có giá trị trung bình = 57.5 ± 2.08, hệ số biến thiên Cv% = 3.4% < 10 chứng tỏ ở chỉ số đánh giá này của VĐV Bắn cung đội tuyển, TP. HCM đồng đều.

- Lực bóp tay (kg): Có giá trị trung bình = 57.5 ± 1.96, hệ số biến thiên Cv% = 3.4% < 10 chứng tỏ ở chỉ số đánh giá này của VĐV Bắn cung đội tuyển, TP. HCM đồng đều.

- Giữ cung lâu trên tay (s): Có giá trị trung bình = 93.7 ± 9.07, hệ số biến thiên Cv% = 9.7% < 10 chứng tỏ ở chỉ số đánh giá này của VĐV Bắn cung đội tuyển, TP. HCM đồng đều.

- Giương cung liên tục tối đa (lần/p): Có giá trị trung bình = 30.3 ± 2.52, hệ số biến thiên Cv% = 8.3% < 10 chứng tỏ ở chỉ số đánh giá này của VĐV Bắn cung đội tuyển, TP. HCM đồng đều.

- Kéo dây cung tối đa (lần): Có giá trị trung bình = 45.0 ± 4.0, hệ số biến thiên Cv% = 8.9% < 10 chứng tỏ ở chỉ số đánh giá này của VĐV Bắn cung đội tuyển, TP. HCM đồng đều.

- Kéo cung giữ lâu trên tay (s): Có giá trị trung bình = 4.5 ± 4.51, hệ số biến thiên Cv% = 9.5% < 10 chứng tỏ ở chỉ số đánh giá này của VĐV Bắn cung đội tuyển, TP. HCM đồng đều.

Qua bảng 3.4 ta thấy: Trong 11 chỉ tiêu được khảo sát đa số ở các chỉ tiêu số liệu được phân bố khá tập trung xung quanh giá trị trung bình. Chỉ có 2 chỉ tiêu Thăng bằng tĩnh và Nằm sấp chống đẩy 1 phút thì các số liệu tương đối phân tán (Cv% > 10%). Tuy nhiên sự phân tán cũng không quá lớn.



Tính chất phân bố các số liệu ở các chỉ tiêu thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh có thể được minh họa ở biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.1: Hệ số biến thiên của các chỉ tiêu

3.1.5. Bàn luận về lựa chọn, xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung TP.HCM

Kiểm tra thành tích là một bộ phận nội tại của quá trình huấn luyện. Kết quả kiểm tra thành tích tạo thành một cơ sở cơ bản cho việc lập kế hoạch, điều khiển và điều chỉnh quá trình huấn luyện thể thao, đánh giá được tình hình huấn luyện và sự phát triển của từng kỹ năng, kỹ xảo và các tố chất thể lực.

Như đã phân tích thể lực chuyên môn của mỗi môn thể thao đều mang đặc trưng riêng, phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của môn thể thao đó. Do đó, việc đánh giá thể lực chuyên môn của VĐV bắn cung phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động thi đấu của bắn cung hiện đại. Đây là vấn đề mang tính định hướng để xác định các chỉ tiêu đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung TP.HCM.

Khác với nhiều môn thể thao khác đòi hỏi sức khoẻ dẻo dai, hoặc đôi tay khéo léo hay khả năng sáng tạo, bắn cung chủ yếu thử thách VĐV về tinh thần vững vàng, bình ổn. Môn thể thao này không dễ chút nào khi các cung thủ phải dùng trí và tâm để xác định hướng bay và mục tiêu hướng tới. Khi so sánh với các môn thể thao đối kháng cá nhân gián tiếp như: Thể dục dụng cụ, Bơi lặn, Điền kinh…, các VĐV phải khắc phục trọng lượng bản thân, trọng lượng của dụng cụ, hoặc lực cản của môi trường… trong quá trình thi đấu thì ở các môn bắn súng, bắn cung, cờ vua… dụng cụ là khẩu súng, cây cung, tấm bia, quân cờ. Ở các môn thể thao này đòi hỏi VĐV phải có năng lực tri giác chuyên môn với dụng cụ và khả năng tổng hợp trình độ chuyên môn kỹ chiến thuật, thể lực và tâm lý của bản thân và cả đối phương thật tốt nếu không sẽ dễ bị mất khả năng kiểm soát độ chuẩn xác với dụng cụ, dễ bị căng thẳng quá mức, thiếu tự tin và không tập trung được chú ý và không phát huy được ý chí nghị lực, cũng như tiềm năng vốn có của VĐV. Ngoài ra từng môn cũng có đặc điểm riêng (ở Điền kinh có những chướng ngại tâm lý như luống cuống rơi tín gậy trong chạy tiếp sức, hay ở bắn súng, bắn cung VĐV bị hồi hộp quá mức nên bị run tay, co cứng ảnh hưởng đến thực hiện kỹ thuật…)

Trong quá trình nghiên cứu, đã xác định hướng lựa chọn test đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung TP.HCM. Kết quả định hướng là cơ sở khoa học cho đánh giá thể lực chuyên môn trong nghiên cứu và thực nghiệm, đảm bảo ứng dụng trong thực tiễn một cách thuận lợi và chính xác.

Với kết quả định hướng kiểm tra đánh giá thể lực chuyên môn dưới góc độ sư phạm là chủ đạo, đặc biệt đánh giá theo hướng sư phạm bằng các test sư phạm kết hợp với tham khảo các chỉ tiêu tâm - sinh lý sẽ đánh giá khách quan và chính xác sự phát triển thể lực chuyên môn của đối tượng nghiên cứu trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Việc sử dụng phương pháp test sư phạm vừa đảm bảo đủ độ tin cậy, vừa đơn giản về cách tiến hành, vừa phù hợp với chuyên môn của người kiểm tra, không cần các trang thiết bị phức tạp, lại có đơn vị đo lường tương đối chính xác và quan trọng là rất gần với hoạt động chuyên môn của VĐV và HLV. Việc đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung TP.HCM đáp ứng xu thế của bắn cung hiện đại hiện nay chưa có tác giả nào đề cập đến. Do đó, kết quả thu được thông qua kiểm tra là những thông tin ngược vô cùng quý giá, giúp HLV trong quá trình quản lý, huấn luyện, điều khiển và điều chỉnh một cách kịp thời, hợp lý, chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích của VĐV bắn cung thông qua các yếu tố cơ bản đã được lượng hoá trong các thử nghiệm kiểm tra.

Tóm lại, với kết quả định hướng trên hoàn toàn phù hợp với thực tiễn công tác huấn luyện của các nhà chuyên môn như: Nguyễn Đương Bắc (2007), Nguyễn Duy Phát (1968, 1999); Đỗ Hữu Trường (2006), Lê Chí Trường (2012), Nguyễn Danh Hoàng Việt (2004) …

Bằng phương pháp test lặp lại giữa các chỉ tiêu đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung TP.HCM đồng thời căn cứ với tiêu chuẩn xác định hệ số tin cậy của các chỉ tiêu, test có hệ số tương quan vừa đảm bảo đủ độ tin cậy vừa đạt từ 0,81 trở lên. Đây là các chỉ tiêu đánh giá một cách toàn diện thể lực chuyên môn là điều kiện cần và đủ để các chỉ tiêu trở thành các test chuyên môn đặc trưng nhằm đánh giá thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung TP.HCM hiện nay.

Qua kiểm tra thực trạng thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung TP.HCM bằng các test đã được đề tài nghiên cứu có thể thấy được đa số các test kiểm tra thể lực chuyên môn đều có hệ số biến thiên Cv < 10 % ở 9/11 test. Điều này cho thấy mức độ đồng đều rất tốt về thể lực chuyên môn của vận động viên nữ đội tuyển Bắn cung TP.HCM.

3.2. Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng hệ thống các bài tập phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên nữ Bắn cung thành phố Hồ Chí Minh.




tải về 1.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương